Người lãng phí thì đức sẽ tiêu biến rất nhanh.
Có người vì muốn thể hiện ta đây giàu có, mà tuỳ tiện tiêu pha, kiếp sau chắc chắn họ sẽ là một người nghèo khó. Nhìn thấy cảnh mọi người lãng phí, tôi quả thực sốt ruột lo lắng thay cho những người không hiểu luật nhân quả này.
Trong cuộc sống hiện thực có rất nhiều người không hề biết trân quý một cái bánh bao, một bát cơm, một tờ giấy hay một ly nước. Họ cho rằng bỏ đi một chút thức ăn, nước uống cũng chỉ là chuyện nhỏ mà thôi. Nhưng, hôm nay chúng ta lãng phí một chút, ngày mai lại lãng phí một chút, cả một đời tích cóp lại sẽ là một con số không nhỏ.
Con người sống trên đời, nếu hàng ngày đều lãng phí những thứ mình có, thì dẫu chỉ là một hạt gạo cũng đã bị cắt giảm một chút phúc thọ của bản thân. Cả đời một con người có thể “ăn” bao nhiêu, có thể “dùng” bao nhiêu cũng đều có định số, không phải là chúng ta có tiền thì có thể chi tiêu tuỳ tiện, hoang phí. Con người hễ khởi tâm động niệm đều sẽ có nhân quả, huống hồ là việc lãng phí?
Mọi người thường nói “Trên đầu ba tấc có Thần linh”. Hành vi và suy nghĩ hàng ngày của chúng ta đều được Thần linh ghi chép lại. Chúng ta nhất thiết không được tự cho mình thông minh mà không tin nhân quả. Những lời các vị đại đức thời xưa và Phật, Bồ Tát nói hết thảy đều là chân thực. Chúng ta cần cẩn thận lắng nghe và làm theo, không nên ngốc nghếch làm những chuyện như “kẻ điếc trộm chuông”.
Mọi người thường nói “Trên đầu ba tấc có Thần linh”. Hành vi và suy nghĩ hàng ngày của chúng ta đều được Thần linh ghi chép lại. Chúng ta nhất thiết không được tự cho mình thông minh mà không tin nhân quả. Những lời các vị đại đức thời xưa và Phật, Bồ Tát nói hết thảy đều là chân thực. Chúng ta cần cẩn thận lắng nghe và làm theo, không nên ngốc nghếch làm những chuyện như “kẻ điếc trộm chuông”.
...
Như đã nói ở trên, một đời người ăn được bao nhiêu hạt cơm cũng đều có định số cả rồi. Khi con người dần dần lãng phí số cơm mình được ăn trong một đời thì cũng sẽ có ngày họ ốm đau, bệnh tật chẳng thể nuốt trôi miếng cơm, thậm chí còn phải kết thúc sinh mệnh. Đây chính là sự trừng phạt do việc lãng phí đồ ăn gây nên. Dẫu là một giọt nước, dẫu là một hạt gạo, thì những thứ lãng phí tích tụ lâu ngày sẽ nhiều dần lên, sẽ tiêu giảm một phần phúc báo của bạn và con cái mình. Thứ mất đi sẽ phải hoàn trả, khi con người đến tuổi xế chiều không bệnh nọ tật kia thì cũng nghèo túng. Đây gọi là tiêu giảm phúc báo. Nếu lãng phí một cách nghiêm trọng, họ thậm chí còn bị tiêu giảm cả thọ mệnh.Trong cuộc sống của chúng ta vẫn luôn có một hiện tượng rất đáng sợ, chính là ăn uống bằng tiền chùa. Kiểu ăn uống này thông thường sẽ khiến thức ăn thừa trên cả một bàn tiệc thịnh soạn bị đổ bỏ toàn bộ, vô cùng lãng phí. Như vậy, mỗi người tham gia ăn uống đều phải gánh chịu nghiệp quả lãng phí đồ ăn này. Thử nghĩ mà xem, sự lãng phí mà những người thường xuyên tham gia những bữa tiệc như vậy tích cóp lại chẳng đáng sợ lắm sao. Như vậy kiếp sau, số phận của họ sẽ thế nào, chúng ta có thể ngẫm mà thấy được.
Cổ nhân có câu: “Tĩnh để tu thân, kiệm để tu đức”. Tiết kiệm cũng là một kiểu phúc phận, không lãng phí cũng chính là đang tích đức cho bản thân.
Người thường lãng phí thì đức sẽ tiêu biến rất nhanh.
Một người bạn của tôi lên thành phố lớn làm ăn, phát triển sự nghiệp. Chỉ trong năm năm, anh ấy đã làm ăn rất khấm khá. Ngay khi công ty đang lên như diều gặp gió thì đột nhiên anh lại bị phá sản. Nhìn vào thói quen sinh hoạt hàng ngày của người bạn này là có thể đoán được rằng anh ấy là người không có phúc.
Anh ấy không hiểu nhân quả báo ứng do lãng phí đồ ăn gây nên, và cũng không hiểu trân quý phúc báo là thứ gì. Cả nửa bát cơm ăn dở dẫu chưa ôi thiu anh cũng đổ hết đi mà không chút xót xa. Quần áo lót anh ấy giặt đi giặt lại bằng nước sạch tới cả chục lần. Tôi biết rằng thói quen này của anh thật không tốt chút nào, và cũng nhiều lần khuyên nhủ anh đừng nên lãng phí, nếu không sau này sẽ không kiếm được tiền nữa đâu. Phúc một người mà mỏng thì rất khó kiếm được tiền. Anh ấy không hiểu những gì tôi nói nên đáp lại rằng: “Không có tiền thì làm sao anh có thể lãng phí được!”. Anh ấy có lý lẽ riêng của mình.
Anh ấy mua một bộ vest đắt đỏ, mặc được một năm anh ấy không thích nữa bèn vứt vào thùng rác. Tôi hỏi: “Bộ vest đẹp thế này anh không mặc nữa, sao không cho người khác?”. Anh ấy nói rằng vứt đi thì tốt hơn, vứt bỏ đồ cũ tức là phủi đi vận rủi. Tôi không thể nào hiểu được cách sống của anh ấy. Hai năm nay sự nghiệp của anh ấy xuống dốc không phanh, theo tôi thấy anh ấy đang không ngừng làm tiêu giảm phúc báo của mình. Anh ấy thường tới tắm gội ở những trung tâm cao cấp, còn có cả các em út kề bên. Anh ấy cho rằng làm vậy là đang hưởng thụ cuộc sống. Tôi thấy anh ấy thật đáng thương, đã tiêu tán âm đức của mình mà còn tưởng mình rất giàu có. Quả là mê muội! Con người sống đến tuổi trung niên mà vẫn không biết tích phúc cho bản thân.
Vì sao trong chùa có những người tu hành chân chính khi ăn cơm không dám lãng phí dẫu chỉ là một hạt gạo. Sau khi ăn cơm xong, họ đều dùng giẻ lau sạch chiếc bát hoá duyên? Bởi vì họ nhận cúng dường của tín chủ mười phương, nên lãng phí một hạt gạo thì tội nghiệp chồng chất như núi. Hậu quả thật đáng sợ biết bao! Lẽ nào con người lãng phí ở nhà mình lại không phạm phải nhân quả hay sao? Kỳ thực họ cũng đều bị tiêu giảm phúc báo như nhau.
Lượng nước con người được sử dụng cả đời cũng đều có hạn mức. Tôi thường bắt gặp rất nhiều người mở vòi nước rất to, họ xối nước không ngừng. Quả thực tôi rất lo lắng cho họ. Dẫu không phải là nước của nhà mình tôi cũng thấy vô cùng trân quý. Họ không biết được rằng lượng nước con người được sử dụng trong một đời cũng có hạn mức. Mọi người thường không hiểu những đạo lý thâm sâu này, vì vô tri nên không biết sợ. Con người hễ về già không còn phúc báo thì bệnh tật, hoạn nạn sẽ nhiều. Hơn nữa quan nạn bệnh tật này còn không dễ vượt qua. Đây chính là sự trừng phạt theo luật nhân quả.
Chúng ta không nên tuỳ tiện lãng phí bất kỳ thứ gì trong cuộc sống. Chúng ta phải lấy mình làm gương mà giáo dục thế hệ trẻ biết cách trân quý từng giọt nước, từng hạt gạo. Đây chính là đạo lý tích đức cho bản thân và những người thân yêu của chúng ta
Sen Trắng-Namo Buddhaya (FB Thich Tanh Tue)
=> https://blogdacthoi.blogspot.com/2018/07/tiet-kiem-mot-pham-hanh-can-gin-giu.html
Giờ sinh và tuổi thọ
Giờ sinh và tuổi thọ
Mọi người thường nói: "Tích thiện tăng thọ, tổn đức giảm thọ". Người xưa còn nói "Ăn hết lộc thì hết mệnh". Vì vậy xưa người già thường khuyên mọi người cần phải tiết kiệm, không được tàn hại của Trời, nếu không sẽ bị giảm thọ.
Thời Nam Tống ở Phượng Châu, Thiểm Tây có 3 người làng sống gần nhau. Khi họ trưởng thành thì cả 3 kết bái huynh đệ. Ngày mồng 8 tháng 9 năm Khánh Nguyên - Bính Thìn, Chu Tam và Lý Chấp Nhất đều cùng đột tử vào một buổi trưa, người còn lại là Bành Lục khi đó chưa biết tin này...
Toán mệnh có thể dự đoán phú quý nghèo hèn, hung cát, thọ mệnh... của một con người, trong đó tuổi thọ là khó đoán chính xác nhất, bởi vì ngoài giờ sinh bát tự ra nó còn liên quan đến những nhân tố thuộc nhiều phương diện. Ví dụ mọi người thường nói: "Tích thiện tăng thọ, tổn đức giảm thọ". Người xưa còn nói "Ăn hết lộc thì hết mệnh". Vì vậy xưa người già thường khuyên mọi người cần phải tiết kiệm, không được tàn hại của Trời, nếu không sẽ bị giảm thọ.
Tích đức tăng thọ
Trước tiên xin kể về một chuyện tích đức tăng thọ. Vào giữa thời nhà Nguyên có một người vốn sinh ra trong một gia đình giàu có, tuy nhiên người này đã được thầy toán mệnh tính toán ra rằng: "E rằng sống không quá 30 tuổi". Sau đó các thầy toán mệnh khác xem mệnh cho anh cũng đều nói giống nhau rằng mệnh anh ta chỉ thọ đến 30 tuổi. Không biết làm thế nào, anh khảng khái đem gia tài để thí xả cho người nghèo, cũng không lấy vợ.
Một năm anh đi qua một bến đò gần nhà, bến đò này nước chảy xiết, thường xảy ra sự cố lật thuyền đuối nước. Trong lúc anh đang ở bến đò đợi thuyền thì bỗng thấy một cô gái nước mắt giàn giụa đứng bên sông. Bỗng nhiên cô gái lao mình về phía dòng sông. May mà anh đã sớm để mắt đến nên vội vàng lao ra ôm chặt lấy cô gái. Sau đó hỏi cô tại sao lại muốn lao xuống sông tự tử.
Cô gái khóc lóc đáp: "Tiểu nữ bán thân làm nô tỳ đã nhiều năm, bởi vì mấy hôm trước nhà chủ nhân có việc hỷ nên đã mượn từ nhà người thân một đôi vòng tai trị giá nghìn đồng để đeo. Hôm nay lệnh cho tiểu nữ đem vòng tai hoàn trả. Nào ngờ đi đến đây tiểu nữ mới phát hiện ra đã đánh mất đôi vòng tai đó, khó mà trở về ăn nói với chủ nhân, chi bằng nhảy xuống sông này chết đi cho xong".
Anh con nhà giàu kia nghe xong bất giác nói thất thanh: "Thật là trùng hợp, vừa rồi ở bến này đợi thuyền tôi nhặt được đôi vòng tai, không biết có phải vật cô đánh mất không?"
Cô gái nghe vậy vội vàng tả lại hình dáng đôi vòng tai, quả nhiên đúng là vòng tai cô đánh mất. Thế là anh trả lại nguyên vẹn, lúc đó cô gái đổi khóc thành cười, vội vàng quỳ xuống bên đường khấu đầu tạ ân cứu mạng.
"Nào ngờ đi đến đây tiểu nữ mới phát hiện ra đã đánh mất đôi vòng tai đó, khó mà trở về ăn nói với chủ nhân, chi bằng nhảy xuống sông này chết đi cho xong." (Ảnh: Shutterstock)
Hơn năm sau, anh con nhà giàu này cũng đứng ở bến đò này đợi thuyền. Đang lúc chờ lên thuyền thì bỗng nhiên có một phụ nữ đi đến, quỳ trước mặt anh khấu đầu lạy tạ. Nhìn kỹ thì ra là cô gái mất vòng tay năm xưa muốn nhảy xuống sông tự tử. Thì ra cô gái đó sau khi trở về đem chuyện mất vòng tai rồi lại nhận lại được kể với chủ nhân, chủ nhân chê cô làm việc không thỏa đáng, do đó đã đem cô gả cho một người thợ cắt tóc ở bên sông. Hôm nay người phụ nữ và ân nhân cứu mạng trùng phùng, nên cô ra sức mời anh đến gặp chồng để hai vợ chồng cùng khấu đầu bái tạ ân tái sinh của anh. Anh từ chối không được, đành đi cùng cô về nhà. Những người còn lại đều lên thuyền qua sông.
Khi anh ở nhà người phụ nữ uống trà xong, nói cảm ơn rồi bước ra phố, liền kinh hoàng nghe tin chiếc thuyền vừa rồi đã bị chìm, hơn 20 người cùng đi đều gặp nạn. Nếu anh không theo người phụ nữ về nhà hàn huyên thì lúc này anh cũng đã chôn thân dưới sông rồi.
Có thể thấy năm xưa anh cứu mạng cô gái đã tích được âm đức, và Thượng Thiên cũng mượn tay cô gái cứu mạng anh để hồi báo, khiến anh đã thoát khỏi kiếp nạn, được hưởng tuổi Trời ban, và cũng khiến những thầy toán mệnh cho anh đoán không chính xác.
Do đó người xưa rất chú trọng âm đức, thường xuyên khuyên người lập thân xử thế cần hành thiện tích đức, thiện có thiện báo, phúc có phúc báo. Nhưng tiêu chuẩn đạo đức con người ngày nay đã bại hoại, rất nhiều người đã không còn tin vào đạo đức, càng không tin vào lẽ Trời thiện ác hữu báo, chẳng phải đáng buồn lắm sao.
Lại nói, nhân thế ngày nay có thái độ đối với việc hành thiện tích đức như thế nào đây? Theo tờ báo Vision Times ra ngày 4-4-2003 đưa tin, khoảng 8 giờ 40 phút sáng ngày mùng 3 tháng 4, tại vị trí đỗ xe số 8 bến cảng mới cảng Hải Khẩu, một chiếc xe chở 5 người rơi xuống biển khiến 4 em nhỏ chết thảm. Sau khi tai nạn xảy ra, trừ cha mẹ các em và một người nhà quê ra, gần 30 phút không có ai giúp đỡ. Cô Lý Tiểu Anh bị mất con đã nói rằng, khi đó trên thuyền và trên bờ người vây quanh xem chật cứng, cô lớn tiếng van nài những người trên bờ cứu giúp. Khi cô trông thấy một người mặc bộ đồ cảnh sát lưng đeo súng, cô đã lao đến quỳ xuống van nài: "Tôi quỳ xuống ôm chân anh ta, kéo tay anh ta, cầu xin anh ta cứu con tôi. Nhưng họ đều không muốn xuống nước cứu con tôi".
Hãy thử nghĩ xem đây là đạo lý gì? Người nay và người xưa khác nhau thế nào, những người còn được gọi là con người có lẽ đều không khỏi suy nghĩ tại sao như vậy?
Tổn đức giảm thọ
Thời Nam Tống ở Phượng Châu, Thiểm Tây có 3 người làng sống gần nhau. Khi họ trưởng thành thì cả 3 kết bái huynh đệ. Ngày mồng 8 tháng 9 năm Khánh Nguyên - Bính Thìn, Chu Tam và Lý Chấp Nhất đều cùng đột tử vào một buổi trưa, người còn lại là Bành Lục khi đó chưa biết tin này.
Hoàng hôn ngày hôm đó, Bành Lục nằm trên giường nghỉ, trong lúc mơ màng thấy dường như bị 2 quan sai dẫn đi, đến một tòa điện trang nghiêm, trông thấy có rất nhiều người đeo gông cùm tập trung ở trong đó, dường như đang chờ xét xử. Bành Lục tò mò ngẩng đầu nhìn vào trong điện, thấy một người dáng vẻ như hoàng đế đang chủ trì xét xử. Một lát sau Bành Lục thấy huynh đệ kết bái là Chu Tam bị truyền đưa lên điện. Người có dáng vẻ hoàng đế đó sau khi xem xét sổ sách trên bàn bèn hỏi tả hữu rằng: "Người này đáng lẽ thọ 87 tuổi, tại sao lại sớm bắt hồn của anh ta đến đây thế này?"
Trong lúc mơ màng thấy dường như bị 2 quan sai dẫn đi, đến một tòa điện trang nghiêm, trông thấy có rất nhiều người đeo gông cùm tập trung ở trong đó, dường như đang chờ xét xử. (Ảnh: pda.vietbao.vn)
Một viên quan lại mặc áo bào xanh lục trả lời rằng: "Thưa đại vương, ngài không biết đó thôi, người này khi sống nóng tính, tùy tiện làm tổn hại đến người và vật, theo lệ thì phải giảm một nửa tuổi thọ, do đó chỉ được hưởng dương 43 tuổi thôi".
Đại vương nghe xong gật đầu nói: "Lý là như thế".
Chu Tam bị áp giải đưa đi, sau đó người kế tiếp bị áp giải đến để xét xử là Lý Chấp Nhất. Đại vương xem sổ sách, sau đó hỏi: "Người này lẽ ra sống 71 tuổi, hiện nay sao lại bị câu hồn đến sớm như thế này, có phải cũng có những lỗi lầm gì chăng?"
Viên quan mặc áo bào xanh lục nói: "Người này khi sống đố kỵ người hiền năng, ức hiếp người cô quả, làm nhiều tội lỗi, do đó cũng theo lệ giảm thọ mệnh".
Đại vương nói: "Người này khi sống lòng dạ ác độc, tuyệt đối không thể tha thứ".
Bành Lục tận mắt thấy quá trình hai huynh đệ kết bái của mình là Chu Tam và Lý Chấp Nhất bị xét xử mới tỉnh ngộ mà hiểu ra rằng mình không biết vì cớ gì đã bị đưa xuống Âm Tào Địa Phủ rồi, đang kinh sợ nghi hoặc thì bỗng nghe tuyên đưa anh ta lên điện để xét xử. Thế là anh ta đi qua đám đông vào điện quỳ xuống. Đại vương xem sổ sách nói: "Người này chú định sống đến đây thì hết mệnh, không cần phải xét xử nữa".
Nhưng viên quan lại mặc áo bào xanh lục lại bẩm rằng: "Người này tuy chú định tuổi thọ chỉ 43 thôi, nhưng anh ta khi sống quen hành thiện thích thí xả, đã tích được nhiều âm đức, chiểu theo lý thì nên được kéo dài thọ mệnh".
"Người này tuy chú định tuổi thọ chỉ 43 thôi, nhưng anh ta khi sống quen hành thiện thích thí xả, đã tích được nhiều âm đức, chiểu theo lý thì nên được kéo dài thọ mệnh". (Ảnh: Shutterstock)
Bành Lục nghe thế thì vui mừng quá đỗi, liên tiếp khấu đầu lạy tạ, sau đó quay người theo quỷ tốt trở về Dương gian.
Sau khi Bành Lục tỉnh lại mới phát hiện ra người nhà đang đau buồn bận rộn lo chuyện hậu sự cho ông. Thì ra ông đã chết một ngày đêm, bây giờ mới sống lại, cả nhà vui mừng khôn thấu. Bành Lục lại nhớ tới hai người bạn, vội vàng đi thăm mới phát hiện ra 2 người quả nhiên đã chết. Nhớ lại cảnh tượng xét xử dưới Địa Phủ, ông cảm khái vô cùng.
Xem câu chuyện trên, có lẽ có người cho rằng đây là câu chuyện giáo dục đạo đức do người xưa sáng tác ra để ngăn chặn cái ác, biểu dương cái thiện, khuyên con người tuân theo lẽ phải, lễ nghĩa đạo đức, từ đó đạt được duy trì lòng người trong xã hội; chuyện nhân quả báo ứng, quỷ Thần chỉ là mê tín, người có thể đến Âm gian rồi trở về quả thực quá ít. Nhưng hãy xem những người bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc thì biết, từng loạt từng loạt người tuổi tráng niên chết bất đắc kỳ tử, không phải tai nạn giao thông thì ung thư, tắc mạch máu não, bại liệt, thậm chí đột tử không rõ nguyên nhân. Trên trang Minh Huệ dường như ngày nào cũng thấy đăng những trường hợp cụ thể bị báo ứng vì bức hại học viên Pháp Luân Công, đều là những người có họ tên, tuổi, địa chỉ, đơn vị công tác và số điện thoại rõ ràng, không phải là hư cấu.
Hãy xem những cảnh sát Trung Quốc vào những thập niên 50, 60 có bao nhiêu người đột tử ở tuổi tráng niên? Đó chẳng phải là những trường hợp minh chứng sống động về lẽ Trời nhân quả báo ứng công bằng, xưa nay thiện ác đều hữu báo, những người gây chuyện thương thiên hại lý chẳng phải đều chịu quả báo tổn đức giảm thọ đó sao?
Người thường xuyên làm chuyện thất đức, tổn đức, đến khi đức không còn thì phúc, lộc hay thọ đều theo đó mà diệt vong, dù có biết trước vận hạn cũng không tránh được. (Ảnh: Pxhere)
Bài viết trước nói về con người có tích đức hoặc tổn đức đều có thể ảnh hưởng đến tuổi thọ đã định trong mệnh của họ. Còn về thuyết "ăn hết lộc thì hết mệnh" là như thế nào?...
Ăn hết lộc thì hết mệnh
Sách Lãng Tích Tục Đàm của Lương Cự Chương đời Thanh có kể về một trường hợp rằng, danh tướng Lý Đức Dụ đời Đường một lần mời một tăng nhân đến xem bói hung cát cho ông. Sau khi tính toán, tăng nhân nói: "Cuộc đời tướng công được ăn 1 vạn con dê, hiện nay đã ăn 9500 con rồi".
Lý Đức Dụ nghe vậy nói ảm đạm:
"Lão phu thuở trẻ có giấc mộng, đến núi Tấn Sơn du ngoạn trông thấy bầy dê đầy núi. Khi đó có mấy chục người chăn dê đến nghênh đón và nói những con dê này đều là số dê mà cả đời tôi ăn.
Tỉnh dậy, tôi trước nay vẫn không tiết lộ việc này cho ai biết, không ngờ hôm nay đại sư lại tính ra rồi".
Hơn chục hôm sau tướng soái trấn thủ Linh Vũ sai người đem 500 con dê tặng cho Lý Đức Dụ. Lý Đức Dụ sau khi biết chuyện thì kinh sợ bởi vì 500 con dê này nếu ông cho dùng đến là vừa vặn đủ 1 vạn con. Thế là ông lập tức cho mời tăng nhân tới để bàn bạc. Ông nói: "Tôi không ăn 500 con dê này thì có được cứu không?"
Tăng nhân lắc đầu nói: "Việc đã đến nước này, 500 con dê đó đã quy về sở hữu của tướng công, ăn hay không ăn đều được tính là tướng công ăn lộc rồi".
"Việc đã đến nước này, 500 con dê đó đã quy về sở hữu của tướng công, ăn hay không ăn đều được tính là tướng công ăn lộc rồi". (Ảnh: Shutterstock)
Lý Đức Dụ nghe vậy thì rất buồn chán. Quả nhiên không lâu sau, ông bị giáng chức, lưu đày đến vùng hoang dã, sau đó chết nơi đất khách quê người.
Có thể thấy một người một đời ăn lộc bao nhiêu thì đã có an bài, ăn bao nhiêu đều do mệnh chú định, khi ăn hết lộc rồi thì mệnh của họ cũng hết. Xưa nay những người thọ trên trăm tuổi, đại đa số là những người ở các gia đình phổ thông bình thường, rất hiếm thấy người đại phú đại quý lại trường thọ, có thể thấy việc này có liên quan đến cuộc đời họ ăn lộc bao nhiêu.
Lộc ăn chưa hết thì thọ mệnh được kéo dài
Tôi có một người bạn, người cha bạn thuở trẻ đã từng theo Tôn Trung Sơn tham gia cách mạng, sau này do bất hòa với Tưởng Giới Thạch nên đến tuổi trung niên đã rút hoàn toàn ra khỏi vũ đài chính trị. Đến khi Đại Lục thay đổi chính quyền thì ông chìm nổi như dân thường, rất ít người biết được những thành tích năm xưa khi ông tham gia trường quân sự Hoàng Phố. Người bạn lấy ngày giờ sinh của cha đem đến nhờ tôi xem. Khi tính ra đến 60 tuổi vận xung đề cương, vận nhất ngọ hỏa xung nhị tý thủy trong mệnh, phạm vượng mệnh nguy, quan này thực sự khó vượt qua. Nhưng cha người bạn lúc này đã 90 tuổi rồi, sau này lại được khôi phục danh dự và chế độ đãi ngộ, đi tham gia hội đồng học trường quân sự Hoàng Phố năm xưa.
Sở dĩ ông có thể qua được đại quan 60 tuổi là do tuổi trung niên ông đã hoàn toàn rời xa khỏi quan trường danh lợi, ăn lộc chưa hết, do đó đã kéo dài tuổi thọ đến ngoài 90. Tuổi thọ tuy khó tính toán nhưng có một loại coi giờ sinh bát tự như trong sách mệnh có viết rằng: "Người nào chết yểu thì khí tán thần khô". Đây là chỉ trong giờ sinh bát tự, nhật chủ quá vượng mà không có chỗ xả, hoặc nhật chủ quá nhược lại gặp khắc chế, phối hợp vô tình, hỷ dụng thọ thương, không có trợ giúp của sinh khắc chế hóa, thế là sinh cơ hết, là tượng khí tán thần khô. Cộng thêm kỵ Thần tấn công, nhất định không thể là người trường thọ. Giờ sinh bát tự như thế này thì người viết cũng đã toán mệnh khá nhiều rồi.
Biết trước nạn mà không thể tránh được
Em gái một người bạn của tôi kết hôn với một người Hồng Kông, hai người được người quen giới thiệu với nhau. Sau khi kết hôn, lấy ngày giờ sinh của chú rể ra xem, thuộc quý thủy nhật chủ (tức mệnh quý thủy), sinh vào tháng 5 (ngọ), là lúc hỏa chính vượng. Trong bát tự thì trừ ngày sinh quý hợi là quý thủy hợi thủy ra thì 6 chữ còn lại đều là mộc, hỏa và táo thổ. Theo lý Ngũ hành sinh khắc thì mộc, hỏa, táo thổ đều đối ngược với nhật chủ quý thủy, có thể biết quý thủy nhật chủ thân thể yếu nhược, hoàn toàn dựa vào gốc rễ một chút hợi thủy. Gốc rễ này nhất thiết không để tổn thương, tổn thương thì mệnh nguy.
Mệnh này sinh giờ dần, dần thuộc mộc, trong mệnh học lại có phép tắc dần hợi hợp mộc, do đó hỷ dụng được dần mộc hợp. Cái gọi là hỷ dụng thọ thương là trong mệnh thiếu sự trợ giúp của kim để sinh thủy, không có công sinh khắc chế hóa, xem liền biết ngay là mệnh nguy hiểm.
Lại kiểm tra đại vận, sau năm 1987 là chi tuất thổ vận. Tuất là táo thổ, khắc với thủy nhất, và cùng với giờ dần và thánh ngọ trong mệnh, tam hợp thành hỏa cục (phép tắc dần ngọ tuất tam hợp hỏa). Lúc này trong mệnh là hỏa thổ, là bị kỵ Thần quanh quẩn tấn công.
Lại kiểm tra năm, năm 1987 thuộc đinh hỏa mão mộc, lại là đối ngược với quý thủy nhật chủ. Đại vận, năm này đều bất lợi đối với quý thủy nhật chủ, lúc này có thể thấy quý thủy nhật chủ can khô, đứt nguồn.
Năm xem là 1984, thế nên đành viết ám thị cho bạn rằng: "Năm 1987 ngã, đại vận, năm đều bất lợi, e sẽ bất lợi, khó tránh những việc như phiền, trì, bệnh, hao. Việc gì cũng nên cẩn thận, phải qua được quan này thì sau mới có chuyển biến tốt".
"Năm 1987 ngã, đại vận, năm đều bất lợi, e sẽ bất lợi, khó tránh những việc như phiền, trì, bệnh, hao. Việc gì cũng nên cẩn thận, phải qua được quan này thì sau mới có chuyển biến tốt". (Ảnh: Shutterstock)
Sau khi xem cho bạn việc này hơn 2 năm, tôi cũng đã quên rồi. Đến cuối năm 1986, người bạn lại lấy tờ giấy toán mệnh đó đến tìm tôi, nói rằng chồng em gái anh bị ung thư, đang nằm viện, hỏi có cách nào giải cứu không. Tôi xem lại tờ giấy toán mệnh, trong lòng biết là không ổn, nhưng nể bạn đành nhận lời cố gắng.
Khi đó có một khí công sư đến vùng này mở lớp Kinh Dịch. Tôi cũng giao lưu với ông vài lần, biết ông học được nghề Đông y từ ông nội. Tôi cũng đã từng đưa một người bạn đến tìm ông, uống 3 liều thuốc Bắc ông tặng, cái u trên cổ bạn đã hết. Thế là tôi lại tìm đến ông, xin ông trợ giúp. Chỉ thấy ông bấm đốt ngón tay tính quẻ, tính một hồi rồi nói: "Hết cách rồi, thuốc cũng không có tác dụng nữa".
Sau đó tôi đành phải nói thật với người bạn. Sau đó chồng em gái người bạn chữa trị không khỏi đã qua đời năm 1987. Có thể thấy toán mệnh nhiều nhất cũng chỉ có thể làm được là tính chính xác nhưng không thể tránh được. Đương nhiên về một số phương diện nhỏ, khi biết trước thì có thể làm một số việc dự phòng, hoặc có tác dụng đón cát tránh hung, nhưng cũng chỉ là trì hoãn về sau này thôi, hoặc chuyển hóa thành tai nạn khác, còn những việc lớn thực sự thì không thể tránh được.
***
Không phải ngẫu nhiên mà cổ nhân có câu: "Lộc bất tận hưởng", có người lý giải không thấu lại cho rằng: 'Lộc không nên hưởng hết', vậy thì có của ngon vật lạ đem chia bớt cho người thân, hàng xóm chút đỉnh, hoặc giả có nhặt được tiền vàng cũng bớt lại một chút, không nên lấy đi hết, làm quan chức có 'lương cao lậu lớn' thì năng năng đi làm từ thiện, cúng bái chùa chiền hoặc bố thí cho người nghèo dăm ba đồng bạc lẻ, v.v... Đạo lý không phải như vậy. Phúc, lộc, thọ của một người xưa nay đều do đức tạo thành, người xưa nói: "Có đức mặc sức mà hưởng" xem ra rất có đạo lý.
Người thường xuyên làm chuyện thất đức, tổn đức, đến khi đức không còn thì phúc, lộc hay thọ đều theo đó mà diệt vong, dù có biết trước vận hạn cũng không tránh được. Bởi thế để kéo dài sinh mệnh, thọ mệnh và phúc lộc thì xem ra chỉ có một con đường là tích đức, thủ đức, tu thân.
Tường Hòa - Theo Thái Nguyên - epochtimes.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét