- Giản giải độc gan đơn giản tại nhà

Suckhoedoisong.vn - Sức khỏe mỗi người phụ thuộc một phần vào việc cơ thể loại bỏ và thanh lọc độc tố như thế nào. Làm sạch gan là một cách tốt nhất để giúp cơ thể thanh lọc độc tố và khỏe mạnh.

Trên thực tế, lá gan đóng vai trò của một nhà máy lọc và tinh chế các chất cần thiết cho cơ thể. Nếu gan bị tổn thương sẽ không chỉ ảnh hưởng tới các bộ phận khác trong cơ thể mà còn nguy hại tới tính mạng.

Có nhiều nguyên nhân gây tổn thương gan, bao gồm: rượu, một số loại thuốc, hấp thụ các chất độc hại và tiếp xúc với hóa chất, viêm gan do virus, chế độ ăn uống, dinh dưỡng, sinh hoạt, ngủ nghỉ không hợp lý, rối loạn chuyển hóa,... Gan bị tổn thương lâu dài có thể dẫn tới xơ gan khiến khả năng hoạt động của gan bị giảm sút.

Để giúp cải thiện chức năng gan, tại nhà có thể thực hiện các biện pháp làm sạch gan sau đây.
Loại bỏ thực phẩm độc hại khỏi chế độ ăn uống
Một chế độ ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn sẽ khiến gan gặp nhiều nguy cơ. Trong thực phẩm chế biến sẵn có các chất bảo quản, chất tạo ngọt nhân tạo, phẩm màu, chất béo bão hòa, chất điều vị, quá nhiều muối...đều là những thứ gây hại đối với gan và cơ thể. Vì vậy, nên thay thế những thực phẩm này bằng những lựa chọn lành mạnh cho gan như dùng thực phẩm hữu cơ tươi sống, chế biến khoa học tại nhà. Ngoài ra có thể dùng nước ép rau sống để làm sạch gan hiệu quả. Đây cũng là cách đơn giản để dễ dàng tiêu thụ được lượng lớn rau quả tươi hữu cơ mà cơ thể cần. Nếu chức năng gan bị suy yếu, nước ép rau quả dễ tiêu hóa và dễ hấp thụ hơn. Các loại rau lý tưởng để làm sạch gan bao gồm bắp cải, súp lơ, cà rốt, dưa chuột, củ cải đường và rau lá xanh. Các loại rau này giúp giảm nồng độ axit trong cơ thể, tạo ra sự cân bằng pH.

Nước ép các loại rau củ tươi làm sạch gan hiệu quả.

Tăng cường thực phẩm giàu kali
Cơ thể cần khoảng 4.700mg kali mỗi ngày. Thực phẩm giàu kali giúp giảm huyết áp tâm thu, giảm cholesterol và hỗ trợ hệ tim mạch khỏe mạnh, và quan trọng là giúp làm sạch gan. Kali có rất nhiều trong thực phẩm sau đây:

Khoai lang: Một củ khoai lang vừa có chứa gần 700mg kali, chưa kể hàm lượng chất xơ và beta carotene cao, rất giàu vitamin B6, C, D, magiê và sắt. Mặc dù có vị ngọt tự nhiên, nhưng đường trong khoai lang được giải phóng từ từ vào máu qua gan, không gây ra sự tăng đột biến lượng đường trong máu.

Sốt cà chua:
1 cốc cà chua xay nhuyễn chứa 1.065mg kali. Khi chọn sốt cà chua, chỉ nên chọn những loại được làm từ cà chua hữu cơ.

Cải xoăn và rau bina: Giàu chất chống oxy hóa, nước ép rau cải xoăn chứa hơn 1.300mg kali mỗi cốc. Ngoài ép nước, có thể làm salad hoặc xào nấu như các loại rau xanh khác. Rau bina hữu cơ tươi là một nguồn kali tốt, chứa 840mg mỗi khẩu phần.

Đậu
: Các loại đậu đều giàu kali, protein và chất xơ, lại dễ dàng chế biến thành nhiều món ngon.

Mật mía:
Chỉ cần 2 muỗng cà phê mật mía là đảm bảo 10% lượng kali khuyến nghị hàng ngày. Ngoài kali, mật mía rất giàu chất sắt, canxi, mangan và đồng. Có thể thay mật mía cho các chất làm ngọt tự nhiên khác trong đồ ăn, thức uống hàng ngày.

Chuối:
Không chỉ giàu kali, chuối còn hỗ trợ tiêu hóa, giúp giải phóng độc tố và kim loại nặng ra khỏi cơ thể - tất cả đều cần thiết trong quá trình làm sạch gan.
Dùng thảo dược quen thuộc dễ tìm

Atiso: Atiso là một trong những thảo dược có tác dụng mát và giải độc rõ rệt nhất đối với gan. Hầu như tất cả bộ phận của cây atiso đều có tác dụng chữa bệnh và cực kỳ tốt cho gan. Atiso giúp mát gan giải độc, kích thích dịch mật, giảm cholesterol.

Rễ khổ sâm: Rễ cây khổ sâm giúp bảo vệ gan, tái tạo gan, ức chế virus gây tổn thương gan. Tuy nhiên theo các chuyên gia thì không nên dùng quá 3 tuần liên tục vì nó có thể gây kích ứng cơ thể.

Rễ bồ công anh: Rễ bồ công anh cũng giúp loại bỏ chất béo thừa trong gan, tăng tiết dịch ngăn ngừa các bệnh về gan và thận. Rễ cây bồ công anh có tác dụng lợi tiểu tự nhiên, cho phép gan loại bỏ độc tố nhanh hơn. Nó cũng giúp tăng cường hệ miễn dịch, cân bằng lượng đường trong máu, giảm chứng ợ nóng và làm dịu sự khó chịu tiêu hóa.

Gừng tươi:
Gừng tươi giúp giải độc gan trong những trường hợp bị ngộ độc đồng thời có thể kiểm soát tốt triệu chứng buồn nôn tạm thời rất tốt cho người bệnh gan.

Rễ cây ngưu bàng: Là một lựa chọn khác trong cùng họ thực vật như bồ công anh có thể giúp giải độc bằng cách làm sạch máu, do đó giúp hỗ trợ chức năng gan.

BS. Phạm Hà Thanh

Thực phẩm chứa nhiều Kali




Kali
Kali là một trong những khoáng chất thiết yếu với cơ thể con người, có trong nhiều nguồn thực phẩm tự nhiên. Việc lựa chọn chế độ ăn gồm các thực phẩm chứa nhiều kali đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe thể chất lẫn tinh thần.

1. Nhu cầu kali hàng ngày

Nhu cầu kali cần thiết mỗi ngày ở người bình thường là 4.700 miligam (mg) kali, được lấy chủ yếu qua nguồn thực phẩm chứa nhiều Kali. Việc bổ sung kali có thể thay đổi ở những người mắc bệnh về thận, cụ thể là ít hơn 4.700 mg/ngày theo chỉ định của bác sĩ. Bởi vì khi thận hoạt động không tốt, quá nhiều kali sẽ tích tụ lại trong cơ thể dẫn đến các vấn đề bất thường liên quan tới thần kinh và cơ bắp.
Ngoài ra, nồng độ kali trong cơ thể còn bị ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố hormone và những loại thuốc khác bệnh nhân đang sử dụng. Do đó người bị bệnh thận nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về liều lượng kali cần bổ sung thích hợp, từ đó điều chỉnh lại chế độ ăn uống.

2. Nguồn thực phẩm chứa nhiều Kali

Có rất nhiều loại thực phẩm quen thuộc trong tự nhiên chứa hàm lượng kali cao. Nếu cần tăng lượng kali trong chế độ ăn uống, hãy lựa chọn những loại thực phẩm lành mạnh sau đây để thêm vào thực đơn, bao gồm:

2.1. Trái cây và rau củ quả

Khi nói đến những thực phẩm nào chứa nhiều kali, nhiều người thường chỉ nghĩ đến một loại quả quen thuộc là chuối. Tuy nhiên ngoài chuối, còn nhiều loại thực phẩm mà chúng ta ăn hàng ngày cũng chứa hàm lượng kali rất lớn, chẳng hạn như:
  • Trái cây tươi: Cam, dưa lưới, dưa lê, dưa hấu, quả bơ, mơ, bưởi;
  • Trái cây sấy khô: Mận khô, nho khô và chà là;
  • Nước ép trái cây: Cam, cà chua, dưa hấu, mận, nước dừa, quả mơ và bưởi;
  • Rau: Rau lá xanh, măng tây, rau chân vịt và bông cải xanh luộc;
  • Củ quả: Dưa leo tươi và khoai tây, khoai lang, cà tím, nấm, củ cải, củ dền, bí ngô chế biến.



http://a9.vietbao.vn/images/vi955/2012/10/55491351-1349776027-chuoi1.jpg
Chuối là một loại trái cây có hàm lượng kali rất lớn

Bạn có thể dùng 225g rau bó xôi xào cùng với mì ống - món ăn thơm ngon này chứa đến 540mg kali, rất xứng đáng có mặt trên bàn ăn. Ngoài ra, có thể linh hoạt chế biến đa dạng các món xào, súp, hoặc salad từ danh sách những thực phẩm chứa nhiều kali nói trên.

2.2. Sản phẩm từ sữa

Một số sản phẩm sữa, chẳng hạn như sữa tươi và sữa chua, có chứa nhiều kali. Trung bình mỗi hộp sữa chua thông thường có 573 mg kali, không chỉ đáp ứng khoảng 12% nhu cầu kali hàng ngày, mà còn cung cấp đến 50% lượng canxi cơ thể cần. Nên lựa chọn loại sữa ít chất béo hoặc không có chất béo để đảm bảo nguồn dinh dưỡng tốt nhất.

2.3. Một số loại cá

Một số loại cá có chứa nhiều kali có thể kể đến như: cá ngừ, cá bơn, cá tuyết, cá hồi và cá đá (Rockfish). Ngoài ra vài loại hải sản khác cũng rất giàu dưỡng chất này, chẳng hạn như 100g ngao có chứa đến 534 mg kali.
Nếu không có nhiều thời gian nấu nướng thì cá hồi đóng hộp cũng là một gợi ý hay cho những người bị thiếu kali trong cơ thể. Món ăn này rất dễ chế biến, giàu omega-3 tốt cho sức khỏe tim mạch và đặc biệt là cung cấp cho cơ thể khoảng 487 mg kali/ 28g cá hồi (đáp ứng 10% nhu cầu kali hàng ngày).

2.4. Các loại đậu hạt

Ngoài chứa hàm lượng lớn protein và chất xơ rất tốt cho hệ tim mạch, các loại đậu cũng là một lựa chọn hợp lý cho người thiếu kali. Các loại đậu có nhiều kali bao gồm: đậu ngự (lima), đậu cúc (pinto), đậu thận/tây (kidney), đậu nành, đậu đen, đậu lăng và đậu Hà Lan.



Đậu Hà Lan
Các loại đậu hạt là một lựa chọn hợp lý cho người thiếu kali

2.5. Những thực phẩm khác

Các loại thực phẩm khác giàu kali bao gồm:
  • Chất làm mặn thay thế cho muối ăn thông thường NaCl (đọc thêm thông tin trên nhãn bao bì để kiểm tra nồng độ kali);
  • Mật đường (molasses);
  • Các loại hạt, quả hạch;
  • Thịt súc vật và gia cầm;
  • Gạo lứt và gạo dại;
  • Cám ngũ cốc;
  • Bánh mì ngũ cốc nguyên cám;
  • Mì ống Pasta kèm nước sốt cà chua.

3. Vai trò của kali với sức khỏe

Thiếu kali trong cơ thể lâu ngày có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe vì đây là một dưỡng chất thiết yếu của tế bào. Một số dấu hiệu cảnh báo thiếu kali trong cơ thể thường gặp là:
  • Mệt mỏi;
  • Thường hay bị chuột rút;
  • Mất ngủ;
  • Trầm cảm;
  • Nhịp tim không đều.
Bổ sung đủ lượng kali mỗi ngày từ nguồn thực phẩm chứa nhiều Kali sẽ giúp tinh thần luôn khỏe mạnh, sảng khoái và có thể ngăn ngừa một số bệnh mạn tính. Trong đó nổi bật là chức năng hỗ trợ điều hòa huyết áp ổn định theo hai cách như sau:
  • Thứ nhất: Kali hỗ trợ chức năng thận trong quá trình loại bỏ natri ra khỏi cơ thể thông qua bài tiết nước tiểu. Quá nhiều natri tích tụ trong người là một trong những nguyên nhân gây ra tăng huyết áp.
  • Thứ hai: Kali giúp các thành mạch máu thư giãn hoặc nới lỏng, hạn chế được sự căng cứng quá mức dẫn đến huyết áp cao. Bổ sung kali không chỉ giữ huyết áp ổn định, mà còn rất tốt cho tim mạch.


Mệt mỏi
Thiếu Kali khiến cơ thể bạn rơi vào trạng thái mất ngủ, mệt mỏi,...

Bên cạnh đó, nhận đầy đủ hàm lượng kali cần thiết còn giúp có các cơ bắp linh hoạt và dẻo dai hơn, từ đó tăng cường sức khỏe cho cơ thể. Ngoài ra, các dây thần kinh cũng cần kali để có thể hoạt động đúng theo chức năng vốn có, giúp cải thiện sự tập trung. Kali cũng đóng vai trò như một chất điện giải, chịu trách nhiệm điều chỉnh sự cân bằng chất lỏng trong và ngoài tế bào của cơ thể, hạn chế nguy cơ xảy ra các rối loạn bất thường.
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo nên ưu tiên hấp thu kali từ nguồn thực phẩm chứa nhiều Kali hơn là uống thuốc bổ sung, vitamin hay thực phẩm chức năng. Chính vì vậy, việc tìm hiểu danh sách những thực phẩm nào chứa nhiều kali là điều cần thiết để có thể lên thực đơn cho một bữa ăn giàu dinh dưỡng, đặc biệt là những người đang bị thiếu kali trong cơ thể.
Nguồn tham khảo: webmd.com




Thực phẩm cần tránh xa để bảo vệ gan

Đây mới là 6 món hủy hoại gan khiến gan của bạn 'hãi hùng' nhất, muốn gan khỏe mạnh cần tránh xa những thực phẩm này. Khi gan không đào thải được chất độc ra khỏi cơ thể, về lâu dài các chất độc tố sẽ tích tụ, hủy hoại tế bào gan, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ thể.
Gan sợ thuốc tây

Gan là cơ quan quan trọng, đảm nhiệm nhiều chức năng liên quan đến tiêu hóa, chuyển hóa, miễn dịch và dự trữ chất. Nếu thiếu gan, các mô sẽ nhanh chóng chết do thiếu năng lượng và dinh dưỡng.



Gánh nặng chuyển hóa, loại bỏ các chất độc khỏi cơ thể sẽ khiến gan dễ gặp tổn thương như bị viêm, nhiễm mỡ, xơ hóa hoặc ung thư… Trong đó xơ gan và ung thư gan là 2 bệnh đe dọa đến tính mạng, nhưng lại diễn biến âm thầm, có khi đến giai đoạn cuối mới phát hiện được bệnh.

Vì vậy, nhận biết "kẻ thù" của gan sẽ giúp bạn biết cách bảo vệ cơ quan này khỏe mạnh:

Gan sợ nấm mốc
Thực phẩm bị nấm mốc thường tạo ra một lượng lớn chất aflatoxin - một loại độc tố và là tác nhân gây ung thư, aflatoxin được chuyển hóa tại gan, gây tổn hại cho gan. Nếu thường xuyên ăn các loại thực phẩm đã bị nấm mốc sẽ làm tăng khả năng xơ gan và cũng dễ gây ra ung thư gan.

Gan sợ rượu
Rượu được giải độc và chuyển hóa hoàn toàn trong gan. Càng uống nhiều rượu thì gan càng bị tổn thương nhiều. Những người uống rượu trong thời gian dài thường dễ bị gan nhiễm mỡ và khả năng bị xơ gan cũng cao hơn, thậm chí còn dễ chuyển biến thành ung thư gan.

Gan sợ dầu mỡ
Xã hội ngày càng phát triển, mức sống của người dân cũng ngày càng được cải thiện. Bữa ăn hằng ngày phong phú với đủ loại thịt cá, các món chiên xào…, tuy nhiên nếu ăn quá nhiều thực phẩm giàu chất béo sẽ làm tăng gánh nặng cho gan dẫn đến gan tổn thương nhanh hơn.

Gan sợ thuốc tây
Các loại thuốc khi đi vào cơ thể cũng được chuyển hóa tại gan. Tuy nhiên, gan không thể thanh lọc và hấp thu mọi hoạt chất hóa học trong tân dược. Lượng thuốc tây sử dụng càng nhiều thì gánh nặng cho gan càng lớn. Vì vậy, người bệnh tuyệt đối không nên lạm dụng thuốc tây khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Gan sợ môi trường ô nhiễm
Khói bụi, thuốc lá, chất thải độc hại... làm tế bào gan tổn thương và chức năng giải độc suy giảm. Các yếu tố này có thể dẫn đến ung thư gan, loại ung thư phổ biến thứ 6 và gây tử vong cao thứ hai trên thế giới. Tỷ lệ sống thêm 5 năm của người mắc ung thư gan chỉ khoảng 28%.

Gan sợ thức khuya
Nếu bạn thường xuyên thức khuya thì điều này sẽ gây ảnh hưởng tới quá trình phục hồi gan. Để có một lá gan khỏe mạnh, bạn cần được ngủ đủ giấc mỗi ngày và nên hình thành thói quen ngủ sớm dậy sớm.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét