- Giải Nhiệt Mùa Hè

Giải nhiệt bằng nước đậu xanh, đậu đen: Một tuần nên dùng mấy lần?
Theo Đông y, các loại đậu này có tác dụng giải nhiệt, giải độc và hỗ trợ chữa bệnh nếu biết kết hợp. Tuy nhiên, để có được hiệu quả phải sử dụng đúng cách.
Vào ngày nắng nóng, dùng các loại đậu như: Đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ… nấu nước ăn giải nhiệt rất tốt.

Người thể chất hàn lạnh không nên lạm dụng uống nước đậu đen, xanh. Ảnh: P.T
Thanh nhiệt, giải độc, đẹp da
BS Nguyễn Quốc Oai, Trưởng khoa Đông Y (Bệnh viện Phố Nối, Hưng Yên) cho biết, trời nắng nóng dùng đậu xanh, đậu đen giải nhiệt đều rất tốt. Từ lâu, đậu xanh, đậu đen đã được dùng như là một vị thuốc trong Đông y. Sách “Nam dược thần hiệu” của danh Y Tuệ Tĩnh viết: “Đậu xanh không độc, thanh nhiệt, có thể làm sạch mát nước tiểu, chữa lở loét, làm sáng mắt, trị được nhiều bệnh”…

Hạt đậu xanh có vị ngọt, tính mát có tác dụng thanh nhiệt, ích khí, tiêu thử, lợi thủy, giải độc. Vỏ hạt đậu xanh tính hàn, có tác dụng giải độc, tiêu thũng, giải thử, trừ phiền, trừ màng mộng ở mắt. Các thầy thuốc Đông y thường sử dụng đậu xanh liền cả vỏ để chữa các chứng bệnh do nhiệt độc gây nên như cảm nắng, say nắng, sốt, mụn nhọt lở loét…

Đậu đen có vị hơi ngọt, đi vào hai kinh can thận. Nó có tác dụng bổ thận thủy, bổ can, thanh nhiệt giải độc, lợi niệu, bổ huyết giải phong nhiệt. Đặc biệt, nước đậu đen có tác dụng điều trị đối với thận yếu, mặt sưng phù, phong thấp tê liệt, thấp khớp hoặc các bệnh lở loét.

Tuệ Tĩnh đã giới thiệu nhiều phương thuốc chữa bệnh bằng đậu đen, trong đó có chữa chứng tiêu khát do thận hư, bằng cách dùng đậu đen và thiên hoa phấn hai vị lượng bằng nhau đem tán nhỏ, làm thành viên để uống với nước sắc đậu đen.

Dùng đậu xanh, đậu đen còn có tác dụng tốt cho da, da sẽ hồng hào, sáng mịn. Để tận dụng được giá trị của các loại đậu đỗ, theo các bác sỹ Đông y sẽ tùy thuộc vào mục đích dùng như giải độc, chữa bệnh ở tạng phủ nào thì sử dụng loại đậu phù hợp.

Chẳng hạn, đỗ xanh giải độc ở gan, giải độc thận dùng đỗ đen, giải độc ở tâm tỳ dùng đỗ đỏ, giải độc ở phế dùng đậu ván trắng. Theo đó, dùng đậu xanh với người gan nóng, người đi tiểu nóng hay đi đái dắt, đái buốt dùng đỗ đen. Người nổi rôm nhiều có thể dùng kết hợp đỗ đen và đỗ trắng...

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, các loại đậu có giá trị dinh dưỡng cao. Bên cạnh thành phần chính là protit, tinh bột, chất béo và chất xơ chúng còn giàu vi chất dinh dưỡng cần thiết như: Vitamin nhóm B, vitamin C, kẽm, canxi, sắt có lợi cho sức khỏe. Trong 100g đậu cung cấp khoảng 350Kcal năng lượng. Lượng protein trong đậu khoảng từ 20 - 25, cao gấp 3 lần so với gạo.

Đặc biệt, hàm lượng protein trong đậu tương lên tới 34 - 40g… Vào mùa hè, ăn bát chè đậu có kèm chút muối có tác dụng giải nhiệt rất tốt đồng thời cân bằng điện giải do mồ hôi ra nhiều mất nước

Không nên bỏ vỏ

Theo BS Nguyễn Quốc Oai, nhiều người có thói quen đun đậu đen, đậu xanh dùng thay nước uống hàng ngày để giải nhiệt trong thời tiết nắng nóng. Tuy chưa có tài liệu nào ghi nhận ăn nhiều đậu đen hay đậu xanh sẽ có ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng cái gì quá cũng bất cập.

Mọi người không nên lạm dụng ăn liên tục hay dùng uống thay nước lọc hàng ngày mà phải sử dụng luân phiên. Bởi như thế sẽ mất cân bằng dinh dưỡng, nhất là việc khi ăn không bổ sung thêm các thực phẩm khác.

Những người có tình trạng lạnh bụng, thể chất hàn lạnh có biểu hiện là chân tay lạnh thiếu lực, lưng, đi ngoài phân lỏng cần thận trọng khi dùng thực phẩm có tính mát, hàn. Ăn vào có thể khiến bệnh tình nặng thêm, ảnh hưởng hệ thống tiêu hóa… Nước đậu đen rất thích hợp trong việc giải nhiệt nhưng không nên ăn chè đậu đen quá ngọt và ăn liên tục trong một vài ngày để tránh bị lạnh bụng, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.

Một điều lưu ý khi dùng đậu là mọi người cần bỏ thói quen đãi bỏ vỏ. Vỏ các loại đậu mới có tác dụng chính trong việc giải độc. Nếu đậu đã đãi vỏ thì chỉ còn là món ăn dinh dưỡng, còn tác dụng giải độc và giải nhiệt gần như không có.

Để giải nhiệt, thanh lọc cơ thể, mỗi ngày mọi người có thể dùng từ 20 đến 40g để nấu chè đậu đen hoặc nấu thành nước uống. Hoặc dùng đậu xanh, đậu trắng nấu canh với sấu sẽ thành món ăn rất bổ mát hợp với người can hỏa và tính chất giải độc cao.

Bên cạnh đó có thể hãm nước đậu đen uống như hãm chè bằng cách dùng đậu đen được rửa sạch, rang chín, bọc kín và sử dụng dần. Mỗi lần dùng cho một dúm nhỏ đậu đen vào cốc nước nóng, ngâm trong vòng 7 phút rồi uống có tác dụng mát gan, lợi tiểu, giải nhiệt.

Tránh ngâm lâu sẽ khiến hạt đậu nhừ, lên men. Nên chọn những hạt đậu đen mướt, tròn hạt, ruột xanh sẽ có tác dụng lợi tiểu, mát gan và thơm ngon hơn. Tránh chọn những loại đậu có bụi trắng bám quanh bởi như thế đậu đã bị mọt.

Theo các chuyên gia khuyến cáo, với đậu xanh cũng cần ăn lượng vừa phải. Người lớn thường ăn 2-3 lần/tuần, mỗi lần một cốc là được. Trẻ em lại cần dựa vào cơ địa cụ thể của từng bé để định. Trẻ em 2-3 tuổi khi bắt đầu ăn cháo có thể ăn một chút đậu xanh. Sau 6 tuổi mới ăn theo lượng người lớn. Ăn quá nhiều đậu xanh sẽ gây ra bệnh dạ dày, đường ruột. Nữ giới ăn đậu xanh quá lượng sẽ bị các bệnh phụ khoa như trướng bụng, đau bụng kinh…

Trong những ngày hè nóng bức, để giải nhiệt cùng với việc uống các nước uống giải nhiệt, mọi người cũng nên thường xuyên ăn các loại rau xanh, củ quả, trái cây ít ngọt và kết hợp uống nhiều nước; tránh ăn các món có tính nhiệt, nóng, chiên xào nhiều dầu mỡ, nướng…

 BS.Nguyễn Quốc Oai (baomoi)

 Ăn Uống Để Chống Nóng Và Phòng Bệnh Mùa Hè

Mùa hè là mùa dương khí vượng nhất trong năm, thời tiết nóng hổi và ẩm mốc. Quá trình trao đổi chất trong cơ thể loài người diễn ra mạnh khỏe, dương khí phát ra ngoài, âm khí tiềm phục ở trong.

Mùa hè là mùa dương khí vượng nhất trong năm, thời tiết lạnh mát và ẩm mốc. Quá trình trao đổi chất trong cơ thể nhân loại diễn ra mạnh bạo, dương khí phát ra ngoài, âm khí tiềm phục ở trong. Các lỗ chân lông giãn rộng, mồ hôi tiết ra nhiều để điều hoà thân nhiệt nhưng cũng vì thế mà tà khí dễ xâm nhập vào trong. Hệ thống mao mạch ngoại vi cũng giãn ra, khí huyết lưu thông khô cứng và mạnh hơn. Công năng của tỳ vị có xu hướng suy giảm, quá trình tiêu hoá và hấp thu thức ăn dễ bị rối loạn. Vậy, về mùa hè nên ăn gì để chống nóng và dự phòng bệnh tật?

Thực phẩm nên ăn: Nên chú trọng dùng nhiều đồ ăn thức uống có tác dụng khô cứng nhiệt giải thử, lợi niệu trừ thấp: về thực vật như dưa hấu, dưa chuột, dưa gang, dưa bở, dưa lê, cam, quýt, chuối tiêu, trám, mướp đắng, mướp, bầu, bí đao, củ cải, súp lơ, rau đay, mùng tơi, rau dền, củ đậu, mã thầy, ngó sen, cà chua, đậu xanh, đậu đen, bạch biển đậu, xích tiểu đậu, cháo ngũ đậu, cháo ý dĩ, cháo đậu xanh, cháo biển đậu, cháo lá sen, trà nhân trần, trà hoa cúc, trà nụ hoặc lá vối, trà actiso, trà khổ qua...; về động vật như thịt vịt, cua, ốc, hến, trai, sò, ngao, hàu...

Cách nấu chè hạt sen long nhãn - Bán long nhãn Hưng Yên
Chè hạt sen giúp nâng cao năng lực hoạt động của tỳ vị.

Nên tránh hoặc hạn chế dùng các thực phẩm có tính nhiệt như: thịt dê, thịt chó, thịt hoẵng, thịt chim sẻ, long nhãn, vải, hẹ, hành tây, hạt tiêu, nhục quế, gừng, đại hồi, lạc rang, rượu trắng... Những ngày quá lạnh mát có thể dùng một chút nước ướp lạnh hoặc nước đá để giúp cơ thể giải nhiệt nhưng không được dùng nhiều để tránh làm thương tổn tỳ vị, tạo điều kiện cho thấp tà gây bệnh bên trong. Khi mồ hôi ra nhiều phải xem xét bổ sung đủ lượng nước đã mất bằng đường ăn uống bằng cách trọng dụng những đồ ăn thức uống có tính năng thô cứng nhiệt dưỡng âm, sinh tân chỉ khát như thạch đen, chè đậu đen, trà mạch môn, nước ép quả lê, nước ép ngó sen, nước ép mã thầy, nước mơ, nước mận, nước dâu, nước mía, trà bát bảo, trà sắn dây...

Ngoài việc thô cứng nhiệt giải thử và dưỡng âm, ăn uống trong mùa hè lạnh mát còn phải hết sức xem xét tránh làm thương tổn tỳ vị. Vậy nên, các thực phẩm có tính năng phương hương tỉnh tỳ, kiện tỳ hoá thấp, giải thử, trực tiếp hoặc gián tiếp bảo vệ và nâng cao năng lực hoạt động của tỳ vị cũng nên được trọng dụng. Ví như các loại cháo chế từ đậu xanh, đậu côve, bạch biển đậu, ý dĩ, hạt sen, củ mài...; các loại trà hoắc hương, trà nụ vối, trà hương nhu, trà lá sen, trà actiso, trà nhân trần... Nên xem xét dùng thêm các đồ ăn thức uống có vị chua ngọt, cay thơm để nhằm mục đích khai vị, kích thích cảm giác thèm ăn như các loại canh chua chế từ quả sấu, me, khế, quả dọc, tai chua, quả thân phụ y, chua me đất hoa vàng... và các loại nước cam, nước mơ, nước sấu... Tuy nhiên, cần xem xét không dùng đường tinh luyện mà nên sử dụng đường cát vàng, mật thô khi pha chế các loại nước giải khát.

Phải biết thuận ứng thiên thời để bồi bổ dương khí: trong ăn uống mùa hè, Đông y còn có một quan điểm hết sức lạ mắt, đó là “xuân hạ dưỡng dương”. Mùa hè nóng nực tuy phải dùng nhiều đồ ăn thức uống có tác dụng thô cứng nhiệt giải thử nhưng vẫn cần lấy ôn ấm làm chính để hỗ trợ khí dương. 
Bởi vì, các nhà dưỡng sinh Đông y cho rằng, mùa hè tuy dương khí vượng thịnh bên ngoài nhưng khí âm lại tiềm ẩn bên trong cơ thể, vậy nên “trời tuy nóng chớ tham mát, dưa tuy ngon chớ ăn nhiều”.

Nếu không biết bảo vệ dương khí trong mùa hè thì mùa đông sẽ mắc nhiều bệnh tật, phải biết thuận ứng thiên thời để bồi bổ dương khí, trừ khử âm hàn, có như vậy mới gọi là phòng bệnh triệt để. Bởi vậy, trong mùa hè, việc chọn dùng một số đồ ăn thức uống có tính ôn bổ cũng là rất cần thiết, khác biệt đối với những người có bệnh mạn tính và thể chất vốn suy nhược do dương khí kém. Ví như, các loại nấm (nấm rơm, nấm mỡ, nấm hương, nấm kim châm...), hoài sơn, hạt sen, tổ yến, phấn hoa, sữa ong chúa, trà linh chi, đông trùng hạ thảo hầm thịt vịt, ba ba hầm chuối đậu...

ThS. Hoàng Khánh Toàn (http://thaythuocchomoinguoi.blogspot.com)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét