1. Là kiểu người gặp đèn đỏ thì biết nép qua bên trái, chừa đường bên phải cho người khác quẹo, vì họ biết là dù có biển báo được phép quẹo hay không thì cái định nghĩa “đèn đỏ được quẹo phải” nó nằm trong máu của người SG rồi.
2. Là kiểu người đang chạy xe thấy vũng nước mưa thì tự động chạy chậm lại, nhẹ nhàng vỗ về vũng nước như vỗ về người iu zị á.
3. Là kiểu người thấy đường ướt thì không chạy vọt qua người ta, xong lách ngay trước mặt người ta. Kiếp này bắn nước vào mặt người phía sau, kiếp sau nổi mụn đầy mặt.
4. Là kiểu người biết cảm ơn người bán khi được phục vụ hoặc đi mua sắm.
5. Là kiểu người không để chế độ rung khi vừa book đồ ăn/hàng online, chực chờ điện thoại như cái cách vừa hỏi người yêu “tối nay ba mẹ em có ở nhà không?”
6. Là kiểu người không gây ồn ào ở các quán cafe yên tĩnh, cafe sách; không cắm đầu vào điện thoại khi vào bar, pub, quán nhậu.
7. Là kiểu người không đưa số nhà gần hơn để giảm tiền ship, xong bắt shipper “anh chạy thêm chút nữa là thấy”. “Chút nữa” = 5km.
8. Là kiểu người không chạy xe vào phố đi bộ và không đi bộ vào hầm gửi xe mà đi chàng hảng vào giữa lối xe chạy lên.
9. Là kiểu người không ‘đá’ nón bảo hiểm của người khác, dắt xe ra vào biết để ý sợ trầy xe người khác, không đậu xe giữa đường xong khóa cổ.
10. Là kiểu người biết tôn trọng quyền cá nhân của người khác. Không ‘địa’ màn hình điện thoại, không ‘địa’ bóp tiền, không ‘địa’ người ta xem người ta dùng đồ fake hay real.
11. Là người không bao giờ hỏi những việc cá nhân như: làm cơ quan nào, vị trí nào, lương bao nhiêu, thưởng bao nhiêu...hay tuổi sao chưa lấy vợ/chồng, chắc hư hỏng mới xăm nhiều thế?
12. Là kiểu người chạy xe vô hẻm thì giảm tốc độ.
13. Là kiểu người chạy đến chỗ nào thì biết tắt đèn, tránh rọi vào mặt người khác, cũng như biết bật đèn pha đúng chỗ.
14. Là người chủ động nhắc nhở khi ai đó quên gạt chân chống xe hay mặc áo mưa ngồi trên xe sai thế để bị ướt lưng...
15. Là kiểu người dù đêm khuya hay sáng tinh mơ vẫn dừng đèn đỏ, chậm đèn vàng, chứ không vượt bằng mọi giá hay hối thúc người khác vượt.
16. Là khi thấy ai đó hư xe, hết xăng giữa đường, sẵn sàng dừng lại gạt chân hỗ trợ đẩy xe đến tiệm sửa, cây xăng...
17. Là kiểu người lỡ chạm nhẹ xe vào nhau biết cúi đầu như lời xin lỗi, và sẵn sàng nhoẻn miệng cười bỏ qua rồi ai cũng phải lo chạy đi làm việc khác.
18. Là kiểu người đang đi xe máy luôn đội mũ bảo hiểm, chứ không để đầu trần lại cầm điện thoại to tiếng nói chuyện nghìn tỷ hay khoe con ông này bà kia giữa đường.
19. Là kiểu người nhỡ không tìm thấy thùng rác thì tiện tay bỏ rác vào túi hoặc mang về nhà; là đang đi đường không bao giờ khạc nhổ lung tung...
Trong cuộc sống khi giao tiếp với người khác, đôi khi bạn cũng mắc những lỗi giao tiếp cơ bản. Bởi chỉ một sơ xuất nhỏ bạn dễ trở thành người bất lịch sự và đôi khi đánh mất một mối quan hệ tốt. Chính vì vậy, biết điều trong cuộc sống, trong giao tiếp, trong các mối qua hệ là vô cùng cần thiết.
Biết điều là gì?
***
Bạn nghe qua rất nhiều người nói nên biết điều đi, và gần đây là câu nói “cái gì cũng biết chỉ biết điều là không biết”. Thế nhưng đôi khi bạn khá mơ hồ về nó. Biết điều chính là biết phân biệt những điều đúng sai, từ đó biết điều chỉnh hành vi của mình để phù hợp với chuẩn mực của xã hội. Trên cơ sở chủ động và quan tâm đến cảm nhận của những người xung quanh.Sống biết điều – Chơi đúng kiểu ngày nay không còn quá xa lạ trong xã hội hiện đại. Thoạt nghe “biết điều” và “hiểu chuyện” có ý nghĩa như nhau về mặt ngữ pháp. Thế nhưng về thái độ lại có sự khác nhau. Người ta dùng “hiểu chuyện” để khen ngợi hàm ý tích cực, còn “biết điều” dùng với nghĩa tiêu cực.
Không biết điều là gì?
Người không biết điều rõ ràng có thể là họ biết làm điều gì phù hợp với chuẩn mực chung, nhưng đôi khi vì sở thích, lợi ích cá nhân mà họ lại sống không biết điều.
Sự biết điều đa phần chỉ hành vi, hành động, lời nói của con người. Để trở thành người biết điều cũng không khó, bạn chỉ cần biết điều chỉnh hành vi, thái độ, lời nói phù hợp với từng hoàn cảnh, có cách ứng xử phù hợp với từng thời điểm, từ đó kiểm soát được bản thân trước mọi tình huống. Chỉ cần bạn quan sát, học hỏi, tự mình kiểm chứng và rút ra kinh nghiệm thì bạn sẽ biết cách cư xử phù hợp theo chuẩn mực của xã hội và tính cách của bản thân mình. Khi bạn dung hòa được những điều đó, thì bạn sẽ hình thành một lối sống văn minh.
Tuy nhiên, không phải trường hợp nào mình cũng phải biết điều. Ví dụ, công ty bạn bắt bạn đóng một khoản tiền “vô lý” nhưng mọi người đều đóng và quy chụp bạn là người không biết điều vì không đóng tiền cho họ. Hay không biết điều vì không làm điều gì đó… Với những khoản biết điều như vậy thì bạn không cần biết cũng được.
Đặc biệt, biết điều càng không phải là lúc mình phải làm hài lòng tất cả mọi người. Mỗi người mỗi ý, bạn không thể chiều lòng tất cả họ được. Trở thành người biết điều bạn phải biết chuẩn mực xã hội và tính cách của mình. Muốn biết điều với người khác, trước tiên bạn hãy là người biết chính mình. Hãy dành thời gian để quan sát thói quen, hành động, suy nghĩ của bản thân… Khi đã làm chủ và kiểm soát tốt bản thân bạn sẽ quyết định được bạn mong muốn biết điều với những người xung quanh bạn như thế nào.
Nhưng đôi khi người sống biết điều quá lại làm khổ bản thân. Càng biết điều thì người khác lạ không để ý đến bạn. Bởi người ta không quan tâm bạn, bạn cũng sẽ không nổi nóng và tức giận vô cớ. Nếu có khó khăn bạn sẽ tự gánh vác 1 mình. Nhưng cũng có một số người lợi dụng sự biết điều của bạn mà đời hỏi như lẽ thường tình. Mọi việc họ đùn đẩy và giao cho bạn, bạn làm sai thì họ trách cứ. Biết điều quá sẽ làm người khác hư và tự hành hạ bản thân mình. Bởi mới nói, sống biết điều cũng là một nghệ thuật.
Thế nào là sống không biết điều?
“Biết nhiều không bằng biết điều Biết điều”, câu nói đó cho thấy tầm quan trọng của sự biết điều trong cuộc sống. Dù là mối quan hệ gì, địa vị ra sao đi chăng nữa, cư xử phù hợp tôn trọng người khác chính là lúc bạn tôn trọng chính mình.
Người văn minh sẽ không chia tay qua tin nhắn: Bạn và người yêu có những xích mích và có thể dẫn đến chia tay. Thế nhưng 2 bạn đừng nên chia tay qua tin nhắn mà hãy gặp mặt trực tiếp để thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau.
Nếu bạn mượn sách của ai đó, đừng quên hẹn ngày giờ trả và trả lại đúng hẹn. Điều này thể hiện bạn là người biết điều, biết cư xử và tôn trọng đồ vật, tài sản của người khác.
Tiền bạc luôn là vấn đề nhạy cảm, khi gặp khó khăn bạn có thể mượn tiền những người thân quen. Thế nhưng hãy trả đúng hẹn, đừng để người khác đòi bạn mới trả. Đôi khi việc mượn tiền sẽ làm bạn đánh mất một mối quan hệ tốt.
Khi bạn ăn uống với bạn bè, đừng nên chăm chút nhìn vào điện thoại, hãy trò chuyện và lắng nghe người khác nhiều hơn.
Nếu bạn được người khác nấu cho bạn ăn, thì hãy là người dọn dẹp và rửa chén. Đó là cách giúp bạn cảm ơn bữa ăn mà họ đã nấu cho bạn và thể hiện mình là người biết cách cư xử.
Bạn muốn ghé thăm nhà người quen, hãy gọi điện và thông báo trước cho họ. Điều này sẽ giúp chủ nhà không bị lúng túng , ngại ngùng khi bạn đến và chuẩn bị chu đáo hơn.
Lời nói phải đi đôi với hành động. Nếu bạn nói “tôi mời” thì bạn sẽ là người thanh toán bữa ăn. Nếu bạn nói “đi ăn đi” thì mỗi người sẽ tự thanh toán phần của người đó.
Khi bạn mượn xe của người khác để dùng, khi trả xe hãy đổ đầy bình xăng cho họ. Điều này sẽ giúp bạn không phải áy náy và người khác sẽ đánh giá tốt về bạn.
Tiếp theo luôn luôn chừa thức ăn, dù người mua luôn nói họ không ăn, nhưng hãy chừa cho người mua về.
Bạn ngủ lại nhà người khác, sau khi thức dậy hãy là người gấp gọn chăn mền trước khi rời đi. Hành động này sẽ giúp bạn ghi điểm với chủ nhà.
Khi bạn nói chuyện hãy để ý đến không gian xung quanh. Nói chuyện vừa phải, không quá to, không quá nhỏ. Tránh cười hay nhìn chằm chằm vào người khác. Điều này sẽ làm cho người khác cảm giác khó chịu và ấn tượng không tốt về bạn.
Không ai muốn ra đường với một bộ quần áo dính nước cả. Vì thế, các lái xe nên nhớ rằng đừng đi nhanh qua vũng nước mà hãy chạy chậm lại để nước không bắn lên người khác.
Đừng nên hút thuốc ở những nơi công cộng, đặc biệt là trước mặt phụ nữ. Nếu bạn muốn thì hãy xin phép họ trước 1 tiếng.
Khi bước vào phòng bạn nên là người chào tất cả mọi người. Dù bạn là ai thì lời chào sẽ giúp mọi người gắn kết với nhau và chứng tỏ bạn là người biết trên biết dưới.
Khi bạn đang đi trên đường bắt gặp một người chào bạn mà bạn không biết là ai, lúc này bạn nên lịch sự chào lại họ.
Ai đó xúc phạm bạn, điều đầu tiên là hãy bình tĩnh, đừng nổi nóng với họ. Bạn hãy mỉm cười đó chính là việc mà bạn cần làm.
Trong một cuộc trò chuyện bạn cần biết những điều sau: không được hỏi về tuổi tác, giữ bị mật về tiền bạc, cãi vả trong gia đình, tôn giáo, sức khỏe, quà tặng, sự vinh danh và sự thất sủng.
Thể hiện sự tôn trọng người khác bằng cách để ý đến đôi giày của mình. Đôi giày của bạn lúc nào cũng nên sạch sẽ để người khác cảm thấy bạn chỉnh chu trong mọi chi tiết.
Mùi thơm là thứ giúp bạn tăng phần quyến rũ và hoàn hảo. Thế nhưng, nguyên tắc sử dụng nước hoa là xịt vừa phải, đôi khi mùi nước hoa nồng nặc làm người khác cảm thấy khó chịu.
Ăn mặc cũng thể hiện sự biết điều của bạn. Chọn trang phục phù hợp với từng hoàn cảnh sẽ giúp bạn ghi điểm với người đối diện. Hãy chọn những loại quần áo đơn giản nhất bởi chúng sẽ lâu lỗi thời. Đừng chạy đua với thời trang, ăn mặc phù hợp với chính bạn sẽ tạo thiện cảm với người khác.
Nếu bạn có một cuộc gọi nhỡ, nếu không thể gọi lại được, bạn nên gửi một tin nhắn cho người đó.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét