- ĐỪNG PHÍ THỜI GIAN NHƯ THỂ BẠN CÓ 1000 NĂM ĐỂ SỐNG

Bài văn mẫu lớp 10: Nghị luận về chủ đề Hãy biết quý thời gian


bài viết này mô tả cuộc sống của đại đa số con người trong xã hội & vì nó chân thực đến tàn nhẫn…

Vì sao?
***
10 tuổi: Bố mẹ dặn bạn phải HỌC GIỎI, để sau này có được 1 công việc ỔN ĐỊNH, rồi còn kiếm tiền nuôi thân
14 tuổi: Bố mẹ tiếp tục dặn bạn phải CỐ HỌC THẬT GIỎI, để thi được vào 1 trường CẤP 3 tốt, rồi còn thi ĐẠI HỌC nữa.
18 tuổi: Bạn thi đỗ vào 1 trường ĐẠI HỌC, đúng như tâm nguyện của bố mẹ. Với 1 chuyên ngành cũng khá hot, mà bạn nghĩ là xã hội sẽ cần.
22 tuổi: bạn TỐT NGHIỆP đại học, nhưng chuyên ngành của bạn lại không dễ tìm việc như bạn nghĩ. Mấy năm đầu bạn phải chạy shipper, rồi Grab, Be,…đủ thứ nghề để kiếm sống
26 tuổi: bạn tìm được 1 CÔNG VIỆC, tiền lương không nhiều, nhưng cũng tạm ỔN ĐỊNH. Bạn thường xuyên phải làm muộn đến tận khuya để hoàn thành xong công việc của mình
30 tuổi: bạn KẾT HÔN, cô ấy do 1 người quen giới thiệu cho bố mẹ bạn. Bạn chưa muốn cưới do lương còn chưa đủ nuôi thân, nhưng rồi để chiều lòng bố mẹ, bạn gật đầu đồng ý.
34 tuổi: Sức khỏe bạn ngày càng yếu đi, công việc thì ngày một nhiều hơn, lời hứa thăng tiến lại tiếp tục được lùi vô thời hạn. Cô vợ rỉ tai bạn: “Con trai mình tháng sau lên mẫu giáo lớn, song ngữ 7 triệu/tháng”. Bạn nhíu mày, cô ấy to tiếng: “Anh đã như vậy, anh muốn con cũng như anh sao?” Bạn lặng đi, rút điện thoại chuyển khoản cho vợ thêm 3 triệu, tiền ấy bạn tính sẽ tự thưởng cho mình bộ Vest mới, vì mới được tăng thêm 10% lương sau 3 năm cống hiến hết mình.
38 tuổi: Thằng bé vào lớp 1. Cô chủ nhiệm nói: “Năm đầu tiên rất QUAN TRỌNG ! Phụ đạo một tháng khoảng 3 triệu”. Bạn lặng đi. Đang tính đi học 1 khóa đầu tư để thoát nghèo, nhưng thôi, thấy người ta bảo đầu tư cho con cái là khoản đầu tư mang lại lợi nhuận tốt nhất.
42 tuổi: Thế rồi nó cũng sắp lên được cấp hai, thầy chủ nhiệm nói: “Năm ĐẦU TIÊN rất quan trọng”, bạn cười: “vâng, em đang tính cho cháu đi học thêm”. Dự định năm nay mua 1 hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, nhưng chắc thôi, lo cho con ăn học trước đã, rồi tính sau.
46 tuổi: Một ngày, khi vừa đi học về, thằng bé chạy đến ôm bạn và nói: “Ba, con muốn học Piano. Ba mua cho con 1 chiếc đàn nha”. Câu “Ba làm gì có tiền” những năm tháng gần đây, bạn đã nói quá nhiều, nhưng lần này không hiểu sao KHÔNG NÓI NÊN LỜI.
50 tuổi: Con trai thi được vào 1 trường ĐẠI HỌC cũng không tồi lắm, chắc có lẽ cũng tốt hơn trường bạn ngày xưa. Như vậy là tốt rồi. Lại đúng chuyên ngành của bố. Chắc giờ cũng dễ tìm việc, nhưng mà học phí sao lại cao vậy nhỉ? Không biết còn phải đầu tư cho nó học đến bao giờ.
54 tuổi: Hôm nay con trai bạn TỐT NGHIỆP đại học. Bạn lấy hết cam đảm, xin cấp trên kém hơn bạn 15 tuổi cho phép được nghỉ buổi sáng, tới trường dự lễ tốt nghiệp của con. Rồi còn đi mua cho nó cái XE MÁY nữa..ĐÃ HỨA mấy năm nay rồi, mà ngày nào nó cũng hỏi.
58 tuổi: Bạn đi làm về sau 1 chầu nhậu say khướt với Sếp, chỉ thẳng mặt thằng con: “Mày suốt ngày lông bông, chọn cái nghề tử tế mà làm, dẹp mẹ ba cái thứ ĐAM MÊ VỚ VẨN đi”. Ấy thế thôi mà lại thành cãi lộn. Chỉ nhớ mang máng câu cuối nó nói: “Con không muốn sống CUỘC ĐỜI NHƯ BA”. Bạn phát hiện ra mình đã già, không đủ lý lẽ để nói lại nó, chỉ biết hét lên: “Tao là thằng bố của mày đấy!” Ấy thế mà nó cũng bỏ nhà đi mấy ngày
62 tuổi: Bạn nghe nói nhà nước chính thức cho tăng tuổi hưu của nam lên 65. Tin vui nhất trong cuộc đời, vậy là được NGỒI KHÔNG hưởng lương thêm 3 năm nữa. Thằng con cũng nói đến chuyện kết hôn. Vậy là lại phải chạy vạy lo cho nó cái đám cưới, để được như CON NHÀ NGƯỜI TA
66 tuổi: Vậy là bạn đã NGHỈ HƯU được gần 1 năm. Bạn 1 mình nhâm nhi chén rượu cùng mấy cái chân gà luộc. Sống bằng đồng lương hưu quả không dễ dàng. Sau từng đó năm đi làm, thu nhập cũng có tăng, mà sao kiếm được đồng nào, là hết đồng đó. Hơn 40 năm làm việc cật lực, chỉ để dành tiết kiệm được có vài chục triệu. Không hiểu sao nước mắt bất chợt ứa ra, chắc là do rượu cay quá, chứ gần THẤT THẬP CỔ LAI HY rồi, ai lại khóc như đứa trẻ vậy?
70 tuổi: Cả nhà làm lễ MỪNG THỌ cho bạn. Thằng con tặng bạn 1 chuyến du lịch Phú Quốc, vì cả cuộc đời vất vả, CHƯA CÓ DỊP đi nhiều. Nửa kia bên bạn cũng đã 40 năm cuộc đời; cãi vã, bất đồng cũng nhiều, mà có vẻ như cũng lâu rồi chưa được đi đâu. Lần này có lẽ cũng là cơ hội để cả hai HÂM NÓNG tình cảm. Chuẩn bị cả tháng trời, khi chỉ còn vài ngày nữa là lên đường, thì hỡi ôi, Covid khiến hãng bay hủy chuyến vô thời hạn
74 tuổi: Năm Covid thứ 4, thế giới hiện giờ chỉ còn 1 nửa. Covid thực sự đã mang đến 1 KẾT QUẢ VÔ CÙNG TỒI TỆ mà năm đó loài người không bao giờ có thể mường tượng ra. Mọi người gọi nó là cái búng tay của Thanos. Giờ mọi thứ đã trở nên bình thường, thiên nhiên đã dần phục hồi trở lại, không khí đã trở nên trong lành hơn rất nhiều, biển đã xanh lại như xưa. Bạn quyết định sẽ cùng người vợ đã gắn bó và hy sinh cả cuộc đời cho gia đình, sẽ đi chơi một chuyến. Thế nhưng cây gậy trong tay chỉ có thể giúp bạn đi từ trong nhà ra đầu ngõ mua thuốc rồi quay về.
78 tuổi: Bạn nằm trên giường bệnh, tỉnh lại sau cơn mê, xung quanh là toàn bộ người thân bạn bè, đồng nghiệp..vợ và con bạn bắt đầu khóc…Bạn nhận ra…bạn đang ở rất gần NGƯỠNG CỬA TỬ THẦN..Bạn muốn để lại chút tài sản cho con cháu, nhưng chợt nhớ ra, mình cũng đã bán sạch để chữa bệnh mấy năm qua. Đột nhiên bạn tự hỏi: Mình thực sự đã CHẾT từ khi nào? Bạn nhớ lại khoảnh khắc Khi bạn nhận tấm bằng TỐT NGHIỆP đại học. Rồi bạn tự hỏi, mình có thực sự đã 1 lần nào đó DÁM SỐNG cho BẢN THÂN mình???
Câu hỏi dường như quá khó để trả lời. Bạn nhắm mắt và lại 1 lần nữa, như hàng trăm lần trước đó…
ĐỪNG SỐNG NHƯ THỂ BẠN CÓ 1000 NĂM ĐỂ SỐNG!!!
Nếu có một lời khuyên, bạn sẽ chia sẻ điều gì?
BUI NGUYEN MINH HUY (http://www.8saigon.xyz/31137.html)

Một tỉ phú giàu nhất thế giới, khi đối mặt với cái chết, cũng không thể mua thêm 1 giây để sống. 

Thời gian là vô giá, chuyện đó không phải bàn. Song có lẽ vì không có một cái giá cụ thể, nên hầu hết mọi người chẳng ý thức được thói quen lãng phí thời gian của mình, tới khi nhận ra thì chẳng thể cứu vãn.


Thật ra 10 thói quen lãng phí thời gian này đã được Fususu liệt kê trong Blog top 100 thói quen xấu cần tránh vào cuối năm 2017, kèm theo quà tặng là hành trình 8 tuần từ bỏ thói quen xấu, bật mí 8 cách đánh bật thói quen xấu tận rễ. Tới nay bài đó đã hơn 22.500 lượt đọc, song số người tham gia hành trình ấy, chỉ vỏn vẹn 1.200.

Chưa tới 5% tham gia, và theo thống kê lượng người mở Email, thì số người đi hết được tới tuần thứ 8 cũng giảm theo thời gian, chưa được 25%. Những con số thật chạnh lòng, song dù sao đi nữa thì cũng không nên suy nghĩ tiêu cực, bởi vì đó cũng là một thói quen lãng phí thời gian!

Thói quen lãng phí thời gian #1 – Suy nghĩ quá nhiều về những phản hồi tiêu cực…
Một xu hướng của bộ não là thích đổ lỗi, hoặc thích được nhìn thấy ai đó phạm lỗi, đặc biệt là chính mình. Khi nhận được phản hồi tiêu cực, thói quen lãng phí thời gian này khiến bộ não ca cẩm: Thấy chưa, đã bảo rồi mà, bí quyết hay tới mấy mà chia sẻ miễn phí, chắc chẳng ai tin dùng đâu (ha ha, thế nên Fususu mới viết sách).

Việc đắm chìm trong cảm giác tội lỗi, hoặc cho phép bộ não ca cẩm, cũng chẳng ích gì. Cách tốt nhất để cứu vãn bản thân ra khỏi cái đầm lầy tiêu tốn thời gian ấy, là rút kinh nghiệm, và hành động. Hãy nhớ, cứ mỗi phút bạn đắm chìm trong suy nghĩ tiêu cực, bạn mất đi 60 giây để cứu vãn tình hình!

Thói quen lãng phí thời gian #2 – Dành thời gian lo lắng cho những thứ chưa xảy ra…

Ai cũng có một mái nhà để tìm về, riêng tâm trí chúng ta có tận hai nơi. Một là những lỗi lầm trong quá khứ, và hai là những nỗi lo trong tương lai. Giây phút nào mà bạn còn cho phép tâm trí nằm bẹp ở hai cái hốc đó, bạn sẽ không thể tận hưởng được ánh sáng của hạnh phúc trong hiện tại.

Biết lo lắng là tốt. Song cũng có hai loại lo lắng. Lo lắng có ích, và lo lắng vô ích. Sự lo lắng có ích giúp bạn bảo toàn tính mạng, hành động cẩn thận hơn, để tránh những sai lầm không cần thiết. Còn lại, đều là những nỗi lo vô ích, đừng để chúng trở thành thói quen lãng phí thời gian của bạn.


Thói quen lãng phí thời gian #3 – Lướt Facebook, xem hết tin này tới tin khác…
Nếu như bạn tình cờ vuốt Smartphone thấy Blog này. Tôi hi vọng sau khi đọc xong, bạn ngẩng đầu lên, ngắm bầu trời ngoài cửa sổ (dù có tối đen). Hoặc xách dép lên, trèo tới đỉnh một ngọn núi gần đó (hoặc leo thang bộ lên sân thượng cũng được), để thấy rằng lâu nay cái tay của bạn hoạt động nhiều hơn cái chân tới dường nào…

Facebook, hay gì đi nữa, cũng chỉ là những công cụ, đừng để nó biến bạn trở thành ông cụ. Bạn năng động hơn bạn nghĩ nhiều. Còn nhiều nơi phải đi, còn nhiều thứ phải làm, đừng để thói quen lãng phí thời gian này cản trở bạn.
Mẹo hay: Nếu phải dùng Facebook, hãy dùng nó như một ông chủ, hãy học cách biến nó thành thứ có ích. Chẳng hạn như tôi, sau khi viết Blog, tôi chia sẻ ở Facebook chứ ít khi la cà trên đó.

Thói quen lãng phí thời gian #4 – Cố gắng thay đổi thói quen xấu của một ai đó…

Thay đổi bản thân đã khó lắm rồi, vậy thì bạn làm ơn đừng lãng phí thời gian thay đổi ai đó. Sự thật là bạn chẳng bao giờ có thể thay đổi được ai, trừ khi họ tự quyết định mình phải thay đổi. Đó là lý do dù bạn có đốc thúc, có nhắc nhở, mấy hôm sau đâu lại vào đó.

Nhưng nếu đó là người chúng ta thật sự quan tâm thì sao? Một lần nữa, hãy thay đổi bản thân bạn. Sự thật là có một cách thay đổi bản thân, để người khác thay đổi. Đó là chúng ta thay đổi cách mà mình đối xử với họ, từ “một kẻ cần thay đổi”, thành “một người đã đổi thay.” Hãy đối xử với họ như thể họ đã thay đổi, rồi bạn sẽ thấy sự khác biệt.

Thói quen lãng phí thời gian #5 – Xem các tin tức “hót” và video quảng cáo…
Đã bao giờ bạn định lướt Youtube, Facebook để giải trí một tí, song gặp tình huống này chưa? Bạn thấy có một clip có vẻ hay và hót, bạn định dành thêm tí nữa để xem, và cứ thế hết “tí” này tới “tí” khác. Tới khi ngẩng đầu lên thì ôi thôi, một “tí” đã biến thành một tiếng rồi?

Giải trí và thư giãn đầu óc là điều cần thiết, song bạn nên biết rằng thật ra cách giải trí đích thực không phải là bạn tiếp tục nhấn chìm tâm trí vào các thông tin “giải trí” mà người ta chia sẻ tràn ngập . Mà cách đem lại năng lượng tuyệt vời nhất cho tâm trí và giúp nó thư giãn, chính là sự tĩnh lặng.
Mẹo hay: Hãy đảm bảo trình duyệt bạn sử dụng có cài chức năng chặn quảng cáo, bạn sẽ giảm được tới 90% các thông tin không cần thiết lọt vào tầm mắt của mình.

Thói quen lãng phí thời gian #6 – Tán gẫu, nói những chuyện không mang lại lợi ích…
Việc trò chuyện, kết nối là điều không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày, trừ phi bạn muốn bị tự kỷ. Song các chủ đề trò chuyện cũng rất quan trọng, nếu không khéo, đây sẽ không chỉ trở thành thói quen lãng phí thời gian hàng đầu, mà còn tạo ra “khẩu nghiệp” không tốt cho bạn.

Mỗi cuộc trò chuyện, mỗi cơ hội kết nối trong cuộc sống, đều rất quý giá. Vì không ít thì nhiều, đều chiếm thời gian của bạn, vốn quý giá hơn. Vậy tại sao không biến chúng trở nên có ích hơn, thay vì cười chê, hãy khích lệ. Thay vì nói xấu, hãy ngợi ca (kể cả sau lưng).
Mẹo nhỏ: Người ta hay nói xấu sau lưng, còn bạn hãy cố gắng khen tặng sau lưng, càng nhiều càng tốt.


Thói quen lãng phí thời gian #7 – Xem TV, đọc báo không có chọn lọc…
Có thể điều này hơi lạ, song sự thật là hơn mười mấy năm nay, trừ những lần bất khả kháng như ngồi quán ăn, cái TV đập vào mặt, thì tôi chưa bao giờ có chủ ý xem TV, còn báo chí thì miễn động tới. Vì sao ư? Vì cho dù tin tức họ đưa ra có giật gân tới mấy, 90% sẽ không liên quan tới hạnh phúc và thành công của bạn.

10% thông tin còn lại thực sự hữu ích, thì bạn nên là người chủ động nắm lấy. Hãy chủ động theo dõi các trang thông tin liên quan tới mục tiêu của bạn, giúp bạn nâng cao chuyên môn, duy trì năng lượng tích cực.
Mẹo nhỏ có võ:
Bạn có thể dùng chức năng báo cáo tự động của Google, để nhận được tin tức nhanh nhất liên quan tới các từ khóa mình lựa chọn.

Thói quen lãng phí thời gian #8 – Lúc nào cũng nghĩ “chỉ mình mới làm được”

Trong các thói quen lãng phí thời gian, đây được liệt vào dạng thói quen nguy hiểm và cứng đầu nhất. Suy nghĩ “chỉ mình làm được” không hẳn đến từ sự kiêu căng, mà cũng có thể đến từ trải nghiệm không hiệu quả khi làm việc nhóm, hay sự lo lắng để có một kết quả tốt nhất.

Song dù sao đi nữa, người giỏi không phải là người làm tất cả, mà là người biết kết hợp tất cả nguồn lực để tạo nên kết quả xuất sắc. Bản thân tôi cũng hay tự làm mọi thứ, xuất bản sách còn tự dàn trang, tạo web còn viết từng dòng code, và quả là… rất tốn thời gian!

Tự làm mọi thứ có thể đem lại cảm giác được kiểm soát, song cũng dễ gây ôm đồm, căng thẳng, tạo thành thói quen lãng phí thời gian không cần thiết. Cách cứu vãn là buộc bạn phải ngồi lại, xác định thế mạnh của mình, và ưu tiên dành thời gian cho những thứ chỉ bạn mới làm được thực sự, không ai có thể thay thế.

Thói quen lãng phí thời gian #9 – Đặt ra nhiều mục tiêu không thực sự cần thiết…
Người ta nói bạn nên học cách đặt mục tiêu. Rất đúng, song để chinh phục mục tiêu đã đặt ra, bạn cũng cần học cách bỏ đi các mục tiêu không thực sự cần thiết. Brian Tracy, tỉ phú Mỹ nổi tiếng từng nói, “Bạn sẽ không có đủ thời gian để làm mọi thứ, nhưng bạn luôn có đủ thời gian cho những thứ quan trọng nhất.”

Và một bài tập của ông mà tôi rất thích, sẽ cứu vãn chúng ta khỏi thói quen lãng phí thời gian này. Đó là bạn liệt kê ra ít nhất 21 mục tiêu, rồi giả định rằng mình chỉ có thể làm được một nửa thôi. Hãy gạch bỏ một nửa. Cứ thế gạch tiếp, cho tới khi ra điều quan trọng nhất.

Thói quen lãng phí thời gian #10 – Làm những việc lặt vặt, khi việc chính vẫn còn…

Không thể phủ nhận là thói quen lãng phí thời gian này đem lại một cảm giác khoan khoái dễ chịu. Làm những việc dễ trước, tạo thành quả, tạo cảm hứng để có thể tiếp tục thực hiện những việc khó hơn. Nghe thật là có lý, bạn có thể dành cả sáng làm việc lặt vặt, cả ngày làm việc lặt vặt, song sẽ ra sao nếu cả đời cứ làm việc vặt, tới già mới tá hỏa lo cho việc chính?

Đó là một thói quen lãng phí thời gian thực sự, cần phải diệt bỏ ngay bằng một thói quen mới: Làm việc khó trước. Nếu đã đọc cuốn sách Ăn Con Ếch của Brian Tracy, chắn chắn bạn sẽ quán triệt được tư tưởng này. Làm việc quan trọng, việc khó trước, ăn con ếch to trước, những việc còn lại, những con ếch nhỏ, sẽ dễ như bỡn!
Lưu ý: Trong quản lý thời gian, bạn cần làm việc quan trọng và khó trước. Điều này khác với tạo dựng thói quen, bắt đầu từ hành động đơn giản, dễ dàng trước. Đừng nhầm lẫn giữa tạo dựng thói quen, và quản lý thời gian nhé. Một bên là hoàn tất công việc, một bên là tạo ra hành động lặp đi lặp lại.

Vui lòng ghi nguồn và đặt link về bài gốc: https://fususu.com/top-10-thoi-quen-lang-phi-thoi-gian/
https://sachmp3.com/nguoi-gioi-khong-phai-la-nguoi-lam-tat-ca/ Ng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét