- Đây là những thứ làm khổ tài mới

Dù có thi đạt điểm tối đa, hay lái xe đã ít lâu nhưng chưa hẳn đã rõ các lưu ý dưới đây giúp cho bạn lái xe thoải mái, an toàn hơn.

Kiểm tra gương
Chỉnh gương là cả một vấn đề, nếu chỉnh đúng điểm mù sẽ giảm đi đáng kể. Thông thường ở trường dạy lái sẽ chỉ bạn chỉnh gương sao cho dễ canh bánh xe với lề đường nhất.


Thực tế để chính đúng, phải chỉnh làm sao có thể thấy được toàn bộ của sổ phía sau xe và chỉ chiếm 1 phần không quá 1/5 diện tích kính. Và chỉ chỉnh kính ở vị trí lái mà bạn cho là thoải mái khi lái xe.
Cảm nhận vị trí bánh xe
Có thể nói đây là cái khó nhất của những ai lần đầu cầm lái xe ra đường. Bởi trong trường lái sẽ có người hướng dẫn canh chỉnh. Trong thực tế nếu không cảm nhận được vị trí bánh xe, người lái rất khó để đỗ xe, hay né ổ gà, kèm theo là việc trầy xước xe.


Cánh nhanh nhất để nhanh tạo cảm giác là sử dụng chai nhựa rỗng dẹp đặt lên đường và lái xe cán qua lại lần lượt từng bên trái, phải và cả hai bên để cảm nhận được vị trí xoay bánh xe, hướng lái, nên mở hạ kính xe để cảm nhận rõ tiếng cán qua chai nhựa.

Làm khô phanh

Khi lái xe qua vũng nước, đặc biệt là vùng ngập, tài xế nên nhấp phanh vài lần, việc này giúp gây ma sát giữa má phanh và đĩa làm hơi nước bay khỏi. Mục đích để lấy lại hiệu năng phanh, đảm bảo độ “ăn” của thắng xe.

Chú ý những xe lớn

Khi buộc phải đi sau xe lớn, bạn hãy giữ khoảng cách an toàn theo quy định, đồng thời lưu ý cách chuyển làn của họ. Nếu có sự cố phía trước xe to sẽ chuyển làn và bạn nên chuyển hướng theo xe trước để tránh sự cố. Việc này cực kì hữu ích khi đi đêm tối, tầm nhìn hạn chế nhưng phải lưu ý khoảng cách an toàn.

Hạ gương hậu
Với những xe bản base hay xe đời cũ, tài xế cực kì khó chịu khi bị ánh đèn pha từ phía sau rọi vào qua phản chiếu gương hậu trong xe, lúc này tài xế nên gạt cần gạt phía sau để các tấm gương được điều chỉnh tránh việc chói mắt.

Kính xe bị ngưng tụ hơi nước

Trời nồm, hanh khô, hay mưa nhỏ nhẹ, kính xe rất dễ động lại hơi nước, với tài già thì họ có thể điều chỉnh lại điều hòa, với những lái mới trên những chiếc xe đời mới, người lái chỉ cần bấm nút auto trong 1 khoảng thời gian ngắn sẽ hết hiện tượng này. Nếu không có điều hòa tự động người lái có thể hé hạ một xíu kính xe để cân bằng nhiệt độ với bên ngoài.

Dùng phanh tay thường xuyên
Ngay cả việc đậu trên một mặt phẳng, hay dừng đèn đỏ thời gian lâu tài xế vẫn nên thường xuyên kéo hạ phanh tay để tránh việc pó cứng phanh tay.

Trong trường hợp dù đã hạ phanh tay nhưng vẫn bị bó, tài xế có thể ủn ga để phanh tự bung ra theo lực xoay vòng bánh xe.

Giảm tốc độ theo xe làn bên
Khi đang chạy trên những con đường nhiều làn, đột nhiên thấy xe phía trước làn bên có dấu hiệu giảm tốc độ, tầm quan sát xe bị hạn chế, lúc này nên cẩn thận hạ theo, bởi có thể có chướng ngại vật, hay người băng qua đường.

Ảo giác xe trôi

Ngay cả những người mạnh khỏe, không có dấu hiệu bất thường thỉnh thoảng vẫn gặp phải hiện tượng này. Dễ nhận thấy nhất là khi dừng đèn đỏ đột nhiên thấy xe 2 bên có xu hướng tiến lên, xe mình trôi lại.

Hiện tượng này hiện chưa có sự lí giải, nếu gặp phải việc bạn cần làm là giữ chặt chân thắng tránh việc bối rối nhầm chân ga, sau đó có thể uống một xíu nước hay hạ cửa kính để trở lại trạng thái bình thường.

Không quay bánh xe
Lỗi thường gặp của các tài mới, bởi thói quen lùi xe, lùi chuồng khi đi thực hành lái xe. Ở ngoài thực tế, việc làm này tuy không ảnh hưởng nhưng nếu nhầm chân ga hay bị xe khác đâm phía sau rất dễ dẫn đến mất kiểm soát tay lái khiến xe xoay vòng đâm tiếp xe khác.


Mặc khác, việc xoay bánh trước dễ làm ảnh hưởng lốp xe, trục lái và nếu đánh hết lái quá sớm rất dễ dẫn đến việc dư lái buộc phải thêm nhiều thao tác tốn thời gian khác.

Quy chuẩn mới, 8 vạch kẻ đường tài xế cần lưu ý để không bị phạt

Chủ nhật, 21/06/2020 | 10:00
Bên cạnh hệ thống biển báo thì vạch kẻ đường cũng là một dạng báo hiệu thông dụng và có nhiều loại khác nhau.
Chính sách - Quy chuẩn mới, 8 vạch kẻ đường tài xế cần lưu ý để không bị phạt

Vạch kẻ đường có thể sử dụng riêng hoặc phối hợp với các biển báo hiệu đường bộ hoặc đèn tín hiệu giao thông

Ở các nước, luật lệ giao thông có những sự khác biệt, song nhìn chung thì vạch đôi liền màu vàng áp dụng để phân chia hai chiều xe chạy cho đường có từ 4 làn xe trở lên, không có dải phân cách giữa, xe không được tự ý lấn làn, không được đè lên vạch. Vạch này thông thường sử dụng ở đoạn đường không đảm bảo tầm nhìn vượt xe, nguy cơ tai nạn giao thông đối đầu lớn hoặc ở các vị trí cần thiết khác.

Theo Quy chuẩn 41:2019 về báo hiệu đường bộ có hiệu lực từ ngày 1/7, vạch kẻ đường thường gặp là loại vạch dùng để quy định các phần đường khác nhau, thường có màu trắng hoặc màu vàng.

Vạch kẻ đường có thể sử dụng riêng hoặc phối hợp với các biển báo hiệu đường bộ hoặc đèn tín hiệu giao thông theo thứ tự: hiệu lệnh người điều khiển giao thông – hiệu lệnh đèn tín hiệu – hiệu lệnh biển báo – hiệu lệnh vạch kẻ đường và các dấu hiệu hướng dẫn trên mặt đường.

Có 8 loại vạch kẻ đường, lái xe cần lưu ý khi tham gia giao thông.

Vạch màu trắng nét đứt (Vạch 2.1)

Chính sách - Quy chuẩn mới, 8 vạch kẻ đường tài xế cần lưu ý để không bị phạt (Hình 2).

Là vạch phân chia các làn xe cùng chiều có dạng vạch đơn, màu trắng, đứt nét. Khi thấy vạch này, các xe được chuyển làn đường qua vạch (được đi sang làn xe bên cạnh).

Tốc độ các loại xe được phép lưu thông càng cao, khoảng cách giữa các nét đứt càng dài.

Vạch màu trắng nét liền (Vạch 2.2)

Chính sách - Quy chuẩn mới, 8 vạch kẻ đường tài xế cần lưu ý để không bị phạt (Hình 3).

Có dạng vạch kẻ đơn, màu trắng, nét liền cũng dùng để phân chia các làn xe cùng chiều. Tuy nhiên, phương tiện không được phép chuyển làn hoặc sử dụng làn xe khác, không được lấn sang làn xe bên cạnh hay đè lên vạch kẻ đường.

Vạch màu vàng nét đứt (Vạch 1.1)

Chính sách - Quy chuẩn mới, 8 vạch kẻ đường tài xế cần lưu ý để không bị phạt (Hình 4).

Là loại vạch đơn, đứt nét, màu vàng dùng để phân chia 2 chiều xe ngược chiều nhau ở đoạn đường có từ 2 làn xe trở lên và không có dải phân cách. Phương tiện được phép cắt qua để đi ở làn ngược chiều từ cả 2 phía.

Vạch màu vàng nét liền (Vạch 1.2)

Chính sách - Quy chuẩn mới, 8 vạch kẻ đường tài xế cần lưu ý để không bị phạt (Hình 5).

Dùng để phân chia 2 chiều xe chạy cho đường có 2 hoặc 3 làn xe và không có dải phân cách ở giữa. Khác với vạch kẻ vàng nét đứt, khi tham gia giao thông ở những đoạn đường có vạch kẻ vàng nét liền, phương tiện không được lấn làn, không được đè lên vạch.

Vạch này sử dụng trong đoạn đường không đảm bảo tầm nhìn vượt xe và có nguy cơ tai nạn đối đầu, nên các phương tiện đi vào vùng có vạch liền vàng đơn tuyệt đối không được đè hoặc lấn làn.

Vạch vàng nét liền đôi (Vạch 1.3)

Chính sách - Quy chuẩn mới, 8 vạch kẻ đường tài xế cần lưu ý để không bị phạt (Hình 6).

Dùng để phân chia hai chiều xe chạy cho đường có từ 4 làn xe trở lên, không có dải phân cách giữa, xe không được lấn làn, không được đè lên vạch.

Vạch này thường sử dụng ở đoạn đường không đảm bảo tầm nhìn vượt xe, nguy cơ tai nạn giao thông đối đầu lớn hoặc ở các vị trí cần thiết khác.

Trường hợp các đường có 2 hoặc 3 làn xe cơ giới, không có dải phân cách giữa có thể sử dụng vạch 1.3 ở các vị trí cần thiết để nhấn mạnh mức độ nguy hiểm, không được lấn làn, không được đè lên vạch. Tác dụng của vạch 1.3 trong trường hợp này tương tự vạch 1.2.

Vạch vàng một đứt, một liền (Vạch 1.4)

Chính sách - Quy chuẩn mới, 8 vạch kẻ đường tài xế cần lưu ý để không bị phạt (Hình 7).

Dùng để phân chia hai chiều xe chạy cho đường có từ 2 làn xe trở lên, không có dải phân cách hai chiều xe chạy, sử dụng ở các đoạn cần thiết phải cấm xe sử dụng làn ngược chiều theo một hướng xe chạy nhất định để đảm bảo an toàn.

Xe trên làn đường tiếp giáp với vạch đứt nét được phép cắt qua và sử dụng làn ngược chiều khi cần thiết; xe trên làn đường tiếp giáp với vạch liền nét không được cắt qua vạch.

Vạch vàng đứt song song (Vạch 1.5)

Chính sách - Quy chuẩn mới, 8 vạch kẻ đường tài xế cần lưu ý để không bị phạt (Hình 8).

Vạch dùng để xác định ranh giới làn đường có thể thay đổi hướng xe chạy trên đó theo thời gian. Hướng xe chạy ở một thời điểm trên làn đường có thể đổi chiều được quy định bởi người điều khiển giao thông, tín hiệu đèn, biển báo hoặc các báo hiệu khác phù hợp.

Vạch làn đường ưu tiên (Vạch 2.3)

Chính sách - Quy chuẩn mới, 8 vạch kẻ đường tài xế cần lưu ý để không bị phạt (Hình 9).

Vạch giới hạn làn đường dành riêng hoặc làn đường ưu tiên gồm 2 loại gồm: Vạch trắng nét liền là dành riêng cho 1 loại xe nhất định, các loại xe khác không được đi vào làn xe này. Vạch trắng nét đứt dành riêng cho một loại xe nhất định, nhưng các xe khác có thể sử dụng làn đường này và phải nhường đường cho xe được xe ưu tiên sử dụng làn xe.

Đặc biệt, xe trên làn đường dành riêng hoặc ưu tiên có thể cắt qua vạch này khi làn đường bên cạnh không cấm sử dụng loại xe này.

Để phân biệt lỗi sai làn và không tuân thủ vạch kẻ đường mời bạn tham khảo bài viết: Quy chuẩn mới, phân biệt lỗi sai làn đường và lỗi sai vạch kẻ đường thế nào?

Hoàng Mai



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét