Cách tính giờ theo canh của các cụ ngày xưa
Thuở xa xưa, những bậc tiền nhân thường dùng tức 12 con Giáp (Thập Nhị Địa Chi ) để gọi cho Năm, Tháng, Ngày, Giờ. Số 12 con Giáp tức 12 con vật tượng trưng đó được sắp theo thứ tự như sau : Tý (Chuột), Sửu (Trâu), Dần (Cọp), Mão hay Mẹo (Mèo), Thìn (Rồng), Tỵ (Rắn), Ngọ (Ngựa), Mùi (Dê), Thân (Khỉ), Dậu (Gà), Tuất (Chó) và Hợi (Heo).
Ngoài ra, phương cách dùng để tính các tháng theo con Giáp thì : GIÊNG (Dần = Cọp), HAI (Mão hay Mẹo = Mèo, BA (Thìn = Rồng), TƯ (Tỵ = Rắn), NĂM (Ngọ = Ngựa), SÁU (Mùi = Dê), BẢY (Thân = Khỉ), TÁM (Dậu = Gà), CHÍN (Tuất = Chó), Mười ( Hợi = Heo), Mười Một (Tý = Chuột) và Chạp (Sửu =Trâu).
Một ngày 24h giờ quy định là Đêm Năm Canh, Ngày Sáu Khắc
Được biết, niên lịch cổ truyền Á Đông đã xuất hiện từ đời Hoàng Đế bên Tàu, 2637 trước Thiên Chúa năm 61.
Bảng giờ trong 1 ngày dựa vào 12 con giáp của các cụ xưa.
Giờ | Thời Gian | Giờ | Thời Gian |
Tý | Từ 23 giờ đến 1 giờ sáng | Ngọ | Từ 11 giờ đến 13 giờ trưa |
Sửu | Từ 1 giờ đến 3 giờ sáng | Mùi | Từ 13 giờ đến15 giờ xế trưa |
Dần | Từ 3 giờ đến 5 giờ sáng | Thân | Từ 15 giờ đến 17 giờ chiều |
Mão | Từ 5 giờ đến 7 giờ sáng | Dậu | Từ 17 giờ đến 19 giờ tối |
Thìn | Từ 7 giờ đến 9 giờ sáng | Tuất | Từ 19 giờ đến 21 giờ tối |
Tỵ | Từ 9 giờ đến 11 giờ sáng | Hợi | Từ 21 giờ đến 23 giờ khuya |
Tên Canh | Thời Gian |
Canh 1 | Từ 19 giờ đến 21 giờ tức giờ Tuất |
Canh 2 | Từ 21 giờ đến 23 giờ khuya tức giờ Hợi |
Canh 3 | Từ 23 giờ đến 1 giờ sáng tức giờ Tý |
Canh 4 | Từ 1 giờ đến 3 giờ sáng tức giờ Sửu |
Canh 5 | Từ 3 giờ đến 5 giờ sáng tức giờ Dần |
Mỗi ban ngày dài 14 giờ, đươc chia cho 6 khắc như bảng sau đây:
Tên Khắc | Thời Gian | Tên Khắc | Thời Gian |
Khắc 1 | Từ 5 giờ đến 7 giờ 20 sáng | Khắc 4 | Từ 12 giờ đến 14 giờ 20 xế trưa |
Khắc 2 | Từ 7 giờ 20 đến 9 giờ 40 sáng | Khắc 5 | Từ 14 giờ 20 đến16 giờ 40 chiều |
Khắc 3 | Từ 9 giờ 40 đến12 giờ trưa | Khắc 6 | Từ 16 giờ 40 đến 19 giờ tối |
(Sưu tầm)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét