- Điều trị bệnh đau dây thần kinh tọa bằng Đông y


Bài tập giảm đau lưng cho người ngồi nhiều

Chỉ cần thực hiện 3 lần mỗi tuần, những người có xu hướng ngồi nhiều, đặc biệt là nhân viên văn phòng, sẽ giảm khó chịu ở cột sống, ngăn ngừa đau lưng, mang lại tư thế hoàn hảo.

Ngồi nhiều gây đau lưng

Theo Bright Side, bài tập gập lưng (back extension) được sử dụng rộng rãi không chỉ trong quá trình đào tạo các môn thể thao, mà còn áp dụng trong y học. Bài tập này nếu được thực hành thường xuyên sẽ giúp bạn giảm đau lưng, khó chịu ở cột sống và có tư thế hoàn hảo hơn. Nó đặc biệt hữu ích cho nhân viên văn phòng hoặc những người có xu hướng ngồi nhiều.

Cách thực hiện:
- Tư thế ban đầu: Nằm úp bụng, mặt trên một tấm thảm tập yoga. Đặt 2 cánh tay song song với cơ thể và úp lòng bàn tay vào phía đùi. 2 chân sát nhau với các đầu ngón chân đặt trên sàn nhà.
- Thở ra. Nâng đầu, ngực và phần bụng trên trong khi tay và chân vẫn giữ nguyên tư thế ban đầu.
- Hít vào. Từ từ trở lại vị trí ban đầu.
- Lặp lại động tác 10 lần.
Thực hiện bài tập này 3 lần/tuần sẽ giúp bạn cải thiện cơ mông, lưng và bụng. Nó cũng tác động tích cực tới hoạt động và chức năng của các cơ quan nội tạng, bảo vệ sức khỏe tổng thể.

Theo Phương Mai/Zing

Các nhà khoa học Anh thuộc ĐH Anglia Ruskin nêu mối liên quan giữa chứng đau lưng với khả năng bệnh tâm thần, đề cập định hướng nghiên cứu trị liệu chung cho 2 dạng bệnh này trong khảo sát quy mô quốc tế được công bố mới đây trên tạp chí General Hospital Psychiatry.

Nhóm nghiên cứu đã thu thập dữ liệu của 190.595 người thuộc 43 quốc gia, trong đó có 19 nước có thu nhập thấp và 24 nước thu nhập trung bình. Tỉ lệ bị đau lưng chung trong dân cư các nước là 35,1%, trong đó có 6,9% đau lưng mạn tính. Trong những nước được khảo sát, người Trung Quốc ít bị đau lưng nhất, với tỉ lệ 13,7%. Một số nước có tỉ lệ đau lưng hơn nửa dân số là Nepal (57,1%), Bangladesh (53,1%), Brazil (52%).

Bệnh nhân đau lưng dễ có những triệu chứng của bệnh tâm thầnẢnh: MNT

Phân tích cho thấy những người bị đau lưng có tỉ lệ mắc 1 trong 5 triệu chứng liên quan với trục trặc tâm thần - gồm lo âu, trầm cảm, stress, rối loạn tâm thần và mất ngủ - tăng gấp đôi so với những người không bị đau lưng. Bệnh nhân đau lưng mạn tính có tỉ lệ trải qua giai đoạn trầm cảm cao gấp 3 lần và bị rối loạn tâm thần cao gấp 2,6 lần so với người không bị đau lưng. Điểm đáng lưu ý là tỉ lệ liên quan giữa đau lưng và trầm cảm hầu như tương đương nhau ở cả 43 nước được khảo sát.

Nghiên cứu trước đây từng cho thấy chứng đau lưng và đau cổ có thể làm tăng nguy cơ rối loạn tính khí, lạm dụng rượu và rối loạn lo âu.

Bài viết sau đây sẽ đưa ra những gợi ý về những cách giảm đau lưng không cần thuốc giúp bạn có thêm những kinh nghiệm cho bản thân.


Những cách giảm đau lưng không cần thuốc
Không cần cố chẩn đoán chính xác
Đôi khi những cơn đau lưng khó có thể chẩn đoán chính xác được nguyên nhân gây ra. Chỉ trừ những trường hợp đau lưng do bị thoái hóa, thoát vị đĩa đệm.

Luôn bình tĩnh
Tâm thái tốt luôn tác động tích cực cho sức khỏe và khi bạn bị đau lưng cũng vậy. Nếu đang bị đau lưng mà bạn luôn trong tâm trạng lo lắng, cảm thấy bực mình thì có thể tình trạng sẽ nặng nề hơn và khả năng hồi phục sẽ có xu hướng giảm.

Giữ cho mình 1 tâm thái thoải mái
Sinh hoạt bình thường
Thay vì lo lắng, thụ động khi bị đau lưng thì theo lời khuyên từ các chuyên gia, bạn nên làm việc bình thường ở mức độ thấp và từ từ tăng dần lên tùy theo khả năng của bạn. Có thể những lúc đầu tiên, điều này sẽ làm cho bạn bị đau nhưng chúng sẽ không gây tổn hại cho sức khỏe của bạn.

Tránh suy nghĩ tiêu cực
Đừng nghĩ đến những điều tiêu cực là lời khuyên từ các chuyên gia dành cho bạn. Bạn đừng bị ám ảnh hay suy nghĩ nghiêm trọng hơn vấn đề mình gặp phải. Thay vào đó, hãy nên có suy nghĩ tích cực như “tình trạng này sẽ sớm qua nhanh thôi”…

Tập hít thở
Liệu pháp hít thở tốt cho lưng

Khi bị đau lưng, các dây thần kinh sẽ trở nên mẫn cảm và có thể làm cơn đau tăng lên. Vì vậy, bạn cần thực hiện liệu pháp hít thở nhằm giúp cân bằng hệ thần kinh, thư giãn cơ bắp và giảm chứng co thắt đột ngột khi đau lưng.

Tập thể dục đều đặn
Việc luyện tập thể dục đều đặn rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là đẩy nhanh quá trình hồi phục khi bị đau lưng. Bạn hãy lựa chọn cho mình những phương pháp tập nhẹ nhàng như: yoga, bơi lội, đi bộ…

Tránh stress
Stress không chỉ tác động tiêu cực cho sức khỏe và tâm trạng mà đây còn là một trong những tác nhân khiến kệ thống thần kinh thêm căng thẳng, các cơ bó cứng khiến tình trạng đau lưng thêm nghiêm trọng. Vì vậy, kiểm soát stress, bạn sẽ cảm thấy những cơn đau ít xảy ra hơn.

Tránh xa stress, lo lắng

Gắn kết với người thân
Bạn nên thực hiện các bài tập vận động cho lưng đồng thời khuyến khích người thân giúp đỡ bạn trong việc luyện tập để vừa nhanh chóng hồi phục vừa tạo tâm thái tốt cho bản thân.

Ngủ ngon và sâu giấc
Giấc ngủ đủ và sâu luôn cần thiết và tốt cho sức khỏe. Hãy hạn chế sử dụng máy tính, các thiết bị điện tử, tức khuya… Thay vào đó, hãy giữ tinh thần thoải mái chuẩn bị cho một giấc ngủ ngon và nhớ hãy ngủ đủ 7-8 tiếng/ 1 ngày.

- Cải Thiện ‘Đau Thần Kinh Tọa’ Không Phẫu Thuật


Bên cạnh việc điều trị bằng phương pháp sử dụng thuốc Tây y, y học cổ truyền (Đông y) giúp cải thiện rất nhiều trong điều trị bệnh đau dây thần kinh tọa.

Dây thần kinh tọa là một dây thần kinh dài nhất cơ thể, trải từ phần dưới thắt lưng đến tận ngón chân. Dây thần kinh đau nặng ảnh hưởng nhiều đến khả năng lao động. Đau thần kinh tọa nếu không được phát hiện, điều trị sớm và đúng có thể để lại những biến chứng gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người bệnh, thậm chí gây tàn phế. Đau dây thần kinh tọa có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhiều nhất ở tuổi 30 - 60, nam mắc nhiều hơn nữ.

Đối với bệnh đau dây thần kinh tọa, y học cổ truyền có hai phương pháp điều trị gồm: không dùng thuốc (hướng dẫn cho người bệnh luyện tập, xoa bóp, châm cứu) và dùng thuốc (khám cụ thể trên người bệnh nhân, cho thuốc điều trị).
Bệnh đau thần kinh tọa là hội chứng đau dọc đường đi của dây thần kinh hông, khiến việc đi lại, cử động của người bệnh gặp nhiều khó khăn.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét