Thói quen tốt giúp bạn được mọi người yêu mến
Thói quen ấy không nhất thiết phải tạo thành từ những kết quả lớn lao nhưng chúng có thể khiến bạn nhận được sự yêu mến và nể trọng từ người khác.
Ảnh minh họa
Nó đơn giản là lối cư xử tự nhiên trong đời sống thường nhật, nhưng để hành động nhỏ gây được ấn tượng lớn là cả một sự nhận thức về quá trình rèn luyện các thói quen tốt. Những gợi ý “bỏ túi” dưới đây bạn hãy tham khảo cũng như yên tâm rằng mình hoàn toàn có thể cải thiện bản thân mà không đánh mất cá tính riêng.
1. Đúng giờ
Đây không phải là một lời khuyên mà là một nguyên tắc bất di bất dịch. Yếu tố về thói quen này luôn được đặt hàng đầu. Hãy nghĩ mọi cuộc hẹn luôn là cơ hội duy nhất bạn sẽ cảm thấy trân trọng thời gian cho nó. Tất nhiên bất kể chuyện hên xui may rủi nào cũng có thể xảy ra, hãy gọi điện và nhắn tin cho người cùng xuất hiện trong cuộc hẹn. Thể hiện sự tôn trọng thời gian không hề đơn giản, luyện tập và đừng bỏ cuộc.
2. Nói chuyện với người lạ
Nói chuyện với người lạ không hề là một hành động nguy hiểm. Thói quen này giúp bạn dạn dĩ và tự tin hơn. Bạn tự thân phải quan sát, học cách kiểm soát tình hình, học cách tiếp nhận, chọn lọc và đánh giá thông tin của đối phương, đặc biệt khả năng bộc lộ sự chân thành, thể hiện bạn là người đủ tin cậy, biết quan tâm, chủ động cởi mở tấm lòng. Tại sao những người hay đi du lịch lại trở nên đầy tự tin và có cuộc sống giàu sự phong phú? Bởi họ đã khởi sự mọi kinh nghiệm của mình bắt đầu bằng việc bắt chuyện với người lạ.
3. Hãy luôn nói: Làm ơn, cảm ơn, xin chào, xin lỗi,
tạm biệt và… một cái ôm
Trong chúng ta ít nhiều cũng từng được dạy dỗ hay học hỏi về tầm quan trọng của các từ: “làm ơn, cảm ơn, xin lỗi, tạm biệt…” nhưng không phải ai cũng sẵn sàng hành động sau một lời cảm thán chân tình đầy cảm xúc. Tất nhiên, không phải “cái ôm” nào cũng dành cho mọi trường hợp, nhưng đừng ngại ôm lấy người thân thiết ở bên cạnh, một người bạn lâu ngày không gặp lại hay người đồng nghiệp vừa cùng với bạn trải qua một thử thách lớn… bạn sẽ thấy được sự khác biệt trong cảm nhận của mình và những người đón nhận lời nói, cử chỉ đó.
4. Kể chuyện, lắng nghe và hài hước
Những câu chuyện kết nối chúng ta, đôi khi người ta sẽ không nhớ tên bạn nhưng khó mà họ quên câu chuyện đã được nghe từ bạn, cho dù đó là một câu chuyện chẳng mấy đặc sắc. Lắng nghe là phương thức giao tiếp bằng mắt đầy hiệu quả, tương tác sâu sắc với câu chuyện của đối phương. Tập trung vào người đối diện khi họ đang nói, làm tăng sự gần gũi giữa bạn và những người có thể vừa mới còn xa lạ nhau trước đó. Bạn đã biết kể chuyện, lắng nghe mà còn hài hước thì chẳng có lí do gì lại không được yêu mến. Một câu chuyện vui sẽ giúp tinh thần người bên cạnh bạn cảm giác được giải tỏa nếu họ đang trong tình trạng căng thẳng.
5. Không sử dụng điện thoại liên tục
Thiết bị di động thông minh thực chất đang chia cắt bạn với thế giới. Không ai thích làm việc hoặc gặp lại một người mà chỉ chăm chăm quan sát cả thế giới bằng thiết bị di động. Đừng sống vô hình và ít thông minh hơn thiết bị di động thông minh bạn đang sở hữu.
6. Mỉm cười và chủ động
Mỉm cười và chủ động giúp đỡ, trong giao tiếp hoặc mọi hoạt động đời sống sẽ tạo cho mọi người cảm giác thoải mái khi ở bên cạnh bạn và có ấn tượng tích cực về bạn lâu dài.
7. Chia sẻ thông tin và kiến thức
Chia sẻ thông tin và kiến thức giúp bạn biết được chuyện gì đang diễn ra trên thế giới. Đừng nghĩ chuyện thế giới không phải là chuyện của mình. Bạn luôn có cơ hội được mở rộng mối quan hệ và thể hiện bản thân từ chính việc nói lên suy nghĩ và bày tỏ sự quan tâm đến mọi thứ xung quanh mình ra sao. Có kiến thức rộng, bạn dễ hòa nhập với các câu chuyện hơn, mặc khác học hỏi lại từ mọi người nhiều góc nhìn lý thú.
8. Ủng hộ quan điểm khác biệt
Không dễ để có thói quen gọi là “ủng hộ quan điểm khác biệt”, nhưng một người có khả năng ủng hộ sự khác biệt, ngoài việc là người nhận được sự yêu mến còn nắm giữ quyền năng đặc biệt. “Quyền năng” của một người có cách nhìn đa chiều, được tin cẩn, có khả khuyến khích và làm chỗ dựa cho những người chung quanh. Nhưng cần nhớ rằng ủng hộ quan điểm của người khác không có nghĩa là từ bỏ lập trường riêng của mình.
TÂM LÝ ĐỜI THƯỜNG
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét