- 23 TK TRƯỚC ĐÃ CÓ SẮC LỆNH BẢO VỆ ĐỜI SỐNG VÀ MÔI TRƯỜNG THIÊN NHIÊN

Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Ấn Độ (mà cũng có thể của cả nhân loại) vua Aśoka  đã đề ra một chính sách rõ ràngdứt khoát và giao cho các viên chức do triều đình cử đi có nhiệm vụ trong việc khai thác và bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách rất nhân đạo
(a) Tạo bóng mát, chỗ trú, cung cấp nước dọc đường cho súc vật (sắc dụ chính số 7 trên trụ đá, đã nói trên)
(b) Cung cấp việc chữa bệnh cho thú vật (sắc dụ chính số 2 trên đá, đã nói trên)
- (Sắc dụ chính số 5 trên trụ đá): Vào năm thứ 26 sau khi lên ngôi, Người Con Yêu Của Các Thần Linh, Vua Lòng Thường Nhìn Đời, đã ban lệnh bảo vệ nhiều động vật như sau:
- (c) Cấm giết nhiều loại sinh vật 
- (i) Cấm giết: vẹt, nhồng (sáo), ngỗng trời, vịt trời, dơi, kiến chúa, rùa, cá không xương, nhím, sóc, nai, bò rừng, lừa hoang, bồ câu nhà và bồ câu hoang, những thú bốn chân không hữu ích hay không ăn được.
- (ii) Cấm giết: Những con dê cái, cừu cái, lợn cái có con còn nhỏ hay đang thời kỳ cho con bú, và những con của chúng nhỏ hơn 6 tháng tuổi.
- (iii) Cấm thiến gà trống.
- (iv) Cấm đốt các bộng cây có chứa các sinh vật sống.
- (v) Cấm đốt rừng hay giết các sinh vật không có lý do chính đáng.
- (vi) Không con vật nào được dùng để nuôi các con vật khác.


Vào những ngày chay tịnh của Bà la môn giáo (Brahmanism, Hindu) (upastha: mồng 1, 8, 14, rằm, 18, 23,…) và những ngày trăng tròn có nghi lễ Tisa, Punarvasu, Caturmasis v.v. của Bà la môn giáo (Brahmanism, Hindu) thì:
- (vii) Cấm đánh cá và bán cá
- (viii) Cấm giết thú trong khu bảo tồn voi
- (ix) Cấm thiến bò rừng, dê, cừu, heo rừng và những con vật khác
- (x) Cấm đóng dấu bằng sắc nung lên ngựa, bò đực đã thiến.
tru-da-vua-a-duc-1
tru-da-vua-a-duc-2
tru-da-vua-a-duc-3
=> Trích Đại đế Asoka-từ huyền thoại đến sự thật - GS Lê Tự Hỷ (xem thêm)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét