Thời gian gần đây, hiện tượng cá chết hàng loạt xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới trong đó có Việt Nam. Các nước đã có những biện pháp xử lý vấn đề này.
Cá chết hàng loạt ở Florida, Mỹ
Trong những năm qua, hiện tượng cá chết hàng loạt đã xảy ra ở nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Trung Quốc, Campuchia... trong đó có cả Việt Nam. Cá chết bất thường với số lượng lớn, không rõ nguyên nhân đã gây ra thiệt hại lớn về kinh tế, ảnh hưởng đến môi trường, hoạt động nuôi trồng, khai thác, sản xuất, kinh doanh thủy, hải sản. Đặc biệt, vấn đề này gây tâm lý hoang mang cho người dân. Chính vì vậy, ngay sau khi phát hiện vụ việc cá chết hàng loạt, cơ quan chức năng ở các nước đã nhanh chóng vào cuộc điều tra, làm rõ nguyên nhân cũng như đưa ra phương án xử lý tình hình và ổn định tâm lý của người dân, tránh việc báo chí, truyền thông đưa những thông tin không chính xác, đầy đủ.
Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng cá chết hàng loạt có khá nhiều. Một số nguyên nhân có thể kể đến như thiếu dưỡng khí trong nước vào mùa hè do nhiệt độ nước liên tục tăng hay sự phát triển mạnh của tảo biển. Sự bùng nổ của tảo hay còn gọi là tảo nở hoa sẽ hút cạn oxy có trong nước cũng có thể khiến cá chết hàng loạt.
Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng cá chết hàng loạt có khá nhiều. Một số nguyên nhân có thể kể đến như thiếu dưỡng khí trong nước vào mùa hè do nhiệt độ nước liên tục tăng hay sự phát triển mạnh của tảo biển. Sự bùng nổ của tảo hay còn gọi là tảo nở hoa sẽ hút cạn oxy có trong nước cũng có thể khiến cá chết hàng loạt.
Cá chết hàng loạt ở Florida, Mỹ được thu gom, dọn dẹp đưa tới bãi chôn lấp.
Cá chết hàng loạt cũng có thể là do tình trạng hạn hán, cá nhiễm bệnh, chết trong quá trình sinh sản... Bên cạnh việc cá chết hàng loạt do các nguyên nhân tự nhiên, hoạt động gây ô nhiễm môi trường từ việc xả thải hóa chất độc hại ra nguồn nước của con người có thể dẫn tới nhiều vụ cá chết hàng loạt nghiêm trọng.
Cụ thể, vào những tháng đầu năm 2016, khoảng 100.000 tấn cá hồi chết hàng loạt tại các trang trại ven biển của Chile gây xôn xao dư luận. Sau quá trình điều tra, cơ quan chức năng xác định khí hậu thay đổi trong mùa hè dẫn tới sự bùng nổ của tảo biển. Hậu quả là tảo biển hút cạn dưỡng khí trong nước và làm tổn thương mang cá. Điều này dẫn đến việc cá chết hàng loạt.
Một vụ cá chết hàng loạt do hoạt động của con người được biết đến khá nhiều là vụ nhà máy phốt phát ở Mulberry ở Florida, Mỹ đổ gần 230 triệu lít nước chứa axit xuống con lạch Sapling Creek dài 58 km năm 1997. Do lượng lớn nước chứa axit được đổ xuống nguồn nước khiến độ pH giảm từ 8 xuống dưới 4. Hậu quả là 1,3 triệu con cá chết hàng loạt.
Cá chết hàng loạt ở Florida, Mỹ
Để khắc phục, xử lý tình huống cá chết hàng loạt, chính quyền các nước đã có những biện pháp kịp thời, đúng đắn với sự tham gia của nhiều cơ quan, ban ngành, tình nguyện viên hay thậm chí là cả tù nhân. Khi phát hiện cá chết hàng loạt, chính quyền thường huy động mọi nguồn lực tham gia quá trình thu gom, dọn dẹp cá chết hàng loạt rồi mang chúng tới bãi rác để chôn lấp.
Trong vụ cá chết hàng loạt do tảo nở hoa ở Florida, Mỹ hồi cuối tháng 3/2016, chính quyền quận Brevard, bang Florida, Mỹ, huy động nhiều cơ quan như cơ quan quản lý đường sông, cơ quan xử lý chất thải rắn, lực lượng cảnh sát, cơ quan y tế, tình nguyện viên và thậm chí cả tù nhân nhanh chóng thu gom, dọn dẹp cá chết. Những người tham gia thu gom cá chết dạt vào bờ đeo găng tay, không dùng tay cầm trực tiếp cá chết. Đối với cá chết ở khu vực giữa mặt nước, cơ quan quản lý điều thuyền ra vớt xác cá trôi nổi.
Lục bình được đánh giá là giải pháp hữu hiệu hiện nay để giải quyết vấn đề cá chết hàng loạt ở Campuchia.
Cuối tháng 4/2016, khoảng 65 tấn cá chết tại hồ bảo tồn Tonle Chhmar ở Campuchia. Nguyên nhân được xác định là do nhiệt độ tăng quá cao ở vùng nước nông khiến cá chết hàng loạt. Cơ quan chức năng Campuchia đã có những giải pháp xử lý tình huống cá chết hàng loạt đó là thu gom, dọn dẹp cá chết rồi đưa đến bãi rác để chôn lấp.
Đồng thời, Campuchia cũng đưa ra giải pháp thả vài hecta lục bình và liên tục bơm nước tuần hoàn vào hồ bảo tồn Tonle Chhmar để hạ nhiệt nguồn nước nhằm giảm thiểu tối đa hiện tượng cá chết hàng loạt do nhiệt độ nước tăng cao. Nhờ những biện pháp này mà hiện tượng cá chết hàng loạt không còn xảy ra. Tuy nhiên, nếu trong 1 tháng tới mà không có mưa thì mực nước trong hồ sẽ xuống mức thấp. Khi đó, giải pháp bơm nước vào hồ không còn khả quan do cạn kiệt nguồn nước. Do vậy, lục bình được đánh giá là giải pháp hữu hiệu nhất trong việc xử lý tình huống cá chết hàng loạt.
Hàng chục tấn cá chết do nhiễm độc cadmium tại Hà Trì, Trung Quốc.
Đối với trường hợp hơn 40 tấn cá chết hàng loạt vì nhiễm độc cadmium tại Hà Trì năm 2012, Trung Quốc đã có kinh nghiệm xử lý vụ khủng hoảng này. Nguyên nhân khiến hàng chục tấn cá chết do nhiễm độc cadmium được xác định là vì công ty khai thác mỏ Duyên Hà thải chất độc cadmium ra sông Long Giang ở Quảng Tây.
Hậu quả là lượng cadmium thải ra sông ước tính cao gấp 80 lần mức cho phép. Vụ nhiễm độc cadmium kéo dài hơn 100 km dọc theo sông Long Giang. Bên cạnh việc nhanh chóng thu gom, tiêu hủy cá chết do nhiễm độc cadmium, chính quyền Trung Quốc đã cho đổ hàng nghìn tấn vôi, nhôm chloride và carbon hoạt tính xuống sống sông Long Giang để khử cadmium.
Đồng thời, Cơ quan môi trường địa phương đã thành lập 20 tổ giám sát dọc 200 km sông và hơn 200 nhân viên giám sát được triển khai để kiểm soát chất lượng nước ở sông Long Giang. Chính quyền địa phương cũng đã đình chỉ hoạt động của cả 7 nhà máy kim loại nặng ở thượng nguồn sông Long Giang.
(Theo kienthuc)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét