- CHỮ "HIẾU" TRONG XÃ HỘI NGÀY NAY

Trong thời đại mới, người người luôn bận rộn, gấp rút mà vẫn như không đủ thời gian.
Một ngày trôi qua nhanh chóng, một tuần trộn rộn, một tháng lo toang, không được mấy người thư thả, thong dong, sống đời nhẹ nhàng, êm ái.

Trước đến nay, đã hơn ba lần thầy đề cập đến vấn đề này trong các bài pháp của trang. Tuy nhiên, hôm nay duyên thời khế hợp, xét thấy cần điểm xuyến lại một lần nữa về đạo nghĩa trọng yếu, căn bản nhất của một con người trước khi bàn đến các diệu pháp thậm thâm nhà Phật!

Ngày nọ, mẹ hắn bệnh nặng cần làm phẫu thuật, nhà chỉ có hai anh em, hắn được học hành đến nơi đến chốn, có vợ con, lập nghiệp ở thành phố, còn người em trai do học hành kém cỏi nên phải đi làm công nhân cho một xưởng gần nhà.

- Alo, anh hai hả? Má bệnh nặng lắm, đang chờ mổ, anh hai có thu xếp về được không?
- Anh đang có công việc gấp ở công ty, chị thì mắc chăm thằng cu con không về được, chú lo đi, bao nhiêu tiền anh gởi về cho chú!

Vòng đời của một con người là sự nối tiếp giữa quá khứ - hiện tai - và tương lai.
Có bao giờ ta tự hỏi: vì sao ta lại có thể mất một tháng liền chăm con ốm (dù chỉ là ốm vặt như cảm sốt, nóng ho?) nhưng ta sẽ luôn không có thì giờ để chăm mẹ già trọng bệnh (dù chỉ một ngày)?

Có người sẽ biện bạch rằng: vì con nhỏ không thể tự chăm sóc cho mình được, nên cần kíp hơn, còn mẹ già thì ... Còn có.....(a,k,z..) chăm được!

Không!
Không có bất kỳ một ai trên cõi đời này có thể (thay thế) chính ta trong suốt hành trình nhân thế!

Bởi vì ta - là một thực thể duy nhất, trên đời này và trong mắt đấng sanh thành.

Có thể ta có thật nhiều tiền, có thể thuê mướn người chăm sóc tốt hơn cả chính ta làm cho cha mẹ, nhưng nó vĩnh viễn vẫn không phải ta.
Vĩnh viễn không thể thay ta trong lòng cha mẹ, và cũng không thể thay ta đáp đền (hiếu đạo) của một con người một cách trọn vẹn.

Ta đã không công bằng giữa (quá khứ và tương lai),
Ta đã không công bằng giữa cha mẹ và con cái!
Có phải vì con cái - sẽ cần cho ta về sau? Còn cha mẹ đã là gánh nặng?
Có phải vì cha mẹ - cái ta cần từ lúc lọt lòng đến khi trưởng thành nay đã không còn giá trị cho tương lai của mình?

Sẽ không có một ai (thừa nhận) mình có suy nghĩ ấy trong đầu, nhưng có rất nhiều, rất nhiều người (hành động) như thế trong đời!


Không đâu! Cha mẹ luôn (cần) đối với chúng ta - trong suốt cuộc đời này, kể cả khi đã mất!
Chứ không phải chỉ có giá trị đến khi ta trưởng thành!
Họ cần cho ta ngay cả khi họ không còn mang đến cho ta những giá trị về vật chất, sức khỏe. Nhưng đó mới là lúc ta (rất cần) ở họ.

Bởi ngay chính lúc này - khi họ già yếu, bệnh tật mới là lúc ta có cơ hội đáp đền hiếu đạo!
Bởi chính lúc này mới là lúc ta thể hiện giá trị (nhân cách) thật sự của một con người (trưởng thành) - thông qua những hành động biết trân trọng quá khứ, biết (mang ơn) dưỡng dục, sanh thành!

Điều đó giúp ta hoàn thiện một cách trọn vẹn đạo đức của chính ta. Là lúc cuộc đời cho ta cơ hội được báo đáp!
Nó không chỉ có giá trị cho chính ta trong suốt quãng đời còn lại của mình, mà nó còn có giá trị đối với con cái của ta, với mọi người chung quanh và với toàn xã hội!

Đó là đối với một người phàm phu đương sống trong đời.
Còn đối với người Phật Tử việc này càng trở nên hệ trọng!
Một khi Hiếu Đạo không tròn thì đừng tìm cầu Giác ngộ trong vô ích!
Bởi vì Đạo Phật được phát triển trên nền tảng của luân thường và Đạo Lý.
Một khi Đạo Đức khiếm khuyết thì cái căn bản đã không có, sẽ không thể có được giác ngộ và an lạc!

Nhớ năm xưa, khi Thế Tôn còn tại thế, Người luôn luôn răn dạy đệ tử về việc giữ gìn đạo Hiếu trong đời. Ngay cả chính người cũng thị phạm trọng đạo ấy khi hay tin vua Tịnh Phạn trọng bệnh, Ngài trở về thành chăm sóc cho đến lúc vua mất, Ngài chịu tang và lễ bái đúng tâm thế của một người con - chứ không phải với tâm thế của một Đức Phật!

Hy vọng rằng: tất cả mọi người hãy (suy nghĩ) nhiều hơn về những điều ta làm - chớ đừng dẫn viện (có) hay (không) với ngôn từ (để dối người, gạt mình).

Hãy quý trọng chữ (Hiếu) như nền móng vững chắc của một ngôi nhà.
Đừng xề xòa, qua loa, đừng giả tạm hình thức!

Trong đời này - người may mắn nhất chính là người được đền đáp (một phần) công ơn sanh thành của cha mẹ!
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT!!!
Quyluattamgioi

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét