- Vẽ bậy, bôi bẩn...

Việt Nam là quốc gia sở hữu nhiều di tích, di sản lâu đời với lối kiến trúc vô cùng độc đáo.
Trong lúc phần đông chúng ta ra sức gìn giữ và bảo vệ kho tàng văn hóa của dân tộc thì một bộ phận trong giới trẻ đang “đi ngược chiều”.
Hiện tượng phá hoại các di tích lịch sử bằng cách viết, vẽ bậy... đang xuất hiện ở khắp nơi.


Lại kiểu hành xử theo hội chứng đám đông "đốt sách"


Từ khi bức ảnh chụp cảnh những bức tường gạch đỏ của nhà thờ Đức Bà (vương cung thánh đường) ở trung tâm quận 1 (TPHCM) bị viết tên chi chít xuất hiện trên một trang in và nhiều trang mạng. Tưởng như tình trạng viết bậy trên tường sẽ ít hơn, nhưng có một hệ quả khác là những bức tường bị ghi chữ này lại nổi tiếng hơn.

Những người thiếu ý thức đi đến đâu đều để lại “dấu ấn” tại đó.
Nhiều người cứ viết chữ lên tường và mặc kệ tấm bảng có ghi chữ “Nơi tôn nghiêm, xin giữ vệ sinh chung”.
Sáng Chủ nhật vừa qua, tôi đến và đi quanh những bức tường này và thấy làm lạ là có nhiều người trẻ, một số gia đình đến từ phương xa, đã chọn cách chụp hình lưu niệm tại những bức tường chi chít chữ hơn là những bức tường trống trơn. Lý do: chụp với những bức tường có chữ sẽ ấn tượng hơn với tường trơn. Có nhóm các cô gái trẻ vừa đến, họ reo vui khi nhìn thấy những bức tường đầy nét chữ. 

Một cô hồn nhiên: “Hay quá, tụi mình cũng ghi rồi sau đó chụp hình nha!”. 
Một cô khác ngần ngại khi nhìn thấy tôi đang đứng gần đó: “Thôi, tường nhà thờ đó”. 
Cô kia còn rụt rè hơn: “Như vậy là xâm phạm di tích”. 
Một nhóm khác đang che chắn cho một cô được “bình chọn” là có chữ đẹp nhất đang nắn nót viết bằng bút xóa, khi tôi nhắc nhở: “Các em có biết rằng mình đang xúc phạm một công trình có trên trăm năm tuổi, và đây còn là một nhà thờ tôn nghiêm”.

 Họ đều bẽn lẽn “tụi con không biết” và vội rảo bước đi, vừa đi vừa cằn nhằn nhau.

Tôi đã có đọc qua khá nhiều những câu chữ trên những bức tường này, phần lớn là tên và ngày “ghi dấu đến”, thể hiện tình yêu, rồi tên tiếng Hoa, tiếng Hàn, tiếng Anh. Cũng có vài cái tên kèm theo địa danh. Đa số được viết bằng bút xóa, một số bằng bút lông, bằng vật nhọn sắc, để lại những vết rạch nham nhở trên tường gạch và đá cứng. 

Một số bạn trẻ bị hỏi đều trả lời chung chung: “Dạ, vui thôi mà". 

Thấy người ta ghi thì mình ghi theo, để người khác đến nhìn thấy và biết, để lưu dấu, để nhớ… và cũng để có cái để chụp khoe lên Facebook”. 
Tất cả đều nghĩ thật đơn giản: “Viết mấy chữ thì ăn nhằm gì” mà quên mất, đây là một cách thể hiện bản thân đầy ấu trĩ. 

Còn gây mất mỹ quang và hư hỏng di tích. Và cũng là một căn bệnh của “hội chứng đám đông”.

Trân Duy /SGTT

Xử phạt hai cá nhân vẽ bậy lên tường các khu vực công cộng

(Lamdongtv.vn) - UBND phường 1 – TP Đà Lạt vừa ra quyết định xử lý vi phạm hành chính đối với Phú Võ Mạnh Hào, sinh năm 1995, ở địa chỉ 281 Lý Thái Tổ, Phường 1, Quận 3, và Nguyễn Tuyên Hồng Ngọc, sinh năm 1991, thường trú tại 42/101, Huỳnh Đình Hai, Phường 24, Bình Thạnh, Thành phố HCM, tạm trú tại 2 Bis, đường Ngô Thì Sỹ, Phường 4, Thành phố Đà Lạt về hành vi dùng bình sơn xịt, vẽ lên tường tại các khu vực trên địa bàn TP Đà Lạt. 

Theo đó, hai cá nhân này bị áp dụng hình thức xử phạt 1,5 triệu đồng tiền mặt/ 1 người, đồng thời phải khắc phục xóa toàn bộ việc vẽ lên tường nhà người dân, các khu vực công công trên địa bàn TP Đà Lạt và tiến hành khôi phục lại hiện trạng như ban đầu.

 Đây là địa phương đầu tiên trên địa bàn TP Đà Lạt phát hiện và xử phạt các hành vi vi phạm quy định về đổ ném chất thải, chất bẩn hoặc các chất khác làm hoen bẩn nhà ở, cơ quan trụ sở làm việc, nơi kinh doanh của người khác theo nghị định 167 của Chính Phủ, qua đó, chấn chỉnh và trả lại vẻ mỹ quan của đô thị, nhất là các tuyến đường dãy phố tại khu vực trung tâm./.

Trùng Tu

Miền Trung bão số 4 tràn vào. Biển Đông dậy sóng tranh giành quyền lợi. Cướp, giết, hiếp, bắt cóc trở thành điểm tâm buổi sáng. Các nhà tù chính trị ngày ngày quy nạp “tân binh”… Tin tức cứ như cái ghe nhỏ giữa biển to, ba chìm bảy nổi chín long đong.

Đọc tới đâu ruột gan tôi nhảy nhót đến đó! Trong khi đó, Sài Gòn mưa gió ngập trời. Nhưng lòng thị dân thì nóng ruột. Nghe đâu, lại một di tích sắp sửa được/bị trùng tu.


Nhà thờ Đức Bà được rào lại để trùng tu – Du Uyên

Sài Gòn không phải chỉ có khói bụi, xe cộ, nắng mưa thất thường. Sài Gòn còn là vùng đất hơn 300 năm thôi mà chứng kiến biết bao cuộc bể dâu, những trang lịch sử của Sài Gòn được đong bằng bao nhiêu máu và nước mắt của nhiều thế hệ.

Một mảnh đất 2,095 km² lại chứa hơn 13 đến 15 triệu người. Con số này còn được cho là chưa chính xác vì lượng người nhập cư ngày càng đông. Nơi mà mỗi mét vuông có 3 tên lừa đảo nhưng cũng có 3 người tốt bụng. Món ăn thì miền nào Sài Gòn cũng có, vị nào Sài Gòn cũng chiều. Muốn ăn mì Quảng vị Quảng thì vô quán người Quảng, muốn ăn bún bò vị miền Tây thì vô quán chị miền Tây…
Một miền đất đặc trưng như vậy thì ai không nhớ!


Nhà thờ bằng gỗ – một trong hai tiền thân của Nhà thờ Đức Bà ngày nay (facebook Nhà thờ Đức Bà Xưa và Nay)

Chứ mà ai hỏi tôi đi xa nhớ gì về Sài Gòn, thì tôi… cứng họng. Nhớ là nhớ Sài Gòn thôi chứ không biết nên nhớ gì. Sài Gòn của tôi cũ quá, những kỷ niệm thanh xuân đã già chết hết dưới các mống công trình rồi. Cứ nghe hai chữ trùng tu ai cũng hoảng hồn. Sài Gòn qua mỗi đợt trùng tu là lại mất đi một vài công trình xưa cũ. Trong lúc khắp nơi trên thế giới tìm mọi cách bảo tồn di tích lịch sử, những ký ức cổ kính một cách nguyên sơ nhất thì ở Sài Gòn, lãnh đạo thành phố Hồ Chí Minh lại:

– Ðập toà nhà Eden (và quán nước Givral nổi tiếng).

– Phá bỏ bùng binh Cây Liễu, Thương xá Tax.

– Bứng đi khu di tích 225 năm lịch sử Ba Son và ụ tàu cổ.

– Dẹp sạch sẽ Vòng xoay Quách Thị Trang trước chợ Bến Thành, giấu biệt những bức tượng lịch sử như tượng Trần Nguyên Hãn, tượng cụ Trương Vĩnh Ký.

– Hơn một nửa số biệt thự cổ trong số 1,300 biệt thự cổ xây trước 1975 cũng “biến mất” một cách ngọt ngào.

– Những hàng cây cổ thụ bị bứng bỏ, đường sá bị đào bới…


Nhà thờ Đức Bà năm 1880, chuẩn bị khánh thành (facebook Nhà thờ Đức Bà Xưa và Nay)

Còn nhiều lắm mà tôi không đủ kiến thức lẫn trí nhớ để liệt kê ra hết. Tất cả đều được tuyên truyền là phục vụ cho “mục tiêu chung” là “xây dựng phát triển”. Nhưng thật ra tất cả chỉ là mở đường cho những công trình mới sặc mùi đổi chác. Người ta đổi ký ức của bao thế hệ người Sài Gòn, xóa bỏ lịch sử của Sài Gòn lấy những công trình lởm chởm, xây cất mãi chưa xong vì… hết tiền! Bởi vậy, cứ mỗi lần có một công trình xưa cũ nào đó được lên báo chung với cụm từ trùng tu là y như rằng, mạnh ai nấy giật mình thon thót sợ. Sợ rằng công trình đó sẽ biến mất hoàn toàn hoặc biến đổi đến chính nó cũng không dám soi gương. Thương Xá Tax mang danh trùng tu để rồi bị đập bỏ không thương tiếc chờ ngày “hồi sinh” lại dáng hình mới, là một tòa nhà 40 tầng khập khiễng. Cái bưu điện thành phố vàng chóe sau khi bị trùng tu lần một đã tốn biết bao nhiêu giấy mực, làm tâm điểm của biết bao nhiêu cuộc chỉ trích! Rồi dưới sức ép dư luận, “người ta” lại phải sơn tiếp lần hai. Tôi cũng không nhớ mình đã sụp đổ bao nhiêu lần khi nghe ở bên này có tòa nhà bị bứng, ở con đường kia hàng cổ thụ sắp “được” đi đời trong sự “hoan hỉ” của tha nhân…

Nhà thờ Ðức Bà (Vương Cung Thánh Ðường Ðức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội – nhà thờ chính tòa của Tổng Giáo Phận Sài Gòn) là một trong những công trình kiến trúc độc đáo của Sài Gòn, điểm đến của du khách trong và ngoài nước, cũng là nét đặc trưng của du lịch Việt Nam. Ðược Ðức cha Isodore Colombert (Giám mục đại diện Tông tòa giáo phận Tây Ðàng Trong) đặt viên đá đầu tiên xây dựng ngày 7.10.1877.

Theo dòng thời gian, giá trị của nó cũng được minh chứng bằng ký ức của mỗi người đi xa nhớ về Sài Gòn.

Ðây không chỉ là nơi cho giáo dân đi lễ, cho khách du lịch thăm thú mà còn là nơi hẹn hò của nam thanh nữ tú mỗi cuối tuần, nơi chụp hình lưu niệm của học sinh sinh viên, cũng là nơi người ta hẹn hò nhau đi… biểu tình. Bất cứ đi đâu cũng vậy, thay vì hẹn một nơi nào đó thì người ta sẽ nói “Ra Sài Gòn”, và cứ ra nhà thờ Ðức Bà là sẽ thấy… Sài Gòn!

Ðức Mẹ Hòa Bình đứng sừng sững trước nhà thờ cũng đã chứng kiến biết bao cuộc biểu tình lớn tại Sài Gòn. Cứ lâu lâu đến cuối tuần là không biết bao nhiêu công an, trật tự đô thị, cảnh sát cơ động, dân phòng… tập trung cùng với rào chắn, xe cứu hỏa, xe cảnh sát “phục kích” canh me bắt bớ. Rồi cảnh những người biểu tình bị đánh, bị xách vai kẹp cổ thảy lên xe bus chở đi mất dạng.


Tượng cụ Trương Vĩnh Ký nhìn ra nhà thờ Đức Bà bị dời vào trong sân bảo tàng Mỹ thuật.(facebook Nguyen My Khanh)

Nói dài nói dai vậy để mọi người hiểu, cái tin Nhà thờ chính tòa Ðức Bà bắt đầu được trùng tu nó có “uy lực” gây sợ hãi đến thế nào đối với những người yêu Sài Gòn. Cho dù có đạo hay ngoại đạo. Dẫu biết sau khi trải qua bao nhiêu là dâu bể, thời gian thì chắc chắn nhà thờ cổ này cần được tu sửa để bảo đảm an toàn. Nhưng ai cũng lo sau khi tu sửa, diện mạo mới sẽ ra sao!

Tôi tức tốc chạy ra nhà thờ để… ngó, để chụp vài tấm hình lưu niệm lại thời điểm ngôi giáo đường gần 140 năm tuổi sắp được hoặc bị trùng tu trong tâm thế hoang mang nghi ngờ. Cảm thấy ngạc nhiên khi quanh nhà thờ được rào lại rất lịch sự, nhẹ nhàng bằng một vòng rào chắn khá thấp. Từ bên ngoài vẫn còn được ngắm 80% vẻ đẹp của nhà thờ cổ kính. Thầm nghĩ thấy có cái gì đó “sai sai”. Không có cảnh đập phá tan tành, không có hình ảnh “thi công” nhếch nhác. Tôi càng tò mò, về tìm hiểu sâu hơn…

Hỏi cô bạn, là người Công Giáo, cũng hay đi lễ ở nhà thờ Ðức Bà. Nó nhìn tôi khinh bỉ, phán:

– Ðồ lạc hậu!


Bán thức ăn, uống nước, xả rác dưới chân Đức Mẹ – Từ Yan.vn

Thì ra kế hoạch trùng tu nhà thờ cổ này đã có từ lâu, từ nhiều năm trước nhưng nay mới chánh thức tiến hành. Các giáo dân cũng đã được thông báo từ 2015. Ðiều đặc biệt là người đứng ra giám sát, chịu trách nhiệm tiến hành giám sát là Tổng Giáo Phận Sài Gòn – những vị linh mục có tâm huyết với nhà thờ. Quá trình chuẩn bị trong 2 năm (từ 2015 đến 2017) cũng rất gian nan. Ðích thân các linh mục của giáo phận lặn lội qua châu Âu tìm lại các hãng tôn, ngói ngày xưa để mua vật liệu về làm cho đồng bộ. Ðể chuẩn bị cho việc trùng tu tốn kém 100 tỉ đồng bạc Việt. Tốn kém vì các vật liệu đều phải lùng tìm đặt mua ở châu Âu, từ ngói lợp mái, gạch tường, chuông… Kinh phí đã được quyên góp phân nửa bởi các giáo dân trong nước và một số ít ở nước ngoài. Nhà thờ vẫn đang kêu gọi giáo dân đóng góp tiếp tục, tôi tin là việc quyên góp sẽ toại ý vì giáo dân Việt xưa nay được tiếng hết lòng. Có nghĩa là đến năm 2019, chúng ta có quyền lạc quan về “nhan sắc” một tuyệt tác kiến trúc Roman – Gothic của nhà thờ sau khi được trùng tu. Có quyền mong ước sau khi trùng tu, ngôi giáo đường danh tiếng này sẽ là một công trình kiến trúc cổ được trùng tu đúng với bản gốc nhứt ở Việt Nam. Trong thời gian trùng tu, du khách sẽ không được thăm viếng, giáo dân được phép ra vào nhà thờ bằng một cửa duy nhất để tham dự thánh lễ.

Cô bạn còn khoe. Hồi 2015 mỗi giáo dân đều được Tòa tổng giám mục – Tổng giáo phận Sài Gòn tặng một cuốn sách khá đẹp về nhà thờ Ðức Bà. Ðó là một cuốn sách đẹp, có hình ảnh chi tiết về nhà thờ Ðức Bà như: Bối cảnh lịch sử, kiến trúc sư, kinh phí, quá trình xây dựng và thay đổi, những nghi lễ long trọng, ý nghĩa các dòng chữ Latin hay chữ Hán ghi trong nhà thờ, giới thiệu các “báu vật” trong nhà thờ. Cuốn sách cũng cho thấy rất rõ sự hư hao trầm trọng của nhà thờ 135 năm tuổi đã được Tòa Thánh tôn lên hàng Vương Cung Thánh Ðường duy nhất của miền Nam này. Cuốn sách nào có in chữ “Sách không bán” đi kèm với cuốn sách là một đĩa DVD mang tên “Kiểm định để Trùng tu” với ghi chú “Video không bán”. Với mục đích phổ biến cho giáo dân biết tình trạng thật của giáo đường mà chung tay hiệp lực vào công cuộc trùng tu bây giờ. Chứng tỏ sự chuẩn bị kỹ lưỡng và trí tuệ của Tòa tổng giám mục Sài Gòn.


trên bức tường đầy vết khắc, bút sơn ký tên thiếu ý thức khiến cho bộ mặt của nhà thờ mất thẩm mỹ (Từ facebook Dat Vu Nguyen)

Sau khi tìm hiểu xong, tự nhiên tôi thấy mình xấu xa quá! Nếu không kiểm chứng có lẽ tôi sẽ có nhiều ác cảm với công trình này ít nhất đến khi nó hoàn thành. Vừa ngồi hối lỗi vừa nghĩ, không biết đến bao giờ những công trình giá trị của Sài Gòn được quan tâm thật sự, trùng tu trở về gần với nguyên bản nhứt như nhà thờ chính tòa Ðức Bà. Nhưng ngẫm lại thì Sài Gòn hầu như chẳng còn bao nhiêu công trình kiến trúc đủ cổ kính cho hai thế hệ quen thuộc, đủ tuổi đời chạy qua lịch sử, đủ để người dân yêu thương mà chưa bị đập cả. Và nếu có đi chăng nữa thì dẫu có tâm cũng chưa chắc có ai được quyền tu sửa. Thân làm di tích lịch sử ở Việt Nam thật không dễ dàng. Nơi thì sống vật vờ trước nguy cơ bị đập, làm nền cho một tòa nhà thời thượng. Còn nơi thì bị chính các vị du khách phá hoại. Ðơn cử bên ngoài nhà thờ Ðức Bà có bản nhắc nhở “Ðể bảo vệ di sản chung, xin đừng viết lên tường” trên bức tường đầy vết khắc, bút sơn ký tên thiếu ý thức khiến cho bộ mặt của nhà thờ mất thẩm mỹ.
Thầm nghĩ, trùng tu một tòa nhà gần 140 tuổi với thời gian 2 năm thì trùng tu ý thức của một đất nước 42 tuổi không biết mất bao nhiêu năm?

Du Uyên





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét