Từ Canada, TS.BS Nguyễn Khánh Hòa đã có bài phân tích sâu giúp chúng ta hiểu rõ vai trò của Selen với cuộc sống, và giải đáp câu hỏi: Người Việt có bị thiếu Selen hay không?
LTS: Cách đây ít lâu, chúng tôi đã đăng tải câu chuyện về huyện Như Cao ở Tô Châu (Trung Quốc) có tới 338 người thọ trên trăm tuổi, liên quan đến chế độ ăn uống bổ sung đầy đủ vi chất Selen. Dưới đây là bài phân tích của TS.BS Nguyễn Khánh Hòa - Quản lý lobo các chất vận chuyển nucleotide, Bộ môn Dược lý, Khoa Y và Nha, Trường ĐH Alberta, Canada.
Câu chuyện về vai trò của Selen có lẽ bắt đầu từ một căn bệnh bí hiểm tại làng Keshan, Hứa Xuyên, Trung Quốc. Căn bệnh thường xảy ra ở phụ nữ có mang và trẻ em với hội chứng suy timvà phù phổi cấp. Dịch bệnh phát triển đỉnh điểm vào những năm 1960-1970 và trải rộng trên các tỉnh Đông Bắc của Trung Quốc với hàng ngàn người chết hàng năm.
Cuối cùng người ta đã tìm ra nguyên nhân là do các bệnh nhân bị thiếu hụt Selen trong máu phối hợp với việc nhiễm một biến thể đột biến của Coxsackievirus. Khi sử dụng muối Selen (Na2SeO3) để bổ sung cho người dân ở đây, số người mắc bệnh giảm dần rồi biến mất. Bệnh này sau này được đặt tên là bệnh Keshan.
Trong cơ thể selen tham gia vào cấu tạo nên các protein enzyme có chức năng xúc tác cho các phản ứng hóa học của nhiều quá trình, đặc biệt là các enzyme glutathione peroxidase.
Các enzyme glutathione peroxidase có tác dụng xúc tác cho quá trình khử các hydroperoxide (H2O2) sinh ra trong quá trình chuyển hóa hoặc stress, nhiễm độc nhờ vậy làm giảm đi các gốc tự do trong tế bào. Các gốc tự do lại có khả năng oxi hóa các phosphor lipid ở màng tế bào, gây ra các biến đổi trong phân tử DNA để tạo ra tế bào ung thư.
Vì vậy Selen có lẽ tham gia vào quá trình ngăn chặn sự phát sinh và phát triển của tế bào ung thư cũng như quá trình khử độc tính của các kim loại nặng nhờ vào việc tham gia cấu tạo nên các enzyme glutathione peroxidase.
Bên cạnh đó, Selen cũng tham gia cấu tạo nên một số các protein hoặc enzyme quan trọng khác như enzyme chuyển hormone tuyến giáp từ dạng không hoạt động sang dạng hoạt động, các protein tham gia vào chuyển động của tinh trùng, các protein chuyển hóa của cơ vân, cơ tim.
Chính vì vậy, bắt đầu từ những năm 70 của thế kỷ trước các nhà khoa học đã tiến hành rất nhiều nghiên cứu và dần phát hiện ra nhiều bệnh liên quan đến thiếu hụt Selen trong cơ thể như ung thư, xơ vữa mạch, xơ gan, đái tháo đường.
Câu chuyện về vai trò của Selen có lẽ bắt đầu từ một căn bệnh bí hiểm tại làng Keshan, Hứa Xuyên, Trung Quốc. Căn bệnh thường xảy ra ở phụ nữ có mang và trẻ em với hội chứng suy timvà phù phổi cấp. Dịch bệnh phát triển đỉnh điểm vào những năm 1960-1970 và trải rộng trên các tỉnh Đông Bắc của Trung Quốc với hàng ngàn người chết hàng năm.
Cuối cùng người ta đã tìm ra nguyên nhân là do các bệnh nhân bị thiếu hụt Selen trong máu phối hợp với việc nhiễm một biến thể đột biến của Coxsackievirus. Khi sử dụng muối Selen (Na2SeO3) để bổ sung cho người dân ở đây, số người mắc bệnh giảm dần rồi biến mất. Bệnh này sau này được đặt tên là bệnh Keshan.
Trong cơ thể selen tham gia vào cấu tạo nên các protein enzyme có chức năng xúc tác cho các phản ứng hóa học của nhiều quá trình, đặc biệt là các enzyme glutathione peroxidase.
Các enzyme glutathione peroxidase có tác dụng xúc tác cho quá trình khử các hydroperoxide (H2O2) sinh ra trong quá trình chuyển hóa hoặc stress, nhiễm độc nhờ vậy làm giảm đi các gốc tự do trong tế bào. Các gốc tự do lại có khả năng oxi hóa các phosphor lipid ở màng tế bào, gây ra các biến đổi trong phân tử DNA để tạo ra tế bào ung thư.
Vì vậy Selen có lẽ tham gia vào quá trình ngăn chặn sự phát sinh và phát triển của tế bào ung thư cũng như quá trình khử độc tính của các kim loại nặng nhờ vào việc tham gia cấu tạo nên các enzyme glutathione peroxidase.
Bên cạnh đó, Selen cũng tham gia cấu tạo nên một số các protein hoặc enzyme quan trọng khác như enzyme chuyển hormone tuyến giáp từ dạng không hoạt động sang dạng hoạt động, các protein tham gia vào chuyển động của tinh trùng, các protein chuyển hóa của cơ vân, cơ tim.
Chính vì vậy, bắt đầu từ những năm 70 của thế kỷ trước các nhà khoa học đã tiến hành rất nhiều nghiên cứu và dần phát hiện ra nhiều bệnh liên quan đến thiếu hụt Selen trong cơ thể như ung thư, xơ vữa mạch, xơ gan, đái tháo đường.
Một số nhà nghiên cứu cho rằng Selen chính là nguyên tố giúp 338 người ở huyện Như Cao ở Tô Châu (Trung Quốc) thọ hơn trăm tuổi (Ảnh minh họa)
Selen và ung thư
Tác dụng chống ung thư của Selen đã được tìm thấy trên cả thống kê dịch tễ hoặc và trên một số nghiên cứu tiến hành trên động vật cũng như trên người.
Sử dụng Selen cho chuột cống trắng đã ngăn chặn được ung thư gan gây bởi aflatoxin B1. Selen phối hợp với Vitamin E cũng ngăn chặn được ung thư vú và ung thư đại tràng trên chuột gây bởi dimethylhydrazine.
Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng trên người sử dụng muối ăn có trộn thêm Selen 15 mg/kg cho 130,000 dân ở trong vùng có tỉ lệ ung thư gan cao đã giúp làm giảm tỉ lệ mắc ung thư gan 35% so với nhóm người không được dùng muối có trộn Selen.
Các thử nghiệm lâm sang tại Mỹ những năm 1990 đến 2005 đã cho thấy Selen có tác dụng làm giảm nguy cơ mắc ung thư phổi, đại trực tràng và đặc biệt là làm giảm tới 65% nguy cơ mắc ung thư tiền liệt tuyến.
Trong một vài nghiên cứu dịch tế học, người ta cũng thấy có sự giảm rõ rệt nồng độ Selen trong máu của bệnh nhân bị ung thư phổi, vú, đại tràng, dạ dày so với người bình thường trong vùng.
Selen và bệnh lý tim mạch
Thiếu hụt Selen khi phối hợp với nhiễm virus có thể gây suy tim như trong trường hợp bệnh Keshan. Nồng độ Selen trong máu dưới 55 µg/L làm tăng nguy cơ bệnh mạch vành. Thiếu hụt Selen cũng làm nặng thêm bệnh cảnh của xơ vữa mạch, suy tim, đột quỵ. Tuy nhiên sử dụng Selen cho người bệnh lại không cải thiện được bệnh.
Selen và bệnh gan
Thiếu hụt Selen thường thấy ở người nghiện rượu và xơ gan do rượu. Việc thiếu hụt Selen có lẽ do giảm lượng thức ăn ở người nghiện.
Vì rượu là tác nhân gây ra các gốc tự do và oxidative stress cho gan và dẫn tới xơ gan, Selen lại tham gia vào việc cấu tạo nên các enzyme chống lại gốc tự do và chống lại oxidative stress cho nên thiếu hụt Selen lại làm tăng nguy cơ dẫn tới xơ gan ở người nghiện rượu.
Những thực phẩm giàu nguyên tố Selen (Ảnh minh họa)
Selen và hệ miễn dịch
Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng Selen có tác dụng làm tăng cường hệ thống miễn dịch. Selen cùng với một số nguyên tố khác như kẽm có tác dụng làm tăng bạch cầu hỗ trợ cho cơ thể chống lại tác nhân gây bệnh là vi khuẩn, virus. Người cao tuổi nếu được bổ sung thêm kẽm và Selen có đáp ứng miễn dịch với vắc xin phòng cúm tốt hơn so với người không được bổ sung.
Selen và hệ thống sinh sản nam giới
Sử dụng Selen bổ sung làm tăng khả năng sinh sản của nam giới ở người có nồng độ Selen thấp vì nó có tác dụng tăng cường số lượng tinh trùng hoạt động.
Các phát hiện mới về tác dụng không mong muốn khi sử dụng Selen
Một số nghiên cứu cho thấy Selen mặc dù có tác dụng chống tác hại của các gốc tự do làm đứt gãy DNA nhưng bản thân Selen lại cũng có khả năng gây đứt gãy DNA. Sử dụng Selen liều cao hơn 200µg/ngày làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường.
Selen cũng có khả năng làm giảm tác dụng điều trị của một số thuốc chống ung thư các thuốc điều trị chống tăng cholesterol máu. Không dùng liều Selen bổ sung quá 400 µg/ngày vì có khả năng gây ngộ độc cấp tính hoặc mạn tính.
Tóm tắt
Selen là một nguyên tố hiếm có mặt trong cơ thể với hàm lượng rất ít nhưng lại đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe.
Thiếu hụt Selen có thể làm tăng nguy cơ của một số loại ung thư, đột quỵ, suy tim. Selen có tác dụng chống oxi hóa mạnh do đó có tác dụng chống lão hóa, khử độc kim loại nặng.
Selen cũng có tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch giúp cơ thể đề kháng các bệnh nhiễm trùng.
Tuy nhiên, liều lượng bổ sung hàng ngày của Selen rất thấp chỉ từ 50- 200µg/ngày nên việc sử dụng cần có tư vấn của bác sĩ.
Selen cũng có thể làm tăng nguy cơ của đái tháo đường và làm giảm tác dụng của các thuốc điều trị ung thư và thuốc giảm cholesterol máu.
Theo Sohahttp://umm.edu/health/medical/altmed/supplement/selenium
Sci Total Environ. 2000 Apr 17;249(1-3):347-71. Essentiality of selenium in the human body: relationship with different diseases. Navarro-Alarcón M, López-Martínez MC.
Toxicology 227 (2006) 1–14 Selenium: From cancer prevention to DNA damage Lucia Letavayov´a, Viera Vlˇckov´a , Jela Brozmanov´a.
Medical Hypotheses (2006) 67, 318–322. Cancer chemoprevention: Selenium as a
prooxidant, not an antioxidant. E.N. Drake.
Public Health Nutr. 2001 Apr;4(2B):593-9. Selenium, selenoproteins and human health: a review. Brown KM, Arthur JR.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét