- VÌ SAO XÃ HỘI DỄ BỊ LỪA

GẠT BỞI NHỮNG LỜI DỐI TRÁ?
How Liars Create The ‘Illusion Of Truth’
__________________
"Một lời dối trá nếu được lặp đi lặp lại đủ mức thì nó sẽ trở thành sự thật" là nguyên tắc tuyên truyền của Joseph Goebbels, một bộ trưởng tuyên truyền của Phát xít Đức.
Các nhà tâm lý học gọi đây là 'ảo tưởng về sự thật' và dưới đây là cách phổ biến mà người ta thường thử nghiệm điều này:
Những người tham gia được yêu cầu đánh giá liệu điều mà họ nghe thật đến đâu, ví dụ như "từ 'prune' là cách gọi một quả mận khô".
Đôi lúc một số điều là thật (như điều phía trên), và đôi lúc những người tham gia được cho nghe những điều không đúng sự thật, ví dụ như "từ 'date' (quả chà là) là cách gọi một quả mận khô".
Sau khi nghỉ giải lao khoảng vài phút hoặc thậm chí vài tuần, những người tham gia quay trở lại cuộc thử nghiệm nhưng lần này họ được yêu cầu đánh giá một số điều mới, và một số điều họ đã từng thấy trong lần thử nghiệm thứ nhất.
Kết quả nghiên cứu cho thấy người ta nhiều khả năng sẽ tin những thứ họ từng thấy, dù nó có đúng sự thật hay không, chỉ bởi vì nó gần gũi với họ hơn.
Kết quả này gần như chứng minh nguyên tắc tuyên truyền của Goebbels.
Và nếu bạn nhìn quanh mình, cũng không khó để thấy các chính trị gia hoặc các nhà quảng cáo đang sử dụng nguyên tắc này ra sao.
Tuy nhiênyếu tố tác động được ghi nhận trong phòng thí nghiệm chưa hẳn đã là yếu tố tác động lên niềm tin thực sự ngoài đời.
Nếu bạn thực sự có thể biến lời nói dối trở thành sự thật chỉ bằng cách lặp đi lặp lại nó, có lẽ chúng ta đã không cần phải học những cách thuyết phục khác.

Kiến thức và óc phê bình có giúp bạn vững vàng trước những lời dối trá?

Một trong những trở ngại cho việc biến lời nói dối thành điều khiến người khác tin là thật chính là điều bạn đã biết.
Kể cả đó là một lời nói dối có thuyết phục tới đâu đi nữa, nhưng vì sao bạn lại phải để nó áp đảo những điều mình đã biết?
Gần đây, một nhóm nghiên cứu do Lisa Fazio từ Đại học Vanderbilt dẫn đầu đã tìm hiểu ảo ảnh của sự thật có thể tác động lên những kiến thức sẵn có của chúng ta ra sao.
Họ trộn lẫn những điều thật và không thật vào với nhauTuy nhiên những điều này được phân loại theo hướng từ dễ đến khó nhận biết (ví dụ như 'Thái Bình Dương lớn nhất Trái Đất' là một điều có thật và được nhiều người biết, và 'Đại Tây Dương là đại dương lớn nhất trên Trái Đất', là điều không có thật, thế nhưng nhiều người lại tưởng thật'.
Kết quả cho thấy ảo ảnh sự thật phát huy tác dụng đối với cả những điều phổ biến lẫn ít phổ biến hơn. Điều này cho thấy kiến thức có sẵn cũng không giúp ta vững vàng hơn trước những lời nói dối được lặp đi lặp lại nhiều lần.
Để đảm bảo tính bao quát, các nhà nghiên cứu thực hiện thêm một thử nghiệm nữa, trong đó những người tham gia được yêu cầu đánh giá điều họ nghe được thật đến đâu dựa theo thang điểm từ 1 đến 6.
Các nhà nghiên cứu cũng thực hiện một thử nghiệm song song trong đó những người tham gia được yêu cầu chỉ đánh giá điều họ nghe là 'thật' hay 'giả'.
Kết quả cho thấy những điều dối trá sẽ được đánh giá ngày càng cao điểm hơn trên thang điểm từ 1 tới 6 và nhiều khả năng được đánh giá là 'thật' nếu được lặp lại đủ lâu.
Những điều dù là sự thật hay nguỵ tạo, là phổ biến hay ít phổ biến, cũng trở nên dễ tin hơn nếu chúng được lặp đi lặp lại nhiều lần.


'Tuy nhiên, sự thật vẫn là sự thật'

Ban đầu điều này nghe có vẻ như là một tin xấu cho nhân loại, nhưng khi diễn giải khoa học tâm lý, bạn cần nhìn vào số liệu thực tế.
Fazio và các đồng nghiệp nhận ra yếu tố lớn nhất để khiến một người tin hay không tin một điều, là liệu nó có thực sự có thật hay không.
Việc lặp đi lặp lại một lời nói dối không đủ để che đậy sự thật. Dù có lặp lại hay không thì người ta vẫn nhiều khả năng sẽ tin vào sự thật hơn là lời nói dối.
Điều này cho thấy cách cơ bản mà chúng ta cập nhật niềm tin của mình - sự lặp lại giúp cho một điều nghe giống thật hơn, bất chấp kiến thức có sẵn của chúng ta, thế nhưng nó không thay thế kiến thức đó.
Câu hỏi tiếp theo là vì sao lại như vậy?
Câu trả lời đó là việc suy nghĩ logic về tất cả những điều bạn nghe thấy đôi khi sẽ quá khó.
Bởi nếu bạn phải so sánh tất cả những điều mình nghe thấy với kiến thức sẵn có, thì điều đó có lẽ giống như việc bạn vẫn đang nghĩ đến bữa sáng trong lúc trời đã vào đêm khuya.
Chúng ta có như cầu cần nhanh chóng đưa ra những phán đoán hay quyết định, cho nên chúng ta thường đi đường tắt - bằng cách phỏng đoán, vốn thường đúng hơn là sai.
Việc đánh giá một điều gì đó là thật hay không dựa vào tính phổ biến của nó cũng là một cách. Ở bất cứ đâu mà sự thật được lặp đi lặp lại nhiều hơn sự dối trá, ngay cả khi với tỷ lệ 51% - 49%, thì đây vẫn là một cách nhanh chóng và dơ bẩn để phán xét mọi thứ.
Chúng ta sẽ gặp rắc rối nếu tin vào một điều gì đó chỉ vì nó được lặp đi lặp lại nhiều lần. Nhưng thực tế không phải vậy.
Dù con người có giỏi thuyết phục đến mấy đi nữa thì nó cũng chỉ là một công cụ hạn chế. Não bộ của chúng ta bị ảnh hưởng bởi ảo giác của sự thật bởi vì bản năng sử dụng đường tắt để phán xét mọi thứ.

Hãy tỉnh táo trước những gì bạn nghe thấy, và đừng tiếp tay cho sự dối trá

Một khi đã biết về hiệu ứng này, chúng ta có thể bảo vệ bản thân trước nó.
Chúng ta có thể tự hỏi vì sao mình tin vào một điều gì đó, và nếu một điều gì đó nghe có lý, liệu có phải vì nó là sự thật, hay vì nó được lặp lại quá nhiều?
Đây là lý do mà các học giả luôn phải dẫn chứng các lập luận của họ - để chúng ta có thể lần ra nguồn gốc của chúng, thay vì tin bằng bản năng.
Thế nhưng một trong những cách tốt nhất để bảo vệ bản thân khỏi ảo giác sự thật, đó là ngăn chặn những điều dối trá.
Chúng ta sống trong một thế giới nơi mà sự thật đóng vai trò quan trọng, và cần đóng vai trò quan trọng.
Nếu bạn lặp đi lặp lại một điều gì đó mà không cần kiểm tra liệu nó có thật hay không, thì chính là bạn đang góp phần biến thế giới thành một nơi thật-giả dễ bị lẫn lộn hơn. Hãy nghĩ đến điều này trước khi bạn lặp đi lặp lại một thông tin gì đó.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét