- Cẩn thận với 15 loại thuốc cực kỳ độc hại cho thận

Thận là một cơ quan quan trọng trong hệ thống giải độc của cơ thể, bất kỳ độc tố nào xuất hiện trong máu đều sẽ được đưa đến thận, chuyển hóa và đào thải qua nước tiểu. Vì vậy bạn nên quan tâm chăm sóc cơ quan này và lưu ý 15 loại thuốc độc hại cho thận sau đây.

Nên lưu ý khi sử dụng 15 loại thuốc có hại cho thận dưới đây.

Thận nằm trong hố thận ở 2 bên cột sống vùng thắt lưng, kích thước mỗi quả tương đương với lòng bàn tay chúng ta.

Bệnh thận mãn và suy thận rất khó phát hiện, triệu chứng thường âm thầm, đến khi thận mất tới 90% chức năng thì các triệu chứng mới xuất hiện.

Ma túy là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây tổn thương thận. Các trường hợp tổn thương thận cấp tính do ma túy đang ngày càng tăng trong 30 năm qua.

Ngoài ra, ”tác dụng phụ của thuốc tây gây ra khoảng 20% các bệnh nói chung trong đó có suy thận cấp. Đối với người cao tuổi, tỷ lệ nhiễm độc thận do thuốc có thể lên đến 66%”, theo một đánh giá năm 2008 được công bố bởi hội Bác sỹ Gia đình Mỹ.

Hầu hết các thuốc đều ít nhiều gây tổn thương thận, tuy nhiên có một số thuốc đặc biệt gây tổn thương nghiêm trọng đến chức năng thận. Các tổn thương thận do thuốc tây gây ra thường là viêm thận, sẹo thận, xơ hóa thận, cuối cùng dẫn đến suy thận.

Đối với người đang có vấn đề về thận, các loại thuốc này có thể gây suy thận cấp thậm chí tử vong ngay cả khi dùng liều thấp. Vì vậy hãy đảm bảo rằng bạn đang dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sỹ.
Hầu hết các thuốc ít nhiều đều gây tổn thương thận.

Các thuốc độc hại cho thận bạn cần phải chú ý khi sử dụng gồm:

1. Thuốc kháng sinh gồm: ciprofloxacin, methicillin, vancomycin, aminoglycoside, cephalosporin, amphotericin B, bacitracin và sulfonamides.

2. Thuốc giảm đau gồm: acetaminophen và không steroid thuốc chống viêm (NSAID), aspirin, ibuprofen, naproxen.

3. Thuốc giảm đau thế hệ mới, tuy không còn tác dụng phụ trên dạ dày như thế hệ cũ nhưng vẫn có tác dụng phụ trên thận: celecoxib (Celebrex), rofecoxib (Vioxx), và valdecoxib (Bextra).

4. Thuốc chống viêm dạ dày – thực quản dòng ức chế bơm proton như: omeprazole (Prilosec), lansoprazole (Prevacid), pantoprazole (Protonix), Rabeprazole (Rabecid, Aciphex), và esomeprazole (Nexium, Esotrex).

5. Thuốc kháng virus gồm: acyclovir (Zovirax) trong điều trị thủy đậu/ herpes, indinavir, ritonavir, và tenofovir trong điều trị HIV.

6. Thuốc điều trị cao huyết áp: captopril (Capoten), lisinopril, ramipril, hay dòng chẹn thụ thể angiotensin như candesartan và valsartan.

7. Thuốc điều trị viêm khớp, sốt rét, lupus: infliximab (Remicade), chloroquine và hydroxychloroquine.

8. Thuốc chống rối loạn lưỡng cực: Lithium

9. Thuốc chống co giật: phenytoin (Dilantin) và trimethadione (Tridione).

10. Hóa chất chống ung thư: Interferon, pamidronate, cisplatin, carboplatin, cyclosporine, tacrolimus, quinine, mitomycin C, bevacizumab, cisplatin, carboplatin, và methotrexate.

11. Thuốc điều trị loãng xương, bổ sung canxi: axit zoledronic bao gồm Reclast, và Zometa.

12.Thuốc chống táo bón: sản phẩm sodium phosphate (OSP) như Visicol và OsmoPrep.

13.Thuốc cường giáp: propylthiouracil.

14.Các thuốc cản quang dùng trong chẩn đoán hình ảnh MRI, CT scan.

15.Thuốc chống loét dạ dày: cimetidine, ranitidine.

Hoàng An, theo Daily Health Post



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét