Ấn Độ: Người dân sẽ bị xử bắn nếu vi phạm lệnh phong tỏa phòng ngừa dịch Vũ Hán
Người dân Ấn Độ được cảnh báo sẽ bị xử bắn nếu có hành vi chống đối lệnh phong tỏa phòng ngừa dịch viêm phổi Vũ Hán (COVID-19) từ chính quyền.
Cảnh báo được đưa ra sau khi hàng nghìn người dân Ấn Độ vẫn đứng xếp hàng dài đợi mua thực phẩm bất chấp khuyến cáo giữ khoảng cách an toàn tại nơi công cộng, theo Daily Mail.
Trước đó hôm 25/3, Bộ Y tế Ấn Độ cho biết quốc gia này đã tiếp nhận thêm 3 ca tử vong, nâng tổng số ca tử vong cả nước lên 13 ca, số ca lây nhiễm bệnh đã tăng lên 649 người. Mặc dù Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã khuyến cáo 1,3 tỷ dân của nước này nên ở nhà và hạn chế ra ngoài, nhưng hàng nghìn người dân Ấn Độ vẫn xếp hàng sát nhau tại các khu chợ của bang Delhi, thành phố Kolkata và thành phố Mumbai vào hôm 26/3 vừa qua.
Cụ thể vào ngày 26/3, Ấn Độ đã xuất hiện cảnh tượng hỗn loạn khắp cả nước khi lực lượng cảnh sát đánh đập những người chống đối lệnh phong tỏa bằng gậy mây và bắt người dân phải ngồi quỳ xuống thành một vòng tròn để truyền giảng những điều cần biết về việc giữ khoảng cách an toàn nơi công cộng.
Tại miền nam bang Telangana, bộ trưởng Kalvakuntla Chandrashekhar còn đưa ra một lời cảnh báo vô cùng nghiêm khắc với những ai còn tiếp tục lách luật và chống đối lệnh phong tỏa: “Xin mọi người đừng để mọi thứ đi quá xa. Lực lượng quản lý sẽ không thể kiểm soát hết được người dân và khi đó tôi buộc phải điều phối lực lượng quân đội giải quyết hoặc xử bắn tại chỗ. Xin mọi người hãy ở yên tại nhà.”
Tính đến nay, Ấn Độ mới chỉ tiếp nhận số ca lây nhiễm virus Vũ Hán tương đối nhỏ so với các quốc gia tại châu Âu hiện đã có số ca nhiễm bệnh lên tới hàng chục nghìn người. Nhưng nhiều vấn đề lo ngại như điều kiện sống chật chội, tình trạng nghèo đói, mất vệ sinh và hệ thống chăm sóc sức khỏe xập xệ có thể khiến cho quốc gia này nhanh chóng mất kiểm soát trong việc đẩy lùi dịch bệnh.
Các chuyên gia dự đoán tính đến năm sau, sẽ có đến 500 triệu người dân Ấn Độ bị lây nhiễm virus Vũ Hán, tức số ca tử vong vì dịch bệnh có thể lên đến 1 triệu người trong vòng 1 năm tiếp theo.
Trong một tuyên bố về lệnh phong tỏa vào hôm 24/3, Thủ tướng Narendra Modi cho biết, chỉ những dịch vụ thiết yếu như nước, điện, dịch vụ y tế, dịch vụ chữa cháy, tạp hóa và dịch vụ đô thị mới được phép hoạt động. Còn lại, tất cả các cửa hàng, các cơ sở thương mại, nhà máy, xưởng, văn phòng, chợ và những nơi thờ cúng sẽ bị đóng cửa. Các tuyến xe buýt và tàu điện ngầm giữa các tiểu bang cũng sẽ tạm ngưng hoạt động.
Thủ tướng Modi cho hay: “Theo các chuyên gia y tế, ít nhất trong 3 tuần tới sẽ là giai đoạn quan trọng để kiểm soát được số ca lây nhiễm. Nếu chúng ta không thể khống chế được dịch bệnh trong 21 ngày tới, cả nước sẽ không chỉ trì trệ trong 21 ngày nữa mà có thể sẽ là 21 năm. Nếu không thể khống chế dịch bệnh trong 21 ngày tới, nhiều gia đình sẽ mất đi mạng sống của mình”.
Lệnh phong tỏa tại Ấn Độ đồng nghĩa với việc ⅓ dân số toàn cầu (tức khoảng 2.6 tỷ người) đang phải sống dưới quy định phong tỏa, cách ly được chính quyền ban hành do ảnh hưởng của đại dịch Vũ Hán, trong đó hơn một nửa số người đến từ Ấn Độ.
Mặc dù lực lượng cảnh sát thực hiện rất nghiêm lệnh phong tỏa tại các khu đô thị, thành phố nhưng có những lo ngại rằng việc phong tỏa có thể vô tình khiến căn bệnh này lan rộng sang khu vực nông thôn khi hàng loạt người lao động nhập cư ồ ạt bắt xe về đoàn tụ với gia đình.
Trong khi đó, hệ thống đường sắt khổng lồ tại Ấn Độ đã buộc phải ngừng hoạt động sau khi các quan chức ban hành những biện pháp khẩn cấp nhằm ngăn chặn đại dịch Vũ Hán lây lan rộng ở quốc gia 1,3 tỷ dân này. Các tuyến đường sắt thường được coi là huyết mạnh của Ấn Độ khi trở thành phương tiện di chuyển của 23 triệu người dân trên khắp cả nước mỗi ngày và khoảng 8,4 tỷ lượng khách sử dụng mỗi năm.
Vào 26/3 vừa qua, tức ngày thứ hai kể từ khi lệnh phong tỏa trong 3 tuần được thực thi, các con phố tại những thị trấn và thành phố đều trở nên tĩnh lặng. Một hàng dài người dân đeo khẩu trang, một số đeo cả găng tay, đứng xếp hàng tại các tiệm tạp hóa địa phương ở khắp các thành phố trên cả nước. Các xe vận tải bị kẹt đứng tại các khu vực biên giới, tất cả các phương tiện giao thông công cộng đều tạm ngưng hoạt động.
Dù Thủ tướng Modi đã thông báo những dịch vụ tất yếu vẫn sẽ được phép hoạt động nhưng lực lượng cảnh sát vẫn thi hành lệnh phong tỏa nghiêm ngặt. Ông Ram Prakash, chủ một cửa hàng tạp hóa tại vùng Nizamuddin, bang Delhi cho biết nguồn cung của một số nhu yếu phẩm đã được cải thiện, tuy nhiên nguồn cung nước đóng chai vẫn còn là một vấn đề nan giải: “Hiện chúng tôi vẫn phải xử lý vài vấn đề về nguồn cung của một số đồ thiết yếu, nhưng nhìn chung mọi thứ đang dần trở nên ổn định hơn”.
Ông Mike Ryan, chuyên gia y tế hàng đầu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), phát biểu trong một cuộc họp báo ở Geneva rằng với việc phong tỏa nhiều khu vực tại Ấn Độ sẽ tạo cơ hội mở rộng các cơ sở xét nghiệm y tế, giám sát và cách ly, đồng thời nhắc lại thành công của quốc gia này khi từng loại bỏ được căn bệnh bại liệt.
“Ấn Độ đã từng loại bỏ được dịch bệnh bại liệt bằng cách phong tỏa và xử lý đến từng khu vực làng xã. Tại tất cả các khu vực, dịch bệnh đều được chính quyền kiểm soát và khống chế, virus bại liệt bị khoanh vùng và xử lý tại từng quận. Và cuối cùng chúng ta đã chiến thắng bệnh dịch. Nếu chúng ta tiếp tục làm được điều tương tự với đại dịch Vũ Hán, xử lý được vấn đề, ban hành những biện pháp cần thiết tại từng khu vực thì chúng ta sẽ đẩy lùi được dịch bệnh,” ông Ryan nói.
Theo thông tin từ Hội đồng nghiên cứu y học Ấn Độ, tính đến ngày 25/3, quốc gia này đã thực hiện xét nghiệm virus Vũ Hán cho 24.254 người, một con số khiêm tốn nếu so với dân số cả nước. Chỉ vài ngày gần đây, chính phủ mới bắt đầu cho phép khu vực tư nhân và một số phòng thí nghiệm nghiên cứu phi chính phủ thực hiện các xét nghiệm dịch bệnh Vũ Hán.
Video: Cảnh sát Ấn độ giới nghiêm lệnh phong tỏa
Vào hôm 26/3, các nhà lãnh đạo thuộc khối G20 (khối 20 nền kinh tế lớn bao gồm 19 quốc gia có nền kinh tế lớn nhất trên thế giới và Liên minh châu Âu), trong đó có bao gồm cả Ấn Độ, sẽ có một cuộc họp trực tuyến nhằm phối hợp xử lý tình trạng lây lan nhanh chóng của chủng virus Vũ Hán. Cuộc họp gồm 20 quốc gia sẽ được vua Salman của Ả Rập Xê Út chủ trì.
Các quan chức Ả Rập Xê Út cho biết họ tổ chức cuộc họp để đẩy mạnh nỗ lực toàn cầu nhằm khống chế được dịch bệnh và giải quyết vấn đề kinh tế, khi nhiều người hiện đang mất đi thu nhập do lệnh phong tỏa, lệnh giới nghiêm và đóng cửa.
Cuộc họp được diễn ra trong bối cảnh các quốc gia hưng thịnh nhất trên thế giới đang phải nhận chỉ trích vì không có hành động gắn kết để đẩy lùi dịch bệnh cũng như những tác động về kinh tế đến người dân trên toàn cầu.
Theo thống kê từ ĐH John Hopkins, tính đến thời điểm hiện tại, cả thế giới đang có 529.277 ca nhiễm virus Vũ Hán, trong đó có 23.969 ca tử vong.
Huy Hoàng (Theo Daily Mail)
https://tintucvietnam.vn/thu-tuong-xu-ly-benh-nhan-178-de-ran-de-giao-duc-d234707.html
Bác sĩ Mỹ chia sẻ tầm quan trọng của cách ly
Nhiều người dân không chịu đi cách ly. Một phần vì chán, chỗ ở không quen, một phần sợ bị cách ly với người nhiễm bệnh. Mới đây bác sĩ Mỹ đã chia sẻ tầm quan trọng của "cách ly xã hội" trong mùa dịch Covid-19.
Dịch viêm đường hô hấp cấp (Covid-19) do chủng mới của virus Corona (SARS-CoV-2) gây ra tiếp tục diễn biến phức tạp và chưa có bất cứ dấu hiệu suy giảm nào. Đặc biệt là tại các nước châu Âu (EU) như Italy và Pháp liên tục ghi nhận số ca nhiễm mới tăng kỷ lục.
Tại Việt Nam cũng đã ghi nhận 91 trường hợp mắc COVID-19. Trong đó, 16 người mắc COVID-19 đã được chữa khỏi bệnh hoàn toàn (giai đoạn 1), 1 bệnh nhân (BN18) mắc COVID-19 (tính từ ngày 6/3 đến 20/3) được chữa khỏi (giai đoạn 2). Và còn 74 bệnh nhân nhiễm Covid-19 đang được điều trị.
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Bộ Y tế và cơ quan chức năng cũng đưa ra nhiều khuyến cáo cho người dân như đeo khẩu trang, sử dụng nước sát khuẩn. Hơn hết là hạn chế đến nơi công cộng, nên ở nhà và ít ra ngoài đường nếu không có việc gì quá cần thiết.
Bên cạnh đó, mới đây, Trung tâm Xét nghiệm Y khoa V-LAB cũng đã dịch lại những chia sẻ của bác sĩ Anita Sircar (Los Angeles, Mỹ), về một bệnh nhân "giả định" tên Joe đã lây bệnh cho 56 người chỉ trong 2 ngày.
Qua đó, bằng ngôn ngữ hài hước, hóm hỉnh của mình vị bác sĩ này cũng không quên lồng ghép vào đó thông điệp mong muốn người dân hãy tuân thủ việc "cách ly xã hội" và làm theo lời khuyên của các cơ quan chức năng.
Vị bác sĩ nhấn mạnh, "Dù việc cách ly có chán đến mấy thì chán còn hơn chết.'' Xin hãy lắng nghe lời khuyên từ cơ quan chức năng. Ở nhà, chơi ô chữ, xếp logo, nấu ăn hay dọn tủ quần áo, cái gì cũng được, nhưng xin nhớ, xin nhớ, xin nhớ hãy HẠN CHẾ GIAO TIẾP XÃ HỘI" .
Sau đây, chúng tôi xin dẫn lại những chia sẻ của bác sĩ Anita Sircar (Los Angeles, Mỹ):
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét