http://thanhpho.namdinh.gov.vn/thanhphonamdinh/1227/29395/39301/130211/Van-hoa---Xa-hoi/Hung-Dao-than-vuong-Co-Trach--Nha-cu-cua-Duc-Thanh-Tran-Hung-Dao--noi-tho-cua-Ngai--mot-diem-den-cua-doi-song-tam-linh-nguoi-Viet-.aspx
“Trời sinh vị thánh nhân bậc nhất
Anh hùng lẫm liệt, sánh xanh cao
Sách quý u huyền hùm báo sợ
Kiếm thiêng sáng chói lóa sao Ngân
Lẫy lừng uy vũ vang phương Bắc
Hiển hách công lao dưới cõi
Xã tắc non sông nhờ thế mạnh
Nhân dân chờ đợi phúc trên ban”
Cơ quan chức năng tỉnh Sóc Trăng đang xem xét một dự án xây dựng khu du lịch tâm linh tại khu vực thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng), trong đó hạng mục quan trọng nhất là bức tượng Quan Thánh Đế Quân (Quan Công) với chiều cao dự kiến 36m.
Nhân đây, tôi muốn nói vài điều sau:
Điểm 1: con người Quan Công:
Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa có 4 cái tuyệt:
- Tuyệt nhân Lưu Bị
- Tuyệt trí Khổng Minh
- Tuyệt gian Tào Tháo
- Tuyệt nghĩa Quan Công.
Trong 4 cái tuyệt ấy, quan trọng nhất là cái tuyệt thứ 4: “Tuyệt nghĩa”.
Bởi vì đó là cái tuyệt gắn liền với Tôn giáo. Cụ thể ở đây là nho Giáo cùng quan điểm "Trung quân". Mà tôn giáo lại song hành cùng chính trị. "Trung nghĩa" ấy chính là cái rường cột vĩ đại nhất của các triều đại phong kiến Trung Hoa và Việt Nam.
Quan Vũ tự Vân Trường là hình tượng tuyên truyền vĩ đại nhất của thời đại phong kiến Trung Hoa.
Chính ở đó, Quan Vũ được xây dựng để trở thành hình tượng quan trọng nhất. Dù cho xét mọi mặt ở Tam Quốc thì Quan Vũ đều không xuất sắc bằng người khác trong cùng một lăng kính (ví dụ uy vũ không bằng Trương Phi, Lữ Bố hay mưu lược không bằng Lã Mông, Từ Hoảng). Chưa kể tính cách kiêu ngạo đẩy Quan Vũ vào chỗ chết. Mọi thứ đều không xứng với tầm vóc được thờ cúng.
Nhưng vì là lẽ tồn tại của kẻ thống trị. Nên người ta cần Quan Vũ.
***
Điểm 2: đâu là trung nghĩa đích thực?
Tôi nhắc lại một tham luận của Tiến sĩ Dương Quốc Quân về sự khác biệt Nho giáo của Trung Quốc và Việt Nam:
"Nếu Nho giáo Trung Quốc đem nước phụ thuộc vào vua, truyền bá chủ nghĩa trung quân mà không biết đến chủ nghĩa yêu nước”, thì ở Việt Nam, tư tưởng trung quân của Nho giáo không còn sức ràng buộc mạnh mẽ đối với các nhà nho một khi nó mâu thuẫn với lòng yêu nước, với lợi ích của dân tộc."
Tức là 1 bên Trung với vua. 1 bên Trung với nước.
Bạn cần chứng minh?
Lịch sử hình thành của Trung Quốc: đó là 1 quốc gia được hình thành từ nội chiến, từ nồi da xáo thịt mà ra. Xuân Thu chiến quốc, Tam quốc diễn nghĩa ... vốn chỉ là người Trung Quốc giết người Trung Quốc.
Còn Việt Nam, 4000 năm dựng nước đi đôi với giữ nước. Những triều đại được tôn trọng nhất, những người anh hùng được yêu quý nhất, là những người đánh thắng giặc ngoại xâm. Nội chiến không phải là không có. Nhưng thuộc vào quá trình mở cõi, hoặc xuất hiện trong giai đoạn chưa quá 200 năm. Còn Trung Quốc, nội chiến cả nghìn năm để giành 2 chữ: THIÊN HẠ.
Trung Quốc thực tế là 1 quốc gia có sức PHẢN KHÁNG trước ngoại xâm rất yếu nhưng sức ĐỒNG HÓA thì cực mạnh. Mông Cổ, Mãn Thanh, Nhật Bản đều lấy được Trung Quốc rộng và đông gấp 10 lần họ.
Việt Nam ngược lại, không có sức đồng hóa mạnh nhưng có sức phản kháng mạnh.
Do đó:
Trung Quốc cần Quan Công, chứ không phải Việt Nam cần Quan Công.
Trung Quốc cần Quan Công theo kiểu đánh nhau nội bộ, chọn lọc tự nhiên để tạo nên đế chế. Còn Việt Nam không có lý do gì chọn người như thế, mà nên chọn người trung nghĩa vì non sông.
-
Vậy thế nào là trung nghĩa đích thực của Việt Nam?
Tôi rất thích một câu nói của một người chú là cựu chiến binh, từng tham gia chiến dịch mùa xuân 1975:
"Trung Nghĩa kiểu Khổng Nho là nguồn sáng tạo ra nhiều loại tội ác. Trong thời loạn, đưa con người ta vào cảnh "nồi da xáo thịt", bước vào cuộc chiến tranh của những kẻ không quen biết bởi những kẻ biết nhau. Còn Trung Nghĩa với Non sông, với đồng bào, đồng loại là khác. Là nguồn sáng tạo ra người hiền và người hùng!"
-
Điểm cuối: Đâu là Quan Công của Việt Nam?
Hình tượng Quan Vũ từ bao đời nay là hình tượng đẹp.
Là thánh nhân?
Nhưng là thánh nhân của Tàu hay của Việt? Nếu thánh của Việt hãy chọn Hưng Đạo Đại Vương.
Giản dị và nhỏ bé này là người Việt Nam ta, là dân tộc đã đứng vững và bao lần đánh bại kẻ thù bằng hình ảnh này đấy.
(Cần gì phải ngựa Xích Thố, cần gì phải Thanh Long Yểm Nguyệt Đao, cần gì phải mặt đỏ râu dài).
1. Sự linh thiêng của Đức Thánh Trần, hãy xuôi về Bắc để hỏi.
2. Sự vĩ đại của Đức Thánh Trần. Đọc và hiểu trên tầm Quan Công cỡ nào.
Ngày Hưng Đạo Vương ốm nặng, Vua tới thăm và hỏi nếu quân phương Bắc tràn xuống thì sao? Hưng Đạo Đại Vương đã kể rất nhiều bài học về giữ nước của các bậc tiền nhân từ thời Đinh, Tiền Lê, nhà Lý, cuối cùng ông trả lời “Khoan thứ sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước vậy". Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn bất tử trong lòng người dân, không chỉ bởi sự vĩ đại của một con người kiệt xuất văn võ song toàn, với võ công oanh liệt nhất là thắng giặc Nguyên Mông. Mà còn cả một tấm lòng yêu dân vô hạn.
3. Còn bàn về 2 chữ Trung nghĩa ư?
Trần Quốc Tuấn bỏ qua lời trăn trối của cha lúc lâm chung “Con không vì cha lấy được thiên hạ, cha dưới suối vàng không nhắm được mắt”. Bất kể lúc đó, ông nắm cả quân đội trong tay và sự ủng hộ của phần đông quý tộc. Đây là cái tuyệt nghĩa dành cho dân tộc, cao và hơn chuyện “Hoa Dung đạo” thả Tào Tháo nhiều lắm.
Trần Hưng Đạo là Đức Thánh Trần của dân tộc Việt Nam.
Lịch sử của Việt Nam gieo trong lòng người trẻ, cho thế hệ sau đã yếu kém lắm rồi. Vậy mà các vị làm gì? Không nỗ lực vực dậy. Không xây dựng hình tượng. Không mở rộng ra một Đức Thánh Trần, lại đi PR thêm cho một kẻ dưới tầm Đức Thánh của chính dân tộc.
Lời cuối:
Tôi không phải là mẫu người anti China một cách mù quáng. Ví dụ các gia đình Việt thờ Quan Công không có nghĩa là gia đình ấy không yêu nước hay nhà doanh nhân ấy có ý gì. Họ quý vì cái tính cách, sự linh thiêng. Hay thậm chí là mua may bán đắt.
Nhưng khi một tỉnh xây tượng đài Quan Công là chuyện khác. Chuyện này là vấn đề có tính quốc gia chứ không phải là giống như những người buôn bán hay một số gia đình Việt thờ Quan Công nữa.
Bởi nhân vật được dựng tượng ấy là biểu tượng trung nghĩa của quốc gia đang tranh chấp biển Đông với chính chúng ta.
---
Tác giả Dũng Phan
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét