Zl Chính xác là bản sao Wechat - Tentcent
Khi mở ứng dụng Zalo, nhiều người dùng hệ điều hành iOS 14 Beta phát hiện máy hiển thị dòng thông báo “Zalo pasted from…” khi vừa sao chép đường link ngoài.
Điều này cho thấy Zalo đang thu thập dữ liệu người dùng từ bộ nhớ tạm của iPhone, qua đó dấy lên những mối lo ngại về quyền riêng tư và bảo mật của người dùng. Vấn đề tương tự cũng xuất hiện trong ứng dụng TikTok của Trung Quốc. (Ảnh: Shutterstock)
Phiên bản iOS 14 Beta dành cho các thiết bị như iPhone, iPad và iPod touch mới được hãng Apple bổ sung thêm hàng loạt các tính năng bảo mật mới, trong đó có tính năng thông báo khi có ứng dụng truy cập vào bộ nhớ tạm của máy (bộ nhớ lưu trữ các dữ liệu được sao chép). Với tính năng này, bất cứ khi nào có ứng dụng truy cập vào bộ nhớ tạm và thực hiện việc dán (paste) các dữ liệu thì iOS 14 sẽ hiển thị dòng thông báo: “ (ứng dụng) pasted from (ứng dụng)” . Điều đó có nghĩa là ứng dụng này đã sử dụng bộ nhớ tạm được sao chép từ ứng dụng gần nhất trước đó.
Nhờ tính năng trên, nhiều người dùng mới đây đã phát hiện ra việc hàng loạt ứng dụng, bao gồm hai ứng dụng được rất nhiều người sử dụng hiện nay là TikTok của Trung Quốc và Zalo của Việt Nam, đã truy cập vào bộ nhớ tạm của máy và có thể lấy đi rất nhiều các thông tin nhạy cảm mà người dùng đã sao chép vào đó. Các thông tin này có thể là mật khẩu, số điện thoại, email hay thậm chí là mã thẻ ngân hàng.
Với Zalo, dòng thông báo trên hiện lên ngay cả khi người dùng chưa thực hiện lệnh “dán” và lặp lại liên tục mỗi khi người dùng mở ứng dụng. Cụ thể, sau khi sao chép một đoạn văn bản từ ứng dụng Ghi chú, rồi mở Zalo, iPhone sẽ liên tục đưa ra thông báo về việc Zalo đã “dán” nội dung này, nhưng không thể hiện nội dung đã được dán vào đâu và sử dụng như thế nào. Điều này cho thấy ứng dụng đã tự động lấy dữ liệu từ bộ nhớ tạm của máy dù chưa được sự đồng ý từ phía người dùng.
Dòng thông báo “Zalo pasted from…” xuất hiện trên Zalo khi người dùng vừa sao chép link từ nền tảng khác, qua đó cho thấy Zalo đang tự động thu thập dữ liệu của người dùng (Ảnh: Chụp màn hình)
Zalo hiện chưa đưa ra giải thích về vấn đề này. Ứng dụng nhắn tin do tập đoàn VNG phát triển hiện là một trong những nền tảng nhắn tin phổ biến nhất tại Việt Nam. Zalo từng thông báo đã có hơn 100 triệu người sử dụng vào năm 2018. Trên kho ứng dụng dành cho iOS, Zalo cũng là một trong những ứng dụng được tải nhiều nhất Việt Nam, chỉ sau Facebook và Messenger.
Không chỉ riêng Zalo, nhiều ứng dụng khác như TikTok cũng gặp vấn đề tương tự. Cụ thể, với TikTok, mỗi khi người dùng bắt đầu gõ bất cứ thứ gì vào khung bình luận, ứng dụng này lập tức lấy dữ liệu từ bộ nhớ tạm, nhưng lại không dán các dữ liệu này vào. Sau khi vụ việc này bị phát hiện, phía TikTok đã phải xóa tính năng đọc bộ nhớ tạm trên bản cập nhất mới nhất ở kho ứng dụng App Store.
TikTok cũng bị phát hiện thu thập dữ liệu của người dùng. (Ảnh: Chụp màn hình).
Về phần Apple, hãng này cho biết sẽ tiếp tục nâng cấp tính năng để thông báo cho người dùng một cách chi tiết hơn trong các bản cập nhật tiếp theo.
Phan Anh (Tổng hợp - https://thoibaotoday.info/paper/zalo-tiktok-bi-phat-hien-an-trom-du-lieu-nguoi-dung-4596193 )
https://tinhte.vn/thread/di-tim-nguon-goc-lieu-zalo-co-dung-la-phan-mem-trung-quoc-chinh-xac-la-ban-sao-wechat-tentcent.2741975/
https://forbesvietnam.com.vn/tin-cap-nhat/my-xem-xet-cam-cua-tiktok-va-cac-ung-dung-trung-quoc-khac-11694.html
https://forbesvietnam.com.vn/tin-cap-nhat/my-xem-xet-cam-cua-tiktok-va-cac-ung-dung-trung-quoc-khac-11694.html
https://viettelstore.vn/tin-tuc/top-5-ung-dung-nhan-tin-mien-phi-khong-the-khong-xai-nid4636.html
Kim Hyun Ju, một nhân viên bất động sản tại Yokohama cho biết “Bạn không thể liên lạc nổi với ai qua gọi hay nhắn tin điện thoại được. Lúc đó tôi nghĩ rằng nếu có chết tôi cũng phải nói chuyện với gia đình mình lần cuối.”
Qua quá trình hoạt động, Line đã cho thấy khả năng sáng tạo và thích nghi tốt với văn hóa bản địa của mình. Những sticker hình chú thỏ dễ thương đã thu hút hàng triệu người dùng ngay tại quê nhà Nhật Bản và mang về cho công ty nguồn doanh thu dồi dào. Tại Indonesia, Line lại giới thiệu dịch vụ kết nối bạn học cùng khóa sau khi nhận ra mạng lưới cựu sinh viên chính là chất keo gắn kết xã hội rất đặc biệt nơi đây. Tại các nước Hồi giáo, Line lại cho ra mắt các tính năng cho phép người dùng theo dõi tháng ăn chay Ramadan một cách nhanh chóng. Tính đến nay, Line đã có tới 218 triệu người dùng hàng tháng.
Doanh thu của Line đã tăng 40% lên 1,14 tỷ USD chỉ trong năm ngoái, trong đó doanh thu từ game, nhạc và truyện tranh chiếm tới 41%. Theo báo cáo, công ty cũng lỗ hơn 70 triệu USD cùng kỳ với lý do phải gia tăng chi phí cho các hoạt động bành trướng và quảng cáo.
Sinh ra từ sóng thần, Line đang tiến tới cú lên sàn lớn nhất làng công nghệ trong năm nay
Sinh ra từ thảm họa và được tôi luyện để thích nghi tốt với các môi trường mới, liệu Line có làm nên chuyện trong phiên IPO năm nay?
Tập đoàn sở hữu Line, ứng dụng nhắn tin phổ biến từ Nhật Bản đang chuẩn bị cho một trong những cú lên sàn (IPO) lớn nhất trong giới công nghệ năm nay. Ứng dụng thực chất được sinh ra sau thảm họa động đất sóng thần năm 2011 làm chấn động toàn nước Nhật.
Sau thảm họa kép, đường phố Tokyo náo loạn với hàng triệu người cố gắng trở về nhà nhưng các phương tiện giao thông công cộng lại đồng loạt ngừng hoạt động. Gọi điện hay nhắn tin cũng trở nên khó khăn bởi các đường truyền đều bị phá hỏng hoặc tắc nghẽn.
Kim sau đó đã phát hiện ra rằng cô vẫn có thể liên lạc với người thân qua KakaoTalk, ứng dụng nhắn tin phổ biến tại Hàn Quốc. Theo lời chỉ dẫn từ bạn bè, Kim đã tìm được đường về nhà. Những câu chuyện như của Kim đã khiến cho Naver Corp., công ty mẹ của Line có trụ sở tại Hàn Quốc nhanh chóng huy động một số nhân viên hãng thu nạp được từ một công ty internet vừa dính scandal về phát triển một dịch vụ nhắn tin mới. 3 tháng sau, Line được cho ra mắt. Ứng dụng này có tính năng chia sẻ vị trí và cho phép chèn thêm các tính năng thú vị khác như game, truyện tranh, trò chuyện bằng video và giọng nói cũng như chia sẻ ảnh và video.
CEO Takeshi Idezawa của Line cho biết “Khi các thảm họa xảy ra, mọi người thường không thể sử dụng điện thoại của mình mà phải liên lạc với gia đình qua bất cứ điểm kết nối internet nào họ tìm được. Chính vì thế mà chúng tôi cần chú trọng vào việc xây dựng một ứng dụng nhắn tin online. Chúng tôi đã tiến rất nhanh để cho ra mắt sản phẩm.”
Đây chính là bước tiền đề khiến cho Line trở thành ứng dụng nhắn tin số số 1 tại Nhật và sau đó là tại Đài Loan và Thái Lan. Line chỉ mất dưới 1 năm để có được 50 triệu người dùng đầu tiên, một con số khá ấn tượng nếu đem so với Facebook, từng mất tới 3 năm để đạt đến 58 triệu người dùng.
Line cũng đang có các chiến lược đẩy mạnh và bành trướng thị trường Trung Đông, nơi hãng sẽ phải cạnh tranh với WhatsApp của Facebook. Idezawa cũng đã vạch ra chiến lược dài hạn thâm nhập thị trường Mỹ, mảnh đất đã khá khắc nghiệt với những đối thủ nặng ký như Facebook Messenger, Snapchat cũng như các dịch vụ khác. Sau 2 năm trì hoãn khiến mức định giá của Line bị sụt giảm tới 40% so với mục tiêu, công ty dự kiến sẽ lên sàn với hy vọng gọi được 1 tỷ USD cho phiên IPO sắp tới.
Theo Felim McGrath, quản lý xu hướng tại công ty nghiên cứu thị trường GlobalWebIndex, “Những ứng dụng như Line buộc phải bành trướng thật nhanh mới hy vọng sống sót và tăng trưởng được. Sẽ có rất nhiều đối thủ cạnh tranh tràn vào các thị trường mới nổi tại Chây Á như Malaysia, Indonesia và Việt Nam – những nơi có nhiều người mới chỉ bắt đầu dùng internet và mua chiếc smartphone đầu tiên của mình."
Idezawa chia sẻ: “Chính vì sinh ra từ sau thảm họa động đất sóng thần mà chúng tôi luôn chú trọng 3 thứ cốt lõi trong quá trình hoạt động của mình. Thứ nhất là nền tảng cho smartphone, thứ hai là giao tiếp cá nhân và riêng tư của người dùng và thứ ba là giao tiếp bằng biểu cảm cảm xúc.”
Khả năng thay đổi chiến lược một cách nhanh chóng của Line cũng xuất phát từ khởi đầu không mấy dễ dàng của công ty. Trước khi cho ra mắt Line, công ty Never từng “vô danh” suốt cả một thập kỷ và chỉ được biết đến qua việc phát hành một số game online và quảng bá công cụ tìm kiếm Naver. Năm 2010, Line mua lại Livedoor Inc., một trang tin online từng rất hot nhưng đã ‘ngã ngựa’ sau khi nhà sáng lập Takafumi Horie bị bắt vì những cáo buộc gian lận doanh thu. Sau khi bị xóa tên khỏi sàn chứng khoán vào năm 2006, Livedoor vẫn tiếp tục hoạt động dưới dạng một trang tin có lợi nhuận cho đến khi được Line mua lại với giá gần 60 triệu USD.
Thương vụ này giúp Line có thêm 30 triệu người dùng, và quan trọng hơn là đội ngũ nhân viên của Livedoor, bao gồm cả quản lý kỳ cựu Idezawa, người mà ngay năm sau đó được đề bạt lên làm CEO của Line. Chỉ 1 năm sau khi sáp nhập Livedoor, Line đã cho ra mắt ứng dụng nhắn tin tính tới tháng 1 năm 2013 đã có tới 100 triệu người dùng đăng ký.
Không giống như WhatsApp chỉ mang đến những tính năng nhắn tin cơ bản nhất, Line hướng đến mô hình tương tự như WeChat với việc sử dụng hoạt động nhắn tin làm nền tảng cho thương mại điện tử. Theo trang nghiên cứu thị trường App Annie, hướng tiếp cận này đã giúp cho Naver trở thành cái tên dẫn đầu về doanh thu trên smartphone toàn cầu năm vừa qua, và đó là còn chưa kể đến doanh thu từ game. Naver cũng đứng thứ 7 trong top các nhà phát hành game.
Tuy nhiên, theo Amir Anvarzadeh, quản lý thị trường Nhật của BGC Partners Inc. thì “Line đang bị ‘khóa chặt’ tại thị trường Nhật Bản. Tấn công các thị trường ngoài quê nhà sẽ là thách thức lớn với hãng.”
Mất 2 năm chuẩn bị cho IPO, Line vẫn còn nhiều thứ ngổn ngang trước mặt. Trong khi Naver đã và đang nhắm tới mục tiêu nâng giá trị vốn hóa lên hơn 9 tỷ USD, công ty có thể đã tính toán sai thời điểm khi ‘chờ đợi’ thị trường tới 2 năm. Công ty đã không lên sàn sớm hơn và thay vào đó phải ra mắt với mức định giá thấp hơn nhiều so với mục tiêu. Nay, với nguồn vốn eo hẹp hơn, Line còn phải đương đầu với những đối thủ đã mạnh lên rất nhiều.
Idezawa chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn rằng “Trong ngành này, kẻ mạnh sẽ cứ mạnh lên nữa và bạn sẽ chẳng thể nào phát triển nổi nếu không có được thị phần lớn. Gia tăng lượng người sử dụng thôi là chưa đủ. Bạn phải trở thành số 1 tại từng quốc gia bạn hoạt động.”
Các ứng dụng của Facebook và Tencent đã quá mạnh tại Mỹ và Trung Quốc, 2 thị trường internet lớn nhất thế giới. Chỉ tính riêng WhatsApp hay Messenger đã có tới hàng tỷ người dùng, còn WeChat của Tencent thì đã len lỏi vào mọi ngóc ngách cuộc sống của 762 triệu người dùng với hàng loạt dịch vụ tiện ích từ gọi xe cho tới đặt chỗ nhà hàng.
Theo lời McGrath từ GlobalIndex, “Tại Châu Á, mỗi nước đã có sẵn những tay chơi thống trị riêng, chẳng hạn như Line tại Nhật, Kakao tại Hàn Quốc hay WeChat tại Trung Quốc. Và cũng bởi sự hiện hữu của Facebook Messenger và WhatsApp tại những thị trường này còn chưa sâu rộng nên vẫn luôn có nhu cầu nhất định cho những ứng dụng như Line, dịch vụ đã phổ biến tại một số quốc gia và sẽ sớm khẳng định thị phần tại nhiều quốc gia khác."
Tham khảo Bloomberg, Business Insider
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét