- Học Đầu Tư Theo Người Giàu Nhất Trong Lịch Sử

Warren Buffett và Bill Gates nếu so với Jakob Fugger, một nhà tài chính người Đức thời Phục Hưng thì chưa là gì cả. Người đàn ông này độc quyền kinh doanh bạc, trở thành nhà băng của các vị vua thời bấy giờ khi thuyết phục được các giáo hoàng hợp thức hoá việc cho vay nặng lãi và mở đường cho thị trường trái phiếu ngày nay.

Tính theo thời giá ngày nay, tài sản của ông bằng của cả 3 người giàu nhất thế giới hiện tại cộng lại (Bill Gates, Amancio Ortega, Warren Buffett).

Ở đỉnh cao sự nghiệp vào thế kỷ 16, Fugger (từ đồng âm với “sư tử”) tích luỹ được khối tài sản có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động kinh tế của châu Âu. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người chưa từng nghe về ông.

Có một cuốn sách viết về Fugger, “The Man Who Ever Lived”, chứa đựng nhiều bài học về tiền bạc dành cho các nhà đầu tư. Dưới đây là bài phỏng vấn đã được biên tập với tác giả cuốn sách, Greg Steinmetz, một nhà phân tích chứng khoán và cựu nhà báo ở New York.

Fugger đã nắm độc quyền kinh doanh bạc khắp châu Âu, và là người mà nhiều vị vua và hoàng đế phải tìm đến khi thiếu tiền. Ông cũng là người thuyết phục Giáo hoàng hợp thức hóa việc cho vay lấy lãi, từ đó mở đường cho thị trường trái phiếu hiện đại. Ở đỉnh cao sự nghiệp, khối tài sản của Fugger tương đương tới gần 2% GDP của cả châu Âu, giá trị ít nhất 221 tỷ USD tính theo thời giá ngày nay.

Một câu nói được cho là của Fugger, và hay được giới đầu tư tài chính truyền miệng cho nhau: “Hãy chia tài sản của bạn thành 4 phần bằng nhau: chứng khoán, bất động sản, vàng và trái phiếu. Chuẩn bị tinh thần rằng sẽ luôn có 1 phần trong đó bị thiệt hại. Khi có lạm phát, bạn sẽ bị thiệt về trái phiếu, nhưng được lợi từ vàng và bất động sản. Khi có giảm phát, bạn sẽ bị thiệt về bất động sản, nhưng được lợi từ trái phiếu. Cổ phiếu sẽ giúp đỡ bạn trong mọi thời điểm, dù có lúc cao lúc thấp. Khi nào các biến động thị trường làm cho cơ cấu tài sản của bạn có nhiều chênh lệch, hãy chia lại chúng thành 4 phần bằng nhau”.

"Nhà Fugger xóa nợ cho Hoàng đế Tây Ban Nha Charles V", tranh của Karl Becker vẽ năm 1806. Ảnh: nybooks.com

Cuốn sách của cựu nhà báo Greg Steinmetz viết về Fugger, “The Richest Man Who Ever Lived” (tạm dịch: “Người giàu có nhất lịch sử”) là tuyển tập rất nhiều các bài học quý giá cho các nhà đầu tư. Dưới đây là cuộc phỏng vấn giữa Reuters với Steinmetz về nội dung cuốn sách:

Fugger đã có tác động thế nào lên lịch sử ngành tài chính?
Trước thời Fugger, do một quy định trong Thánh Kinh mà những người theo Kitô giáo không được phép tính lãi suất cho vay một cách hợp pháp. Đó là lý do tại sao người Do Thái giành độc quyền về hoạt động này.

Để thoát khỏi quy định này, các nhà tài chính Kitô giáo như gia đình tài phiệt Medici tại Ý nghĩ ra hình thức cho vay thu tiền phạt hay phí xử lý. Điều đó làm việc cho vay trở nên rườm rà.

Tới lượt Fugger, ông mở ra một chiến dịch vận động hành lang ngay tại Vatican. Từ đó, Đức Giáo hoàng đã được thuyết phục, và tuyên bố rằng trong những trường hợp mà bên cho vay phải chấp nhận rủi ro, thì việc tính lãi là hoàn toàn công bằng. Và dĩ nhiên, trong tất cả các thương vụ tài chính thì bên cho vay luôn là bên chấp nhận rủi ro rồi.

Chúng ta có thể học hỏi được gì từ Fugger?
Fugger là người có thần kinh thép. Ông đã có sẵn bản năng tuyệt vời về tài chính, và ông còn biết cách xây dựng một hệ thống thông tin giỏi hơn bất kỳ ai khác. Ông là một trong những doanh nhân đầu tiên ở miền Bắc châu Âu sử dụng các kỹ thuật kế toán hiện đại, vì vậy ông luôn luôn nắm vững các con số của mình. Ông cũng có thể nhìn ra bức tranh toàn cảnh tốt hơn mọi đối thủ cạnh tranh. Nhiều nhà đầu tư ngày nay thậm chí còn chả buồn nhìn vào các số liệu tài chính cơ bản, đừng nói tới việc đọc kỹ các dòng chú thích.

Với sự bình tĩnh của mình, Fugger không hề thoái lui khi bắt đầu nhận thấy những trở ngại. Sai lầm phổ biến nhất mà các nhà đầu tư thường mắc phải chính là mua vào với giá cao, sau đó bỏ chạy quá sớm và bán ra với giá thấp.

Cuối cùng, Fugger là người mang lại nhiều giá trị cho khách hàng của mình. Điều đó làm cho ông trở thành người không thể bị thay thế, và luôn giữ cho ông một chỗ đứng trong mọi cuộc chơi.

Ngôi nhà của gia đình Fugger tại Augsburg. Ảnh: schloesserrundschau.de

Sai lầm lớn nhất mà Fugger từng mắc phải là gì?
Mặc dù có nhiều thành công, nhưng bản thân Fugger cũng từng vấp phải những thất bại. Chẳng hạn, khi nhà vua Tây Ban Nha gây quỹ từ các nhà đầu tư để gửi một hạm đội sang Ấn Độ, Fugger đã tiến hành đầu tư vào dự án này, và kết quả là hạm đội đó đã một đi không trở lại. Tuy nhiên, trong hầu hết các thương vụ lớn của mình thì Fugger đều thắng lớn.

Điều thú vị về Fugger là ông cứ đi từ thành công này đến thành công khác. Một đối thủ cùng thời với ông đã cố lũng đoạn thị trường thủy ngân, như Fugger đã làm với thị trường bạc, và kết quả là người này chết trong tù vì mắc nợ.

Fugger có phải là một nhà quản lý quỹ giỏi?
Fugger thực sự là người có năng khiếu kiếm tiền. Trong thương vụ lớn đầu tiên của mình là đầu tư vào các mỏ bạc của Áo, ông đã huy động được rất nhiều tiền từ gia đình mình lẫn các bạn bè. Làm thế nào mà ông ấy đã thuyết phục mọi người bỏ tiền vào một dự án chưa có tiền lệ như vậy là điều mà tôi vẫn không hiểu.

Hẳn là ông ấy phải có khả năng rất lớn trong việc xây dựng niềm tin của mọi người. Nhưng thật không may cho chúng ta, ông không để lại một cuốn nhật ký nào ghi lại quá trình ấy. Tôi đã phải tìm bằng chứng từ các báo cáo kế toán và thư từ được Fugger gửi cho khách hàng và chủ nợ.

Tượng Jakob Fugger đặt tại Quảng trường Fugger ở Augsburg. Ảnh: flickr.com

Ông ấy có thực sự tận hưởng số tiền mình kiếm ra?
Đương nhiên rồi, Fugger đã sở hữu ngôi nhà lớn nhất tại thành phố Augsburg (Đức), thường xuyên mặc áo lông thú và đi lại trên cỗ xe có tới 12 con ngựa kéo. Đó cũng là một cách rất quan trọng để chứng minh cho các khách hàng và chủ nợ thấy rằng ông có năng lực tài chính đảm bảo.

Cuộc sống của Fugger như thế nào?
Ông ấy dành ra hầu hết thời gian cho công việc, và cũng như Warren Buffett ngày nay, Fugger xem công việc là niềm vui. Buffett từng cho biết ông hay nhảy nhót trên đường đi làm vì ông rất thích công việc của mình, và có lẽ Fugger cũng là dạng người như vậy. Ông đã làm việc cho đến lúc trút hơi thở cuối cùng ở tuổi 66 (khi đó là năm 1525).

Ý Nhi (NCĐT)/Nguồn Reuter

- Sách =>Người giàu nhất thế gian



Bí mật của ông vua giàu nhất lịch sử nhân loại

Được người đời nhắc đến là vị vua giàu nhất lịch sử nhân loại và là người được thiên chúa ban cho sự khôn ngoan đặc biệt, đó là Solomon, vị vua thứ 3 của Israel. Ông không chỉ nổi tiếng bởi trí tuệ sắc sảo, các phán đoán độc đáo, mà còn nổi tiếng bởi những kho báu nhiều vàng chứa đựng đầy bí mật.

Nhiều người nhớ tới ông bởi giai thoại ông giải quyết thông minh nghi án tìm mẹ ruột cho đứa trẻ bằng cách chặt đôi đứa bé. Ông là người xây dựng Ngôi đền Đầu tiên của người Do Thái ở Jerusalem và đã đưa đất nước Do Thái vào thời kỳ vàng son nhất trong lịch sử.

Chuyện kể rằng, năm 12 tuổi, ông được cha - vua David − truyền lại ngôi báu. Solomon lo sợ rằng mình không đủ khôn ngoan để trị vì đất nước Do Thái. Khi đó, Đức Chúa Trời xuất hiện và phán với Solomon: “Hãy xin điều ngươi muốn ta ban cho ngươi”.

Solomon thưa: “Xin Chúa ban cho con sự khôn ngoan và hiểu biết để con lãnh đạo muôn dân”. Đức Chúa Trời phán rằng: “Vì ngươi có lòng như vậy, không xin giàu có, của cải, danh vọng, mạng sống của những kẻ thù, và cả tuổi thọ cho mình, mà xin sự khôn ngoan và hiểu biết để cai trị muôn dân dưới mình nên ta sẽ ban cho ngươi. Ta cũng sẽ ban cho ngươi của cải, giàu có, danh vọng mà không một vị vua nào trước hay sau ngươi được như vậy”.

Những lời hứa của Đức Chúa Trời đã được thực hiện. Sự khôn ngoan, thành công và của cải của Solomon tăng lên ngoài sức tưởng tượng. Về của cải, nếu đổi ra đồng đô la ngày nay thì vị vua này đã trở thành "nghìn tỷ phú", thực sự ông là người giàu nhất thế gian. Ngoài số vàng dự trữ trị giá hàng trăm tỷ đô la theo giá thị trường ngày nay, ông còn sở hữu 4.000 chuồng ngựa, xe ngựa và thuê đến 12.000 người giữ ngựa.

Những người trị vì các quốc gia trên khắp thế giới tìm kiếm các lời khuyên của ông và trả thù lao hậu hĩnh. Tuy nhiên, ông cũng làm phật lòng một số người khi sự thông minh trong cách làm ăn của ông phát huy tác dụng. Một trong những người đó là nữ hoàng hậu Sheba. Chính những đoàn tàu làm phương tiện chuyên chở của vua Solomon đã khiến bà hoàng cùng những bộ lac chuyên dùng lạc đà để chở hàng hóa bằng đường bộ lúc bấy giờ bực bội.

Bức họa về chuyến thăm vua Solomon của nữ hoàng Sheba. 

Chuyện kể rằng, một lần nữ hoàng Sheba, khi đó đang trị vì tại miền nam bán đảo Ả Rập, đến thành phố Jerusalem và mang theo rất nhiều hương liệu cùng vàng và đá quý làm quà trao đổi cách thức làm ăn với vua Solomon, đồng thời bà cũng chuẩn bị sẵn nhiều câu hỏi khó để nhử đức vua. Nhưng vị vua này đã trả lời tất cả một cách dễ dàng.

Nữ hoàng vô cùng ngạc nhiên trước trí tuệ thông suốt của ông và rất lấy làm cảm phục. Cũng chính vì thế mà bà đem lòng yêu vua Solomon. Tình yêu của bà lớn đến nỗi khi vua Solomon lâm nguy thì bà đã cầu xin Thiên chúa cứu ông, đổi lại bà sẽ từ bỏ hết các thần linh của mình để chỉ thờ một mình Thiên chúa.

Solomon cai trị quốc gia giỏi và tin tưởng tuyệt đối vào thiên chúa. Để giữ sự bang giao tốt đẹp với các láng giềng, ông đã thiết lập đồng minh bằng cách kết hôn với nhiều vợ nước ngoài. Tuy nhiên cũng vì điều này mà tấm lòng cống hiên của ông đối với thiên chúa dần suy giảm bởi các bà vợ thường giới thiệu cho ông những vị thần và nghi lễ khác.

Theo Kinh Thánh, kể từ đó, nước Do Thái cũng bắt đầu bị suy sụp, quan quân và những người tin vào Chúa dần rời bỏ ông khiến đất nước lâm vào tình trạng nguy kịch. Do đó, thành công và hạnh phúc ông đạt được đã tan thành mây khói. Tuy nhiên những câu chuyện về ông đã để lại cho chúng ta nhiều bài học, quy tắc sống quý giá.

Những câu chuyện mang dấu ấn của vua Solomon
Truyền thuyết người Do Thái có kể câu chuyện về vua Solomon như sau: Benaiah là một cận thần vốn thường hãnh diện cho rằng ông sẽ chu toàn mọi nhiệm vụ mà nhà vua giao phó. Một ngày nọ, vua Salomon bỗng muốn làm bẽ mặt Benaiah, bèn nói: "Benaiah này, ta muốn ông mang về cho ta một chiếc vòng để đeo trong ngày lễ và ta cho ông sáu tháng để tìm chiếc vòng đó".

Benaiah trả lời: "Nếu có một thứ gì đó tồn tại trên đời này, thưa đức vua, tôi sẽ tìm thấy nó và mang về cho ngài, nhưng chắc là chiếc vòng ấy phải có gì đặc biệt?". Nhà vua đáp: "Nó có những sức mạnh kỳ diệu. Nếu kẻ nào đang vui nhìn vào nó sẽ thấy buồn, và nếu ai đang buồn nhìn vào nó sẽ thấy vui".

Vua Salomon biết rằng sẽ không đời nào có một chiếc vòng như thế tồn tại trên thế gian này, nhưng ông muốn cho người cận thần của mình nếm một chút bẽ bàng.

Dù là người rất tài giỏi nhưng vị quan cảm thấy rất lo âu vì làm sao có thể tìm ra chiếc vòng vừa làm cho người ta hạnh phúc và đau buồn được! Mùa xuân trôi qua, mùa hạ đến nhưng Benaiah vẫn chưa có một ý tưởng nào để tìm ra một chiếc vòng như thế. Ngày qua ngày, vị cận thần này càng hiểu rằng mạng sống của mình sắp bị lấy đi vì không thể tìm cho nhà vua chiếc vòng thần kỳ được.

Vào đêm trước ngày lễ, ông quyết định lang thang đến một trong những nơi nghèo nhất của Jerusalem. Ông đi ngang qua một người bán hàng rong đang bày những món hàng trên một tấm bạt tồi tàn. Benaiah dừng chân lại hỏi: "Có bao giờ ông nghe nói về một chiếc vòng kỳ diệu làm cho người hạnh phúc đeo nó quên đi niềm vui sướng và người đau khổ đeo nó quên đi nỗi buồn không?".

Người bán hàng lấy từ tấm bạt lên một chiếc vòng giản dị có khắc một dòng chữ. Khi Benaiah đọc dòng chữ trên chiếc vòng đó, khuôn mặt ông rạng ngời một nụ cười.

Đêm đó, toàn thành phố hân hoan, tưng bừng đón mùa lễ hội. "Nào, ông bạn của ta - vua Salomon hỏi - ông đã tìm thấy điều ta yêu cầu chưa?". Tất cả cận thần có mặt đều cười lớn và cả chính vua Salomon cũng cười. Trước sự ngạc nhiên của mọi người, Benaiah đưa chiếc vòng ra và nói: "Nó đây, thưa đức vua".

Khi vua Salomon đọc dòng chữ, nụ cười biến mất trên khuôn mặt vua. Trên chiếc vòng đó có khắc dòng chữ: "Điều đó rồi cũng qua đi". Vào chính giây phút ấy, vua Salomon nhận ra rằng tất thảy những sự khôn ngoan, vương giả và quyền uy của ông đều là phù du, bởi vì một ngày nào đó ông cũng chỉ là cát bụi...

Kể từ đó, vua Solomon thường đeo chiếc vòng đó trên tay. Những lúc khó khăn, đau khổ, ông thường nhìn dòng chữ “điều đó rồi cũng qua đi” được khắc trên chiếc vòng để lấy lại bình tâm. Có lần do quá giận dữ về một chuyện, ông tháo chiếc vòng ra và quẳng nó xuống sàn nhà. Nhưng rồi khi thấy dòng chữ ở mặt trong, ông đã mỉm cười cay đắng và đeo lại chiếc vòng. Rồi mỗi khi có chuyện vui, dòng chữ trên chiếc vòng cũng nhắc ông không nên ngủ quên trên chiến thắng.

Lại có một câu chuyện về tài xử kiện của ông. Chuyện kể rằng một hôm có hai người phụ nữ kéo nhau tới nhà vua Solomon để mong ông giải quyết chuyện giúp họ.

Người phụ nữ thứ nhất mau mồm kể: “Thưa đức vua. Tôi và người phụ nữ kia sống chung một nhà. Tôi sinh được một đứa con trai. Ba ngày sau cô ta cũng sinh một đứa con trai, nhưng con trai của cô ta đến đêm thì chết. Cô ta đem tráo con, đặt đứa trẻ chết bên tôi, còn đứa trẻ sống thì ôm lấy trong lòng. Đến sáng, khi tôi muốn cho con bú thì thấy nó đã chết. Tôi nhận thấy nó không phải là con tôi”.

Người phụ nữ thứ hai phủ nhận việc đó: “Không phải vậy. Con bà chết rồi. Đứa trẻ còn sống là con của tôi”. Cứ như thế hai người phụ nữ lời qua tiếng lại trước mặt đức vua, ai cũng khăng khăng đứa trẻ còn sống là con mình.

Bấy giờ nhà vua mới lên tiếng bảo: “Cả hai người đều khẳng định đứa trẻ còn sống là con của mình, còn đứa trẻ đã chết là con của người kia. Vậy hãy mang gươm cho ta”. Khi lính mang thanh gươm đến cho nhà vua, nhà vua yêu cầu: “Gươm đây, hãy chặt đứa bé làm đôi. Mỗi người hãy nhận lấy một nửa, như thế là công bằng”.

Người phụ nữ thứ nhất thản nhiên nói: “Ừ thế vậy, tôi một nửa, cô một nửa”. Người phụ nữ thứ hai hoảng hốt nói: “Không! Tốt hơn hết hãy đưa nó cho cô ta, chỉ cốt làm sao nó được sống”. Khi người phụ nữ thứ hai vừa dứt lời, vua Solomon phán không chút chần chừ: “Hãy trao đứa bé cho người phụ nữ hoảng sợ. Cô ta mới là mẹ đích thực của đứa bé”.

Cho đến ngày nay, bất kỳ ai từng tiếp xúc với người Do Thái dường như đều có nhận xét họ đúng là con cháu dòng giống Solomon bởi họ luôn định hướng và tìm ra được cốt lõi của vấn đề, tìm cách giải quyết nó để tháo gỡ được mối bòng bong trăm mối của cuộc đời.


Vốn không phải là những cá nhân xuất chúng, 13 bí quyết giúp 177 tỷ phú xây dựng cơ đồ từ hai bàn tay trắng

Thường xuyên đọc sách, xây dựng cho bản thân một nền tảng thói quen tốt cũng như luôn suy nghĩ tích cực là cách mà các tỷ phú vẫn thường hay làm.
Sự khác biệt lớn nhất giữa người giàu và người nghèo nằm chính ở thói quen trong cuộc sống. Những thói quen xấu cố hữu của người nghèo khiến cho họ mắc kẹt với tình trạng nghèo túng và rất khó để có thể thoát nghèo thành công.
Ngược lại, “Một trong những nguyên nhân khiến các tỷ từ những người bình thường chuyển biến thành những người thành công có tài sản triệu đô, tỷ đô chính là nhờ vào các ‘thói quen giàu có’” – Thomas C.Corley.
Thomas C.Corley – tác giả người Mỹ đã bỏ ra 5 năm để nghiên cứu những thói quen thường nhật của 177 triệu phú, tỷ phú tự lực cánh sinh, tay trắng dựng nên cơ đồ. “Qua nghiên cứu, tôi phát hiện ra thói quen thường nhật của bạn tiết lộ cuộc sống của bạn có thể đạt được thành công hay không. Thói quen dự báo một quan hệ nhân quả. Thói quen quyết định giàu có, nghèo khó, hạnh phúc, đau buồn, áp lực, quan hệ tốt xấu, có sức khỏe hay không” – Thomas C.Corley viết.
Dưới đây là 13 ‘thói quen giàu có’ của các triệu phú, tỷ phú mà dân văn phòng có thể bắt đầu bồi dưỡng ngay từ hôm nay để mau chóng thành công và chinh phục được những đỉnh cao trong sự nghiệp.
Thường xuyên đọc sách
Người giàu càng thích đọc, học tập chứ không thích vui chơi giải trí. Corley viết: “88% người giàu hàng ngày đều đọc sách tối thiểu 30 phút, nội dung chủ yếu là sách tự học và tự tu dưỡng nâng cao bản thân. Đại đa số đều không phải đọc sách để giải trí. Người giàu đọc sách là để thu hoạch tri thức”.
10 lợi ích của việc đọc sách - Tin tức
Kiên trì rèn luyện
“76% người giàu kiên trì mỗi ngày vận động ngoài trời 30 phút trở lên. Vận động ngoài trời không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn giúp ích lớn cho não. Vận động ngoài trời có thể tăng tế bào não. Rèn luyện thể dục còn có thể tăng hàm lượng glucose trong cơ thể, glucose là nhiên liệu cho đại não. Dưỡng chất mà đại não nhận được càng nhiều thì não phát triển càng tốt, và bạn cũng trở nên thông minh hơn” – Corley viết. Vận động ngoài trời bao gồm chạy bộ, chạy ngắn, chạy nhanh, đạp xe…
Kết giao với những người thành công khác
“Bạn sẽ thành công giống như những người bạn thường xuyên kết giao qua lại. Người giàu luôn luôn tìm những người có mục tiêu rõ ràng, lạc quan nhiệt tình và tâm thái tích cực để kết bạn”.
Theo đuổi mục tiêu của riêng mình
“Theo đuổi ước mơ và mục tiêu của riêng mình có thể khiến bạn có cảm giác hạnh phúc lâu dài, cuối cùng sẽ chuyển hóa thành của cải” – Corley nói. Có rất nhiều người phạm phải sai lầm là theo đuổi ước mơ của người khác. Người giàu thì không ngừng hoàn thiện mục tiêu của riêng mình, kiên nhẫn và hăng say theo đuổi ước mơ và mục tiêu đó.
Cố gắng dậy sớm
Trong nghiên cứu của Corley, trên nửa số triệu phú, tỷ phú tự lực cánh sinh, tay trắng dựng cơ đồ đều dậy sớm trước giờ làm việc ít nhất 3 giờ đồng hồ. Corley viết: “Sáng dậy lúc 5 giờ, hoàn thành 3 việc quan trọng nhất của công việc trong ngày, việc này khiến bạn kiểm soát được cuộc sống, đem lại sự tự tin cho bạn”.
Có nhiều nguồn thu nhập
“Những triệu phú, tỷ phú tay không dựng cơ đồ thường không dựa vào một nguồn thu nhập, họ có nhiều phương thức thu nhập khác nhau, 65% người trong số họ trước khi trở thành triệu phú thì đã có ít nhất 3 nguồn thu nhập”. Các thu nhập thêm bao gồm cho thuê nhà đất, đầu tư cổ phiếu, nghề phụ, bản quyền…
Tìm kiếm người thầy bạn tin tưởng
“Bậc đạo sư thành công không chỉ có ảnh hưởng tích cực đến cuộc sống của bạn. Bằng việc chỉ dẫn bạn nên làm gì, không nên làm gì, họ chia sẻ với bạn kinh nghiệm thành công có giá trị, những kinh nghiệm từ bài học thành công hay thất bại của chính họ hoặc các bậc thầy của họ”.
Thái độ nhân sinh tích cực
“Chỉ khi có thái độ tinh thần tích cực thì bạn mới có thể đạt được thành công lâu bền. Trong công trình nghiên cứu của tôi, tích cực vươn lên là đặc trưng của tất cả các triệu phú, tỷ phú tự lực cánh sinh, tay trắng dựng cơ đồ”. Ông giải thích rằng: “Nếu bạn dừng lại lắng nghe tư tưởng của bản thân, cảm thụ sự tồn tại của nó, bạn sẽ phát hiện ra tuyệt đại đa số suy nghĩ đều là tiêu cực. Nhưng chỉ khi bạn ép buộc mình nhìn rõ nội tâm thì bạn mới ý thức được sự tồn tại của những tư tưởng tiêu cực này. Ý thức được sự tồn tại của chúng là mấu chốt nhất”.
Vốn không phải người xuất chúng nhưng biết tạo sự ảnh hưởng
Trên thực tế, người thành công không phải người xuất chúng, nhưng họ biết tạo ra vòng ảnh hưởng của họ và kéo những người khác vào. Corley nói: “Bạn cần để mình nổi lên, sau đó sáng tạo ra vòng ảnh hưởng của mình và để những người khác gia nhập vào với bạn”.
Có lễ độ
Những triệu phú, tỷ phú khởi nghiệp từ hai bàn tay đều nắm vững những nguyên tắc lễ nghi xã hội. Nếu bạn muốn thành công thì cũng phải nắm vững những nguyên tắc này”. Lễ nghi này bao gồm gửi thư cảm ơn, ghi nhớ những ngày quan trọng (như kỷ niệm ngày cưới, sinh nhật), nắm vững lễ nghi trên bàn ăn và cách ăn mặc chính xác ở các trường hợp khác nhau.
Giúp người khác đạt được thành công
“Giúp người khác theo đuổi mục tiêu và ước mơ, đồng thời đạt được thành công, đó cũng khiến bản thân bạn thu được ích lợi. Nếu không có những người thành công khác thì thành công cũng rất khó định nghĩa. Nếu muốn thành công thì cách tốt nhất là giúp người khác thành công”.
Mỗi ngày dành 15 – 30 phút suy nghĩ
“Suy nghĩ là mấu chốt của thành công” – Corley phát hiện ra điểm này. Người giàu thường ngồi một mình lúc sáng sớm suy nghĩ ít nhất 15 phút.
Họ thường xuyên tự hỏi bản thân rằng: “Mình làm thế nào mới có thể kiếm được nhiều tiền hơn? Công việc của mình có khiến mình vui thích không? Thời gian rèn luyện của mình có đủ không? Mình còn có thể tham gia được các hoạt động từ thiện nào nữa?”.
Không sợ bị phê bình
“Vì sợ bị phê bình mà chúng ta rất hiếm khi mong người khác phản ánh ý kiến. Nhưng, ý kiến phản ánh là mấu chốt giúp bạn hiểu được mình làm có chính xác hay không. Phản ánh giúp bạn biết mình có ở trên con đường đúng đắn hay không. Nếu ý kiến phản ánh là phê bình thì bất kể là tốt hay xấu, cũng đều là những nhân tố để bạn học tập và trưởng thành” – Corley viết
Ngoài ra, ý kiến phản ánh khiến bạn thay đổi trọng tâm, thể nghiệm sự nghiệp hoặc con đường mới. Đúng như Corley viết: “Ý kiến phản ánh cung cấp thông tin cho bạn, giúp bạn có thể đạt được thành công trong bất kỳ doanh nghiệp nào”.
Theo Louis

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét