PHẬT KHUYÊN ÔNG CẤP CÔ ĐỘC TU THIỀN
Giao Uyên
Giao Uyên
Cư sĩ Cấp Cô Độc (Anàthapindika) là đại thương gia đệ tử Thế Tôn, nổi danh về hạnh cúng dường bố thí1 , đóng góp công đức rất lớn vào sự nghiệp hộ trì Phật pháp. Ông chú tâm học hỏi lời Phật dạy, khéo vận dụng pháp của Phật vào công việc kinh doanh và biết sử dụng nguồn lợi tức hợp lý khiến đem lại lợi lạc cho nhiều người. Ông nổi tiếng với ngôi vườn mua lại từ thái tử Jeta trong đó ông cho xây cất một quần thể kiến trúc gọi là tinh xá Anàthapindika để cúng dường cho Đức Phật và Tăng chúng của Ngài làm chỗ cư trú sinh hoạt. Bậc Đạo sư trải qua nhiều mùa an cư tại ngôi tinh xá này và thuyết giảng rất nhiều bài pháp ở đây.
Có thể nói rằng Anàthapindika là mẫu người cư sĩ Phật tử rất thành đạt về phương diện kinh doanh và giao tế xã hội nhờ biết vận dụng và phát huy giáo lý của Đức Phật. Luật tạng Pàli cho biết Anàthapindika có nhiều bạn bè và quan hệ rộng rãi, lời nói của ông rất có uy tín2.
Anàthapindika rất kính tín Tam bảo và tha thiết học hỏi giáo pháp của Đức Phật. Nhiều pháp thoại còn lưu lại trong các tuyển tập Nikàya cho thấy dù rất bận rộn, ông dành nhiều thời gian cho việc học hỏi và thực hành lời Phật dạy. Kết quả, lòng ngưỡng mộ Tam bảo và tha thiết học tập chánh pháp mang lại cho ông nhiều thành công lớn trong đời sống gia đình, trong kinh doanh và đặc biệt trong đời sống thăng tiến tâm thức giải thoát. Ông là người cư sĩ có đầy đủ lòng tin, đầy đủ giới đức, đầy đủ bố thí, đầy đủ trí tuệ3 . Nhờ khéo vận dụng những lời dạy của bậc Đạo sư vào công việc làm ăn hợp pháp và sử dụng hợp lý các khoản lợi nhuận, Anàthapindika thành tựu được bốn niềm vui lớn của người gia chủ gọi là lạc sở hữu, lạc tài sản, lạc không mắc nợ, lạc không phạm tội4 .
Bên cạnh đời sống một người gia chủ thành đạt có tâm đạo nhiệt thành, Anàthapindika cũng được Đức Phật chỉ dạy nếp sống ly dục thiền định để phát triển năng lực tâm thức và nuôi dưỡng tuệ giác giải thoát. Bản kinh Hoan hỷ thuộc Tăng chi bộ ghi lời Thế Tôn khuyến khích ông Anàthapindika tu Thiền: Rồi Gia chủ Anàthapindika với khoảng năm trăm nam cư sĩ đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với Gia chủ Anàthapindika đang ngồi xuống một bên:
- Này Gia chủ, Ông đã cung cấp cho chúng Tỷ-kheo các vật dụng cần thiết như y, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh. Nhưng Ông chớ có bằng lòng với ý nghĩ: “Chúng ta đã cung cấp cho chúng Tỷ-kheo các vật dụng cần thiết như y, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh”.
Do vậy, này Gia chủ, Ông cần phải học tập như sau:
“Với phương tiện nào chúng ta thỉnh thoảng đạt được và an trú hỷ do viễn ly sanh”. Như vậy, này Gia chủ, Ông cần phải học tập. Được nghe nói như vậy, Tôn giả Sàriputta bạch Thế Tôn:
- Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn! Thật hy hữu thay, bạch Thế Tôn! Khéo nói thay là lời nói này của Thế Tôn: “Này Gia chủ, Ông đã cung cấp các vật dụng cần thiết cho chúng Tỷ-kheo như y, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh. Nhưng này Gia chủ, Ông chớ có bằng lòng với ý nghĩ: ‘Chúng ta đã cung cấp cho chúng Tỷ-kheo các vật dụng cần thiết như y, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh’. Do vậy, Ông cần phải học tập như sau: ‘Với phương tiện nào, chúng ta sẽ thỉnh thoảng đạt được và an trú hỷ do viễn ly sanh!’ Như vậy, này Gia chủ, Ông cần phải học tập”.
Bạch Thế Tôn, khi nào Thánh đệ tử đạt đến và an trú hỷ do viễn ly sanh, trong thời gian ấy, năm sự việc không xảy ra: Khổ và ưu liên hệ đến dục trong thời gian ấy không khởi lên cho người ấy.
Lạc và hỷ liên hệ đến dục trong thời gian ấy không khởi lên cho người ấy. Khổ và ưu liên hệ đến bất thiện trong thời gian ấy không khởi lên cho người ấy. Lạc và hỷ liên hệ đến bất thiện trong thời gian ấy không khởi lên cho người ấy. Khổ và ưu liên hệ đến thiện, trong thời gian ấy không khởi lên cho người ấy. Bạch Thế Tôn, khi nào Thánh đệ tử đạt đến và an trú hỷ do viễn ly sanh, trong thời gian ấy, năm sự việc này không xảy ra.
- Lành thay, lành thay, này Sàriputta, trong khi Thánh đệ tử đạt được và an trú hỷ do viễn ly sanh, trong thời gian ấy, năm sự kiện không xảy ra cho người ấy: Khổ và ưu liên hệ đến dục trong thời gian ấy không xảy ra cho người ấy. Lạc và hỷ liên hệ đến dục trong thời gian ấy không xảy ra cho người ấy. Khổ và ưu liên hệ đến bất thiện trong thời gian ấy không xảy ra cho người ấy. Lạc và hỷ liên hệ đến bất thiện trong thời gian ấy không xảy ra cho người ấy. Khổ và ưu liên hệ đến thiện, trong thời gian ấy không xảy ra cho người ấy. Này Sàriputta, trong khi vị Thánh đệ tử đạt được và an trú hỷ do viễn ly sanh, trong thời gian ấy năm sự kiện này không xảy ra cho người ấy.
Lời Phật khuyên ông Cấp Cô Độc tu Thiền và sự giải thích của Tôn giả Sàriputta về kết quả của công phu Thiền định cho chúng ta một hiểu biết hữu ích liên quan đến pháp môn tu tập Tăng thượng tâm (Adhicittabhàvanà).
Trước hết, Thiền được Thế Tôn định nghĩa là “sự chứng đạt và an trú hỷ do viễn ly sanh”. “Hỷ (pìti) do viễn ly sanh” tức là niềm vui của hành Thiền, niềm vui của tâm an tịnh, rời xa các cấu uế (tham-sân-si), rời xa các dục, các pháp bất thiện (năm triền cái). Đây chính là công năng đầu tiên của hành Thiền, được mệnh danh là “hiện tại lạc trú” (ditthadhammasukhavihàra)5 , tức người tu Thiền sau khi ly dục, ly các pháp bất thiện, bắt đầu nhiếp tâm trên một đối tượng hành Thiền thì lần lượt chứng được nội tâm an tịnh và định tĩnh đi đôi với các trạng thái thân tâm được nhẹ nhàng khinh an và hỷ lạc sinh khởi và trào dâng gọi là “hỷ lạc do ly dục sanh”, “hỷ lạc do định sanh”, “xả niệm lạc trú”, “xả niệm thanh tịnh”. Bốn trạng thái Thiền định này là bốn cấp độ thanh tịnh và định tĩnh của tâm, được chứng đắc do công phu hành Thiền, loại trừ được năm triền cái (tham dục, sân hận, hôn trầm thụy miên, trạo hối, nghi ngờ), tức các cấu uế của tâm, và phát triển năm Thiền chi (tầm, tứ, hỷ, lạc, nhất tâm). Người tu Thiền mà đạt được bốn trạng thái tâm định tĩnh này thì được gọi là “chứng đạt và an trú hỷ do viễn ly sanh”, tức đạt được hân hoan an lạc nội tâm, gọi là xuất ly lạc, độc cư lạc, an tịnh lạc, chánh giác lạc6 ; cũng được gọi là “hiện tại lạc trú”, tức sống an lạc tại đây, ngay trong lúc hành Thiền; hành Thiền bao lâu thì được an lạc bấy lâu, như Đức Phật từng xác nhận Ngài ngồi Thiền, không di động thân thể, không nói lên một lời, sống cảm giác thuần túy lạc thọ liên tục trong một ngày một đêm, thậm chí trong bảy ngày bảy đêm7 .
Chính nhờ phương pháp hành Thiền, nghĩa là rời xa các dục, các pháp bất thiện (chỉ cho việc ngồi Thiền, loại trừ năm triền cái) và phát triển năm Thiền chi, nên người hành Thiền thoát khỏi các tập quán trói buộc thường tình của thế gian (hỷ, nộ, ái, ố), không còn bị các pháp khổ, ưu, lạc và hỷ thế gian chi phối, gọi là thoát khỏi khổ và ưu liên hệ đến dục, lạc và hỷ liên hệ đến dục, khổ và ưu liên hệ đến bất thiện, lạc và hỷ liên hệ đến bất thiện, khổ và ưu liên hệ đến thiện; thuần túy cảm giác lạc và hỷ xuất thế, liên hệ đến thiện, gọi là xuất ly lạc, độc cư ly lạc, an tịnh lạc, chánh giác lạc. Đây là kết quả lợi ích tốt đẹp của hành Thiền, giúp cho người tu Thiền đối trị được tham dục, thoát khỏi mọi vướng lụy sầu muộn thế gian, phát triển tâm thức giác ngộ, tìm thấy an lạc giải thoát trong đời sống hàng ngày.
Như vậy, người hành Thiền, chứng được hỷ do viễn ly sanh, thoát khỏi các tâm hành thế tục hay năm chuỗi cảm thọ bất thiện:
1. Khổ và ưu liên hệ đến dục, tức phiền não khổ đau khởi lên do không thỏa mãn lòng tham muốn năm dục trưởng dưỡng (sắc đẹp, tiếng hay, hương thơm, vị ngon, cảm xúc êm dịu) hay do không thỏa mãn các lạc thú ở đời (tài, danh, sắc, thực, thùy).
2. Lạc và hỷ liên hệ đến dục, tức cảm giác sung sướng hạnh phúc khởi lên khi thụ hưởng năm dục trưởng dưỡng hay thỏa mãn các lạc thú thế gian.
3. Khổ và ưu liên hệ đến bất thiện, nghĩa là phiền não khổ đau khởi lên do cuộc sống bị các pháp xấu ác bất thiện (tham-sân-si, thân làm ác, miệng nói ác, ý nghĩ ác) chi phối và quầy rầy.
4. Lạc và hỷ liên hệ đến bất thiện, tức là cảm giác sung sướng thích thú khởi lên gắn liền với tham-sân-si, với thân làm ác, miệng nói ác, ý nghĩ ác.
5. Khổ và ưu liên hệ đến thiện, tức là phiền não khổ đau khởi lên do tinh tấn thực hành thiện pháp, tinh cần hành Thiền.
Trái lại, vị ấy thành tựu các tâm hành xuất thế hay bốn niềm vui lớn liên hệ đến giác ngộ:
1. Xuất ly lạc, tức niềm vui phát khởi do rời xa thân làm ác, miệng nói ác, ý nghĩ ác; buông bỏ lối sống ác, bất thiện.
2. Độc cư lạc, tức là niềm vui của tâm thức thoát khỏi dục tưởng, sân tưởng, hại tưởng; thoát ly dục tầm, sân tầm, hại tầm.
3. An tịnh lạc, nghĩa là niềm vui của nội tâm an tịnh, vắng bặt các cấu uế (tham-sân-si hay năm triền cái), không có bóng dáng của dục tưởng, sân tưởng, hại tưởng; dục tầm, sân tầm, hại tầm.
4. Chánh giác lạc, tức niềm vui của tâm trong sáng thanh tịnh, thấy biết như thật, hướng đến đoạn tận các lậu hoặc, chứng quả Niết-bàn.
Nhìn chung, hành Thiền là pháp môn tu tập có công năng chuyển hóa đời sống con người, làm trong sạch đời sống con người, làm lành mạnh đời sống con người, khiến cho thân tâm con người trở nên khỏe khoắn và an lạc, giúp con người thoát ly các pháp bất thiện đưa đến phiền não, tìm thấy an lạc trong các thiện pháp. Đó là lẽ sống thiết thực nâng cao phẩm chất con người, giúp con người phát triển đạo đức, tâm thức và trí tuệ; đồng thời đó là lẽ sống nâng cao chất lượng cuộc sống của con người, giúp cho con người giảm thiểu các cảm giác lo âu sầu muộn trong đời sống thế tục, tăng trưởng các cảm thức thanh thản an lạc trong lối sống xuất thế. Nói cách khác, Thiền là bước ngoặt quan trọng của đời sống giải thoát (dần dần thoát ly các trói buộc thế gian nhờ kinh nghiệm chuyển hóa tự nội) do chính Đức Phật tự thân chứng nghiệm8 và chú tâm huấn luyện các đệ tử tu tập nhằm giúp cho họ tìm thấy hướng đi an lạc quyết chắc đạt đến giác ngộ.
Đức Phật khuyên ông Cấp Cô Độc tu Thiền tức là mong muốn người gia chủ cư sĩ này đi sâu hơn vào đạo lý giải thoát của Ngài, giảm thiểu dần các tập quán ham muốn mê đắm thế sự, thực nghiệm sâu hơn lối sống an tịnh tự nội để có được thân khỏe tâm an và kinh nghiệm giải thoát, một lối tu tập thiên về viễn ly, rất cần cho mục tiêu phát triển tuệ giác giải thoát.
Chắc chắn Anàthapindika đã dành thời gian cho việc thực tập Thiền định mỗi ngày, bởi các tài liệu còn lưu lại cho thấy ông rất ý thức và tôn trọng việc hành Thiền của người khác9 . Ông cũng được xem là người có nếp sống an tịnh, tu tập an tịnh và yêu mến an tịnh10. Ngoài ra, do hành sâu về thiền quán (vipassanàbhàvanà), Anàthapindika chứng tỏ năng lực trí tuệ của mình trong nhận thức và đối thoại. Tài liệu Tăng chi bộ lưu một cuộc đối thoại giữa cư sĩ Anàthapindika và các du sĩ ngoại đạo đương thời, trong đó Anàthapindika tuyên bố quan điểm thực chứng của mình về cuộc đời khiến các du sĩ ấy rất ngạc nhiên nể phục và được Đức Phật tán thán, khuyên các Tỷ-kheo nên noi gương:
“Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthì, Jetavana, tại khu vườn Anàthapindika. Bấy giờ gia chủ Anàthapindika, vào buổi sáng thật sớm đi ra hỏi Sàvatthì để yết kiến Thế Tôn. Rồi gia chủ Anàthapindika suy nghĩ: ‘Nay không phải thời để yết kiến Thế Tôn. Thế Tôn đang Thiền tịnh. Cũng không phải thời để yết kiến các vị Tỷ-kheo đang tu tập về ý, các Tỷ-kheo tu tập về ý đang Thiền tịnh. Vậy ta hãy đi đến khu vườn các du sĩ ngoại đạo’…
Rồi Gia chủ Anàthapindika đi đến các du sĩ ngoại đạo ấy, sau khi đến, nói lên với các du sĩ ngoại đạo ấy những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, liền ngồi xuống một bên. Các du sĩ ngoại đạo ấy nói với Gia chủ Anàthapindika đang ngồi một bên:
- Này Gia chủ, hãy nói lên Sa-môn Gatama có kiến gì?
- Thưa các Tôn giả, tôi không biết tất cả kiến của Thế Tôn.
- Này Gia chủ, Gia chủ có thể không biết tất cả kiến của Sa-môn Gotama. Nhưng Gia chủ, hãy nói các Tỷ-kheo có kiến gì?
- Thưa các Tôn giả, tôi không biết tất cả kiến của các Tỷ-kheo.
- Này Gia chủ, Gia chủ có thể không biết tất cả kiến của Sa-môn Gotama, Gia chủ có thể không biết tất cả kiến của các Tỷ-kheo. Vậy này Gia chủ, hãy nói về kiến của gia chủ.
- Thưa các Tôn giả, thật không khó gì để chúng tôi trả lời về kiến của chúng tôi. Nhưng các Tôn giả hãy trả lời về kiến của các Tôn giả trước. Rồi sau thật không khó gì để chúng tôi trả lời về kiến của chúng tôi. Khi được nói vậy, một du sĩ ngoại đạo nói với gia chủ Anàthapindika: ‘Thường còn là thế giới. Kiến này là sự thật. Kiến nào khác là hư vọng. Này Gia chủ, như vậy là kiến của tôi’. Một du sĩ ngoại đạo khác nói với gia chủ Anàthapindika: ‘Vô thường là thế giới. Kiến này là sự thật. Kiến này khác là hư vọng. Như vậy là kiến của tôi’. Rồi một du sĩ ngoại đạo khác nói với gia chủ Anàthapindika: ‘Có biên tế là thế giới… không có biên tế là thế giới… mạng sống và thân thể là một… mạng sống và thân thể là khác… Như Lai có tồn tại sau khi chết… Như Lai không có tồn tại sau khi chết… Như Lai có tồn tại và không có tồn tại sau khi chết… Như Lai không có tồn tại và không không tồn tại sau khi chết. Kiến này là sự thật. Kiến nào khác là hư vọng. Này Gia chủ, như vậy là kiến của tôi’.
Khi nghe nói vậy, gia chủ Anàthapindika nói với các du sĩ ngoại đạo ấy:
- Thưa các Tôn giả, Tôn giả nào nói như sau: ‘Thường còn là thế giới. Kiến này là sự thật. Kiến nào khác là hư vọng. Này Gia chủ, như vậy là kiến của tôi’. Kiến này của Tôn giả ấy, hoặc nhân tự mình tác ý không hợp lý, hay do duyên nghe tiếng người khác nói. Kiến ấy như vậy được sanh, được tác thành (hữu vi), do tâm suy tư, do duyên khởi lên. Và cái gì được sanh, được tác thành, do tâm suy tư, do duyên khởi lên, cái ấy là vô thường; cái gì vô thường, cái ấy là khổ; cái (khổ) ấy, Tôn giả chấp trước (dính vào); cái (khổ) ấy, Tôn giả chấp nhận. Thưa các Tôn giả, Tôn giả nào nói như sau: ‘Vô thường là thế giới này… Như Lai không có tồn tại và không không tồn tại sau khi chết. Kiến này là sự thật. Kiến nào khác là hư vọng. Này Gia chủ, như vậy là kiến của tôi’. Kiến này của Tôn giả ấy, hoặc nhân tự mình tác ý không hợp lý, hoặc do duyên nghe tiếng người khác nói. Kiến ấy như vậy được sanh, được tác thành, do tâm suy tư, do duyên khởi lên. Và cái gì được sanh, được tác thành, do tâm suy tư, do duyên khởi lên, cái ấy là vô thường; cái gì vô thường, cái ấy là khổ; cái (khổ) ấy, Tôn giả chấp trước; cái khổ ấy, Tôn giả chấp nhận.
Khi được nói vậy, các du sĩ ngoại đạo ấy nói với gia chủ Anàthapindika:
- Này Gia chủ, tất cả kiến của chúng tôi đã được nói lên. Này Gia chủ, hãy nói lên kiến của gia chủ là gì?
- Thưa các Tôn giả, phàm cái gì được sanh, được tác thành, do tâm suy tư, do duyên được khởi lên, cái ấy là vô thường. Cái gì vô thường, cái ấy là khổ. Cái gì là khổ, cái ấy là ‘Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi’. Tôi có kiến như vậy, thưa các Tôn giả.
- Này Gia chủ, phàm cái gì được sanh, được tác thành, do tâm suy tư, do duyên được khởi lên, cái ấy là vô thường. Cái gì vô thường, cái ấy là khổ. Cái gì là khổ, cái ấy, này Gia chủ, Gia chủ lại chấp trước, cái ấy, này Gia chủ, Gia chủ lại chấp nhận.
- Thưa các Tôn giả, phàm cái gì được sanh, được tác thành, do tâm suy tư, do duyên được khởi lên, cái ấy là vô thường. Cái gì vô thường, cái ấy là khổ. Cái gì khổ, cái ấy là: ‘Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi’. Như vậy là như thật khéo thấy với chánh trí tuệ. Và từ nơi khổ ấy, tôi như thật rõ biết sự xuất ly hơn thế nữa.
Khi nghe nói như vậy, các du sĩ ngoại đạo ấy ngồi im lặng, hoang mang, thụt vai, cúi đầu, sững sờ, không nói lên lời.
Rồi gia chủ Anàthapindika, sau khi biết các du sĩ ngoại đạo ấy im lặng, hoang mang, thụt vai, cúi đầu, sững sờ, không nói lên lời, từ chỗ ngồi đứng dậy, đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, gia chủ Anàthapindika, câu chuyện với các du sĩ ngoại đạo ấy như thế nào thuật lại tất cả cho Thế Tôn rõ.
“Lành thay, lành thay, này Gia chủ. Như vậy, này Gia chủ, những kẻ ngu si ấy thường cần phải được bác bỏ với sự khéo bác bỏ nhờ Chánh pháp”. Rồi Thế Tôn với một bài pháp thuyết giảng, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ Gia chủ Anàthapindika. Rồi Gia chủ Anàthapindika, sau khi được Thế Tôn với bài pháp thuyết giảng, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ, từ chỗ ngồi đứng dậy đảnh lễ Thế Tôn, thân bên hữu hướng về Ngài rồi ra đi. Rồi Thế Tôn, sau khi gia chủ Anàthapindika ra đi không bao lâu, bảo các vị Tỷ-kheo:
- Tỷ-kheo nào dầu đã được đầy đủ 100 năm an cư mùa mưa trong Pháp và Luật này, vị ấy cần phải như vậy, thường thường bác bỏ các du sĩ ngoại đạo, với sự khéo bác bỏ nhờ Chánh pháp, như gia chủ Anàthapindika đã khéo bác bỏ11.
Chú thích:
1. Kinh Nam Cư sĩ, Tăng chi bộ.
2. T.W. Rhys Davids & H. Oldenberg, Vinaya Texts, Part III, tr.186.
3. Kinh Bốn nghiệp công đức, Tăng chi bộ.
4. Kinh Không nợ, Tăng chi bộ.
5. Kinh Định, Tăng chi bộ.
6. Kinh Ví dụ Con chim cáy, Kinh Vô tránh phân biệt, Trung bộ.
7. Tiểu kinh Khổ uẩn, Trung bộ.
8. Tiểu kinh Khổ uẩn, Đại kinh Saccaka, Trung bộ.
9 &10&11. Kinh Kiến, Tăng chi bộ.
CƯ SĨ CẤP CÔ ĐỘC:
NGƯỜI ĐÃ VẼ NÊN MỘT BỨC TRANH NHÂN ĐẠO SINH ĐỘNG
Nguyên tác Hán Văn: Tinh Vân Pháp Sư
Việt dịch: Cư Sĩ Hạnh Cơ
Hình minh họa; Cư sĩ cấp cô độcÔng Cấp Cô Độc không chỉ được tôn kính vì hành động cúng dường khu vườn quý cho Phật, mà còn vì lòng tốt rất mực, sự mộ đạo rộng lớn và sự bảo hộ chư tăng của ông.
Cấp Cô Độc là một vị trưởng giả triệu phú ở kinh đô Xá Vệ của vương quốc Kiều Tát La, miền Bắc Ấn Độ. Ông trên thật là Tu Đạt (Sudatta), vì thường hay chu cấp giúp đỡ cho những kẻ khốn khó, cô đơn, danh tiếng vang lừng cả vương quốc, cho nên mọi người đã kính mến và tặng cho ông biệt hiệu là Cấp Cô Độc, có nghĩa là “người cứu giúp kẻ nghèo khó và cô độc”. Ông có vợ và bốn con, ba gái đầu và một trai út.
Câu chuyện về cư sĩ Cấp Cô Độc và Đức Phật
Tu Đạt có người anh vợ là một thương gia giàu có ở tại thành Vương Xá. Mỗi khi có việc sang đây, ông đều trú tại nhà người anh vợ này. Một hôm đến đây, Tu Đạt thấy ông anh vợ đang bận rộn tíu tít sửa soạn một bữa tiệc lớn cho ngày mai. Ông hỏi thăm thì người anh vợ nói:
- Ngày mai anh cung thỉnh Phật và chư vị tỳ kheo đệ tử của Ngài đến thọ trai tại nhà.
Tu Đạt có người anh vợ là một thương gia giàu có ở tại thành Vương Xá. Mỗi khi có việc sang đây, ông đều trú tại nhà người anh vợ này. Một hôm đến đây, Tu Đạt thấy ông anh vợ đang bận rộn tíu tít sửa soạn một bữa tiệc lớn cho ngày mai. Ông hỏi thăm thì người anh vợ nói:
- Ngày mai anh cung thỉnh Phật và chư vị tỳ kheo đệ tử của Ngài đến thọ trai tại nhà.
Mới nghe tiếng “Phật" từ chính miệng ông anh vợ nói ra. Tu Đạt bỗng thấy lòng nảy sinh niềm hứng thú lạ thường. Ông yêu cầu người anh vợ nói thêm rõ ràng về bậc giác ngộ cho ông nghe. Nhân cơ hội đó, người anh vợ đã nói cho Tu Đạt biết về tư cách, đức độ và trí tuệ siêu việt của đức Phật. Chính ông đã được nghe Phật nói pháp và được làm đệ tử tại gia của Ngài. Ông cũng đã được Ngài cho phép dựng lên sáu mươi am thất nhỏ rải rác trong tu viện Trúc Lâm để cúng dường chư tăng.
Thật là một cơ duyên màu nhiệm! Khi nghe được những điều đó Tu Đạt cảm thấy sung sướng vô cùng, tỏ lòng kính ngưỡng ngay đối với đức Phật. Nghĩ rằng, chỉ qua một đêm nay thôi, ngày mai là mình sẽ có cơ hội quý báu được gặp Phật ngay tại căn nhà này, ông rất vui và yên chí đi ngủ. Tưởng rằng sẽ được ngủ ngon giấc, nhưng không, suốt đêm đó ông đã không ngủ được, lòng cứ nôn nao, mong cho trời mau sáng để được gặp Phật. Ông vùng dậy đến ba lần vì tưởng trời đã sáng, nhưng mà màn đêm vẫn cứ còn dày đặc. Cuối cùng, không thể chờ đợi được, ông thức dậy hẳn. Dù trời chưa sáng, ông vẫn nhất quyết đến Trúc Lâm để tìm gặp Phật.
Khi ông vào đến khuôn viên tu viện thì trời tờ mờ sáng. Dù lòng đang nôn nóng, nhưng ông cũng đang cảm thấy e ngại. Bỗng nhiên ông nghe có tiếng người gọi đích danh ông: “Tu Đạt!” Nhìn thẳng trước mặt, ông thấy một người, và linh tính báo cho ông biết, người đó chính là Đức Phật. Đúng vậy, đó chính là Đức Phật, lúc đó Ngài đang đi thiền hành ngoài trời. Khi thoáng thấy có người đi tới, Ngài đã biết ngay đó là Tu Đạt! Ông tỉnh người, tiến tới một bước. Một cách nghiêm trang và thành kính, ông chắp tay đảnh lễ Ngài. Ông tự giới thiệu mình và kể cho Phật nghe tâm trạng của ông từ hôm qua đến giờ, rồi xin Phật dạy cho ông về đạo lí. Đó là một buổi sáng tại tu viện Trúc Lâm, sau khi mùa an cư lần thứ ba của Phật chấm dứt.
Sau khi nghe bài pháp đầu tiên, tâm ông bừng sáng. Ông vui sướng đảnh lễ và xin Phật nhận cho ông được làm đệ tử tại gia của Ngài. Phật hoan hỉ chấp nhận. Khi đức Phật hướng dẫn chư tăng đến thọ lễ cúng dường tại nhà người anh vợ của ông, ông cũng thỉnh Phật và chư tăng ngay ngày hôm sau đến đây để thọ lễ trai tăng do chính ông cúng dường. Trong lễ trai tăng này, Tu Đạt đã thành khẩn thỉnh cầu Phật và chư tăng sang Xá Vệ, quê hương ông, để truyền bá chánh pháp. Ông phát nguyện sẽ kiến lập một ngôi tu viện lớn tại kinh thành Xá Vệ để cúng dường Phật và giáo đoàn làm cơ sở tu học và hành đạo tại vương quốc Kiều Tát La.
Lời thỉnh cầu trên đã được Phật hứa khả. Ông liền trở về Xá Vệ để tìm địa điểm xây cất tu viện. Ông đã đi quan sát nhiều nơi chung quanh kinh thành, nhưng đều không ưng ý. Bấy giờ, thái tử Kỳ Đà (Jeta) của nước Kiều Tát La, có một khu vườn cây nằm sát kinh thành, do vua cha là Ba Tư Nặc (Prasenajit - Pasenadi) (1) ban cho. Nơi đó rộng rãi, thanh tịnh, phong cảnh tươi đẹp, u nhã, thật là một địa điểm thích hợp để lập tu viện. Cư sĩ Tu Đạt vừa ý lắm, bèn vào hoàng cung xin gặp thái tử để thương lượng mua lại. Gặp thái tử, ông trình bày ước muốn của mình là được mua khu vườn cây của thái tử để xây cất tu viện cúng dường đức Phật và giáo đoàn của Ngài, làm cơ sở tu học và hoằng pháp.
Thật là một cơ duyên màu nhiệm! Khi nghe được những điều đó Tu Đạt cảm thấy sung sướng vô cùng, tỏ lòng kính ngưỡng ngay đối với đức Phật. Nghĩ rằng, chỉ qua một đêm nay thôi, ngày mai là mình sẽ có cơ hội quý báu được gặp Phật ngay tại căn nhà này, ông rất vui và yên chí đi ngủ. Tưởng rằng sẽ được ngủ ngon giấc, nhưng không, suốt đêm đó ông đã không ngủ được, lòng cứ nôn nao, mong cho trời mau sáng để được gặp Phật. Ông vùng dậy đến ba lần vì tưởng trời đã sáng, nhưng mà màn đêm vẫn cứ còn dày đặc. Cuối cùng, không thể chờ đợi được, ông thức dậy hẳn. Dù trời chưa sáng, ông vẫn nhất quyết đến Trúc Lâm để tìm gặp Phật.
Khi ông vào đến khuôn viên tu viện thì trời tờ mờ sáng. Dù lòng đang nôn nóng, nhưng ông cũng đang cảm thấy e ngại. Bỗng nhiên ông nghe có tiếng người gọi đích danh ông: “Tu Đạt!” Nhìn thẳng trước mặt, ông thấy một người, và linh tính báo cho ông biết, người đó chính là Đức Phật. Đúng vậy, đó chính là Đức Phật, lúc đó Ngài đang đi thiền hành ngoài trời. Khi thoáng thấy có người đi tới, Ngài đã biết ngay đó là Tu Đạt! Ông tỉnh người, tiến tới một bước. Một cách nghiêm trang và thành kính, ông chắp tay đảnh lễ Ngài. Ông tự giới thiệu mình và kể cho Phật nghe tâm trạng của ông từ hôm qua đến giờ, rồi xin Phật dạy cho ông về đạo lí. Đó là một buổi sáng tại tu viện Trúc Lâm, sau khi mùa an cư lần thứ ba của Phật chấm dứt.
Sau khi nghe bài pháp đầu tiên, tâm ông bừng sáng. Ông vui sướng đảnh lễ và xin Phật nhận cho ông được làm đệ tử tại gia của Ngài. Phật hoan hỉ chấp nhận. Khi đức Phật hướng dẫn chư tăng đến thọ lễ cúng dường tại nhà người anh vợ của ông, ông cũng thỉnh Phật và chư tăng ngay ngày hôm sau đến đây để thọ lễ trai tăng do chính ông cúng dường. Trong lễ trai tăng này, Tu Đạt đã thành khẩn thỉnh cầu Phật và chư tăng sang Xá Vệ, quê hương ông, để truyền bá chánh pháp. Ông phát nguyện sẽ kiến lập một ngôi tu viện lớn tại kinh thành Xá Vệ để cúng dường Phật và giáo đoàn làm cơ sở tu học và hành đạo tại vương quốc Kiều Tát La.
Lời thỉnh cầu trên đã được Phật hứa khả. Ông liền trở về Xá Vệ để tìm địa điểm xây cất tu viện. Ông đã đi quan sát nhiều nơi chung quanh kinh thành, nhưng đều không ưng ý. Bấy giờ, thái tử Kỳ Đà (Jeta) của nước Kiều Tát La, có một khu vườn cây nằm sát kinh thành, do vua cha là Ba Tư Nặc (Prasenajit - Pasenadi) (1) ban cho. Nơi đó rộng rãi, thanh tịnh, phong cảnh tươi đẹp, u nhã, thật là một địa điểm thích hợp để lập tu viện. Cư sĩ Tu Đạt vừa ý lắm, bèn vào hoàng cung xin gặp thái tử để thương lượng mua lại. Gặp thái tử, ông trình bày ước muốn của mình là được mua khu vườn cây của thái tử để xây cất tu viện cúng dường đức Phật và giáo đoàn của Ngài, làm cơ sở tu học và hoằng pháp.
Thái tử nói đùa:
- Khu vườn ấy là của phụ hoàng cho tôi. Tôi quý nó như vàng. Nếu ông có thể đem vàng ròng trải kín đầy mặt đất khắp khu vườn thì tôi mới chịu bán nó cho ông.
Nhưng Tu Đạt thì cho đó là lời nói nghiêm túc, bèn trả lời:
- Thưa vâng. Sáng mai tôi sẽ chở vàng tới và làm đúng theo điều kiện của thái tử vừa đưa ra.
Thật là bất ngờ! Thái tử giật mình kinh ngạc:
- Tôi chỉ nói đùa thôi mà, chứ khu vườn đó tôi không muốn bán đâu. Ông đừng chở vàng tới!
Nhưng trưởng giả vẫn nghiêm trang:
- Thưa thái tử! Ngài là bậc vương giả. Ngài đã nói điều gì thì điều ấy không thể chối bỏ được.
Thái tử đành nhượng bộ, nhưng trong lòng vẫn mong cho Tu Đạt không có đủ vàng để ông khỏi mất khu vườn. Không để cho thái tử có thì giờ nói thêm lời gì, Tu Đạt vội vã cáo từ.
Sáng hôm sau, khi thái tử ra đến khu vườn thì đã thấy vàng của Tu Đạt đã chở tới rồi, và gia nhân của ông đang lót vàng trên mặt đất vườn. Thái tử chứng kiến cảnh tượng lót vàng mà càng lúc càng cảm thấy kì lạ. Thái tử linh cảm đây không phải là chuyện bình thường. Ông trưởng giả chịu bỏ ra từng đống vàng một cách không tiếc rẻ để chỉ mua một khu vườn cây chỉ giá trị giải trí chứ không có lợi tức gì thiết thực cả như thế này, thực ra là vì chuyện gì? Như vậy, con người mà ông trưởng giả gọi là “Phật" đó, chắc chắn phải là một nhân vật ghê gớm lắm! Lúc ấy vàng đã được trải gần kín hết khu vườn, và Tu Đạt thì đang đứng nhìn những gốc cây có vẻ tư lự. Thái tử đến vỗ vai Tu Đạt, hỏi:
- Ông đang suy nghĩ gì mà không tiếp tục lót cho hết vàng? Ông muốn thay đổi ý kiến chăng?
Tu Đạt giật mình, vội trả lời:
- Không phải vậy, tôi đang suy nghĩ xem làm sao mà trải vàng lấp được những gốc cây. Khó quá!
Rồi thái tử xin ông nói cho nghe về đức Phật và giáo đoàn của Ngài, xem có gì đặc biệt. Mắt Tu Đạt bỗng sáng lên vì hãnh diện. Ông bắt đầu nói về tư cách, đạo đức và trí tuệ vượt bậc của Phật, về giáo pháp mà Phật đã dạy cho ông, và về đời sống thanh cao, phạm hạnh của giáo đoàn. Thái tử nghe những điều ông nói, cũng cảm thấy hứng khởi trong lòng, liền đề nghị:
- Thôi, lót vàng như thế cũng đủ rồi, đừng suy nghĩ nữa. Thẻo đất trống còn lại, và tất cả cây trong vườn, tôi xin cúng dường Phật, gọi là xin đóng góp chút ít vào công trình cao đẹp của ông. Cứ coi như là ông cúng đất và tôi cúng cây để xây tu viện. Được một người như thái tử thấu hiểu và thật tâm ủng hộ mình, Tu Đạt hân hoan không xiết kể. Từ đó, khu vườn được gọi tên là “Vườn Cấp Cô Độc với cây của Kỳ Đà”.
Thế là địa điểm đã có, cư sĩ Tu Đạt lập tức trở lại thành Vương Xá để trình lên Phật biết, và xin Phật ban cho ý kiến về việc xây cất tu viện. Đức Phật đã phái tôn giả Xá Lợi Phất cùng đi Xá Vệ với Tu Đạt để trông nom công việc xây cất.
Đến Xá Vệ, tôn giả Xá Lợi Phất trú ngay tại khu vườn cho tiện việc điều động công tác. Buổi tối tôn giả thường nói pháp ngay tại khu vườn. Số người nghe pháp ngày càng đông, Phật chưa đến mà Phật pháp đã được dân chúng hâm mộ.
Bốn tháng sau thì công tác kiến thiết hoàn tất. Tu viện có tịnh thất của Phật, có tăng, xá, thiền đường, giảng đường, nhà dưỡng bệnh, nhà tắm, hồ nước, đường thiền hành... coi như là đầy đủ tiện nghi, và có vẻ bề thế hơn cả tu viện Trúc Lâm. Tu viện được gọi bằng nhiều tên: Kỳ Viên, Kỳ Hoàn, Cấp Cô Độc, hay Kỳ Thọ Cấp Cô Độc.
Tôn giả Xá Lợi Phất trở về Vương Xá thỉnh Phật và tăng chúng sang Xá Vệ. Trong khi đó, cư sĩ Cấp Cô Độc và thái tử Kỳ Đà thì lo chuẩn bị mọi thứ hoàn hảo để nghênh đón Phật và giáo đoàn.
Trong thời gian cư trú tại Xá Vệ vừa qua, tôn giả Xá Lợi Phất đã bị hàng trăm vị luận sư trứ danh của ngoại đạo thách thức tranh luận. Với trí tuệ và tài hùng biện, tôn giả đã khuất phục tất cả và đưa họ vào con đường chánh pháp.
Cả gia đình Cấp Cô Độc đều là những Phật tử thuần thành. Vợ ông là một người nội trợ hiền lương đạo đức. Ba cô con gái đều có tâm đạo nhiệt thành. Cậu con trai út ban đầu không thích đi chùa nghe pháp, hạnh kiểm không được tốt lắm, nhưng nhờ sự dạy dỗ khéo léo của cha mẹ, cậu cũng chịu nghe lời Phật dạy, và trở nên một người mẫu mực.
Những ngày trước đây, câu chuyện về “trưởng giả Tu Đạt không tiếc vàng bạc, đã mua vườn cây của thái tử Kỳ Đà xây tu viện cúng dường cho bậc giác ngộ và giáo đoàn của Ngài sẽ tới từ vương quốc Ma Kiệt Đà”, đã được lan rộng trong dân chúng thủ đô Xá Vệ; bây giờ lại thêm câu chuyện “một vị đệ tử của bậc giác ngộ đã tranh luận chiến thắng cả trăm vị luận sư trứ danh Bà la môn”, lại càng làm cho dân chúng hân hoan đón nhận một tôn giáo mới; và cư sĩ Tu Đạt, nhờ đó mà tín tâm đối với Phật pháp càng thêm sâu đậm, sắt đá, khó có gì lay chuyển nổi. Bởi vậy, ngày mà đức Phật dẫn giáo đoàn tiến vào thủ đô Xá Vệ, dân chúng trong thành đã tự động cùng đi theo cư sĩ Tu Đạt và thái tử Kì Đà, đón rước Phật thật linh đình, như là ngày hội lớn của kinh đô.
Cư sĩ và thái tử hướng dẫn Phật và giáo đoàn về thẳng tu viện Kỳ Viên. Thấy cơ sở được kiến thiết một cách chu đáo, Phật ngỏ lời khen ngợi công đức cúng dường của Tu Đạt.
Kỳ Viên là trung tâm tu học và hành đạo to lớn được xây cất sau tu viện Trúc Lâm. Đức Phật đã trải qua mùa an cư thứ tư tại đây. Từ mùa an cư thứ hai mươi, do được chư tăng cung thỉnh, mỗi năm cứ tới mùa mưa, Ngài lại về an cư tại Xá Vệ. Tổng cộng, tại tu viện này, đức Phật đã an cư cả thảy mười chín lần. Phần lớn các kinh điển cũng đã được Phật thuyết tại đây. Trưởng giả Cấp Cô Độc thường là đối tượng để Phật nói các bài pháp dành cho hàng cư sĩ.
Có thể nói, Cấp Cô Độc đã đến tu viện hàng ngày để thăm Phật và học hỏi. Đạo tâm của ông thực là kiên cố. Cả gia đình ông đều là những Phật tử thuần thành. Vợ ông là một người nội trợ hiền lương đạo đức. Ba cô con gái đều có tâm đạo nhiệt thành. Cậu con trai út ban đầu không thích đi chùa nghe pháp, hạnh kiểm không được tốt lắm, nhưng nhờ sự dạy dỗ khéo léo của cha mẹ, cậu cũng chịu nghe lời Phật dạy, và trở nên một người mẫu mực.
Khi cậu con trai này lập gia đình, lại gặp phải một người vợ ngỗ nghịch, ỷ con nhà giàu, không nghe lời cha mẹ chồng, không nể nang sự khuyên bảo của chồng, mà cũng không tín phụng Phật pháp. Một hôm, đức Phật đến nhà thăm cư sĩ Tu Đạt thì vừa gặp đúng lúc cô con dâu của ông đang quát tháo ồn ào ở nhà sau. Ngài liền cho gọi cô ấy lên và giảng cho cô nghe một bài pháp về “bảy hạng người vợ trên thế gian”. Sau khi nghe bài pháp này, cô lấy làm hổ thẹn và xin hứa với Phật sẽ quyết tâm đổi tính nết để trở thành một người vợ hiền, một con dâu hiếu thảo. Từ đó, gia đình của cư sĩ Tu Đạt trở thành một gia đình toàn vẹn gương mẫu.
Hạnh bố thí của cư sĩ Tu Đạt thật rộng lớn. Đối với xã hội, ông luôn luôn để ra một phần gia sản để chu cấp cho tất cả những kẻ nghèo khó, cô đơn, không nhà cửa, không có họ hàng thân thích để nương tựa. Ông giúp đỡ, bênh vực và che chở họ. Bởi vậy mà ông được mọi người kính mến, nể vì, từ quốc vương, các đại thần trong triều đình, cho đến những kẻ cùng đinh trong dân gian. Đối với đức Phật và giáo đoàn, ngoài việc cúng dường tu viện Kỳ Viên, ông còn phát tâm (cùng với nữ cư sĩ Tỳ Xá Khư - xin xem chương kế tiếp) cung cấp chỗ cư trú, y áo, thực phẩm và thuốc men cho chư tăng ni bất cứ từ đâu đến thành Xá Vệ.
Mùa an cư thứ ba mươi bảy, đức Phật ngự tại tu viện Kỳ Viên. Một hôm sau buổi pháp thoại, bà vợ của của sĩ Tu Đạt đã bạch Phật rằng, chồng bà đang bệnh nặng, có thể không còn sống được bao lâu nữa. Hôm sau, đức Phật cùng với hai tôn giả Xá Lợi Phất và A Nan đi thăm Tu Đạt. Thấy Phật và hai tôn giả đến, ông vui mừng lắm. Để an ủi ông, Phật dạy:
- Tu Đạt! Suốt đời ông đã sống một cuộc sống có ý nghĩa. Ông đã làm vơi nỗi khổ đau của biết bao nhiêu người. Ông cũng đã đóng góp thật nhiều tâm lực vào sự hoằng truyền đạo giác ngộ được lan rộng khắp nơi chốn. Ông sống đúng theo chánh pháp, đã tạo được hạnh phúc cho bản thân, cho gia đình, và cho cho rất nhiều người trong xã hội. Bây giờ thì ông nên tịnh dưỡng. Thầy Xá Lợi Phất sẽ thỉnh thoảng đến thăm ông và hướng dẫn sự tu học cho ông.
Gần một tháng sau, người nhà của cư sĩ Tu Đạt lên tu viện báo cho tôn giả Xá Lợi Phất biết là bệnh tình của cư sĩ vừa trở nặng. Tôn giả liền mới tôn giả A Nan cùng đi thăm Tu Đạt. Ông không ngồi dậy được, chỉ nằm trên giường mà tiếp hai vị tôn giả. Biết đây là thời khắc cuối cùng của cuộc đời ông, tôn giả Xá Lợi Phất liền thuyết cho ông nghe một bài pháp cao siêu; vừa thuyết vừa dạy ông quán tưởng theo. Khi nghe và quán tưởng theo bài pháp ấy xong, nước mắt ông bỗng chảy ràn rụa trên hai gò má. Tôn giả A Nan thấy thế, hỏi:
- Cư sĩ Tu Đạt! Sao? Có phải ông lo sợ mà quán chiếu không thành công, và tinh thần trở nên suy nhược không?
- Bạch tôn giả A Nan! Con không có lo sợ, tinh thần con không hề suy nhược. Con quán chiếu rất thành công, con khóc là vì con quá xúc động. Con đã phụng sự Phật và chúng tăng hơn ba mươi năm nay, đã từng được nghe nhiều bài pháp do đức Thế Tôn giảng dạy, vậy mà chưa bao giờ con được nghe bài pháp nào sâu xa và nhiệm mầu như bài pháp hôm nay.
Tôn giả Xá Lợi Phất giải thích:
- Cư sĩ Tu Đạt! Những giáo pháp sâu xa nhiệm mầu như vầy thường chỉ được giảng dạy cho chư vị tăng ni mà thôi.
- Bạch hai vị tôn giả! Hàng đệ tử cư sĩ chúng còn cũng có người có thể nghe, hiểu và hành trì được giáo pháp sâu xa nhiệm màu này. Xin hai vị tôn giả bạch với đức Thế Tôn, xin Ngài cho phép giới cư sĩ chúng con được nghe và hành trì giáo pháp sâu xa mầu nhiệm đó.
Cư sĩ Tu Đạt đã an nhiên từ trần ngay chiều hôm đó. Hai vị tôn giả đã ở lại hộ niệm rất lâu cho ông.
- Khu vườn ấy là của phụ hoàng cho tôi. Tôi quý nó như vàng. Nếu ông có thể đem vàng ròng trải kín đầy mặt đất khắp khu vườn thì tôi mới chịu bán nó cho ông.
Nhưng Tu Đạt thì cho đó là lời nói nghiêm túc, bèn trả lời:
- Thưa vâng. Sáng mai tôi sẽ chở vàng tới và làm đúng theo điều kiện của thái tử vừa đưa ra.
Thật là bất ngờ! Thái tử giật mình kinh ngạc:
- Tôi chỉ nói đùa thôi mà, chứ khu vườn đó tôi không muốn bán đâu. Ông đừng chở vàng tới!
Nhưng trưởng giả vẫn nghiêm trang:
- Thưa thái tử! Ngài là bậc vương giả. Ngài đã nói điều gì thì điều ấy không thể chối bỏ được.
Thái tử đành nhượng bộ, nhưng trong lòng vẫn mong cho Tu Đạt không có đủ vàng để ông khỏi mất khu vườn. Không để cho thái tử có thì giờ nói thêm lời gì, Tu Đạt vội vã cáo từ.
Sáng hôm sau, khi thái tử ra đến khu vườn thì đã thấy vàng của Tu Đạt đã chở tới rồi, và gia nhân của ông đang lót vàng trên mặt đất vườn. Thái tử chứng kiến cảnh tượng lót vàng mà càng lúc càng cảm thấy kì lạ. Thái tử linh cảm đây không phải là chuyện bình thường. Ông trưởng giả chịu bỏ ra từng đống vàng một cách không tiếc rẻ để chỉ mua một khu vườn cây chỉ giá trị giải trí chứ không có lợi tức gì thiết thực cả như thế này, thực ra là vì chuyện gì? Như vậy, con người mà ông trưởng giả gọi là “Phật" đó, chắc chắn phải là một nhân vật ghê gớm lắm! Lúc ấy vàng đã được trải gần kín hết khu vườn, và Tu Đạt thì đang đứng nhìn những gốc cây có vẻ tư lự. Thái tử đến vỗ vai Tu Đạt, hỏi:
- Ông đang suy nghĩ gì mà không tiếp tục lót cho hết vàng? Ông muốn thay đổi ý kiến chăng?
Tu Đạt giật mình, vội trả lời:
- Không phải vậy, tôi đang suy nghĩ xem làm sao mà trải vàng lấp được những gốc cây. Khó quá!
Rồi thái tử xin ông nói cho nghe về đức Phật và giáo đoàn của Ngài, xem có gì đặc biệt. Mắt Tu Đạt bỗng sáng lên vì hãnh diện. Ông bắt đầu nói về tư cách, đạo đức và trí tuệ vượt bậc của Phật, về giáo pháp mà Phật đã dạy cho ông, và về đời sống thanh cao, phạm hạnh của giáo đoàn. Thái tử nghe những điều ông nói, cũng cảm thấy hứng khởi trong lòng, liền đề nghị:
- Thôi, lót vàng như thế cũng đủ rồi, đừng suy nghĩ nữa. Thẻo đất trống còn lại, và tất cả cây trong vườn, tôi xin cúng dường Phật, gọi là xin đóng góp chút ít vào công trình cao đẹp của ông. Cứ coi như là ông cúng đất và tôi cúng cây để xây tu viện. Được một người như thái tử thấu hiểu và thật tâm ủng hộ mình, Tu Đạt hân hoan không xiết kể. Từ đó, khu vườn được gọi tên là “Vườn Cấp Cô Độc với cây của Kỳ Đà”.
Thế là địa điểm đã có, cư sĩ Tu Đạt lập tức trở lại thành Vương Xá để trình lên Phật biết, và xin Phật ban cho ý kiến về việc xây cất tu viện. Đức Phật đã phái tôn giả Xá Lợi Phất cùng đi Xá Vệ với Tu Đạt để trông nom công việc xây cất.
Đến Xá Vệ, tôn giả Xá Lợi Phất trú ngay tại khu vườn cho tiện việc điều động công tác. Buổi tối tôn giả thường nói pháp ngay tại khu vườn. Số người nghe pháp ngày càng đông, Phật chưa đến mà Phật pháp đã được dân chúng hâm mộ.
Bốn tháng sau thì công tác kiến thiết hoàn tất. Tu viện có tịnh thất của Phật, có tăng, xá, thiền đường, giảng đường, nhà dưỡng bệnh, nhà tắm, hồ nước, đường thiền hành... coi như là đầy đủ tiện nghi, và có vẻ bề thế hơn cả tu viện Trúc Lâm. Tu viện được gọi bằng nhiều tên: Kỳ Viên, Kỳ Hoàn, Cấp Cô Độc, hay Kỳ Thọ Cấp Cô Độc.
Tôn giả Xá Lợi Phất trở về Vương Xá thỉnh Phật và tăng chúng sang Xá Vệ. Trong khi đó, cư sĩ Cấp Cô Độc và thái tử Kỳ Đà thì lo chuẩn bị mọi thứ hoàn hảo để nghênh đón Phật và giáo đoàn.
Trong thời gian cư trú tại Xá Vệ vừa qua, tôn giả Xá Lợi Phất đã bị hàng trăm vị luận sư trứ danh của ngoại đạo thách thức tranh luận. Với trí tuệ và tài hùng biện, tôn giả đã khuất phục tất cả và đưa họ vào con đường chánh pháp.
Cả gia đình Cấp Cô Độc đều là những Phật tử thuần thành. Vợ ông là một người nội trợ hiền lương đạo đức. Ba cô con gái đều có tâm đạo nhiệt thành. Cậu con trai út ban đầu không thích đi chùa nghe pháp, hạnh kiểm không được tốt lắm, nhưng nhờ sự dạy dỗ khéo léo của cha mẹ, cậu cũng chịu nghe lời Phật dạy, và trở nên một người mẫu mực.
Những ngày trước đây, câu chuyện về “trưởng giả Tu Đạt không tiếc vàng bạc, đã mua vườn cây của thái tử Kỳ Đà xây tu viện cúng dường cho bậc giác ngộ và giáo đoàn của Ngài sẽ tới từ vương quốc Ma Kiệt Đà”, đã được lan rộng trong dân chúng thủ đô Xá Vệ; bây giờ lại thêm câu chuyện “một vị đệ tử của bậc giác ngộ đã tranh luận chiến thắng cả trăm vị luận sư trứ danh Bà la môn”, lại càng làm cho dân chúng hân hoan đón nhận một tôn giáo mới; và cư sĩ Tu Đạt, nhờ đó mà tín tâm đối với Phật pháp càng thêm sâu đậm, sắt đá, khó có gì lay chuyển nổi. Bởi vậy, ngày mà đức Phật dẫn giáo đoàn tiến vào thủ đô Xá Vệ, dân chúng trong thành đã tự động cùng đi theo cư sĩ Tu Đạt và thái tử Kì Đà, đón rước Phật thật linh đình, như là ngày hội lớn của kinh đô.
Cư sĩ và thái tử hướng dẫn Phật và giáo đoàn về thẳng tu viện Kỳ Viên. Thấy cơ sở được kiến thiết một cách chu đáo, Phật ngỏ lời khen ngợi công đức cúng dường của Tu Đạt.
Kỳ Viên là trung tâm tu học và hành đạo to lớn được xây cất sau tu viện Trúc Lâm. Đức Phật đã trải qua mùa an cư thứ tư tại đây. Từ mùa an cư thứ hai mươi, do được chư tăng cung thỉnh, mỗi năm cứ tới mùa mưa, Ngài lại về an cư tại Xá Vệ. Tổng cộng, tại tu viện này, đức Phật đã an cư cả thảy mười chín lần. Phần lớn các kinh điển cũng đã được Phật thuyết tại đây. Trưởng giả Cấp Cô Độc thường là đối tượng để Phật nói các bài pháp dành cho hàng cư sĩ.
Có thể nói, Cấp Cô Độc đã đến tu viện hàng ngày để thăm Phật và học hỏi. Đạo tâm của ông thực là kiên cố. Cả gia đình ông đều là những Phật tử thuần thành. Vợ ông là một người nội trợ hiền lương đạo đức. Ba cô con gái đều có tâm đạo nhiệt thành. Cậu con trai út ban đầu không thích đi chùa nghe pháp, hạnh kiểm không được tốt lắm, nhưng nhờ sự dạy dỗ khéo léo của cha mẹ, cậu cũng chịu nghe lời Phật dạy, và trở nên một người mẫu mực.
Khi cậu con trai này lập gia đình, lại gặp phải một người vợ ngỗ nghịch, ỷ con nhà giàu, không nghe lời cha mẹ chồng, không nể nang sự khuyên bảo của chồng, mà cũng không tín phụng Phật pháp. Một hôm, đức Phật đến nhà thăm cư sĩ Tu Đạt thì vừa gặp đúng lúc cô con dâu của ông đang quát tháo ồn ào ở nhà sau. Ngài liền cho gọi cô ấy lên và giảng cho cô nghe một bài pháp về “bảy hạng người vợ trên thế gian”. Sau khi nghe bài pháp này, cô lấy làm hổ thẹn và xin hứa với Phật sẽ quyết tâm đổi tính nết để trở thành một người vợ hiền, một con dâu hiếu thảo. Từ đó, gia đình của cư sĩ Tu Đạt trở thành một gia đình toàn vẹn gương mẫu.
Hạnh bố thí của cư sĩ Tu Đạt thật rộng lớn. Đối với xã hội, ông luôn luôn để ra một phần gia sản để chu cấp cho tất cả những kẻ nghèo khó, cô đơn, không nhà cửa, không có họ hàng thân thích để nương tựa. Ông giúp đỡ, bênh vực và che chở họ. Bởi vậy mà ông được mọi người kính mến, nể vì, từ quốc vương, các đại thần trong triều đình, cho đến những kẻ cùng đinh trong dân gian. Đối với đức Phật và giáo đoàn, ngoài việc cúng dường tu viện Kỳ Viên, ông còn phát tâm (cùng với nữ cư sĩ Tỳ Xá Khư - xin xem chương kế tiếp) cung cấp chỗ cư trú, y áo, thực phẩm và thuốc men cho chư tăng ni bất cứ từ đâu đến thành Xá Vệ.
Mùa an cư thứ ba mươi bảy, đức Phật ngự tại tu viện Kỳ Viên. Một hôm sau buổi pháp thoại, bà vợ của của sĩ Tu Đạt đã bạch Phật rằng, chồng bà đang bệnh nặng, có thể không còn sống được bao lâu nữa. Hôm sau, đức Phật cùng với hai tôn giả Xá Lợi Phất và A Nan đi thăm Tu Đạt. Thấy Phật và hai tôn giả đến, ông vui mừng lắm. Để an ủi ông, Phật dạy:
- Tu Đạt! Suốt đời ông đã sống một cuộc sống có ý nghĩa. Ông đã làm vơi nỗi khổ đau của biết bao nhiêu người. Ông cũng đã đóng góp thật nhiều tâm lực vào sự hoằng truyền đạo giác ngộ được lan rộng khắp nơi chốn. Ông sống đúng theo chánh pháp, đã tạo được hạnh phúc cho bản thân, cho gia đình, và cho cho rất nhiều người trong xã hội. Bây giờ thì ông nên tịnh dưỡng. Thầy Xá Lợi Phất sẽ thỉnh thoảng đến thăm ông và hướng dẫn sự tu học cho ông.
Gần một tháng sau, người nhà của cư sĩ Tu Đạt lên tu viện báo cho tôn giả Xá Lợi Phất biết là bệnh tình của cư sĩ vừa trở nặng. Tôn giả liền mới tôn giả A Nan cùng đi thăm Tu Đạt. Ông không ngồi dậy được, chỉ nằm trên giường mà tiếp hai vị tôn giả. Biết đây là thời khắc cuối cùng của cuộc đời ông, tôn giả Xá Lợi Phất liền thuyết cho ông nghe một bài pháp cao siêu; vừa thuyết vừa dạy ông quán tưởng theo. Khi nghe và quán tưởng theo bài pháp ấy xong, nước mắt ông bỗng chảy ràn rụa trên hai gò má. Tôn giả A Nan thấy thế, hỏi:
- Cư sĩ Tu Đạt! Sao? Có phải ông lo sợ mà quán chiếu không thành công, và tinh thần trở nên suy nhược không?
- Bạch tôn giả A Nan! Con không có lo sợ, tinh thần con không hề suy nhược. Con quán chiếu rất thành công, con khóc là vì con quá xúc động. Con đã phụng sự Phật và chúng tăng hơn ba mươi năm nay, đã từng được nghe nhiều bài pháp do đức Thế Tôn giảng dạy, vậy mà chưa bao giờ con được nghe bài pháp nào sâu xa và nhiệm mầu như bài pháp hôm nay.
Tôn giả Xá Lợi Phất giải thích:
- Cư sĩ Tu Đạt! Những giáo pháp sâu xa nhiệm mầu như vầy thường chỉ được giảng dạy cho chư vị tăng ni mà thôi.
- Bạch hai vị tôn giả! Hàng đệ tử cư sĩ chúng còn cũng có người có thể nghe, hiểu và hành trì được giáo pháp sâu xa nhiệm màu này. Xin hai vị tôn giả bạch với đức Thế Tôn, xin Ngài cho phép giới cư sĩ chúng con được nghe và hành trì giáo pháp sâu xa mầu nhiệm đó.
Cư sĩ Tu Đạt đã an nhiên từ trần ngay chiều hôm đó. Hai vị tôn giả đã ở lại hộ niệm rất lâu cho ông.
Hình ảnh cư sĩ Cấp Cô độc trong lòng các Phật tử
Là Phật tử, tất cả chúng ta đều có chung nhận định về ông Sú Đát Tá (Sudatta), tức nam cư sĩ Cấp Cô Độc, người có công rất lớn trong sứ mạng hành trì chánh pháp và cải tiến xã hội thời đức Phật trụ thế - 623 năm trước Gia Tô kỷ nguyên. Sự nhận định này chủ yếu nhằm vào vai trò và công trình cống hiến của ông về hai phương diện Đạo và Đời!
Về mặt Đời, ông đã đóng góp tích cực và hữu hiệu công tác cải tiến xã hội qua công trình thiết lập Trung tâm huấn nghệ, Trung tâm cứu đói, Viện dưỡng lão, Viện mồ côi, nhất là năm trăm khẩu phần thường trực tại tư gia cho những người xin ăn nghèo đói. Ông không hề biết từ chối. Nhà ông như giếng nước, như suối ngọt. Ai cần thì cứ tùy nghi sử dụng. Do đó, ông được giới bình dân xưng tụng là "Cấp Cô Độc" (Anàthapindika).
Về mặt Đạo, ông là một vị Hộ pháp thuần vĩ, là bậc Thánh Sơ quả Tu Đà Hườn (Sotàpanno), là một thiện hữu trí thức mô phạm của toàn thể Phật tử tại gia đương thời.
Đối với chánh pháp,Cấp Cô Độc là một nam cư sĩ giảng sư vừa có khả năng xương minh vừa có khả năng đối thoại. Chính đức Phật đã khuyến tán ông trước Tăng chúng: "Này các Tỳ kheo! Ngay như một số Tỳ kheo đã sống trong Giáo hội lâu năm, lắm khi chưa đủ thâm uyên giáo lý để có thể trả lời với các đạo sĩ Bà la môn chính xác như Sú Đát Ta!".
Ông tuyệt đối tôn kính chánh pháp như tôn kính đức Phật. Ông cho thiết lập nhiều giảng đường trong thành Sa Vắt Thi (Sàvatthì) để quần chúng được nghe và học hỏi giáo lý. Ông biết, nếu chỉ giúp đỡ vật chất đương thuần, thiếu yếu tố tâm linh thì cuộc sống gia đình, xã hội cũng sẽ bế tắc. Bí quyết duy nhất giúp khai thông lộ trình đến chung cuộc hạnh phúc là chánh pháp. Vì chánh pháp là tiêu điểm chủ yếu, là chất liệu sinh tử có tính năng kết hợp giải quyết tối hậu, hai nhiệm vụ Đạo - Đời vốn nhiêu khê phức tạp.
Trong quá trình phối hợp nhiệm vụ, Cấp Cô Độc đã thể hiện tiêu biểu vai trò bằng tự đem thân làm gương làm chứng. Không phải ông là hiện thân đặc trưng như vậy trong thịnh thời, mà ngay khi sa sút cũng giữ được phong độ. Công cuộc dấn thân tình nguyện phụng hoằng chánh pháp của ông chẳng những có tánh lịch sử địa phương Trung-Ấn, mà còn mang tánh tiêu biểu toàn cầu thời đại.
Bằng những hình ảnh tiêu biểu có tánh lịch sử, ông Cấp Cô Độc đã vẽ nên một bức tranh nhân đạo rất sinh động, tô màu "nhân bản", lồng khuôn "Hiền Thánh", được treo giữa tòa lầu đại thế hệ, mà di ảnh mãi sáng rực thiên thu trong vòm trời Đông Á.
Đối với Tăng Già, Cấp Cô Độc là một đại thí chủ hộ Tăng đắc lực. Ông như nước, chúng Tăng như cá. Ông phát tâm tình nguyện cúng dường thực phẩm thường trực cho năm trăm vị Tỳ kheo hóa trai ngang nhà ông. Mỗi ngày, ông đều đến Kỳ Viên tịnh xá hai lần: trưa và chiều. Buổi trưa ông đến chùa cúng dường đức Phật và Tăng chúng các thức ăn, buổi chiều nước sinh tố. Chư Tăng, nhất là các vị Tỳ kheo trẻ và các vị tiểu Sa di xem sự hiện diện của ông là dấu hiệu của "Thần tài". Ông không bao giờ đi chùa tay không. Thông lệ mỗi chiều, sau khi thính pháp, ông đi một vòng quanh chùa để kịp thời cúng dường những nhu cầu riêng lẻ cho từng vị.
Trong phạm vi gia đình, ông hướng dẫn và an trú họ vào niềm tin chánh pháp. Duy nhất, một đứa cháu trai bị biệt nghiệp nặng nề, mặc dù ông nhiều lần giúp đỡ, cảm hóa, nhưng bất thành, nên đã chết trên đường lang bạt, vô thừa nhận.
Đối với hàng ngàn gia nhân giúp việc, ông xem họ như bà con cật ruột và hết mình giúp đỡ, không hề phân biệt. Ngay như trong những ngày trai tịnh, ông cũng hướng dẫn họ và gia đình họ trì thọ trai giới.
Đối với thân hữu, đại đa số đều nhờ ông mà qui ngưỡng chánh pháp. Ngay như Thái tử Kỳ Đà cũng nhờ đạo tâm thuần phát và niềm tin chánh kiến của ông ảnh hưởng, đã sống cuộc đời hướng thiện.
Tóm lại, về mọi địa hạt sống, từ bản thân, gia đình, dòng họ, gia nhân, thân hữu đến giới bình dân lao động đều được thừa hưởng công đức lợi tha của ông qua cụ thể Tứ nhiếp pháp, nhất là Bố thí nhiếp.
Bằng những hình ảnh tiêu biểu có tính lịch sử, ông Cấp Cô Độc đã vẽ nên một bức tranh nhân đạo rất sinh động, tô màu "nhân bản", lồng khuôn "Hiền Thánh", được treo giữa tòa lầu đại thế hệ, mà di ảnh mãi sáng rực thiên thu trong vòm trời Đông Á.
Ngày nay, nếu ai hữu duyên chiêm bái thánh tích Phật ở Trung Ấn, khi đến Kỳ Viên tịnh xá - Ngôi chùa lịch sử đầu tiên do ông Cấp Cô Độc kiến tạo cúng dường đức Phật và Thánh chúng trong Sa Vắt Thi (Sàvatthì) thì quý vị sẽ được chiêm bái ngôi tháp thờ vị Hộ pháp này, cách xa Kỳ Viên Tự khoảng hai cây số. Tuy bị thời gian và ngoại đạo tàn phá, nhưng trái đất vẫn còn ôm ấp hình hài, bầu trời vẫn còn chở che linh khí, ánh thái dương vẫn còn sưởi ấm thức linh và những đêm rằm thượng tuần, Hằng Nga cũng rời thiềm cung, để làm đẹp một di tích ngàn năm lịch sử.
Nguyên tác Hán Văn: Tinh Vân Pháp Sư - Việt dịch: Cư Sĩ Hạnh Cơ
Là Phật tử, tất cả chúng ta đều có chung nhận định về ông Sú Đát Tá (Sudatta), tức nam cư sĩ Cấp Cô Độc, người có công rất lớn trong sứ mạng hành trì chánh pháp và cải tiến xã hội thời đức Phật trụ thế - 623 năm trước Gia Tô kỷ nguyên. Sự nhận định này chủ yếu nhằm vào vai trò và công trình cống hiến của ông về hai phương diện Đạo và Đời!
Về mặt Đời, ông đã đóng góp tích cực và hữu hiệu công tác cải tiến xã hội qua công trình thiết lập Trung tâm huấn nghệ, Trung tâm cứu đói, Viện dưỡng lão, Viện mồ côi, nhất là năm trăm khẩu phần thường trực tại tư gia cho những người xin ăn nghèo đói. Ông không hề biết từ chối. Nhà ông như giếng nước, như suối ngọt. Ai cần thì cứ tùy nghi sử dụng. Do đó, ông được giới bình dân xưng tụng là "Cấp Cô Độc" (Anàthapindika).
Về mặt Đạo, ông là một vị Hộ pháp thuần vĩ, là bậc Thánh Sơ quả Tu Đà Hườn (Sotàpanno), là một thiện hữu trí thức mô phạm của toàn thể Phật tử tại gia đương thời.
Đối với chánh pháp,Cấp Cô Độc là một nam cư sĩ giảng sư vừa có khả năng xương minh vừa có khả năng đối thoại. Chính đức Phật đã khuyến tán ông trước Tăng chúng: "Này các Tỳ kheo! Ngay như một số Tỳ kheo đã sống trong Giáo hội lâu năm, lắm khi chưa đủ thâm uyên giáo lý để có thể trả lời với các đạo sĩ Bà la môn chính xác như Sú Đát Ta!".
Ông tuyệt đối tôn kính chánh pháp như tôn kính đức Phật. Ông cho thiết lập nhiều giảng đường trong thành Sa Vắt Thi (Sàvatthì) để quần chúng được nghe và học hỏi giáo lý. Ông biết, nếu chỉ giúp đỡ vật chất đương thuần, thiếu yếu tố tâm linh thì cuộc sống gia đình, xã hội cũng sẽ bế tắc. Bí quyết duy nhất giúp khai thông lộ trình đến chung cuộc hạnh phúc là chánh pháp. Vì chánh pháp là tiêu điểm chủ yếu, là chất liệu sinh tử có tính năng kết hợp giải quyết tối hậu, hai nhiệm vụ Đạo - Đời vốn nhiêu khê phức tạp.
Trong quá trình phối hợp nhiệm vụ, Cấp Cô Độc đã thể hiện tiêu biểu vai trò bằng tự đem thân làm gương làm chứng. Không phải ông là hiện thân đặc trưng như vậy trong thịnh thời, mà ngay khi sa sút cũng giữ được phong độ. Công cuộc dấn thân tình nguyện phụng hoằng chánh pháp của ông chẳng những có tánh lịch sử địa phương Trung-Ấn, mà còn mang tánh tiêu biểu toàn cầu thời đại.
Bằng những hình ảnh tiêu biểu có tánh lịch sử, ông Cấp Cô Độc đã vẽ nên một bức tranh nhân đạo rất sinh động, tô màu "nhân bản", lồng khuôn "Hiền Thánh", được treo giữa tòa lầu đại thế hệ, mà di ảnh mãi sáng rực thiên thu trong vòm trời Đông Á.
Đối với Tăng Già, Cấp Cô Độc là một đại thí chủ hộ Tăng đắc lực. Ông như nước, chúng Tăng như cá. Ông phát tâm tình nguyện cúng dường thực phẩm thường trực cho năm trăm vị Tỳ kheo hóa trai ngang nhà ông. Mỗi ngày, ông đều đến Kỳ Viên tịnh xá hai lần: trưa và chiều. Buổi trưa ông đến chùa cúng dường đức Phật và Tăng chúng các thức ăn, buổi chiều nước sinh tố. Chư Tăng, nhất là các vị Tỳ kheo trẻ và các vị tiểu Sa di xem sự hiện diện của ông là dấu hiệu của "Thần tài". Ông không bao giờ đi chùa tay không. Thông lệ mỗi chiều, sau khi thính pháp, ông đi một vòng quanh chùa để kịp thời cúng dường những nhu cầu riêng lẻ cho từng vị.
Trong phạm vi gia đình, ông hướng dẫn và an trú họ vào niềm tin chánh pháp. Duy nhất, một đứa cháu trai bị biệt nghiệp nặng nề, mặc dù ông nhiều lần giúp đỡ, cảm hóa, nhưng bất thành, nên đã chết trên đường lang bạt, vô thừa nhận.
Đối với hàng ngàn gia nhân giúp việc, ông xem họ như bà con cật ruột và hết mình giúp đỡ, không hề phân biệt. Ngay như trong những ngày trai tịnh, ông cũng hướng dẫn họ và gia đình họ trì thọ trai giới.
Đối với thân hữu, đại đa số đều nhờ ông mà qui ngưỡng chánh pháp. Ngay như Thái tử Kỳ Đà cũng nhờ đạo tâm thuần phát và niềm tin chánh kiến của ông ảnh hưởng, đã sống cuộc đời hướng thiện.
Tóm lại, về mọi địa hạt sống, từ bản thân, gia đình, dòng họ, gia nhân, thân hữu đến giới bình dân lao động đều được thừa hưởng công đức lợi tha của ông qua cụ thể Tứ nhiếp pháp, nhất là Bố thí nhiếp.
Bằng những hình ảnh tiêu biểu có tính lịch sử, ông Cấp Cô Độc đã vẽ nên một bức tranh nhân đạo rất sinh động, tô màu "nhân bản", lồng khuôn "Hiền Thánh", được treo giữa tòa lầu đại thế hệ, mà di ảnh mãi sáng rực thiên thu trong vòm trời Đông Á.
Ngày nay, nếu ai hữu duyên chiêm bái thánh tích Phật ở Trung Ấn, khi đến Kỳ Viên tịnh xá - Ngôi chùa lịch sử đầu tiên do ông Cấp Cô Độc kiến tạo cúng dường đức Phật và Thánh chúng trong Sa Vắt Thi (Sàvatthì) thì quý vị sẽ được chiêm bái ngôi tháp thờ vị Hộ pháp này, cách xa Kỳ Viên Tự khoảng hai cây số. Tuy bị thời gian và ngoại đạo tàn phá, nhưng trái đất vẫn còn ôm ấp hình hài, bầu trời vẫn còn chở che linh khí, ánh thái dương vẫn còn sưởi ấm thức linh và những đêm rằm thượng tuần, Hằng Nga cũng rời thiềm cung, để làm đẹp một di tích ngàn năm lịch sử.
Nguyên tác Hán Văn: Tinh Vân Pháp Sư - Việt dịch: Cư Sĩ Hạnh Cơ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét