Bàn về Tâm thức bậc cao (Higher Consciousness)
Thuật ngữ 'Tâm thức bậc cao' thường được dùng bởi những người theo tâm linh để mô tả những trạng thái tâm thức quan trọng nhưng khó-đạt được.
Các nhà sư Ấn Độ giáo và các nhà tu hành Phật giáo đều nói đến việc đạt được những khoảnh khắc 'ý thức cao hơn' - thông qua thiền định hoặc tụng kinh, ăn chay hoặc hành hương.
Trớ trêu thay, những bậc thầy tâm linh thường nói về trạng thái tâm thức của họ theo kiểu "cổ lỗ sĩ" đến nhàm chán. Mọi thứ họ nói nghe mơ hồ đến phát điên, từng câu từng chữ yểu điệu và buồn chán làm sao, nếu nói thật ra thì còn gây khó chịu nữa. Những ông thiền sư này đang muốn nói cái quái gì vậy nhỉ?
Chúng tôi hoàn toàn thông cảm với những người với bản chất không ưa những thứ gì liên quan đến tâm linh huyền ảo khó diễn tả bằng lời. Nhưng khái niệm về "Tâm thức bậc cao" thật sự rất thú vị, nó vốn chẳng liên quan gì đến lĩnh vực tâm linh cả, khái niệm này chỉ có thể được định nghĩa theo cách gọi là tạm đủ bằng những thuật ngữ chuẩn xác đến nghiêm ngặt và có phần hơi "cổ phong".
Đây là cách chúng ta thấy: là phàm nhân, chúng ta dành phần lớn cuộc đời mình hoạt động ở những trạng thái ý thức cấp thấp, ở đó mối bận tâm chủ yếu của chúng ta là chính bản thân mình, sự tồn tại của ta, thành công của ta.
Cuộc sống thường nhật bổ trợ cho những cái nhìn thực tiễn rõ ràng, phi nội tâm, là những dấu hiệu cho cái mà ta gọi là nhận thức "thấp hơn" ( ‘lower’ consciousness). Các nhà thần kinh học nói về phần 'thấp hơn' của bộ não mà họ gọi là não bò sát và cho chúng ta biết rằng dưới sự ảnh hưởng của nó, chúng ta sẽ phản công lại khi mình bị đánh, đổ lỗi cho người khác, chấm dứt bất kỳ câu hỏi vu vơ nào không thực sự liên quan, và dính chặt với hình tượng đẹp đẽ về con người ta và nơi ta đang đi tới.
Tuy nhiên, vào những khoảnh khắc hiếm hoi, khi không có những đòi hỏi hay mối đe doạ nào đến chúng ta, có lẽ vào đêm khuya hoặc sáng sớm, khi cơ thể và sự đam mê của chúng ta thoải mái và yên lặng, chúng ta có đặc quyền để có thể tiếp cận tâm thức cao hơn - những nhà thần kinh học gọi đó là Tân vỏ não (neocortex) của chúng ta, chỗ ở của trí tưởng tượng, sự thấu cảm và phán đoán vô tư. Ta nới lỏng bản ngã và thăng hoa lên một phạm trù phổ quát và ít thành kiến hơn, gạt đi một chút những lý lẽ bồn chồn và lòng kiêu hãnh mong manh dễ vỡ.
Trong những trạng thái đó, tâm trí vượt thoát khỏi những ham muốn và quyền lợi bản thân của nó. Chúng ta bắt đầu nghĩ về người khác theo cách thức giàu tính tưởng tượng hơn. Thay vì chỉ trích và công kích họ, ta tưởng tượng rằng hành vi của họ bị điều khiển bởi những áp lực từ tâm trí nguyên thuỷ của họ, mà nhìn chung họ không hiểu điều đó để nói với ta. Giờ đây chúng ta nhận ra sự nóng nảy hay tàn nhẫn của họ là triệu chứng của tổn thương chứ không phải là 'độc ác'.
Để có được khả năng này nhân loại đã mất hàng triệu năm tiến hóa - khả năng giải thích lí do đằng sau hành vi của cá thể khác bằng nguyên nhân gốc rễ là vì đau khổ thay vì chỉ nhìn nhận khía cạnh việc đó ảnh hưởng như thế nào đến chủ thể. Chúng ta nhận ra phản ứng thích hợp của ta đối với nhân loại không phải là sợ hãi, hoài nghi hay sự hung hãn, mà là tình yêu.
Và thế giới, vào lúc ấy, bộc lộ khác hẳn: một nơi tràn đầy những khổ đau và nỗ lực lầm lạc, một nơi tràn đầy những con người phấn đấu để được công nhận và tranh đấu với người khác, và còn là một nơi của sự dịu dàng và khao khát, của vẻ đẹp và tính dễ bị tổn thương. Phản ứng phù hợp trong tình cảnh này là sự cảm thông và lòng tốt phổ quát.
Trong những khoảnh khắc nhận thức cao hiếm có ấy, cái chết không còn là một gánh nặng, sở thích có thể gạt qua một bên bạn có thể hòa hợp với những sự vật trong chốc lát: cỏ cây, gió trời, sóng xô vào bờ. Từ góc nhìn cao hơn ấy, địa vị không còn quan trọng, của cải không có ý nghĩa, những lời than trách cũng không còn cấp bách, lòng ta thanh thản. Nếu có người nào đó bắt gặp bạn lúc này, họ sẽ kinh ngạc trước sự biến hóa ấy.
Những trạng thái nhận thức cao này không tồn tại lâu. Ta không nên khao khát biến nó trở nên vĩnh cửu - vì nó không chịu ngồi chung một chỗ với rất nhiều những nhiệm vụ thực tiễn quan trọng khác mà ta cần phải thực hiện. Ta không nhất thiết lúc nào cũng đạt đến những trạng thái đó. Nhưng ta cần tận dụng chúng một cách tối đa. Ta phải thu hoạch và giữ gìn chúng để có thể tìm đến những trạng thái ấy khi ta cần chúng nhất.
Ý thức cao hơn là một chiến thắng lớn trước tâm trí nguyên thuỷ vốn không thể hình dung được bất kỳ khả năng nào ở trên.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét