- Nhà máy xăng ethanol 2.200 tỷ đồng ở Bình Phước lại... “trùm mền”

Từ 1/6, ngưng bán xăng A92 tại 8 tỉnh, thành phố

Từ 1/6, ngưng bán xăng A92 tại 8 tỉnh thành bao gồm Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Cần Thơ, Bà Rịa - Vũng Tàu, TP.HCM.
Ảnh minh họa

Theo đó, 100% lượng xăng RON 92 sẽ được thay thế bằng xăng E5. Đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác, đến ngày 1/6/2016 đạt tối thiểu 50% số lượng cửa hàng bán lẻ xăng dầu tại địa phương bán xăng E5 và 50% lượng xăng RON 92 được thay thế bằng xăng E5.

Ngoài ra, biện pháp trích lập Quỹ Bình ổn giá xăng dầu đối với xăng E5 thấp hơn đối với xăng khoáng RON 92 sẽ được duy trì nhằm tạo chênh lệch giá bán xăng E5 thấp hơn so với giá bán xăng khoáng RON 92 để khuyến khích sử dụng xăng E5.

Việt Anh
Nhà máy xăng ethanol 2.200 tỷ đồng ở Bình Phước lại... “trùm mền”

Phát biểu tại buổi họp báo do UBND tỉnh Bình Phước (BP) tổ chức vào cuối tháng 4 vừa qua, bà Trần Thị Hồng – Phó giám đốc Sở Công thương tỉnh Bình Phước – cho biết “nhà máy xăng sinh học ethanol tại tỉnh Bình Phước lại tiếp tục ngừng vận hành vô thời hạn, vì sản phẩm không tiêu thụ được”…

Nhà máy xăng ethanol trị giá 2.200 tỷ đồng ở tỉnh Bình Phước đã "trùm mền" vô thời hạn.

Thật vậy, sau khi Chính phủ chủ trương chọn một số địa phương trên cả nước sử dụng xăng sinh học ethanol, Công ty TNHH nhiên liệu sinh học Phương Đông (OBF) – chủ đầu tư nhà máy xăng sinh học ethanol Bình Phước đã khởi động vận hành; tuy nhiên, do giá xăng dầu sụt giảm thảm hại, dẫn đến xăng E5 làm ra không tiêu thụ được bao nhiêu.

Theo bà Hồng: “Tại Bình Phước, có 283 cửa hàng xăng dầu, chỉ có 6 cửa hàng bán xăng E5. Nhưng số lượng xăng E5 bán ra chỉ đạt 19%. Vì vậy, OBF đã tạm ngưng hoạt động nhà máy ethanol Bình Phước, không biết đến bao giờ vận hành trở lại. Trước tình trạng xăng dầu tiếp tục giảm giá, xăng E5 không bán được, e rằng nhà máy ethanol Bình Phước vận hành trở lại là rất khó”.
Cỏ mọc hoang hóa bên trong nhà máy.

Trong khi đó, phản ánh với PV, nhiều người dân ở huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước cho hay: Nhà máy đã đình trệ hoạt động hơn một năm nay. Dù không hoạt động, nhà máy vẫn phải duy tu, bảo dưỡng, trả lãi ngân hàng gần 10 tỷ đồng/tháng. Gần 200 công nhân đã buộc phải nghỉ chờ việc. Toàn bộ nhà máy hiện trong cảnh hoang hóa, chỉ có một vài bảo vệ canh gác. Riêng lãnh đạo và cán bộ khung của nhà máy đã rút về TP HCM...

Nhà máy ethanol Bình Phước được đầu tư gần 85 triệu USD (tương đương 2.200 tỷ đồng) , bởi 2 đối tác góp vốn hình thành nên OBF là Tổng công ty Dầu Việt Nam (51% vốn) và Tập đoàn Itochu Nhật Bản (49% vốn). Đầu năm 2010, Tổng Công ty Dầu Việt Nam đã chuyển giao 22% cổ phần cho Công ty Licogi 16. Và, tháng 9/2014, tập đoàn Itochu đã sang nhượng toàn bộ phần vốn góp tại OBF cho Công ty Toyo Thai New Energy LTE. LTD.

Cổng nhà máy luôn trong cảnh đóng kín, then cài...

Nhà máy ethanol Bình Phước được khởi công năm 2010 và khánh thành vào tháng 12/2012. Nhà máy ehanol Bình Phước có công suất 300.000 lít xăng E5 /ngày; hàng năm, nhà máy dự kiến tiêu thụ 240.000 tấn sắn khô nguyên liệu cho nông dân tỉnh Bình Phước và khu vực Tây Nguyên. Từ tháng 4/2012, nhà máy đi vào hoạt động và mới sản xuất được 14 triệu lít xăng sinh học (tương đương 1,4 triệu lít/tháng).

Tuy nhiên, việc tìm đầu ra cho xăng E5 đối với OBF không dễ dàng, khi người dân sử dụng xăng E5 rất ít.OBF buộc phải tìm kiếm lối thoát qua việc xuất khẩu xăng E5 sang thị trường Philippines, Trung Quốc,… với giá khoảng 650-700USD/m3. Nhưng tình hình kinh doanh vẫn không sáng sủa chút nào. Vì vậy, kể từ đầu năm 2015 đến nay, nhà máy ethanol Bình Phước trị giá hơn 2.200 tỷ đồng, vận hành sản xuất không đáng kể đã buộc phải… “trùm mền” vô thời hạn.

Theo Báo Lao Động

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét