Hiển thị các bài đăng có nhãn Ngôn Ngữ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Ngôn Ngữ. Hiển thị tất cả bài đăng

- Không thể đọc tên chữ cái là "a, bờ, cờ"

Theo PGS. TS. Mai Xuân Huy, khi đọc bảng chữ cái, không bao giờ đọc là "a-bờ-cờ... mà phải đọc là "a-bê-xê".

Hiện nay, ở nhiều nơi, nhiều lúc vẫn đang tồn tại 2 cách đọc hệ thống chữ cái của tiếng Việt. Thậm chí, có lúc còn chèn cả phát âm của tiếng Anh khi đọc bảng chữ cái của tiếng Việt.

VietNamNet có cuộc trao đổi với PGS. TS. Mai Xuân Huy, (Phó Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học) về cách phân biệt 2 cách đọc này cũng như giải pháp để thống nhất cách dạy học sinh trong nhà trường về cách đọc bảng chữ cái và cách đánh vần tiếng Việt.

Hiện vẫn tồn tại 2 cách đọc hệ thống chữ cái. Ảnh minh họa.

Phóng viên: Hiện tại, trong thực tế giáo dục ở Việt Nam, vẫn đang tồn tại 2 cách đọc bảng chữ cái tiếng Việt là "a, bờ, cờ" và "a, bê, xê". Xin ông cho biết cách đọc nào là đúng?

- Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt

Bìa sách “VIETNAMESE /An Introductory Reader” do Đại học UC Reverside và Viện Việt Học xuất bản. (Vietbao)

Tiếng Việt là hành trang đầu tiên mà người Việt mang theo khi định cư ở Mỹ cũng như ở khắp nơi trên thế giới. Tôi được may mắn là dùng hành trang vô giá đó làm vốn liếng dạy học nơi quê hương thứ hai của mình.

Tôi từng có thời gian huấn luyện kỹ năng sư phạm và hướng dẫn các giáo sư tiếng Georgian và tiếng Armenian, hai ngôn ngữ nước Georgia và Armenia thuộc khối Liên Xô cũ vừa được đưa vào Học Viện Ngôn Ngữ Bộ Quốc Phòng sau này, viết sách giáo khoa dạy tiếng mẹ đẻ của họ, từ đó dần dần hình thành trong tôi một niềm mơ ước được biên soạn một chương trình dạy về tiếng Việt và viết sách dạy Việt ngữ.

- Cách Dùng I Ngắn Y Dài


“Chữ “y” còn một chút này,
Chẳng cầm cho vững lại giày cho ta!”
 (Tập Kiều 3161, 3162)

- Anh văn: “die” chết và “dye” nhuộm, phát âm giống nhau: “đai”.
- Pháp văn: “lire” đọc và “lyre” cây đàn ‘lia’, phát âm tương tự: “lia”.

Cũng tiếng Pháp: “Lion” sư tử nhưng “Lyon” tên thành phố đọc giống nhau: “li-ông”
(Cung Trầm Tưởng: “Ga Lyon đèn vàng. Tuyết rơi buồn mênh mang…”)

Cũng như:

- Hoa văn: 立栗厉例荔历沥利力痢,“lập, lật, lệ, lệ, lệ, lịch, lịch, lợi, lực, lỵ” đều đọc là: “lì”.
Chúng ta hãy suy gẫm điều này :
- Việt văn nên chăng như thiên hạ: “lí (nhí )” và “lý (do)”; ‘lí’và ‘lý’ đọc giống, viết khác?
——

- Phá Hoại Tiếng Việt

Ảnh minh họa (songtre)

Sở dĩ tôi nói “kinh hoàng” là vì tiếng Việt ngày nay ở trong nước:
- Pha tiếng Anh, tiếng Tàu ‘ba rọi”.
- Dùng quá nhiều tiếng lóng và ngôn ngữ đường phố.
- Văn bất thành cú, bất kể văn phạm.
- Sáng chế ra những từ ngữ dị hợm, phản nghĩa.
- Cường điệu, làm dáng hoặc bi thảm hóa vấn đề. (Miền Nam gọi là “dốt hay nói chữ”). 

- Có không "ngôn ngữ Hán-Việt"




Chữ Việt cổ (cột giữa) bên cạnh các chữ cổ khác
Mới đây blog Trương Thái Du có đưa lên một bài viết với đầu đề “Trả lời một câu hỏi nhỏ… The term “Sino Vietnamese Language” 汉越)”

- Hành Trình Làm Trong Sáng Tiếng Việt

Xưa & Nay: A Bê Xê Hay A Bờ Cờ?



Trước tiên, xin xác định, hành trình ngôn ngữ tiếng Việt có cột mốc thời gian Xưa và Nay được căn cứ vào thời điểm Trước và Sau 1975 giữa bối cảnh cuộc chiến hai miền Nam-Bắc.

Qua loạt bài về hành trình ngôn ngữ, tác giả có tham vọng phản ảnh những giai đoạn lịch sử Việt Nam qua những thay đổi về ngôn từ trong cuộc sống hàng ngày.
Ngày xưa, ngay từ thời niên thiếu, tôi đã nghe câu nói:



ABC

Không có nhà



Đi ở thuê

- Hành Trình Làm Trong Sáng Tiếng Việt

Xưa & Nay: A Bê Xê Hay A Bờ Cờ?



Trước tiên, xin xác định, hành trình ngôn ngữ tiếng Việt có cột mốc thời gian Xưa và Nay được căn cứ vào thời điểm Trước và Sau 1975 giữa bối cảnh cuộc chiến hai miền Nam-Bắc.

Qua loạt bài về hành trình ngôn ngữ, tác giả có tham vọng phản ảnh những giai đoạn lịch sử Việt Nam qua những thay đổi về ngôn từ trong cuộc sống hàng ngày.
Ngày xưa, ngay từ thời niên thiếu, tôi đã nghe câu nói:



ABC

Không có nhà



Đi ở thuê

- Cách phát âm chính xác tên 15 thương hiệu nổi tiếng thế giới

Bạn có chắc là mình phát âm đúng tất cả các thương hiệu nổi tiếng theo chuẩn quốc tế không? 
Hẳn là các bạn không còn lạ lẫm với các nhãn hiệu nổi tiếng trên thế giới nữa. Biết là một chuyện rồi, nhưng bạn có dám tự tin là mình đọc chuẩn được tất cả tên các thương hiệu ấy hay không? Như kiểu Chanel đọc là Chà-neo trong khi thực chất phải đọc là "shanel" chẳng hạn.

Nếu bạn thực sự cảm thấy mình cần phải bổ túc ngay một khóa phát âm để có thể uốn cong lưỡi kiêu hãnh khi nói chuyện với bọn bạn về các thương hiệu nổi tiếng tầm cỡ thế giới, trong khi tay vẫn đang lựa quần thun chợ Kim Biên hay đồ thùng Đông Tác thì đây, hôm nay cẩm nang này sẽ dành cho các bạn.

- Thành Ngữ Tiếng Việt

Hàm ý khen chê con người 

VŨ ĐỨC NGHIỆU, NGUYỄN THỊ DUNG

Trong các ngôn ngữ, thành ngữ là loại đơn vị mà ở đó người ta có thể tìm được khá nhiều thông tin về mặt ngôn ngữ, văn hoá, đặc điểm dân tộc và ngay cả các triết lý nhân sinh…

- Bản tin Dự báo thời tiết lỗi nghiêm trọng về tiếng Việt?

 - Có đúng là "Bản tin Dự báo thời tiết trên VTV" mắc các lỗi quan trọng về ngôn ngữ, làm sai nghĩa làm mất đi sự trong sáng và chuẩn mực của tiếng Việt? Dưới đây là phân tích của các giảng viên ngôn ngữ, truyền thông.

Những "lỗi" bị bắt
Đầu năm 2016, trên một diễn đàn về nghiệp vụ báo chí có bài phân tích Thảm họa sử dụng sai tiếng Việt trên các phương tiện truyền thông đại chúng.
Tác giả Đinh Đức Cần cho rằng có những sai thường thấy như: Khối không khí lạnh đang mấp mé biên giới nước ta”. Đúng ra chỉ có chất lỏng mới dùng từ “mấp mé”.
dự báo thời tiết, thảm họa sử dụng tiếng Việt, bản tin dự báo thời tiết, VTV
Bản tin Dự báo thời tiết trên VTV. (Ảnh chụp lại từ màn hình).

- Sài Gòn “tám” chuyện

Nhất mực, nhì vàng, tam khoang, tứ đốm

TTC – Người Sài Gòn có văn hóa uống cà phê lề đường và “tám” đủ thứ chuyện trên trời dưới đất, nhất là chuyện chữ nghĩa “rắc rối ghê” như bài viết về sự phong phú đa dạng và đầy thú vị của tiếng Việt này. 
Người Sài Gòn có văn hóa uống cà phê lề đường. Ảnh tư liệu. 

Con trâu có lông màu đen, đích thị gọi “trâu đen”. Đố ai dám cãi. Tương tự, con ngựa lông đen gọi “ngựa đen”? Không, phải gọi là “ngựa ô”. Vậy “mèo đen” cũng gọi “mèo ô” Không, gọi “mèo mun”.

- Một cách hiểu thành ngữ “Tai vách mạch dừng”

Hoàng Xuân Niên 
Cho đến giờ tôi vẫn không chắc chắn là mình hiểu đúng câu “Tai vách mạch dừng”.

“Tai vách” – một nửa của câu thành ngữ mà tất cả những ai biết tiếng Việt đều hiểu nghĩa cảnh báo nhắc nhở mọi người giữ gìn những điều thầm kín, riêng tư, những bí mật trong công việc, trong đời sống chính trị kinh tế xã hội, những ý tưởng mới trong nghiên cứu khoa học… khi trò chuyện trao đổi với người khác tránh để kẻ không nên biết nghe lén.

- Tên gọi tháng 1, tháng 2... kia là câu chuyện bí ẩn nào không?


Liệu bạn có bao giờ tự hỏi ẩn sau những tên gọi tháng 1, tháng 2... kia là câu chuyện bí ẩn nào không?



Chúng ta vẫn hay gọi các tháng bằng tiếng Việt một cách rất đơn giản: Tháng một, tháng hai, tháng ba… theo dương lịch và có thêm tháng giêng, tháng chạp theo âm lịch. Tuy nhiên, trong tiếng Anh, mỗi một tháng đều có ý nghĩa riêng của nó.

- GOM GÓP TỪ NGỮ MIỀN NAM - SÀI GÒN XƯA


Nhằm để ghi nhớ lại những từ mà ngày xưa người Saigon/Miền Nam hay dùng như: Mèn ơi, Nghen, Hén, Hen, Tà Tà, Thềm ba, Cà rịch cà tang, tàn tàn,…., và những câu thường dùng như : Kêu gì như kêu đò Thủ Thiêm, làm nư, cứng đầu cứng cổ, tháng mười mưa thúi đất, cái thằng trời đánh thánh đâm…v…v…

- Những điều bạn chưa hề biết về "từ và nghĩa từ" trong Tiếng Việt

Hẳn bạn sẽ ngớ người khi biết rằng, có vô số từ ngữ bạn đang dùng sai chỉ vì thói quen khó bỏ đấy!


Là một ngôn ngữ có thời gian phát triển lâu và trải qua nhiều thời kỳ, tiếng Việt sở hữu lượng từ lớn hơn nhiều so với những gì chúng ta đang sử dụng trong thời kỳ hiện nay.

- Bài diễn thuyết của vị tướng làm Trung Quốc chấn động




(Ảnh minh họa)

"Lời của Lưu Á Châu có thể làm nhiều người không thoải mái, nhưng con người chỉ nghe lời hay ý đẹp sẽ không thể thức tỉnh được. Bài phát biểu của Lưu chính là một tiếng nói khác."

 Thượng tướng Lưu Á Châu sinh năm 1952, là con trai cố Thiếu tướng Lưu Kiến Đức và là con rể của Chủ tịch nước Lý Tiên Niệm, vợ ông là Lý Tiểu Lâm hiện là Phó Chủ tịch hội hữu nghị đối ngoại Trung Quốc. Ông còn là nhà văn quân đội, nhà bình luận quân sự của Trung Quốc. Lưu Á Châu từng du học và sinh sống ở Mỹ một thời gian lên tới gần 10 năm. Mấy năm trước từng giới thiệu quan điểm và phân tích cá nhân về quan hệ quốc tế với tầng lớp lãnh đạo cao cấp trong đảng và quân đội Trung Quốc. Theo tìm hiểu, những quan điểm của ông đã gây được sự chú ý mạnh mẽ của một số tướng lĩnh và giới phân tích chiến lược ở Trung Quốc, trong đó là giới sỹ quan cấp trung trong quân đội. Hiện Lưu Á Châu đảm nhiệm chức phó Chính ủy trong Bộ Tư lệnh Không quân Trung Quốc.

Trong khi đó, hành động của Trung Quốc - quốc gia có 1 công dân vừa bị IS hành quyết và 3 công dân khác thiệt mạng trong vụ khủng bố Mali hôm 20/11 vừa qua - vẫn chỉ dừng lại ở tuyên bố "tăng cường hợp tác với quốc tế".
Chính phủ Trung Quốc né tránh trả lời vấn đề này, trong khi truyền thông lý giải nguyên nhân là do sự khác biệt giữa những giá trị cốt lõi về lợi ích quốc gia mà Bắc Kinh cần "cân, đo, đong, đếm" nếu tham chiến.
Nhân đây, chúng tôi xin giới thiệu tới quý độc giả bài diễn thuyết của của Thượng tướng Lưu Á Châu - Chính ủy ĐH Quốc phòng Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc - phân tích cách thức mà xã hội Trung Quốc phản ứng với 1 sự kiện khủng bố phương Tây, cụ thể là vụ 11/9.
Bài diễn thuyết tướng Lưu nói tại căn cứ quân sự Côn Minh ngày 10/5/2010 (thời điểm ông vẫn mang hàm Trung tướng) và được truyền thông Trung Quốc cũng như quốc tế đánh giá là "chấn động".
Dưới đây, chúng tôi xin trích đăng bài diễn thuyết trên.
---

- Tiếng Việt lắt léo ...Thanh điệu.

Lê Minh Quốc

TTC – Tiếng Việt lắt léo, đa dạng và lắm lúc cùng sự vật nhưng lại có nhiều từ diễn tả, diễn đạt khác nhau với các sắc màu, sắc thái, thiên biến vạn hóa. Lần này là câu chuyện màu sắc. 

- Bí kíp giúp bạn trị tận gốc việc nói ngọng "l - n"

Nếu kiên trì luyện tập với những bí kíp này, bạn sẽ không còn bị lẫn lộn khi phát âm "l, n" nữa đâu.

Hẳn không ít bạn đã phát hiện ra mình bị nhầm lẫn nhiều với bài kiểm tra vui đo khả năng phát âm "l - n" hôm trước. Nhưng liệu bạn có bao giờ tự hỏi, nguyên nhân nào khiến bạn bị như vậy và liệu có phương pháp nào giúp bạn phân biệt l - n đúng chuẩn không. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đi tìm câu trả lời.

Những lý do khiến bạn dễ phát âm nhầm "l - n"
Chúng ta biết rằng, ngôn ngữ được hình thành trên cơ sở các phản xạ có điều kiện dựa trên tác động yếu tố từ môi trường bên ngoài kích thích vào trung tâm nghe. Chỉ cần có một trục trặc nhỏ phát sinh trong quá trình hình thành ngôn ngữ cũng sẽ xảy ra hiện tượng rối loạn ngôn ngữ, điển hình là ngọng.


Việc tiếp xúc nhiều với người phát âm nhầm lẫn "l - n" cũng khiến bạn bị "lây".
Có 2 nguyên nhân chính khiến bạn dễ nhầm lẫn khi phát âm chữ “l” và “n”. Một là ngọng sinh lý. Cụ thể, cơ quan phát âm của bạn có lỗi bẩm sinh như ngắn lưỡi, đầy lưỡi, khớp cắn ngược, răng mọc lệch có nhiều khe hở... nên khiến bạn khi phát âm bị sai, không rõ.

Một nguyên nhân khác cũng được đề cập đó là do thói quen khi nói của bạn. Cụ thể khi còn bé, lúc học nói – bạn sống và tiếp xúc với những người bị nói ngọng nên dần hình thành thói quen. Sau này, bạn nói sai cũng không hề hay biết.

Hoặc do đôi khi trêu đùa, bạn cố tình nói lẫn lộn giữa chữ “l”, “n” - dần dần bạn quen miệng và nói nhầm giữa hai chữ này.

- Líu lưỡi với bài test vui giúp bạn đo khả năng phát âm "l - n"

Những câu đố phát âm trong bài trắc nghiệm dưới đây còn khiến bạn cười "sái cả quai hàm" đấy! 

Trong cuộc sống hàng ngày, hẳn bạn đã từng nghe thấy một ai đó vô tình nói lộn hai chữ “l” và “n”. Nhưng bạn có thắc mắc vì sao họ lại bị như vậy không?

Nhiều người cho rằng, sự nhầm lẫn này đến từ thói quen tiếp xúc với những người bị ngọng nên dần nói sai mà không hay biết. Hay người khác lại tin, nguyên do của sự nhầm lẫn trong việc phát âm "l -n" đến từ cơ quan phát âm của bạn bị lỗi bẩm sinh như ngắn lưỡi, đầy lưỡi…

Bạn có cho rằng mình không bao giờ nói lẫn lộn giữa âm "l - n"? Nếu muốn tìm câu trả lời thì hãy cùng chúng tớ tham gia một trò chơi nhỏ dưới đây.

Luật chơi:
Hãy cùng đọc to, rõ ràng những câu nói dưới đây với tốc độ nói bình thường và kiểm tra xem mình có bị “lẫn lộn” chút nào không. Sau đó đừng quên tính điểm cho bài kiểm tra của mình nhé!