- HUYỆT ĐẠO TRÊN BÀN TAY

Biết bấm những huyệt này trên bàn tay, đau bụng, đau dạ dày, đau họng, đều sẽ được xoa dịu

Bấm huyệt có cùng nguyên tắc hoạt động với châm cứu tức là tác động trực tiếp lên các huyệt. Có khác chỉ là thay vì dùng kim châm cứu thì bạn dùng ngón tay.

Bấm huyệt có thể kết hợp cùng liệu pháp xoa bóp mát xa để tăng hiệu quả đặc biệt là ở những vùng bàn tay và chân, nơi tập trung nhiều huyệt đạo liên kết trực tiếp tới các bộ phận và cơ quan khác nhau của cơ thể, giúp tăng cường lưu lượng của máu lưu thông, giảm đau và đảm bảo chúng ta có sức khỏe tốt.

Sau đây là những vị trí trên bàn tay chúng ta có thể xoa bóp hoặc bấm huyệt để có thể giảm đau hiệu quả:

Đau đầu và đau nửa đầu

Dùng 4 đầu ngón tay đặc biệt là phần dưới ngón tay ấn vào vị trí lòng bàn tay và tập trung lực ấn vào phần nằm giữa ngón cái và ngón trỏ có thể giúp bạn cắt cơn đau đầu và đau nửa đầu.

Đau xoang
Bóp và giữ đầu mỗi ngón tay 1-3 phút với lực vừa phải. Xoa nhẹ khu vực này khi thực hiện xong. Lặp lại trên tất cả các ngón tay.

Nếu bạn bị các bệnh liên quan tới xoang như đau đầu, chóng mặt, ngạt mũi thì khi thực hiện nên cầm theo khăn giấy.

Đau cổ hoặc đau dây chằng
Mát xa phần giữa của mỗi ngón tay. Thực hiện lần lượt trên mỗi ngón tay trong một bàn tay. Nhìn vào bàn tay của bạn và tưởng tượng đầu ngón tay là đầu, tiếp đế là phần cổ và vai.

Sau đó bạn có thể tìm ra vị trí chính xác nhất cho “cổ” trên ngón tay. Có thể tham khảo biểu đồ bấm huyệt chuyên nghiệp nếu cần thiết.

Dạ dày
Mát xa toàn bộ ngón tay cái cho ấm lên, vì các huyệt ở trên ngón cái có liên kết với dạ dày và lá lách. Ngoài ra bạn cũng có thể dùng ngón cái ấn nhẹ lên phần lòng bàn tay.

Cảm lạnh hoặc đau họng
Mát xa làm ấm ngón tay cái và các phần màng nối giữa các ngón tay. Ngoài ra bạn có thể bóp nhẹ các phần mô thịt ở đầu ngón tay như hình trên.

Mệt mỏi
Xoa nhẹ toàn bộ bàn tay, tiếp theo là ấn trực tiếp lên điểm ngay dưới móng tay trên ngón giữa (phần gần với ngón trỏ nhất).

Đau bụng kinh
Xoa nhẹ toàn bộ bàn tay, sau đó tác động lực lên điểm dưới móng tay trên ngón trỏ (phần gần ngón cái nhất) và vị trí ngoài cùng của ngón út (như hình)

Lưu ý:
Trước khi bắt đầu bạn nên xoa hai bàn tay của bạn với nhau trong một phút để cho ấm giúp tăng thêm lực và độ mẫn cảm của bàn tay.
Tiếp theo, sử dụng các ngón tay và ngón cái của bàn tay kia mát xa nhẹ nhàng lên da và khu vực cần bấm huyệt
Tuy nhiên, nếu bạn đang mang bầu cần hỏi ý kiến của bác sỹ trước khi tiến hành xoa bóp hoặc ấn các huyệt đạo trên bàn tay.

Theo CafeBiz/TTVN

Thải độc gan, thận, phổi... nhờ một động tác đơn giản 


Chuyên gia Đông y cho rằng, hãy chăm sóc cơ thể ngay khi bạn đang trẻ và khỏe mạnh bằng cách bấm huyệt đơn giản để bảo dưỡng và thải độc. Đừng bao giờ chờ đến có bệnh mới lo.Các chuyên gia Đông y thường nói, hãy tận dụng hết chức năng của ngón tay bạn trước khi dùng đến kim tiêm.

Điều này để nhấn mạnh rằng, giải pháp đầu tiên và quan trọng nhất chính là phòng bệnh chứ không phải chữa bệnh.

Không những thế, với những ngón tay nhỏ bé, bạn có thể mát xa các huyệt vị trên cơ thể hàng ngày một cách vô cùng đơn giản, nhưng sẽ mang tới những hiệu quả tuyệt vời.

Những vị trí trên bàn tay đều có chức năng kết nối với các bộ phận nội tạng (Ảnh minh họa)

Bất kỳ thời gian nào trong ngày, nếu rảnh tay là bạn có thể tự "phòng, khám và chữa" bệnh cho chính mình.

Trên cơ thể có hàng chục huyệt vị, mỗi một điểm như vậy có những chức năng, nhiệm vụ và sự kết nối với các bộ phận nội tạng khác nhau.

Cùng với sự tăng dần của tuổi tác, các chức năng của các cơ quan trên cơ thể dần bị thoái hóa, hệ thống miễn dịch giảm dần.

Vì vậy, cách mà các chuyên gia Đông y hướng dẫn chúng ta chính là hãy chăm sóc các bộ phận cơ thể hàng ngày thay vì chờ đến khi ốm đau, phát bệnh mới điều trị.

Mỗi một huyệt vị là cơ quan đại diện cho một số bộ phận trên cơ thể. Nếu biết "tận dụng" ưu điểm của các huyệt vị này, chúng ta hoàn toàn có thể mát xa để chống lão hóa, thải độc , phòng và chữa bệnh vô cùng hiệu quả.

Trên bàn chân cũng có những "sợi dây" liên lạc mật thiết với nội tạng (Ảnh minh họa)

1. Dưỡng lá lách : Huyệt Thương khâu
Vị trí của huyệt Thương khâu ở gần ngay dưới hõm ở mắt cá chân, bạn có thể xem hình minh họa để xác định điểm chính xác.

Khi xoa bóp vị trí này, sẽ giúp làm cho khí huyết đi từ lá lách đến cách kinh mạch và ngược lại.

Ưu điểm nổi bật nhất là giúp cho cơ thể giải quyết tình trạng bị đầy bụng, ruột nôn nao, tiêu chảy, viêm dạ dày, viêm ruột, khó tiêu, táo bón và các bệnh khác.
Hàng ngày bạn nên xoa bóp khoảng 3-5 lần, mỗi lần 3 phút, lần lượt mát xa thay đổi cho cả 2 chân. Bấm cường độ vừa phải, khi có cảm giác mỏi tê thì dừng lại.

Vị trí huyệt Thương khâu: Chấm đỏ trên mắt cá chân (Ảnh minh họa)
2. Dưỡng thận: Huyệt Dũng tuyền

Huyệt Dũng tuyền nằm ở điểm thấp nhất trên cơ thể, giữa hõm gan bàn chân ở 1/3 phía trước. Xem hình minh họa để tìm chính xác ví trí.

Điểm này tương đối nhạy cảm, cường độ bấm chỉ nên làm nhẹ nhàng một cách vừa đủ, thực hiện khoảng 5 phút mỗi ngày, có tác dụng đặc biệt trong việc giải độc thận .

Thời gian giải độc thận thích hợp nhất là trước 5 – 7 giờ sáng. Vì thế, nếu muốn phòng ngừa các bệnh về thận thì bạn phải "chịu khó" dậy sớm, uống một cốc nước lọc ấm và thực hiện mát xa ngay.

Vị trí huyệt Dũng tuyền (Ảnh minh họa)

3. Dưỡng phổi: Huyệt Hợp cốc
Huyệt Hợp cốc nằm giữa vùng hõm của ngón trỏ và ngón cái, còn có tên gọi khác là Hổ khẩu.

Có thể dùng cách đan hai ngón trỏ và ngón cái của tay này vào tay kia rồi bóp, ấn mạnh.

Mát xa huyệt vị này có tác dụng giảm đau rất tốt, thúc đẩy trao đổi chất, loại bỏ độc tố trong phổi và các cơ quan nội tạng khác, điều trị triệu chứng chóng mặt và buồn ngủ.

Người hút thuốc lá hoặc làm việc trong môi trường độc hại thì càng phải "quan tâm và chăm sóc" huyệt vị này mỗi ngày.

Vị trí huyệt Hợp cốc (Ảnh minh họa)

4. Dưỡng gan: Huyệt Thái xung
Huyệt Thái xung nằm trên lưng bàn chân ở vị trí giữa xương nối ngón chân cái và ngón chân thứ 2. Xem hình mình họa để nhận biết điểm chính xác.

Mát xa huyệt vị này có tác dụng tốt nhất trong việc giải độc gan , loại bỏ hỏa khí làm cơ thể bốc hỏa và nóng trong, hạ huyết áp, những người có tính khí nóng nảy thì nên thường xuyên bấm huyệt này.

Dùng ngón tay day bấm huyệt trong khoảng 4 phút với một lực nhẹ vừa đủ, đến khi cảm thấy hơi đau một chút thì dừng lại.

Vị trí huyệt Thái xung (Ảnh minh họa)

5. Dưỡng tim: Huyệt Thiếu phủ
Huyệt Thiếu phủ nằm trên đường chỉ tay giao giữa ngón út và ngón đeo nhẫn. Xem hình minh họa để xác định chính xác vị trí.

Khi bấm huyệt này nên dùng lực hơi mạnh một chút, thay đổi tay xen kẽ đều trong trong mỗi lần bấm.

Huyệt Thiếu phủ thuộc về "kinh thủ thiếu âm tâm", mát xa thường xuyên có tác dụng rất tốt trong việc chữa bệnh về tim mạch như tim đập không đều, rối loạn nhịp tim, đau thắt ngực và các bệnh tim mạch khác.

Vị trí huyệt Thiếu phủ (Ảnh minh họa)

Các chuyên gia Đông y có quan niệm rằng, huyệt vị là điểm nhỏ nhất nhưng lại có công dụng tốt nhất, hãy tận dụng nó để thải độc và bảo dưỡng các bộ phận bên trong nội tạng.

Mỗi ngày bạn dành ra ít phút kiên trì bấm huyệt, hiệu quả mang lại cho sức khỏe sẽ không thể đo đếm hết được và rất bất ngờ.

Lịch "làm việc" của các cơ quan trong cơ thể
Để biết cách chăm sóc tốt nhất cho các bộ phận trên cơ thể ngay từ khi bạn còn trẻ và khỏe mạnh, hãy xem "lịch làm việc" của các bộ phận cơ thể và hỗ trợ chúng làm việc hiệu quả nhất.
- Từ 21-23 giờ là thời gian thải độc của hệ thống miễn dịch (lympha), thời điểm này bạn nên ở những nơi yên tĩnh, nghe nhạc hoặc ngủ.

- Từ 23 giờ đêm – 1 giờ sáng là thời điểm giải độc của gan, lúc này bạn nhất thiết phải ở trong trạng thái đang ngủ say.

- Từ 1-3 giờ sáng là thời điểm thải độc của mật, lúc này bạn nhất thiết phải ở trong trạng thái đang ngủ say.

- Từ 3-5 giờ sáng là thời điểm giải độc của phổi vì thế với người bị ho thì đây là thời điểm ho dữ dội nhất, vì công việc thải độc đang thực hiện tại phổi, không nên uống thuốc ho lúc này để tránh làm ảnh hưởng đến quá trình thải độc.

- Từ 5-7 giờ sáng là thời điểm thải độc của đại tràng, đây là thời điểm tốt nhất để bạn đi đại tiện, làm sạch đại tràng để đón chào một ngày mới.

- Từ 7-9 giờ sáng là thời điểm ruột non hấp thu lượng lớn dưỡng chất vì thế không nên bỏ qua bữa sáng. 
Người bệnh nên ăn sáng lúc sớm trước 6:30 sáng, người khỏe mạnh thì nên ăn trước 7:30.

Người thường xuyên không ăn sáng nên thay đổi thói quen này, cho dù là ăn muộn lúc 9-10 giờ thì cũng vẫn nên ăn.

Đây là một liệu trình bảo dưỡng và duy trì sức khỏe của 5 cơ quan quan trọng nhất trong nội tạng. Nếu muốn có một sức khỏe tốt, bạn hãy dành thời gian để thực hiện mát xa và nghỉ ngơi phù hợp theo "lịch" của ngũ tạng.


Theo Vân Hồng/Theo Trí thức trẻ

Cổ nhân nói, trước khi dùng thuốc, hãy dùng các ngón tay. Quả thực, bấm huyệt để phòng trị nhiều bệnh là phương pháp hiệu quả và đơn giản được duy trì từ hàng ngàn năm qua.

Dưới đây là 5 huyệt vị quan trọng được các thầy thuốc Đông y đánh giá cao trong việc làm chậm lão hóa, tăng cường sức khỏe, phòng tránh các bệnh tật, duy trì vẻ thanh xuân lâu dài.

Cách bấm huyệt: Dùng ngón tay (thường là ngón tay cái hoặc trỏ) day bấm vào đúng huyệt vị với lực mạnh vừa đủ sao cho tại vị trí huyệt có cảm giác căng, tức. Giữ lực ấn như thế trong khoảng 30 giây rồi chuyển sang vị trí huyệt mới. Làm lần lượt các huyệt vị như thế 3-5 lần, làm cả 2 bên với những huyệt vị có ở cả 2 bên.
Ảnh: LinkedIn

1. Huyệt Khí hải
“Khí” nghĩa là nguyên khí bẩm sinh, là năng lượng cần thiết cho sự sống, “Hải” có nghĩa là biển. Khí hải được coi là nơi tập trung nguyên khí của cơ thể.

Huyệt ở dưới rốn 1,5 thốn. Khi lấy huyệt, nằm ngửa, huyệt ở vị trí nối giữa 1,5/5 trên và 3,5/5 dưới của đoạn rốn-bờ trên xương mu.

Ảnh: Soha.vn

Huyệt này có tác dụng điều khí ích nguyên, bồi thận bổ hư, ôn hạ tiêu, khử thấp trọc, được sử dụng trong những trường hợp suy nhược, chân khí hư tổn, suy nhược sinh dục, suy nhược thần kinh…

Có thể bấm kết hợp cùng hơi thở: nằm ngửa, thở điều hòa, khi thở ra bụng xẹp xuống đồng thời ấn vào huyệt rồi giữ nguyên càng lâu càng tốt, khi thở ra đồng thời cũng từ từ giảm dần lực ấn. Lưu ý: đây là huyệt không nên tác động đối với phụ nữ có thai.

2. Huyệt Huyết hải

Theo Đông y, Huyết hải là huyệt thuộc kinh tỳ, là nơi quy tụ của Tỳ huyết, có công năng khử huyết cũ, sinh huyết mới, điều hòa huyết mạch, thanh huyết nhiệt, chủ trị kinh nguyệt không đều, thiếu máu, mề đay, ngứa ngoài da…
Ảnh: Soha.vn

Cách lấy huyệt: Ngồi ngay ngắn, lấy 4 ngón tay úp lên trên đầu gối, ngón cái ở phía trên đùi, chỗ đầu ngón cái chính là huyệt.

Tốt nhất bạn nên bấm huyệt vào lúc 9-11h sáng (giờ tỵ), là thời gian hoạt động mạnh nhất của kinh tỳ. Bấm ở cả hai chân.

3. Huyệt Tam âm giao
Tam âm giao là huyệt thuộc kinh tỳ, là nơi giao nhau của 3 kinh âm dưới chân (tỳ, thận, can), có tác dụng kiện tỳ hóa thấp, trợ vận hóa, thông khí trệ, sơ can ích thận. 
Chủ trị suy nhược thần kinh, giúp trí óc minh mẫn thông tuệ, đau bụng, tiêu chảy, ăn uống khó tiêu, bí đái…

Cách lấy huyệt: Chỗ lồi lên cao nhất mắt cá trong đo lên 3 thốn (tương đương với bề ngang của 4 ngón tay từ trỏ đến út khép lại).

Lưu ý: Phụ nữ có thai không bấm huyệt này

4. Huyệt Túc tam lý
Huyệt Túc tam lý là huyệt thuộc kinh Vị. Có nhiều thuyết về tên của huyệt vị này tuy nhiên theo sách Hoàng Đế nội kinh tố vấn thì huyệt này sở dĩ có tên Tam lý vì có vị trí ở dưới gối 3 thốn, còn túc có nghĩa là chân.

Theo Ngũ du huyệt, đây là huyệt “hợp” thuộc về thổ trên kinh vị, một kinh thuộc hành thổ nên có tác dụng rất to lớn. 
Huyệt có tác dụng kiện tỳ dưỡng vị, điều trung khí, hòa trường tiêu trệ, sơ phong hóa thấp, thông điều kinh lạc, bồi chính khí, bổ hư, đuổi tà, dự phòng bệnh tật. 
Chủ trị viêm loét dạ dày, bệnh về hệ thống tiêu hóa nói chung, trẻ em tiêu hóa kém, bại liệt, người suy nhược, thiếu máu, tăng huyết áp, bệnh về hệ sinh dục, thần kinh suy nhược…
Huyệt tam túc lý (Còn gọi là huyệt trường sinh). (Ảnh: jidian365.com)

Cách lấy huyệt: úp lòng bàn tay vào giữa đầu gối, đầu ngón tay giữa chạm vào xương ống chân (xương chầy), từ đó hơi xịch ra phía ngoài 1 ít là huyệt.

5. Huyệt Dũng tuyền
Dũng tuyền là huyệt đầu tiên của kinh Thận. Đây là nơi tàng chứa chân dương ở phía dưới của Thận, Thận chủ thủy nên huyệt được gọi là Dũng tuyền (dòng suối chảy mạnh). 
Huyệt có tác dụng bổ thận, giáng hư hỏa, định thần chí, khai khiếu định thần. Chủ trị: đau đỉnh đầu, mất ngủ, tăng huyết áp, trúng phong, động kinh, tâm thần, suy giảm chức năng sinh lý…

Cách lấy huyệt: co bàn chân và các ngón chân lại thì xuất hiện một khe hõm, huyệt ở chính giữa khe hõm đó hay điểm nối ⅖ trước và ⅗ sau đoạn đầu ngón 
chân 2 và giữa bờ sau gót chân.

Huyệt dũng tuyền. (Ảnh: EnterTrain)

Lưu ý: Việc bấm huyệt cần chính xác và đúng cách mới đạt hiệu quả. Những đối tượng đặc biệt như phụ nữ có thai, người mắc bệnh nan y thì nên tham khảo ý kiến thầy thuốc trước khi áp dụng.

Thác Chi
36 TỬ HUYỆT

Trước đây bí thuật nầy vẫn luôn bị đóng kín trong giới võ lâm, ít người biết được công phu bí hiểm, và cũng ít người tập luyện được cách điểm huyệt… Các vị thầy thì dạy theo lối bí truyền nên dần dần tinh hoa tuyệt hảo bị thất truyền.


Toàn bộ thân thể có 108 huyệt nguy hiểm, trong đó có 72 huyệt nói chung khi bị điểm, đánh không đến nổi gây ra tử vong, còn lại 36 huyệt trí mạng có thể dẫn đến tử vong, còn gọi là TỬ HUYỆT.


Trong khi va chạm quyền cước, có thể trở thành SÁT THỦ nếu thực hiện đòn đánh vào các Tử Huyệt như: Bách Hội, Thần Đình, Thái Dương, Nhĩ Môn, Tình Minh, Nhân Trung, Á Môn, Phong Trì, Nhân Nghênh, Đản Trung, Cựu Vĩ, Cự Khuyết, Thần Khuyết, Khí Hải, Quan Nguyên, Trung Cực, Khúc Cốt, Ưng Song, Nhủ Trung, Nhũ Căn, Kỳ Môn, Chương Môn, Thương Khúc, Phế Du, Quyết Âm Du, Tâm Du, Thanh Du, Mệnh Môn, Chí Thất, Khí Hải Du, Vi Lư, Kiến Tỉnh, Thái Uyên, Tâm Túc Ly, Tâm âm giao, Dung Tuyền.

36 huyệt nguy hiểm ở trên, sau khi bị điểm trúng đều có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng.


A. VỊ TRÍ CÁC HUYỆT NGUY HIỂM VÙNG ĐẦU, CỔ:
1.- Huyệt Bách hội:
- Vị trí: Tại giao điểm của tuyến chính giữa đỉnh đầu và đường nối liền phần đầu nhọc trên của 2 tai.
- Khi bị điểm trúng: Sẽ choáng váng, ngã xuống đất bất tỉnh nhân sự.

2.- Huyệt Thần Đình:

- Vị trí: Từ mép tóc trước trán lên 5 cm.
- Khi bị điểm trúng: Sẽ choáng váng, ảnh hưởng đến não.

3.- Huyệt Thái Dương:
- Vị trí: tại chổ lõm phía đuôi chân mày.
- Khi bị điểm trúng: Sẽ choáng váng, mắt tối lại, ù tai.

4.- Huyệt Nhĩ môn:

- Vị trí: Tại chổ khuyết ở trước vành tai, khi há miệng hiện ra chỗ lõm.
- Khi bị điểm trúng: Ù tai, choáng đầu ngã xuống đất.

5.- Huyệt Tình minh:
- Vị tríại chỗ góc khóe mắt trong, đầu chân mày.
- Khi bị điểm trúng: Có thể hôn mê hoặc hoa mắt ngã xuống đất.

6.- Huyệt Nhân trung:

- Vị trí: Dưới p mũi.
- Khi bị điểm trúng: Sẽ choáng đầu, hoa mắt.

7.- Huyệt Á môn:

- Vị trí: Sau ót, chỗ lõm giữa gai đốt sống cổ thứ nhất và đốt sống cổ thứ 2.
- Khi bị điểm trúng: Đập vào khu diên tuỷ (một phần não sau nối tuỷ sống) sẽ không nói được, choáng đầu, ngã xuống đất bất tỉnh.

8.- Huyệt Phong trì:
- Vị trí: Phía sai dái tai, chổ lõm dưới xương chẩm.
- Khi bị điểm trúng: Đập vào trung khu diên tuỷ, hôn mê bất tỉnh.

9.- Huyệt Nhân nghênh:
- Vị trí: Yết hầu, ngang ra 2 bên 5cm.
- Khi bị điểm trúng: Khí huyết ứ đọng, choáng đầu.


B. CÁC HUYỆT NGUY HIỂM Ở VÙNG BỤNG, NGỰC:
1.- Huyệt Đản trung:
- Vị trí: Giữa hai đầu vú.
- khi bị điểm trúng: Nội khí tản mạn, lòng dạ hoảng loạn, thần trí không được rõ ràng.


2.- Huyệt Cưu vĩ:
- Vị trí: Trên rốn 15cm.
- Khi bị điểm trúng: Đập vào động mạch vách bụng, tĩnh mạch, gan, mật, chấn động tim, đọng máu, có thể gây tử vong.


3.- Huyệt Cự khuyết:

- Vị trí: Trên rốn 9cm.
- Khi bị điểm trúng: Đập vào gan, mật, chấn động tim, có thể gây tử vong.


4.- Huyệt thần khuyết:
- Vị trí: Tại chính giữa rốn.
- Khi bị điểm trúng: Đập vào thần kinh sườn, chấn động ruột, bàng quan, tổn thương đến khí, làm thân thể mất đi sự linh hoạt.


5.- Huyệt Khí hải:
- Vị trí: Dưới rốn 4cm.
- khi bị điểm trúng: Đập vào vách bụng, tĩnh động mạch và sườn, phá khí, máu bị ứ lại làm thân thể mất đi sự linh hoạt.


6.- Huyệt Quan Nguyên:
- Vị trí: Dưới rốn 7cm.
- Khi bị điểm trúng: Đập vào động mạch vách bụng dưới, tĩnh mạch và thần kinh sườn gây chấn động ruột, khí huyết ứ đọng.


7.- Huyệt Trung cực:

- Vị trí: Dưới rốn 10cm.
- Khi bị điểm trúng: Đập vào động mạch vách bụng, tĩnh mạch và chấn động thần kinh kết tràng chữ S, thương tổn khí cơ.


8.- Huyệt Khúc cốt:- Vị trí: Tại xương khung chậu bụng dưới - hạ bộ.
- Khi bị điểm trúng: Thương tổn đến khí cơ toàn thân, khí huyết ứ đọng.


9.- Huyệt ưng song:
- Vị trí: Trên vú, tại xương sườn thứ 3.
- Khi bị điểm trúng: Đập vào thần kinh sườn và thần kinh trước ngực cho đến động, tĩnh mạch, chấn động làm tim ngừng cung cấp máu, gây choáng váng.


10.- Huyệt Nhũ trung:

- Vị trí: Tại chính giữa đầu vú.
- Khi bị điểm trúng: Đập vào thần kinh sườn và động mạch sung huyết (nhồi máu) phá khí.


11.- Huyệt Nhũ căn:

- Vị trí: Dưới đầu vú 1 đốt xương sườn.
- Khi bị điểm trúng: Do phía trong bên trái là quả tim, nên khi bị điểm trúng sẽ đập vào tim, gây sốc dễ dẫn đến tử vong.


12.- Huyệt Kỳ môn:
- Vị trí: Dưới núm vú, tại xương sườn thứ 6.
- Khi bị điểm trúng: Đập vào gan, lá lách, chấn động cơ xương, khí huyết ứ đọng.


13.- Huyệt Chương môn:
- Vị trí: Tại tuyến giữa nách, mút cuối xương sườn nổi số 1, khi co khuỷu tay khép vào nách, nó nằm ngang với điểm cuối cùng của khuỷu tay.
- Khi bị điểm trúng: Vì phí trong bên phải là gan, nghiêng phía dưới là lá lách, nên khi bị điểm trúng sẽ đập vào gan hoặc lá lách, phá hoại màng cơ xương, cản trở sự lưu thông của máu và tổn thương đến khí.


14.- Huyệt Thương khúc:
- Vị trí: Giữa bụng tại bao tử, ngang ra 2 bên 5cm.
- Khi bị điểm trúng: Đập vào thần kinh sườn và đọng mạch vách bụng, chấn đọng ruột, tổn thương khi, ứ đọng máu.

C. CÁC HUYỆT NGUY HIỂM TẠI PHẦN LƯNG, EO VÀ MÔNG:

1.- Huyệt Phế du:
- Vị trí: Tại mỏm gai đốt sống ngực thứ 3, ngang ra 2 bên lưng 4cm.
- Khi bị điểm trúng: Đập vào động mạch xương sườn thứ 3, tĩnh mạch và thần kinh, chấn động tim, phổi, phá khí.


2.- Huyệt Quyết âm du:
- Vị trí: Tại phía dưới mỏm gai đốt sống ngực thứ 4, ngang ra 2 bên lưng 4cm.
- Khi bị điểm trúng: Đập vào thành tim, phổi, phá khí cơ, dễ gây tử vong.


3.- Huyệt Tâm du:
- Vị trí: Tại mỏm gai đốt sống ngực thứ 5, ngang ra 2 bên lưng 4cm.
- Khi bị điểm trúng: Đập vào thành tim, phá huyết, thương tổn khí.


4.- Huyệt Thận du:
- Vị trí: Tại mỏm gai đốt sống eo lưng thứ 2, ngang ra 2 bên lưng 4 cm.
- Khi bị điểm trúng: Đập vào quả thận, tổn khí cơ, dễ dẫn đến liệt nửa người.


5.- Huyệt Mệnh môn:
- Vị trí: Giữa đốt sống thắt lưng thứ 2 và thứ 3.
- Khi bị điểm trúng: Đập vào xương sườn, phá khí cơ, dễ gây ra liệt nửa người.


6.- Huyệt Chí thất:
- Vị trí: Tại mỏm gai đốt sống eo lưng thứ 2 ngang ra 2 bên 6cm.
- Khi bị điểm trúng: Đập vào động mạch eo lưng, tĩnh mạch và thần kinh, chấn động thận, thương tổn nội khí.


7.- Huyệt Khí hải du:
- Vị trí: Tại mỏm gai đốt sống eo lưng thứ 3, ngang ra 2 bên 4cm.
- Khi bị điểm trúng: Đập vào quả thận, cản trở huyết, phá khí.


8.- Huyệt Vĩ lư:
- Vị trí: Tại giữa chỗ hậu môn và xương cùng.
Khi bị điểm trúng: Gây trở ngại đến sự lưu thông của khí trên toàn thân, khí tại huyệt Đan điề
n không dâng lên được.

D.CÁC HUYỆT VỊ NGUY HIỂM Ở TAY VÀ CHÂN:
1.- Huyệt Kiên tỉnh:
- Vị trí: Chỗ cao nhất phần vai.
- Khi bị điểm trúng: Cánh tay tê bại, mất đi sự linh hoạt.

2.- Huyệt Thái uyên:
- Vị trí: Ngữa lòng bàn tay, tại chỗ lõm lằn ngang cổ tay.
- Khi bị điểm trúng: Cản trở bách mạch, tổn thương nội khí.


3.- Huyệt Túc tam lý:
- Vị trí: Bờ dưới xương bánh chè xuống 6cm, trước xương ống chân ngang ra ngoài 1 ngón tay. - Khi bị điểm trúng: Chi dưới tê bại, mất đi sự linh hoạt.


4.- Huyệt Tam âm giao:
- Vị trí: Tại đầu nhọn mắt cá chân thẳng lên 6 cm, sát bờ sau xương ống chân.
- Khi bị điểm trúng: Chi dưới tê bại, mất linh hoạt, thương tổn khí ở huyệt Đan điền.


5.- Huyệt Dũng tuyền:
- Vị trí: Nằm tại lòng bàn chân, khi co ngón chân xuất hiện chỗ lõm.
- Khi bị điểm trúng: Thương tổn đến khí tại huyệt Đan điền, khí không thể thăng lên được, phá khinh công.



Tóm lại, 36 huyệt nguy hiểm ở trên, sau khi bị điểm trúng đều có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Nhẹ thì gây tổn thương, Nặng có thể ảnh hưởng tánh mạng.


1 nhận xét: