- Đạo đức giả

 Còn nghiêm trọng hơn điểm giả, thuốc giả, thực phẩm giả

Cán bộ, công chức lạc vào ‘hộ cận nghèo’ còn hộ nghèo thật thì lại bị ‘quên’



Ngôi nhà 2 tầng khang trang của gia đình nữ công chức văn phòng thống kê xã Đồng Tiến - người vẫn được cho vào danh sách hộ cận nghèo từ năm 2016/ảnh chụp màn hình trên báo VTC.

Một số gia đình là cán bộ, công chức ở xã Đồng Tiến, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang vẫn được xếp vào hộ cận nghèo trong khi nhiều gia đình hộ nghèo có hoàn cảnh khó khăn thì lại bị ‘lãng quên’.
Xã Đồng Tiến là địa phương vùng cao khó khăn của huyện. Trong quá trình rà soát, thống kê hộ nghèo, cận nghèo năm 2019, một số gia đình là cán bộ, công chức xã có điều kiện tốt nhưng vẫn được xếp vào hộ cận nghèo.


Gia đình bà Phan Thị Liễu, công chức Văn phòng – Thống kê của xã Đồng Tiến, có căn nhà 2 tầng với diện tích khoảng 100m2 nằm ngay mặt đường, cách UBND xã Đồng Tiến khoảng vài trăm mét. Tuy có điều kiện về kinh tế nhưng gia đình bà lại được xếp vào hộ cận nghèo từ năm 2016.
Tương tự, gia đình anh Trần Văn Vi, Bí thư Đoàn xã Đồng Tiến, cũng nằm trong danh sách hộ cận nghèo của xã. Nguyên nhân là khi chấm điểm để bình xét hộ nghèo, cận nghèo thì cán bộ bản đã “quên” rằng anh Vi có bằng đại học và đang là công chức xã.
Gia đình chị Hà Thị Lịch (bản Khe Ngọn, xã Đồng Tiến), là hộ nghèo từ năm 2016 chỉ nhận được số tiền không đúng với chính sách hỗ trợ (ảnh chụp màn hình TTXVN).
Tờ TTXVN dẫn lời của Anh Vi: “Tôi có bằng đại học và làm công chức xã từ năm 2017, tuy nhiên khi bình xét hộ nghèo, cận nghèo năm 2019 thì trưởng bản đã “quên”, không xét hai tiêu chí này (chiếm khoảng 60 điểm); số điểm của gia đình tôi lúc ấy vẫn dưới 150 điểm nên được xếp vào hộ cận nghèo của xã”. Do vậy anh vẫn nhận được ưu đãi.
Mặt khác, một số hộ thuộc diện nghèo, cận nghèo thực sự trong xã lại không được nhận tiền theo đúng số nhân khẩu của gia đình. Gia đình chị Hà Thị Lịch (bản Khe Ngọn, xã Đồng Tiến) là hộ nghèo từ năm 2016, có 4 nhân khẩu (gồm hai vợ chồng và hai con sinh năm 2014 và 2018). Khi nhận tiền hỗ trợ vào tháng 5/2020, đáng lẽ gia đình được nhận 3 triệu đồng nhưng lại chỉ được nhận 2,25 triệu đồng dành cho 3 nhân khẩu, còn cháu thứ 2 sinh năm 2018 thì bị “quên”.
Lý giải về nguyên nhân này, cán bộ Lao động – Thương binh và Xã hội xã Đồng Tiến cho biết, trong danh sách hộ nghèo năm 2019 gia đình chị Lịch chỉ có 3 khẩu nên xã đã dựa vào danh sách đó, dẫn đến thiếu sót.
Nhiều gia đình thuộc hộ cận nghèo khác cũng không nhận được tiền hỗ theo đúng số nhân khẩu như vậy.
Câu chuyện cán bộ, công chức hay các hộ gia đình có điều kiện kinh tế khá giả lại ‘lọt’ danh sách hộ nghèo đã không phải là điều gì đó quá xa lạ ở nhiều địa phương thuộc các tỉnh thành. Đơn cử gần đây nhất tại tỉnh Thanh Hoá cũng vừa xảy ra câu chuyện tương tự khi 3 cán bộ chủ chốt của xã Thiệu Thành của tỉnh này để vợ, con “lạc” vào hộ cận nghèo nhằm hưởng trợ cấp, ưu đãi.
Vũ Giang 
Ảnh: Shutterstock.
Chúng ta đang sống trong một thời đại mà cái giả nhan nhản khắp nơi: thực phẩm giả, thuốc giả, bằng cấp giả, điểm giả, học bạ giả… Tất cả đều chưa nghiêm trọng bằng một thứ giả khác, thứ này có thể triệt để huỷ hoại con người ta: Đó là “đạo đức giả”.

Những người nội trợ Việt Nam giờ đây đều cần trang bị cho mình kỹ năng phân biệt đồ ăn thật – giả để bảo vệ sức khoẻ của cả gia đình. Ruốc thịt làm từ bã sắn dây, thịt lợn đội lốt thịt bò, gạo giả làm từ nhựa, mực giả và trứng gà non làm từ cao su… nếu chẳng may ăn phải sẽ khiến người ta “chết dần”.
Đến thuốc chữa bệnh liên quan đến tính mệnh con người cũng bị làm giả. Gần đây, thuốc ung thư H-Capita 500mg Caplet do VN Pharma nhập về chứa 97% hoạt chất Capecitabine là thuốc không rõ nguồn gốc, kém chất lượng, “không được sử dụng chữa bệnh cho người”.
Còn những ai dùng điểm giả, học bạ giả, bằng cấp giả đi trót lọt trên con đường công danh, thì sẽ trở thành những ông bác sỹ giả, những bà giáo giả, những chiến sỹ công an giả…
Ấy thế mà chừng ấy đồ giả vẫn chưa nghiêm trọng bằng một thứ: Đạo đức giả.

Đạo đức bị làm giả thế nào?

Bởi vì đạo đức là thứ vô hình dưới mắt người, nên người ta chỉ có thể đoán biết nó qua lời nói, hành động. Nói những lời giả nhân giả nghĩa, nói chẳng đi đôi với làm, làm việc tốt mà đánh trống la làng để tỏ cho thiên hạ thấy, giữ lại cái vỏ ngoài của tín ngưỡng tâm linh mà rút ruột nội hàm kính Trời trọng đạo lý v.v., ấy là những cách làm giả đạo đức vậy.
Mới đây, có vị cán bộ nọ phát ngôn với báo chí rằng ông “buồn” vì con gái bị nâng điểm trong kỳ thi tốt nghiệp, và ông cũng “không vui” khi gia đình mình lại có nhiều người làm quan chức đến thế. Không biết ông thật buồn đến mức độ nào, chỉ biết những lời “chia buồn” với ông trên mạng đều là giả.
Cách đây không quá lâu, dư luận từng xôn xao vì chuyện một người đàn ông bị vợ bỏ, một mình bán kẹo nuôi hai con bị bại não. Có nhà hảo tâm đến làm từ thiện, cầm trên tay xấp tiền dày cộm, bên ngoài là những tờ 500.000 đồng nhưng bên trong là những tờ tiền 50.000-100.000 đồng. Trước khi bước vào nhà, bà nhờ các phóng viên cầm giúp chiếc điện thoại để livestream Facebook cảnh trao tiền cho ông bố đáng thương. Bà đã rơi nước mắt rất thương tâm, nhưng ngay sau khi tắt livestream, bà bất ngờ ngưng khóc và đề nghị phóng viên đưa điện thoại để xem lại đoạn video vừa quay có đạt không.
Chuyện chưa dừng lại ở đó. Một thời gian sau, người ta mới té ngửa khi vợ người đàn ông kia lên tiếng minh oan cho mình, còn bản thân ông bố thì xin lỗi các Mạnh Thường Quân và đính chính là giờ anh không thiếu tiền nữa.
“Chu Tử trị gia cách ngôn” có câu rằng: “Thiện dục nhân kiến, bất thị chân thiện”. Nghĩa là, làm thiện muốn người ta thấy, điều ấy không phải là chân thiện (không phải cái thiện thực chất).
Trong văn hoá truyền thống phương Đông, đạo Phật là tín ngưỡng tâm linh dạy người hướng Thiện, tin vào nhân quả báo ứng, nhờ đó đã duy trì đạo đức của xã hội ở mức cao trong suốt hàng nghìn năm. Những nhà tu hành chân chính không ngừng buông bỏ chấp trước vào danh, lợi, tình chốn nhân gian để đạt tới tâm thuần tịnh và giải thoát. Bởi thế cho nên, chùa chiền là nơi thanh tịnh thiêng liêng, là chốn trở về của bao tâm hồn lạc lối. Ấy thế nhưng, trong trào lưu “làm giả” này, có những ngôi chùa chỉ còn lại chiếc vỏ.
Người ta thu mua chim cá hàng loạt để “phóng sinh” quy mô lớn và không cần suy nghĩ xem những con vật ấy “phóng” xong thì sẽ “sinh” ở đâu. Thực ra chúng sẽ mau chóng bị bắt lại và làm mồi cho dân nhậu, hỏi có “Thiện” chăng? Người ta bỏ tiền vào hòm công đức và không quên “hồi hướng” cho con thi đỗ, cho chồng thăng chức, cho mình buôn may. Đấy khác nào đổi chác với Phật, buôn Thần bán Thánh, hỏi có “Chân” không? Có nhà sư cũng xem show giải trí truyền hình, đi nhậu, nói chuyện tào lao, “làm kinh tế”, hỏi có thể đạt đến thanh tịnh vô vi chăng?

Vì sao lại nói “đạo đức giả” là nghiêm trọng nhất?

Đạo đức, đức hạnh là cái gốc làm người, thiếu đi đạo đức thì con người không hơn gì cầm thú. Một người có thể rau cháo qua ngày, chẳng đỗ đạt ông nọ bà kia, nhưng nếu có đức hạnh thì vẫn được mọi người tôn kính. Còn một kẻ giàu bạc vạn, bằng cấp đầy mình, mà trong nhà thì hỗn hào với cha mẹ, tranh giành tài sản với anh em, ra ngoài thì luồn cúi cấp trên, chèn ép cấp dưới, vì danh lợi cá nhân mà hãm hại người khác, thì cũng không đáng gọi là “người”.
Vì thế cho nên, đạo đức là bến đỗ cuối cùng của sinh mệnh, là chiếc phao cứu hộ để sinh mệnh bám víu vào giữa dòng đời nổi trôi đen bạc. Nếu như đạo đức cũng bị làm giả, cũng chẳng thể tin vào, thì đối với bất kỳ sinh mệnh nào, đó cũng là điều bi thương nhất.
Những kẻ làm thực phẩm giả và thuốc giả đầu độc thân thể người khác, những kẻ làm điểm giả, bằng giả tham nhũng trên mồ hôi trí lực của người khác, còn những kẻ đạo đức giả thì đang huỷ diệt chút Thiện niệm cuối cùng của con người. Chúng cũng đáng bị nghiêm trị như bao tội làm giả khác.
Chưa bao giờ, xã hội chúng ta lại cần một chữ “Chân” đến thế. Một trái tim chân thành, những lời nói chân thật, những hành vi chân chính, đó là nền tảng cơ bản nhất cho sự sinh tồn và hạnh phúc của loài người chúng ta.
Thanh Ngọc



1 nhận xét: