6 dục vọng lớn, lách qua được, phúc lộc gõ cửa
Cuộc sống vốn dĩ không dễ dàng, cứ đi cứ đi rồi cũng sẽ gặp phải những cái bẫy dục vọng, không cẩn thận ngã xuống, bạn sẽ rất khó thoát được ra. Vậy đời người, tồn tại những bẫy dục vọng nào?
Tư Mã Thiên trong "Sử kí" có viết: "Thiên hạ hi hi, giai vi lợi lai; thiên hạ nhưỡng nhưỡng, giai vi lợi vãng."
Ý muốn nói, con người trong thiên hạ, cả ngày bận tới bận lui, suy cho cùng cũng chỉ vì một chữ "lợi".
Chạy theo chữ "lợi" vốn là bản tính của con người, đó là điều dễ hiểu, nhưng quá tham lam thì lại đang là trói buộc chính mình.Có câu nói như này: "Làm quan sợ mất mũ, lắm tiền sợ tiền tán". Con người ta càng có nhiều cái gì, càng sợ mất đi cái đó. Đây có lẽ chính là lý do vì sao mà chúng ta càng sống càng trở nên thận trọng hơn, bởi lẽ nếu không cẩn thận, chúng ta có thể sẽ mất đi tất cả. Đó cũng chính là điều mà chúng ta hay thấy, địa vị bạn càng cao, quyền lực càng lớn, bạn càng thấp thỏm, càng thận trọng, càng bó buộc bản thân, bởi lẽ một bước sai, có thể vạn bước sai. Ngược lại, những người chẳng có gì đều sống rất vui vẻ, không phải ư?
Sống ở đời, càng tham lam, càng dễ đánh mất chính mình.
Tiền bạc chỉ là vật ngoài thân, sinh không tự đến, chết cũng chẳng mang đi được, vậy hà cớ gì phải tham lam để rồi khổ sở rước họa vào thân? Đừng để mình rơi vào cái bẫy của sự tham lam rồi bị nó đè bẹp, nhấn chìm trong chính dục vọng của bản thân.
2. Quá kiêu ngạo
Tác giả của cuốn sách mang tên "Xuất khẩu thành văn" từng nói: "Kiêu ngạo tự mãn là một trong những cái bẫy đáng sợ nhất của con người, hơn nữa, cái bẫy này còn do chính chúng ta đào nên."
Những người tài giỏi, tuy tài năng có thể khiến người khác ngưỡng mộ, nhưng nếu không khiêm tốn, suốt ngày chỉ biết thể hiện, sẽ khiến người khác cảm thấy khó chịu. Dẫu sao thì có khoảng cách, mọi người có thể chấp nhận, nhưng nếu cứ bị người khác hạ thấp, sẽ chẳng có ai chịu được.
Những người có chút thành tích liền khoe khoang khắp nơi, thực ra, so với người tài giỏi thực sự, họ không là gì cả, trong mắt họ chỉ có chính mình, họ không coi người khác ra gì, họ luôn phổng mũi, luôn ra vẻ ta đây là giỏi nhất mà không biết rằng thế giới rộng lớn, người tài còn có người giỏi hơn.
Người kiêu ngạo thường rơi vào cái bẫy tự hủy hoại mình mà không hay, cho tới khi thật bại thảm hại rồi họ mới chợt tỉnh ngộ. Nhưng, tới khi đó, tất cả đều đã quá muộn.
3. Quá ích kỉ
Có người nói: "Người không vì mình, trời chu đất diệt", nhưng thực ra, ích kỉ tới mức cực đoạn là lại một cái bẫy hủy hoại mình rất lớn của con người.
Chỉ có kẻ ngốc mới cho rằng cứ "vô tư" cho đi mới là điều mà một kẻ ngốc làm, trong khi người thông minh sớm đã nhận ra, đem lại lợi ích cho người khác cũng chính là đang làm việc có ích cho chính mình.
Lão Tử sớm đã nhìn thấu ra đạo lý "hữu vô tương sinh", không vì lợi ích của bản thân, thực ra ở một mức độ nào đó là đang vì lợi ích của bản thân, "vô tư" ở một mức độ nào đó cũng chính là "tự tư" (tư lợi cho mình), người chỉ nghĩ tới lợi ích của bản thân e là không nhìn thấu ra được điểm này, tới cuối cùng, họ không hiểu được rằng vì sao mình cả đời không chịu thiệt thòi, nhưng lại chẳng bao giờ thu hoạch được lợi ích gì lớn lao.
"Vật cực bất phản", nước đầy ắt sẽ tràn, trăng tròn vành vạnh rồi cũng sẽ lại khuyết, làm người, ích kỉ quá, không phải là đang mở đường mà là đang tự chặt đứt đường lui của chính mình.
Ích kỉ, thực ra là một hình thức ngầm tách mình ra khỏi nhóm xã hội, khi tất cả mọi người đều biết bạn chỉ nghĩ cho bản thân mình, còn bao nhiêu người sẵn sàng tiếp tục cùng bạn hợp tác? Còn bao nhiêu người sẵn sáng trở thành bạn "tâm giao" của bạn?
Có người nói: "Người không vì mình, trời chu đất diệt", nhưng thực ra, ích kỉ tới mức cực đoạn là lại một cái bẫy hủy hoại mình rất lớn của con người.
Chỉ có kẻ ngốc mới cho rằng cứ "vô tư" cho đi mới là điều mà một kẻ ngốc làm, trong khi người thông minh sớm đã nhận ra, đem lại lợi ích cho người khác cũng chính là đang làm việc có ích cho chính mình.
Lão Tử sớm đã nhìn thấu ra đạo lý "hữu vô tương sinh", không vì lợi ích của bản thân, thực ra ở một mức độ nào đó là đang vì lợi ích của bản thân, "vô tư" ở một mức độ nào đó cũng chính là "tự tư" (tư lợi cho mình), người chỉ nghĩ tới lợi ích của bản thân e là không nhìn thấu ra được điểm này, tới cuối cùng, họ không hiểu được rằng vì sao mình cả đời không chịu thiệt thòi, nhưng lại chẳng bao giờ thu hoạch được lợi ích gì lớn lao.
"Vật cực bất phản", nước đầy ắt sẽ tràn, trăng tròn vành vạnh rồi cũng sẽ lại khuyết, làm người, ích kỉ quá, không phải là đang mở đường mà là đang tự chặt đứt đường lui của chính mình.
Ích kỉ, thực ra là một hình thức ngầm tách mình ra khỏi nhóm xã hội, khi tất cả mọi người đều biết bạn chỉ nghĩ cho bản thân mình, còn bao nhiêu người sẵn sàng tiếp tục cùng bạn hợp tác? Còn bao nhiêu người sẵn sáng trở thành bạn "tâm giao" của bạn?
4. Quá hấp tấp, bốc đồng
Xã hội hiện tại, áp lực lớn, thay đổi nhanh, cám dỗ nhiều, và nó khiến con người chúng ta khó có thể trầm lại, chậm lại. Ngay cả trước đó có chín chắn tới đâu, chỉ cần bước ra xã hội một thời gian, thường cũng sẽ trở nên hấp tấp và nóng vội hơn.
Đời người là quá trình vừa đi vừa học hỏi, chỉ khi học hỏi được nhiều rồi, kinh nghiệm phong phú rồi, khi gặp khó khăn, chúng ta mới có thể bình tĩnh xử lý, không hoảng loạn hay hấp tấp.
Con người ta nóng nảy, hấp tấp là bởi vì năng lượng hấp thụ ít, nhưng tiêu hao lại nhiều, nó khiến cho nội tâm mất cân bằng, vì vậy khi gặp chuyện, chúng ta chỉ có thể giải quyết trong sự hấp tấp, thực ra đây chính là một biểu hiện của sự bất lực.
Trong cuộc sống, có tới 97% mọi người mang trong mình sự hấp tấp, họ đều từng có kiểu "đứng núi này thấy núi kia cao", hay "ăn trong bát nhưng mắt cứ chằm chằm vào nồi".
Và kết quả là một năm nhảy việc tới vài lần, không tìm được vị trí thích hợp thì lại đứng ngồi không yên, không bình tâm lại được.
Cứ nhìn ra xa, đều là cơ hội; cứ tiến về phía trước, kiểu gì cũng có đường. Rất nhiều người cứ cắm đầu cắm cổ vội vã đi qua đi lại trong những cơ hội và con đường, rồi đến cuối cùng lại chẳng đạt được điều gì.
Chỉ có khoảng 3% người có thể chịu đựng được cô đơn, có thể kiên trì với niềm tin và chí hướng của mình, rồi từng bước từng bước tiến về phía trước. Không cao ngạo không hấp tấp, đó mới là bản sắc của một anh hùng.
Người hấp tấp, vội vàng, làm gì cũng không tốt, chỉ khi để bản thân "tĩnh" lại, chỉ khi thực sự đọc hiểu được mình, biết mình nên làm gì, việc nào mình không làm được, biết cuộc đời mình nên đi theo hướng nào, bạn mới có thể hiểu được bản thân sâu sắc hơn.
Con người, chỉ khi tâm tĩnh lại, mới có thể sắp xếp mọi thứ tỉnh táo và rõ ràng, không lãng phí thời gian, và cũng sẽ ung dung hơn trên con đường tiến về mục tiêu của mình.
5. Than phiền quá nhiều
Người thích oán than, phàn nàn, thường thích đổ lỗi cho môi trường bên ngoài, cho người khác, thích xem mình là người bị hại.
Ảnh hưởng lớn nhất của thói phàn nàn quá nhiều đó chính là điểm thêm sắc màu tiêu cực cho môi trường xung quanh, khiến những người khác phải hấp thụ năng lượng tiêu cực một cách bất đắc dĩ, trong khi chẳng ai lại thích đắm mình trong năng lượng tiêu cực cả, vì vậy, theo bản năng, mọi người tự nhiên sẽ muốn tránh xa kiểu người như vậy.
Người thích oán than, nội tâm thường rất tự ti, họ cảm nhận được sự yếu đuối của bản thân, đồng thời cảm thấy xấu hổ vì sự yếu đuối này, nhưng họ đồng thời cũng cho rằng sự yếu đuối này được tạo ra là do người khác, do môi trường bên ngoài, vì vậy mà luôn ở trong trạng thái phàn nàn cuộc sống.
Ai cũng có lúc "tụt mood", cũng có lúc bất mãn, có cần giải tỏa? Đáp án là có và cần thiết.
Nhưng chúng ta đồng thời cũng cần phải nắm bắt một kĩ năng khác đó là: biến sự bất mãn thành động lực để tiến bộ chứ không phải để nó dắt mũi.
Có người nói rằng: "Phàn nàn là đang tự đổ nước vào giày của mình, càng oán than, bạn càng khó chịu."
Oán than, phàn nàn quá nhiều sẽ khiến chúng ta rơi vào cái bẫy của cảm xúc tiêu cực và khó mà thoát ra được. Vì vậy, thay vì ngồi đó phàn nàn, hãy dành thời gian đi làm những chuyện có ích hơn.
6. Quá cố chấp
Cố chấp, là tốt hay xấu? Có người nói, cố chấp là tốt, ngộ nhỡ chuyện mà mình kiên trì là đúng thì sao? Có người lại nói, cố chấp là xấu, không biết tham khảo ý kiến của người khác chính là đang tự tìm đường vào ngõ cụt.
Một người biết càng nhiều, càng cảm thấy mình nên bước ra khỏi cái thế giới nhỏ của mình, đi chấp nhận những điều khác nhau; ngược lại, những người cố chấp lại cự tuyệt suy ngẫm lại bản thân.
Thế giới của người trưởng thành một khi trở nên khép kín, thông tin trở nên lạc hậu, tầm nhìn trở nên eo hẹp, thì điều tiếp theo nhất định sẽ là sự khép mình và cự tuyệt bước ra, lâu dần sẽ mất dần đi hứng thú với sự thay đổi.
Tôi biết, nhưng tôi không đổi. Đúng, bạn nói cái gì tôi cũng biết, chỉ là tôi không muốn thay đổi.
Nguyên nhân cốt lõi giải thích cho sự cố chấp, bướng bỉnh của một người, có lẽ chính là sự giới hạn trong tầm nhìn, trong trình độ nhận thức của họ, họ cho rằng bất cứ một vấn đề gì cũng chỉ có một đáp án tiêu chuẩn, vì vậy, họ cự tuyệt nhưng lựa chọn khác theo bản năng.
Một người khi trở nên cố chấp, họ sẽ khép lại cánh cửa học hỏi, và cũng chẳng có cái gọi là tự suy ngẫm về bản thân.
Một người nếu quá cố chấp, đường sẽ ngày một trở nên hẹp, tư duy cũng sẽ ngày một trở nên đơn nhất.
3 cái đầu hợp lại cũng qua được Gia Cát Lượng, sống ở đời, dù có trí tuệ tới đâu, cũng cần lắng nghe ý kiến của người khác.
Trên đời, không có ngõ cụt, chỉ có người cố chấp không chịu rẽ. Nếu đã hiểu được, mong bạn tránh xa cái bẫy cố chấp, bướng bỉnh, làm một người biết lắng nghe có chọn lọc từ mọi người xung quanh.
Theo Trí thức trẻ Copy link| Sống
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét