- Danh sách 101 mẫu nước mắm chứa thạch tín?

Cần quy định rõ nước mắm - nước chấm công nghiệp

TSKH Trần Duy Khanh - Viện trưởng Viên Nghiên cứu và Đào tạo doanh nhân

(Dân Việt) Nước mắm là loại thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của các gia đình Việt. Theo tiêu chuẩn nước mắm của Bộ Y tế (QCVN 8-2:2011/BYT), chỉ khi nước chấm có tối thiểu 10 độ đạm (hữu cơ) trở lên mới được gọi là nước mắm.





Nước mắm là sản phẩm được sản xuất từ quá trình ủ lên men cá (chủ yếu là cá biển) với công thức 3 cá + 1 muối, thời gian ủ tối thiểu 6 tháng trở lên, Bộ Y tế chỉ quy định tiêu chuẩn kỹ thuật đối với nước mắm, không quy định tiêu chuẩn kỹ thuật và quản lý nước chấm công nghiệp là một bất cập lớn. Nước chấm là nước được pha chế chủ yếu từ các chất hóa chất tạo màu, tạo mùi... với tỷ lệ nước mắm rất thấp, tỷ lệ hàm lượng đạm (hữu cơ) rất thấp, khoảng 3-4%. Nước chấm công nghiệp được tạo ra bởi hơn 20 loại thành hóa chất khác nhau gồm: Nước, muối, đường, một tí tinh cốt cá cơm, chất tạo ngọt, chất điều vị, chất bảo quản…Trên thị trường hiện nay, nước chấm công nghiệp cũng “đội lốt” nước mắm để đánh lừa, móc túi người tiêu dùng.

Sản xuất nước mắm truyền thống Phú Quốc. Ảnh: KG.

Đặc điểm cơ bản để phân biệt nước mắm và nước chấm công nghiệp là nguyên liệu dùng để sản xuất. Nguyên liệu sản xuất nước mắm theo quy định tiêu chuẩn là cá, muối và nước sạch còn nguyên liệu sản xuất nước chấm công nghiệp chủ yếu là hóa chất, chất bảo quản, hương liệu, chất tạo màu, tạo mùi...

Quan sát thông thường để phân biệt nước mắm và nước chấm công nghiệp là, nước mắm càng để lâu càng biến từ màu cánh gián thành màu nâu sẫm (do đạm hữu cơ biến màu), nước chấm công nghiệp thì không bao giờ biến màu (có chất bảo quản và tỷ lệ đạm hữu cơ quá thấp).

Để tránh tình trạng lộn xộn và người tiêu dùng không bị móc túi do nước chấm công nghiệp “đội lốt” nước mắm như hiện nay, nên chăng cần chuyển quản lý nhà nước đối với mặt hàng nước mắm từ Bộ Y tế sang Bộ NNPTNT do đơn vị này đang quản lý toàn bộ khâu khai thác, nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản; quản lý toàn bộ quá trình sản xuất muối... Cơ quan chức năng cũng cần phải quy định rõ tên gọi nước mắm và nước chấm. Ngoài các tiêu chuẩn khác, riêng tiêu chuẩn độ đạm hữu cơ tối thiểu phải đạt 10% trở lên mới được gọi là nước mắm. Còn tỷ lệ đạm hữu cơ dưới 10% gọi là nước chấm công nghiệp. Có như vậy người tiêu dùng mới không bị nhầm lẫn và thiệt thòi.

=> Vinastas tưởng “con voi chui lọt lỗ kim”, nhưng 2 từ trong quy định của Bộ Y tế “minh oan” cho nước mắm truyền thống!

Theo kết quả khảo sát của Vinastas, 101/150 mẫu khảo sát (tương đương 67,3%) có hàm lượng arsen (thạch tín) vượt quá ngưỡng quy định của Bộ Y tế (dao động trên 1mg/L - 5mg/L). 


Theo đó, những nhãn hiệu nước mắm có hàm lượng thạch tín cao nhất (>4mg/lít) gồm: 584 Nha Trang 60 độ, Gia Hỷ, Hạnh Phúc (50 độ đạm), Hạnh Phúc (60 độ đạm), Nam Phan 25 độ, Nhĩ Vàng; Những nhãn hiệu có hàm lượng thạch tín cao từ 3,1-4mg/lít gồm: Cholimex Thượng hạng, Nữ hoàng (tứ tuyệt), Thanh Quốc 40 độ đạm, Thanh Quốc 43 độ đạm, Trung Thành ngư nhĩ, Tứ tuyệt...

Những nhãn hiệu nước mắm an toàn gồm: Cát Hải 17 độ, Cát Hải cao đạm, Cát Hải hạng 1, Cholimex Hương Việt, Coop Mart 10 độ đạm, Hải Châu 20 độ đạm, Hải Châu 32 độ đạm, Hòa Hiệp 35 độ đạm, Hồng Hạnh, Hưng Việt, Liên Thành, Nam Ngư, Nam Ngư 15 độ, Năm Sao, Phan Thiết - Mũi Né, Thái Long, Thuận Phát 40 độ đạm, Quốc Hưng, Tân Hiệp Hương, Tân Phong....

Danh sách các mẫu nước mắm được khảo sát. Các mẫu nước mắm có hàm lượng arsen vượt quá mức cho phép nằm ở cột "Arsen tổng >1-2" trở đi. Các mẫu thuộc cột "Arsen tổng =<1" là các mẫu an toàn.

Kết quả khảo sát cho thấy, độ đạm càng cao, tỉ lệ nhiễm arsen càng lớn. Cụ thể 95,65% mẫu có độ đạm từ 40 trở lên đều có hàm lượng thạch tín vượt ngưỡng quy định. Theo QCVN 8-2:2011/BYT, hàm lượng arsen cho phép có trong sản phẩm nước chấm tối đa chỉ là 1 mg/L.

Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam kiến nghị các cơ quan quản lý sớm có quy định cụ thể về bản chất các loại nước mắm đang sản xuất và lưu thông trên thị trường trong nước. Đồng thời, cần tăng cường kiểm tra về chất lượng, quy trình sản xuất, nội dung ghi nhãn nước mắm và xử lý nghiêm cơ sở vi phạm nhằm đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng.

Ánh Nguyệt
Có gì trong chai nước mắm công nghiệp?

Bạn có biết, trong khi nước mắm truyền thống được làm từ 2 thành phần duy nhất là cá và muối, thì nước mắm công nghiệp được làm từ hơn... 20 thành phần khác nhau, trong đó có nhiều loại hóa chất như chất bảo quản, chất điều vị... 



Theo  Healthplus.vn


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét