Đó là việc gì, và tại sao theo Đức Phật nó lại giúp các gia đình có thể phát triển hưng thịnh?
Nhiều người nghĩ rằng, các bộ Kinh Phật chỉ hướng những vấn đề cao siêu hay tập trung tới cuộc sống của những người đi theo Phật pháp, những người tu hành…
Nhưng có một quyển kinh mang tên Kinh Sigalovada (Ghi lại những lời dạy bảo của Đức Phật với một chàng trai tên là Sigala) lại hướng đến những vấn đề đời thường của những con người bình thường, như chuyện tiền nong, công việc cho đến các bổn phận trong gia đình.Đặc biệt, trong quyển kinh này có một lời dạy mà theo Đức Phật, các gia đình muốn phát triển hưng thịnh thì nhất định cần phải ghi nhớ.
Quan niệm của Đức Phật về sự giàu có
Tuy Đức Phật chưa bao giờ cho rằng mỗi con người đều cần phải nhắm đến cái đích là sự giàu có thì mới đạt được hạnh phúc trong cuộc sống, nhưng Ngài cũng không cho rằng giàu có là chuyện xấu.
(Ảnh minh họa)
Khi không có gánh nặng về tài chính, con người ta có thể hào hiệp và tuân theo tiêu chí về đạo đức của bản thân. Khi tài chính được đảm bảo là con người ta ít có khả năng tạo ra nghiệp - những điều tiêu cực.
Bên cạnh đó, Ngài luôn đánh giá cao sự chăm chỉ ở mỗi người, và nếu mỗi người đều chăm chỉ lao động, biết tích cóp, vun vén, giúp bản thân làm giàu một cách chân chính thì đó chính là cái phúc của anh ta, cho gia đình anh ta, và nói rộng ra, một quốc gia mà có những công dân như vậy thì tất nhiên sẽ phát triển hưng thịnh.
Đức Phật từng nói có 6 việc xấu mà con người không nên làm, nếu tránh được thì nhà nhà sẽ giàu có, an khang.
Đó là:
Thứ nhất: Ngủ cho đến lúc mặt trời lên.
Thứ hai: Thường xuyên để bản thân trong tình trạng lười biếng, không lao động.
Thứ ba: Hành động độc ác, nhẫn tâm.
Thứ tư: Sa đà, nghiện ngập rượu chè, cờ bạc, khiến cho bản thân say sưa tối ngày, trở thành kẻ sống bê tha, tạm bợ, vô trách nhiệm với người khác.
Thứ năm: Đi lang thang ngoài đường phố vào ban đêm.
Thứ sáu: Tà dâm.
Trong 6 điều này đã có 2 điều đầu tiên có liên quan đến sự lười biếng, vậy nên có thể nói, Đức Phật luôn đề cao sự chăm chỉ lao động của mỗi người.
Theo Đức Phật, khi con người lao động chân chính và trở nên giàu có, anh ta có thể dễ dàng đi theo con đường Bát chánh đạo (tức là 8 con đường đúng đắn) hơn so với những người khác.
Khi chúng ta có một cuộc sống vật chất đủ đầy, ta sẽ khó sa vào những sự cám dỗ về mặt vật chất, ta sẽ có nhiều thời gian để tĩnh tâm và cũng có thể giúp đỡ được nhiều người khó khăn hơn.
Theo Đức Phật, khi con người lao động chân chính và trở nên giàu có, anh ta có thể dễ dàng đi theo con đường Bát chánh đạo (tức là 8 con đường đúng đắn) hơn so với những người khác.
Khi chúng ta có một cuộc sống vật chất đủ đầy, ta sẽ khó sa vào những sự cám dỗ về mặt vật chất, ta sẽ có nhiều thời gian để tĩnh tâm và cũng có thể giúp đỡ được nhiều người khó khăn hơn.
Đức Phật thuyết giảng cho Sigala. (Ảnh minh họa)
Lời khuyên của Đức Phật và chàng trai tên là Sigala
Có một lần, trên đường đi, Đức Phật tới ở nhờ một nhà dân ở thành phố Rajagaha. Con trai của chủ nhà là một thanh niên trẻ tên là Sigala.
Sigala khẩn thiết muốn được nghe Đức Phật thuyết pháp, và vì thế, Ngài đã có một bài nói chuyện dài với Sigala mà trong đó, Ngài chỉ ra những điều nên làm, những điều nên tránh, và đặc biệt là cách chi tiêu hợp lý.
Theo Đức Phật, một gia đình có thể phát triển hưng thịnh hay không phụ thuộc rất nhiều vào thái độ của những thành viên trong gia đình đối với đồng tiền và việc sử dụng những đồng tiền mà họ kiếm được.
Để gia đình phát triển hưng thịnh, Đức Phật nói cần phải biết chi tiêu cho hợp lý. (Ảnh minh họa)
Giáo lý nhà Phật cho rằng, mặc dù tiền bạc hay sự giàu có không phải là điều con người ta theo đuổi hay hướng tới, và bất kỳ ai cũng không nên là kẻ ham tiền, yêu tiền, ám ảnh vì tiền, nhưng lại là thứ cần thiết, không thể thiếu trong cuộc sống của con người.
Kiếm tiền một cách chân chính và trở nên giàu có không có gì sai trái. Tuy nhiên, để những đồng tiền này có thể phục vụ tốt cho chúng ta, để không rơi vào nợ nần, túng quẫn và có cuộc sống ngày càng khá lên, theo Đức Phật, số tiền kiếm được của mỗi gia đình nên được chia làm 4 phần:
Phần thứ nhất dành để chi tiêu cho cuộc sống hàng ngày: Bao gồm nhu cầu ăn uống, nhà cửa, tiêu dùng, các mối quan hệ xã hội...
Hai phần tiếp theo sẽ dành để đầu tư sinh lời, giúp cho tiền đẻ ra tiền, chứ không phải là "tiền chết", bảo đảm một tương lai lâu dài cho chính những thành viên trong gia đình đó.
Phần cuối cùng, là số tiền để tiết kiệm, dành cho những ngày đau ốm, trái nắng trở trời, hoặc khi có tình huống bất ngờ xảy ra, nếu không có chuyện cần kíp, nhất định không được mang ra tiêu.
Tất nhiên, để phù hợp với cuộc sống hiện đại ngày nay, chúng ta có thể áp dụng linh hoạt lời dạy của Đức Phật. Bốn phần nói trên có thể bằng nhau (tức là mỗi phần chiếm 25% thu nhập), hoặc hơn kém nhau một chút tùy theo hoàn cảnh của từng gia đình cũng như loại đầu tư mà chúng ta định tham gia.
Đức Phật nói giống như một con ong chăm chỉ đi kiếm phấn hoa để mang về tổ, những hạt phấn hoa nhỏ xíu mà nó thu thập được qua thời gian sẽ trở thành những tảng mật ong lớn có thể nuôi cả bầy ong. Sự tiết kiệm của con người cũng giống như vậy. Tích tiểu thành đại, ắt sẽ có ngày chúng ta trở nên giàu có, sung túc.
Theo Buddha Weekly (https://cafef.vn/duc-phat-noi-gia-dinh-muon-hung-thinh-thi-nen-lam-1-viec-nay-ai-cung-can-luu-y-20200620195359499.chn)
Hiểu Đúng & Hành: https://phatgiao.org.vn/bat-chanh-dao-d25026.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét