Chữ Việt cổ (cột giữa) bên cạnh các chữ cổ khác
Mới đây blog Trương Thái Du có đưa lên một bài viết với đầu đề “Trả lời một câu hỏi nhỏ… The term “Sino Vietnamese Language” 汉越)”
(Xem tại đây:http://truongthaidu.wordpress.com/2012/03/16/tr%e1%ba%a3-l%e1%bb%9di-m%e1%bb%99t-cau-h%e1%bb%8fi-nh%e1%bb%8f/)
Bản thân tôi không chuyên sâu về lịch sử ngôn ngữ, nhưng dẫu sao cũng đã qua một khóa sau đại học về ngôn ngữ tại Anh quốc và có hơn 10 năm làm giáo viên Anh văn nên cũng có chút ít “cảm nhận” điều gì đó không ổn nếu gọi là "ngôn ngữ Hán-Việt" hay "tiếng Hán-Việt". Lại thấy tác giả bài viết cũng tỏ ra thận trọng muốn tham khảo ý kiến nên tôi đã đóng góp ngay một comment ngắn gọn rằng "không có ngôn ngữ Hán-Việt” với dụng ý nhắc tác giả xem lại vấn đề. Nhưng sau đó vẫn thấy bài viết lưu truyền rộng rãi trên mạng. nên tôi thấy cần nêu lại vấn đề này một cách “có đầu có đuôi” để mọi người cùng suy ngẫm. Đây không phải một "việc nhỏ" như tác giả nói; nó liên quan đến nguồn cội và tương lai của tiếng Việt.
Để viết bài này, tôi đã lục tìm lại các nguồn tài liệu khác nhau, kể cả Wikipedia-một cơ sở dữ liệu mở cho phép đăng tải mọi ý kiến không chính thức- nhưng chưa thấy một tài liệu nào đủ sức thuyết phục về cái gọi là “ngôn ngữ Hán –Việt”, trừ một vài trường hợp có lẽ do người viết hiểu sai khái niệm “từ, ngữ “thành “ngôn ngữ” hoặc gán ghép các từ đó với nhau một cách vô thức mà ra. Cũng có thể do tôi chưa tìm kiếm hết được mọi nguồn tài liệu. Song có thể nói có rất ít cơ sở để khẳng định tính chính danh của thuật ngữ “ngôn ngữ Hán-Việt” hay “tiếng Hán-Việt”. Nói cách khác nếu có ai đó sử dụng thuật ngữ này thì đó chỉ là những trường hợp cá biệt. Hơn nữa về mặt tâm lý chính trị-xã hội, thì việc sử dụng rộng rãi tên gọi “ngôn ngữ Hán-Việt” là không có lợi cho Việt Nam, nó gợi lên rằng người Việt không có ngôn ngữ riêng - điều này hoàn toàn không đúng nếu xét về lịch sử hơn 4000 năm, trong đó có 1000 năm bị Bắc thuộc xen vào giữa. Không có lý gì 2000 năm trước Bắc thuộc dân tộc Việt Nam không có tiếng nói và chữ viết riêng của mình?. Tôi tin đây là một “góc khuất” của lịch sử cần được tiếp tục tìm kiếm và giải mã.
Về mặt lý thuyết cũng không có cơ sở để đặt tên là “ngôn ngữ Hán –Việt” . Bởi lẽ, đã nói đến ngôn ngữ là phải nói đến chủ thể đích thực của nó. Chủ thể đó là một cộng đồng dân tộc cùng sử dụng chung ngôn ngữ đó, không lẫn lộn với ngôn ngữ khác; nó tồn tại và phát triển trong một quá trình lịch sử đủ dài để khẳng định mình. Trong trường hợp cụ thể của Việt Nam, ta thấy không hề có khái niệm cộng đồng (hoặc dân tộc) Hán-Việt; chỉ có cộng đồng người Hoa sống bên cạnh cộng đồng người Việt; có khái niệm người Việt gốc Hoa, nhưng ai có ngôn ngữ riêng của người ấy. Chỉ có khái niệm "từ ngữ Hán-Việt" mà thôi, tức là những từ ngữ có nguồn gốc từ sự kết hợp giữa tiếng Hán và tiếng Việt trong quá trình Bắc thuộc và giao lưu giữa hai dân tộc; dù mật độ pha tạp có đến bao nhiêu phần trăm đi nữa, nhưng nó chỉ sử dụng trong cộng đồng người Việt, người Trung Quốc bình thường không thể hiểu được, thì nó phải gọi là "tiếng Việt", không thể gọi là "tiếng Hán-Việt". Điều tương tự vẫn xảy ra đối với nhiều ngôn ngữ khác trên thế giới. Ví dụ, tiếng Nùng có rất nhiều từ ngữ Việt trong đó, nhưng không gọi là “tiếng Việt-Nùng”; tiếng Đan Mạch giống tiếng Đức đến mức hai bên có thể hiểu nhau nhưng không gọi là "tiếng Đức-Đan",v.v... Trường hợp tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung ... được nhiều nước khác nhau sử dụng như một ngôn ngữ quốc gia, khi cần phân biệt người ta goi tên ghép như tiếng Anh Mỹ, tiếng Anh Úc, tiếng Anh Ấn Độ v.v... là chuyện hoàn toàn khác.
Ngoài ra cũng cần thấy rằng lâu nay vẫn tồn tại dai dẳng hai quan điểm khác nhau về cách đánh giá nguồn gốc tiếng Việt và tiếng Trung. Tuy nhiên cả hai quan điểm đều thống nhất rằng tiếng Việt và tiếng Hán đã song tồn hàng ngàn năm trước thời kỳ Bắc thuộc. Trong khi một quan điểm mặc nhận rằng tiếng Việt vay mượn rất nhiều từ tiếng Hán, quan điểm kia lại cho rằng tiếng Trung là kết quả của việc tiếng Hán vay mượn (đánh cắp) từ tiếng Việt cổ (của người Bách Việt) trong suốt chiều dài lịch sử hàng ngàn năm trước và sau công nguyên khi người Hán chinh phục hoàn toàn người Bách Việt ở bờ Nam sông Dương Tử . Giả thuyết này chứng minh bằng cách chỉ ra nhiều từ ngữ tiếng Việt cổ trong tiếng Hán và hiện tượng danh từ đi trước tính từ cùng nhiều chứng cứ khác, xem ra cũng rất có sức thuyết phục.
Tóm lại, theo tôi, chỉ có khái niệm “từ ngữ Hán-Việt” chứ hòan toàn không có cơ sở nào để gọi “ngôn ngữ Hán- Việt” hoặc “tiếng Hán-Viêt”. Là người Việt Nam chúng ta cần nhận thức rõ điều này để cùng nhau bảo vệ giá trị ngôn ngữ và văn hóa của dân tộc đồng thời chú ý giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt-điều mà Cụ Hồ Chí Minh đã từng rất chú ý làm gương . Không hiểu sao bây giờ không ai làm việc này, lại còn có xu hướng lạm dụng bừa bãi việc ghép từ ngữ Hán vào tiếng Việt (?)
Có thể các "bạn" Trung Quốc thích thuật ngữ "ngôn ngữ Hán-Viêt", "tiếng Hán-Việt" , nhưng người Việt Nam thì không, thậm chí phải bác bỏ nó mới phải. Không chỉ về ngôn ngữ , mà có nhiều vấn đề liên quan đến cội nguồn dân tộc Việt cũng rất được cần xem lại. Ví dụ, đáng lẽ phải truy tìm lại tiếng Việt cổ (bị mất sau 1000 năm bắc thuộc) thì giai cấp phong kiến Việt Nam đã ra sức truyền bá chữ Nho, giờ lại định truyền bá về "tiếng Hán-Việt" thì thật là đáng buồn!. Hình như người Việt Nam ngày nay quên mất rằng nguồn gốc các vua Hùng thực sự đã xuất phát từ Hồ Động Đình thuộc tĩnh Hồ Nam của lãnh thổ Trung Quốc bây giờ ; và Hai Bà Trưng khởi binh phục quốc cũng ngay bên trong lãnh thổ miền nam Trung Quốc (?). Trong nhiều trường hợp người Việt ta cứ vô tư trích dịch sử sách của Trung Quốc để làm sử của Việt Nam, rốt cuộc mưa dầm thấm lâu rồi thấy “mình từ người Hán mà ra cả” thì thật là sai lầm!
Trần Kinh Nghị
Bản thân tôi không chuyên sâu về lịch sử ngôn ngữ, nhưng dẫu sao cũng đã qua một khóa sau đại học về ngôn ngữ tại Anh quốc và có hơn 10 năm làm giáo viên Anh văn nên cũng có chút ít “cảm nhận” điều gì đó không ổn nếu gọi là "ngôn ngữ Hán-Việt" hay "tiếng Hán-Việt". Lại thấy tác giả bài viết cũng tỏ ra thận trọng muốn tham khảo ý kiến nên tôi đã đóng góp ngay một comment ngắn gọn rằng "không có ngôn ngữ Hán-Việt” với dụng ý nhắc tác giả xem lại vấn đề. Nhưng sau đó vẫn thấy bài viết lưu truyền rộng rãi trên mạng. nên tôi thấy cần nêu lại vấn đề này một cách “có đầu có đuôi” để mọi người cùng suy ngẫm. Đây không phải một "việc nhỏ" như tác giả nói; nó liên quan đến nguồn cội và tương lai của tiếng Việt.
Để viết bài này, tôi đã lục tìm lại các nguồn tài liệu khác nhau, kể cả Wikipedia-một cơ sở dữ liệu mở cho phép đăng tải mọi ý kiến không chính thức- nhưng chưa thấy một tài liệu nào đủ sức thuyết phục về cái gọi là “ngôn ngữ Hán –Việt”, trừ một vài trường hợp có lẽ do người viết hiểu sai khái niệm “từ, ngữ “thành “ngôn ngữ” hoặc gán ghép các từ đó với nhau một cách vô thức mà ra. Cũng có thể do tôi chưa tìm kiếm hết được mọi nguồn tài liệu. Song có thể nói có rất ít cơ sở để khẳng định tính chính danh của thuật ngữ “ngôn ngữ Hán-Việt” hay “tiếng Hán-Việt”. Nói cách khác nếu có ai đó sử dụng thuật ngữ này thì đó chỉ là những trường hợp cá biệt. Hơn nữa về mặt tâm lý chính trị-xã hội, thì việc sử dụng rộng rãi tên gọi “ngôn ngữ Hán-Việt” là không có lợi cho Việt Nam, nó gợi lên rằng người Việt không có ngôn ngữ riêng - điều này hoàn toàn không đúng nếu xét về lịch sử hơn 4000 năm, trong đó có 1000 năm bị Bắc thuộc xen vào giữa. Không có lý gì 2000 năm trước Bắc thuộc dân tộc Việt Nam không có tiếng nói và chữ viết riêng của mình?. Tôi tin đây là một “góc khuất” của lịch sử cần được tiếp tục tìm kiếm và giải mã.
Về mặt lý thuyết cũng không có cơ sở để đặt tên là “ngôn ngữ Hán –Việt” . Bởi lẽ, đã nói đến ngôn ngữ là phải nói đến chủ thể đích thực của nó. Chủ thể đó là một cộng đồng dân tộc cùng sử dụng chung ngôn ngữ đó, không lẫn lộn với ngôn ngữ khác; nó tồn tại và phát triển trong một quá trình lịch sử đủ dài để khẳng định mình. Trong trường hợp cụ thể của Việt Nam, ta thấy không hề có khái niệm cộng đồng (hoặc dân tộc) Hán-Việt; chỉ có cộng đồng người Hoa sống bên cạnh cộng đồng người Việt; có khái niệm người Việt gốc Hoa, nhưng ai có ngôn ngữ riêng của người ấy. Chỉ có khái niệm "từ ngữ Hán-Việt" mà thôi, tức là những từ ngữ có nguồn gốc từ sự kết hợp giữa tiếng Hán và tiếng Việt trong quá trình Bắc thuộc và giao lưu giữa hai dân tộc; dù mật độ pha tạp có đến bao nhiêu phần trăm đi nữa, nhưng nó chỉ sử dụng trong cộng đồng người Việt, người Trung Quốc bình thường không thể hiểu được, thì nó phải gọi là "tiếng Việt", không thể gọi là "tiếng Hán-Việt". Điều tương tự vẫn xảy ra đối với nhiều ngôn ngữ khác trên thế giới. Ví dụ, tiếng Nùng có rất nhiều từ ngữ Việt trong đó, nhưng không gọi là “tiếng Việt-Nùng”; tiếng Đan Mạch giống tiếng Đức đến mức hai bên có thể hiểu nhau nhưng không gọi là "tiếng Đức-Đan",v.v... Trường hợp tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung ... được nhiều nước khác nhau sử dụng như một ngôn ngữ quốc gia, khi cần phân biệt người ta goi tên ghép như tiếng Anh Mỹ, tiếng Anh Úc, tiếng Anh Ấn Độ v.v... là chuyện hoàn toàn khác.
Ngoài ra cũng cần thấy rằng lâu nay vẫn tồn tại dai dẳng hai quan điểm khác nhau về cách đánh giá nguồn gốc tiếng Việt và tiếng Trung. Tuy nhiên cả hai quan điểm đều thống nhất rằng tiếng Việt và tiếng Hán đã song tồn hàng ngàn năm trước thời kỳ Bắc thuộc. Trong khi một quan điểm mặc nhận rằng tiếng Việt vay mượn rất nhiều từ tiếng Hán, quan điểm kia lại cho rằng tiếng Trung là kết quả của việc tiếng Hán vay mượn (đánh cắp) từ tiếng Việt cổ (của người Bách Việt) trong suốt chiều dài lịch sử hàng ngàn năm trước và sau công nguyên khi người Hán chinh phục hoàn toàn người Bách Việt ở bờ Nam sông Dương Tử . Giả thuyết này chứng minh bằng cách chỉ ra nhiều từ ngữ tiếng Việt cổ trong tiếng Hán và hiện tượng danh từ đi trước tính từ cùng nhiều chứng cứ khác, xem ra cũng rất có sức thuyết phục.
Tóm lại, theo tôi, chỉ có khái niệm “từ ngữ Hán-Việt” chứ hòan toàn không có cơ sở nào để gọi “ngôn ngữ Hán- Việt” hoặc “tiếng Hán-Viêt”. Là người Việt Nam chúng ta cần nhận thức rõ điều này để cùng nhau bảo vệ giá trị ngôn ngữ và văn hóa của dân tộc đồng thời chú ý giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt-điều mà Cụ Hồ Chí Minh đã từng rất chú ý làm gương . Không hiểu sao bây giờ không ai làm việc này, lại còn có xu hướng lạm dụng bừa bãi việc ghép từ ngữ Hán vào tiếng Việt (?)
Có thể các "bạn" Trung Quốc thích thuật ngữ "ngôn ngữ Hán-Viêt", "tiếng Hán-Việt" , nhưng người Việt Nam thì không, thậm chí phải bác bỏ nó mới phải. Không chỉ về ngôn ngữ , mà có nhiều vấn đề liên quan đến cội nguồn dân tộc Việt cũng rất được cần xem lại. Ví dụ, đáng lẽ phải truy tìm lại tiếng Việt cổ (bị mất sau 1000 năm bắc thuộc) thì giai cấp phong kiến Việt Nam đã ra sức truyền bá chữ Nho, giờ lại định truyền bá về "tiếng Hán-Việt" thì thật là đáng buồn!. Hình như người Việt Nam ngày nay quên mất rằng nguồn gốc các vua Hùng thực sự đã xuất phát từ Hồ Động Đình thuộc tĩnh Hồ Nam của lãnh thổ Trung Quốc bây giờ ; và Hai Bà Trưng khởi binh phục quốc cũng ngay bên trong lãnh thổ miền nam Trung Quốc (?). Trong nhiều trường hợp người Việt ta cứ vô tư trích dịch sử sách của Trung Quốc để làm sử của Việt Nam, rốt cuộc mưa dầm thấm lâu rồi thấy “mình từ người Hán mà ra cả” thì thật là sai lầm!
Trần Kinh Nghị
http://vtc.vn/nguoi-50-nam-giai-ma-chu-cua-to-tien-nguoi-viet.394.282938.htm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét