- Giữ đôi tay tránh ôn dịch





GiỠN MẶT: CẢNH GIÁC CAO


Trẻ em rửa tay bằng xà phòng ở thành phố Pfungstadt phía tây nước Đức vào ngày 8 tháng 8 năm 2009. Nên rửa tay để hạn chế sự lây lan của bệnh cúm H1N1 2009.(Ảnh: THOMAS LOHNES / DDP / AFP qua Getty Images)

Nguyên nhân khiến dịch bệnh lây lan nhanh chóng tại Trung Quốc: Chỉ có 23% người dân Trung Quốc rửa tay sau khi sử dụng nhà vệ sinh
Bình luậnVăn Thiện • 08:17, 09/02/20• 2132 lượt xem

Theo một nghiên cứu thực hiện bởi Tổ chức WIN and Gallup International cho thấy chỉ có 23% người dân ở Trung Quốc đại lục thường xuyên rửa tay bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh. Chính tỷ lệ rửa tay thấp ở Trung Quốc có thể là nguyên nhân khiến dịch bệnh lây lan nhanh chóng trong đất nước này.

Trong khi Coronavirus mới vẫn tiếp tục lây nhiễm cho nhiều người ở Trung Quốc và lan sang các nước khác, các chuyên gia cho rằng việc vệ sinh tay là một phương pháp hiệu quả trong việc ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.

Mạng lưới các công ty nghiên cứu thị trường và thăm dò dư luận độc lập toàn cầu Gallup/Win, cùng với 75 viện nghiên cứu quốc tế lớn nhất, đã khảo sát 63 quốc gia để xác định tỷ lệ người có thói quen rửa tay bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh. Kết quả cho thấy Ả Rập Saudi có tỷ lệ cao nhất là 97%; Hoa Kỳ xếp gần giữa với 77%; và Trung Quốc có tỷ lệ thấp nhất là 23%.

Nghiên cứu cho thấy một số quốc gia châu Á khác cũng có tỷ lệ thấp đối với thói quen rửa tay bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh, bao gồm Hàn Quốc với tỷ lệ 39% và Nhật Bản với tỷ lệ 30%.

Tỷ lệ rửa tay ở Trung Quốc rất thấp có liên quan trực tiếp đến một thực tế là phần lớn các nhà vệ sinh công cộng ở nước này không có sẵn xà phòng. Các tổ chức tư vấn du lịch cũng cảnh báo khách du lịch rằng các nhà vệ sinh công cộng ở Trung Quốc thường không có giấy vệ sinh, hoặc đôi khi là thiếu cả cửa ngăn. Do đó, du khách nước ngoài nên chủ động mang theo nước rửa tay và giấy vệ sinh khi đến đây.

Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) dẫn chứng rằng “rửa tay là cách hiệu quả nhất để ngăn ngừa lây truyền bệnh”. Các nghiên cứu của CDC đã phát hiện ra rằng “vệ sinh tay là một biện pháp can thiệp quan trọng nhất để giảm nhiễm khuẩn do chăm sóc y tế và phòng ngừa sự lây lan của vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh”.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã chỉ định ngày 05/05 hàng năm là Ngày Vệ sinh Tay Thế giới nhằm khuyến khích những cơ sở cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cải thiện và tuân thủ đối với các khuyến nghị về vệ sinh tay, giải quyết những hiểu lầm về việc vệ sinh tay, và “trao quyền” cho bệnh nhân trong quá trình điều trị bệnh có thể yêu cầu hoặc nhắc nhở những người cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe làm sạch tay.

Quỹ Henry the Hand nhấn mạnh rằng việc rửa tay bằng xà phòng trong tối thiểu 15 đến 30 giây và làm khô tay bằng khăn giấy là phương pháp hiệu quả nhất để giảm số lượng vi khuẩn và vi trùng trên tay. Mặc dù thuốc khử trùng tay chứa cồn có thể nhanh chóng làm giảm số lượng vi khuẩn trên tay, nhưng trong một số trường hợp, “chúng không hiệu quả bằng việc sử dụng xà phòng và nước để loại bỏ và vô hiệu hóa các vi trùng gây bệnh đường tiêu hóa nguy hiểm như cryptosporidium, norovirus và clostridium difficile” .

Vào ngày 05/02, WHO đã công bố tình trạng “Khẩn cấp về Y tế” đối với Coronavirus mới (2019-nCoV) và cho biết đây chưa phải là một đại dịch. Tuy nhiên, WHO nhấn mạnh rằng cần đến 675 triệu USD để tài trợ cho kế hoạch chuẩn bị và ứng phó với dịch virus này trong khoảng thời gian từ tháng 02 đến tháng 04/2020. WHO cho biết thêm rằng: “Hiện chưa có phương pháp trị liệu hiệu quả nào để chống lại dịch bệnh này và WHO khuyến nghị nên có một số thử nghiệm ngẫu nhiên có kiểm soát để kiểm tra hiệu quả và an toàn của các phương pháp trị liệu”.

Ngoài việc thành phố Vũ Hán của Trung Quốc là tâm chấn của đại dịch virus Corona, Trung Quốc tiếp tục trở thành tâm điểm về sự lây lan của bệnh truyền nhiễm mới. Do nền kinh tế Trung Quốc chủ yếu dựa vào xuất khẩu, nên sự bùng phát chủng cúm gia cầm H5N1 ở tỉnh Hồ Nam của Trung Quốc có nguy cơ trở thành dịch bệnh mới nhất mang tính toàn cầu.

Theo Bộ Nông nghiệp và Nông thôn Trung Quốc, bệnh cúm gia cầm “độc lực cao” (highly pathogenic) đã giết chết 4.500 con gà ở Hồ Nam và chính phủ đã tiêu hủy gần 18.000 con gà để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.

Cúm gia cầm nói chung không lây nhiễm sang người, nhưng WHO cảnh báo rằng virus cúm cũng liên tục trải qua những thay đổi di truyền. Nếu virus H5N1 biến đổi để có thể lây nhiễm sang người, thì các ổ dịch đã có trước đây sẽ gây tỷ lệ tử vong ở người khoảng 61%, ngang bằng với tỷ lệ tử vong của dịch bệnh virus Ebola tại Châu Phi (theo ghi nhận có hơn 11 ngàn trường hợp tử vong).

Văn Thiện (biên dịch)


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét