Nên làm gì và không làm gì để tốt cho con sau này? (ảnh: Shutterstock).
Cha mẹ thường quan tâm và lo lắng đến tương lai của con. Sự lo lắng thúc đẩy họ tìm kiếm các phương pháp giáo dục phổ quát nhất nhằm giúp con xây dựng sự nghiệp thành công và sống hạnh phúc mãi mãi. Nhưng thế giới đang thay đổi, và các quy tắc thành công cũ không còn phù hợp nữa.
Bright Side đã tìm hiểu chủ đề này và chọn những sai lầm nuôi dạy con cái có hại nhất, có khả năng gây ra vấn đề nghề nghiệp cho trẻ em trong tương lai. Tác giả của bài viết là một nhà tâm lý học. Cô sử dụng các ví dụ từ thực tiễn nghề nghiệp của cô, sau khi thay đổi tên khách hàng của cô và một số chi tiết trong câu chuyện của họ.
1. Buộc con đưa ra quyết định về sự nghiệp tương lai của chúng
Việc cho rằng một người nên theo đuổi duy nhất một nghề nghiệp trong cả đời của họ có khả năng không còn đúng nữa. Một số nghề nghiệp hiện đại không hề tồn tại vào thời điểm 10 năm trước đây, trong khi nhiều nghề khác trước đây thịnh hành thì giờ đã biến mất.
Từ nhỏ, Minh thích nghịch máy tính và thích tìm hiểu xem các chương trình máy tính khác nhau hoạt động như thế nào. Nhưng bố mẹ anh lúc đó cho rằng sở thích của anh là có hại. Cho đến một hôm, anh ấy tìm thấy các khóa học trực tuyến về phần mềm kiểm tra và tham gia khóa học, và bây giờ anh đã rất thành công trong lĩnh vực này.
Liên, 37 tuổi, làm việc với vị trí là cán bộ xã hội học trong một công ty tư vấn lớn. Tuy nhiên, sau khi sinh con trai, cô không thể dành nhiều thời gian cho công việc như trước đây. Liên từng yêu thích nhiếp ảnh, và cô đã làm chủ niềm đam mê của mình trong thời gian nghỉ thai sản.
Cô bắt đầu bằng cách chụp những bức ảnh khác thường của con mình, và sau đó cô bắt đầu chụp ảnh cho những đứa trẻ của bạn bè và người quen của mình. Sau một vài năm, Liên mở studio ảnh của riêng mình. Cô kiếm được ngang bằng với chồng bây giờ và cô đã cân bằng thành công giữa cuộc sống nghề nghiệp của mình với việc chăm sóc gia đình.
2. Không cho phép con mình mắc lỗi
Nhiều ông bố bà mẹ thuộc tuýp người hoàn hảo thường cố gắng hoàn thiện bản thân tốt nhất có thể. Đồng thời họ cũng đòi hỏi ngày càng nhiều hơn từ con cái – tranh của đứa trẻ luôn không đủ đẹp, giường của chúng không gọn gàng, hoặc chúng học không đủ chăm chỉ.
Đứa trẻ liên tục bị phê phán và la mắng, nhưng chúng không có cơ hội sửa chữa lỗi lầm của mình. Con cái của cha mẹ hoàn hảo hoặc lớn lên thành người cầu toàn hoặc biến thành người có lòng tự trọng thấp và thiếu tự tin. Và như chúng ta biết, cả hai kết quả này đều không tốt cho sự nghiệp tương lai của chúng.
Mẹ luôn nói với An “con thật bừa bộn! Hãy nhìn Mai, con bé ấy luôn luôn sạch sẽ”. Tất cả những nỗ lực của An đều trở nên giống Mai hơn, và cuối cùng mẹ cô lại chỉ trích cô nhiều hơn. Nhưng mẹ An không bao giờ cho cô cơ hội điều chỉnh hành vi và học cách xử lý những công việc đơn giản. Hiện tại An đã 25 tuổi và cô vẫn so sánh mình với người khác. Không cần nói thì chúng ta đều biết rằng cô ấy không bao giờ chiến thắng trong việc so sánh này.
3. Dạy con tiết kiệm tiền
Thế giới không đứng yên, và những cách để kiếm tiền hoặc tiết kiệm tiền trong quá khứ nhiều khi không thể áp dụng cho ngày nay. Không ai biết chúng ta sẽ cần những kỹ năng nào để tồn tại trong điều kiện kinh tế mới trong tương lai.
Đó là lý do tại sao nên dạy trẻ em của chúng ta linh hoạt và nhạy bén để thay đổi, hơn là chỉ biết tiết kiệm tiền.
Ông nội của Giang, đã tiết kiệm tiền cả đời để “phòng khi cần đến”. Nhưng cuối cùng tất cả các khoản tiết kiệm của ông đã mất giá trị vì cuộc khủng hoảng tài chính. Việc này được Giang chứng kiến từ nhỏ đến khi cô lớn lên. Vì thế bây giờ, cô luôn cho rằng nền kinh tế sẽ sụp đổ bất cứ lúc nào. Với cô đầu tư tốt nhất là đầu tư vào kỹ năng và kiến thức của riêng mình.
4. Không để trẻ em bày tỏ cảm xúc
Đôi khi, người lớn cố gắng thuyết phục một đứa trẻ rằng cảm xúc của chúng là sai – những vết bầm tím không gây đau đớn, nổi giận với đứa trẻ đánh mình bằng đồ chơi trong hố cát là đáng xấu hổ, và cảm thấy buồn ngay cả khi trẻ có lý do cho để buồn thì vẫn là sai.
Tất nhiên, các bậc cha mẹ cố gắng thay thế cảm xúc thực của những đứa trẻ bằng những cảm xúc dễ được “chấp nhận” hơn bởi vì họ có ý tốt và muốn nuôi dạy con đúng cách. Nhưng chúng ta nên hiểu rằng một trong những kỹ năng chính của người hiện đại là khả năng nhận biết và quản lý cảm giác, cảm xúc và nhu cầu của họ.
Khanh đã 37 tuổi, nhưng cô vẫn còn nhớ việc mẹ cô bắt cô tặng con búp bê xinh đẹp của mình cho một cô bé khác. Mẹ nói “Thật sai lầm khi quá tham lam, và cô không nên cáu kỉnh vì một món đồ chơi ngu ngốc”. Khanh không bao giờ lấy lại được con búp bê của mình. Cô cũng đã dành rất nhiều thời gian để học cách nói “không” với những người “hay nhờ vả” kể cả sếp và đồng nghiệp. Và mỗi lần cô từ chối làm điều gì đó, Khanh đều cảm thấy có lỗi.
5. Không đứng lên bảo vệ con trước mặt người lạ
Mỗi đứa trẻ cần biết rằng trong mọi cuộc xung đột và bất kể chuyện gì xảy ra, cha mẹ chúng sẽ công bằng và không hoàn toàn tin tưởng vào lời nói của một giáo viên, một hiệu trưởng hoặc một người hàng xóm.
Khi cha mẹ cho phép con cái tự đứng lên trước những người có thẩm quyền, nếu một đứa trẻ sẵn sàng chịu trách nhiệm về hành động của mình, việc này sẽ giúp trẻ xây dựng lòng tự trọng lành mạnh và phát triển ý thức trách nhiệm với cuộc sống của chính mình.
Hoa được nuôi dưỡng bởi bà ngoại, bà thường xuyên nói một câu “Nhưng người khác sẽ nghĩ gì?” Bà ngoại rất chiều Hoa và chỉ muốn điều tốt nhất cho cô, nhưng bà không ngừng nhắc cô phải chú ý về dư luận xung quanh. Hoa vẫn chưa học được cách đưa ra quyết định của riêng mình và ngay cả khi cô bé chọn một món tráng miệng, cô bé cũng phải hỏi ý kiến của bạn bè.
6. Lấy người thành công làm ví dụ
Mỗi thế hệ đều có những anh hùng của riêng mình mà những người trẻ cố gắng học theo. Trong những thập kỷ gần đây, những câu chuyện về thành công cá nhân của những người giàu có và có ảnh hưởng được lưu truyền rất rộng rãi.
Mặc dù có vẻ như chúng ta học theo cách họ sống và trở nên hạnh phúc, nhưng mọi thứ lại không dễ dàng như vậy vì một số lý do nào khác. Nếu không thì tất cả những người đọc sách của họ đã thành công trong việc kiếm tiền cho mình.
Tuấn yêu thích máy tính từ nhỏ. Một lần, cha anh đọc cho anh nghe câu chuyện về Steve Jobs và kể từ đó, thiên tài máy tính trẻ tuổi này bắt đầu thu thập tất cả thông tin về Apple mà anh có thể tìm thấy.
Đến lúc thi đại học, Tuấn quyết định rằng anh không cần học đại học, bởi vì Steve Jobs đã thành công mà không cần học ở đó. Nhưng cuối cùng sau một thời gian cố gắng, anh vẫn phải đi học đại học để được thăng chức. Và bây giờ Tuấn vẫn thường nói đùa, những gì tốt cho Steve Jobs, là một sự lãng phí thời gian cho một anh chàng bình thường.
Ảnh minh họa (Pixabay).
Cha mẹ thường quan tâm và lo lắng đến tương lai của con. Sự lo lắng thúc đẩy họ tìm kiếm các phương pháp giáo dục phổ quát nhất nhằm giúp con xây dựng sự nghiệp thành công và sống hạnh phúc mãi mãi. Nhưng thế giới đang thay đổi, và các quy tắc thành công cũ không còn phù hợp nữa.
Bright Side đã tìm hiểu chủ đề này và chọn những sai lầm nuôi dạy con cái có hại nhất, có khả năng gây ra vấn đề nghề nghiệp cho trẻ em trong tương lai. Tác giả của bài viết là một nhà tâm lý học. Cô sử dụng các ví dụ từ thực tiễn nghề nghiệp của cô, sau khi thay đổi tên khách hàng của cô và một số chi tiết trong câu chuyện của họ.
7. Thể hiện sự căng thẳng của cuộc sống người lớn
Đôi khi không có gì sai khi trẻ thấy cha mẹ buồn. Nhưng nếu điều này lúc nào cũng xảy ra thì lại có hại. Trong tình huống này, vai trò trong gia đình đảo ngược lại khi đứa trẻ cố gắng trở thành một điểm tựa cho cha mẹ mình, hoặc bọn trẻ thấy cuộc sống của người trưởng thành khủng khiếp như thế nào, vì vậy chúng bắt đầu sợ phải lớn lên. Trong khi đó để một đứa trẻ thành đạt, chúng cần phải trưởng thành và tự tin.
Bố mẹ Vân cãi vã rất nhiều. Cô bé đã phải nghe mẹ phàn nàn nhiều lần về cuộc sống khó khăn như thế nào và gia đình họ không may mắn so với những người khác ra sao. Khi Vân tròn 17 tuổi, cô đi học đại học và chuyển đến một thành phố khác, nhưng cô phải làm việc bằng mọi giá để không phải né tránh những người “thành công” hơn.
8. Không để trẻ vướng vào mâu thuẫn
Khả năng tương tác với mọi người có lẽ là một trong những kỹ năng quan trọng nhất mà ai cũng cần khi đi làm. Nhưng rất cần thiết để dạy một đứa trẻ không chỉ biết kết bạn mà còn biết tranh luận một cách lành mạnh.
Mọi người thường có ý kiến khác nhau, nhưng có nhiều cách khác nhau để bày tỏ cảm xúc. Và chúng ta càng sớm hiểu điều đó thì việc giao tiếp với mọi người sẽ càng dễ dàng hơn, bao gồm cả các tương tác trong công việc.
Hạnh đã cố gắng tránh xung đột cho cả cuộc đời cô. Cô thường chấp nhận việc thoả hiệp với người khác để tránh phải tranh chấp. Ngay từ nhỏ, cô đã biết rằng “ai đó thông minh hơn”, nhưng cách tiếp cận này mang lại cho cô nhiều tác hại hơn là điều tốt.
Một lần, Hạnh đọc về lắng nghe tích cực và quyết định thử phương pháp này trong cuộc sống nghề nghiệp của cô. Cô trở nên rất giỏi trong việc thể hiện sự chú ý đến những gì người khác đang nói, nhưng đồng thời, cô ấy có thể bày tỏ cảm xúc của mình khi ai đó cố gắng lợi dụng cô vì lợi ích của họ. Mọi người ban đầu thấy cách giao tiếp này hơi kỳ lạ, nhưng sau đó các cuộc xung đột của cô với đồng nghiệp được giải quyết hiệu quả hơn và họ bắt đầu tìm ra các giải pháp cùng có lợi.
9. Không học từ ngoài trường
Việc học ở trường khác với học một cái gì đó mới. Các bài học và sách giáo khoa ở trường có vẻ nhàm chán, trong khi tham quan bảo tàng, nhà hát và phòng trưng bày nghệ thuật là những cách tuyệt vời để dành thời gian với gia đình và mở rộng tầm nhìn của trẻ con.
Tác giả của bài viết này luôn nhớ về lần đầu tiên ông của cô đưa cô đến bảo tàng lịch sử địa phương. Kể từ giây phút đó, cô là một người rất hâm mộ lịch sử, cô thích xem phim tài liệu, đi du lịch và không bao giờ thấy buồn chán. Tất cả những kiến thức này thường giúp cô ấy trong cuộc sống nghề nghiệp.
10. Không cho phép trẻ sử dụng mạng xã hội
Mạng xã hội là nền tảng để liên lạc, có vẻ nó giống như sân chơi và khu phố của chúng ta khi còn thơ bé. Trẻ em có thể nhanh chóng học các kỹ năng hữu ích khác nhau với sự trợ giúp của các chương trình máy tính được tích hợp với các mạng xã hội. Tất nhiên, cha mẹ nên nhắc nhở con cái về các quy tắc bảo mật trực tuyến, thay vì tước đi hoàn toàn trải nghiệm mạng xã hội của con cái họ.
Người mẹ của bé Ngân 10 tuổi, đã rất ngạc nhiên khi biết rằng con gái mình đã học cách quay những video rất ấn tượng. Nhưng cô còn ngạc nhiên hơn nữa khi cô biết rằng Ngân đã học được điều đó với sự giúp đỡ của Tik-Tok. Bây giờ, việc tạo ra các video ngắn là sở thích gia đình của họ.
11. Cố gắng xây dựng một hình tượng mạnh mẽ nhờ thể thao
Bất chấp ý kiến cho rằng thể thao là tốt cho kỷ luật và chúng xây dựng một tính cách mạnh mẽ. Thể thao chuyên nghiệp rất nguy hiểm cho cả sức khỏe thể chất và tinh thần của trẻ nếu có quá nhiều tính cạnh tranh.
Nguy cơ có thể đến từ cả trẻ em và huấn luyện viên tham gia. Rất ít người trở thành nhà vô địch, và huấn luyện viên thường xem những đứa trẻ còn lại là không quan trọng.
Khi còn nhỏ, trẻ em rất khó ứng phó với tình huống không công bằng này và một đứa trẻ có thể mất đi lòng tin vào bản thân khá nhanh. Bên cạnh đó, những đứa trẻ phải dừng chơi thể thao vì một lý do nào đó thường không thể hiểu được chúng có thể làm điều gì nữa trong cuộc sống của mình.
Mẹ Châu đã tập thể dục nhịp điệu khi bà còn nhỏ. Nhưng bà bị thương ở chân và phải từ bỏ giấc mơ trở thành nhà vô địch Olympic. Khi Châu lên 3, mẹ cô đã đăng ký cho cô tham gia các lớp thể dục, nhưng cô đã không thành công trong lĩnh vực này.
Kết quả là, Châu đã trở nên mất tập trung ở trường, luôn cảm thấy mình như một kẻ thua cuộc, và trong một thời gian dài cô không thể nhận ra mình đã làm tốt những gì. Hiện cô đang học để trở thành một nhà tâm lý học trẻ em và với mục tiêu là giúp các bậc cha mẹ tránh những sai lầm khi nuôi dạy con cái.
12. Thưởng tiền cho trẻ khi có thành tích học tốt
Vẫn còn nhiều tranh luận về chủ đề này. Nhưng hãy nhìn vào tình huống theo cách khác: nghĩ về bản thân bạn như một nhà thầu, trả tiền ngày càng nhiều cho sản phẩm hoặc dịch vụ, trong khi con bạn là nhà cung cấp, làm việc đó vì tiền và lợi ích. Nghe có vẻ là một ý tưởng tồi, bạn nghĩ sao?
Cha mẹ của Thanh đã quyết định khuyến khích con gái học tập tốt hơn bằng cách sử dụng tiền làm động lực. Cô bé đã về nhà với kết quả học tập tốt trong một thời gian, và có vẻ như phương pháp này đúng.
Nhưng rồi một hôm, cha mẹ cô bé phát hiện ra rằng cô bé đang dựng lên những câu chuyện về một căn bệnh tưởng tượng và kể những câu chuyện này cho cô giáo của mình. Con bé thậm chí còn nói dối cô giáo rằng cha mẹ nó thường xuyên đay nghiến nó khi bị điểm kém.
Tất nhiên, cô giáo cảm thấy thương cho “cô bé tội nghiệp” và nâng điểm số lên một chút. Kể từ sự cố đó, cha mẹ cô bé đã ngừng thưởng tiền cho cô bé vì điểm số tốt và quyết định tham khảo ý kiến của một nhà tâm lý học trẻ em.
Bạn thấy những sai lầm từ danh sách này là thật sự có hại cho trẻ em hay không? Bạn có phương pháp riêng nào để nuôi dạy trẻ thành công? Chúng tôi rất mong được đọc chia sẻ kinh nghiệm của bạn trong các bình luận.
Theo Bright Side Kim Cương biên dịch
PP. sanh trai or gái phút 59:00:00
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét