Người già như ngọn đèn trước gió vụt tắt lúc nào không hay, cách cư xử không chỉ cần tôn kính mà còn phải lưu tâm đến sức khoẻ tuổi già.
Ảnh minh họa.
Tuy những câu tục ngữ đều được sáng tạo ra trong dân gian, nhưng vẫn có thể tìm thấy trong nó không ít đạo lý nhân sinh, đối với người đời sau đều rất có ý nghĩa. Câu tục ngữ “60 tuổi không mời uống rượu, 70 không ngủ lại, 80 không phần cơm”.
Các nước phương Đông đều rất chú trọng vào lễ nghi, bởi vậy đối với các mối quan hệ ở bên trong, dù chỉ là sơ giao, mời rượu, phần cơm, thậm chí là ngủ lại cũng đều rất được coi trọng. Nhưng vì sao tuổi càng cao thì cách đối đãi lại phải thay đổi?
Văn hóa uống trà và rượu của người xưa (ảnh: pinterest).
60 tuổi không mời uống rượu
Bởi vì các chức năng của cơ thể sau 60 tuổi sẽ bắt đầu lão hóa, những việc trước kia làm thấy nhẹ nhàng, thì bây giờ đã bắt đầu cảm thấy khó khăn.
Vì vậy, để giữ sức khỏe cho những người đã có tuổi, mọi người cũng không khuyến khích những người đã 60 tuổi uống rượu nữa, dù sao thì rượu cũng dễ gây tổn hại cho các cơ quan nội tạng trong cơ thể, nhất là gan.
Từ khi nghỉ hưu, người 60 tuổi chuyển từ vai trò chính ngoài xã hội về với vai trò chính trong gia đình, vui hưởng đạo cùng trời đất. Trong cuộc sống nhàn nhã, họ thường hồi tưởng về những ký ức đắng cay ngọt bùi như một trải nghiệm đặc biệt trong mùa thu của đời người, những hơn thua được mất, bon chen danh lợi nay đã lắng xuống. Lúc này duy chỉ có sức khỏe là của bản thân mình. Vậy nên, giữ gìn chăm sóc sức khỏe cho mình, sống mạnh khỏe, hạnh phúc mới là điều quan trọng nhất.
Người 60 tuổi phải sống thật mạnh khỏe, vui vẻ, điều này cũng là một sự cống hiến đối với xã hội. Ý nghĩa của sinh mệnh là nghĩ cho người khác nhiều hơn là đòi hỏi cho riêng mình. Khi bạn đã làm được thì cũng không còn gì phải nuối tiếc nữa.
Người già hay mắc chứng khó ngủ (ảnh: Niệm Thuần Việt).
70 không ngủ lại
Khi tuổi tăng lên, người đã qua 70 tuổi, tố chất thân thể lại càng kém đi. Nếu như ở lại nhà của người khác, một là hoàn cảnh chưa quen thuộc, dễ phát sinh vấn đề ngoài ý muốn, nếu ngủ lại buổi tối mà đột ngột qua đời, cũng sẽ mang lại rất nhiều phiền toái không cần thiết cho chủ nhà.
Đối với người độ tuổi này, cơm ăn không quan trọng cao lương mỹ vị hay đạm bạc đơn sơ, chỉ cần thấy ngon miệng là được. Phòng ốc không quan trọng lớn hay nhỏ, chỉ cần sống vui vẻ là được. Hãy làm những chuyện bản thân thấy hứng thú, đừng oán người, trách trời, trách đất, cũng đừng để tâm lo nghĩ quá mức tới người khác. Thấy sức khỏe suy giảm từng ngày cũng đừng hoảng hốt, thấy cái chết cận kề mỗi ngày cũng đừng khiếp sợ. Mọi thứ cứ thuận theo tự nhiên, tùy cảnh mà an.
Vui hưởng tuổi già, để phúc đức cho đời sau (ảnh: Flickr).
80 không phần cơm, 90 không giữ chỗ ngồi
70 tuổi, trước kia gọi là “xưa nay hiếm”, 80 tuổi là tuổi cao, 90 tuổi gọi là già cả. Một người có thể sống đến 80, 90 tuổi, lúc này thân thể càng thêm suy yếu, dạ dày cũng đã không phù hợp với những đồ ăn quá mặn, mà thường ở nông thôn khi mở tiệc chiêu đãi khách, đồ ăn lại rất phong phú. Vì để giữ gìn sức khỏe cho những người già này, nên mới có câu “80 không phần cơm, 90 không giữ chỗ ngồi”.
Người 80 tuổi ăn uống không còn được là bao, răng yếu cũng không chỉ kén món ăn mà cách chế biến cũng phải phù hợp, thịt xé nhỏ ra không hẳn nhất nhất có thể nuốt trôi. Khi đã gần đến tuổi 100 thì ngồi lâu một chỗ cũng khó khăn, sự xuất hiện thoáng chốc của cụ cũng đã khiến con cháu phấn khởi.
Mỗi giai đoạn trong đời người đều có những trải nghiệm riêng trong từng giai đoạn ấy. Chúng ta không nhất định cứ phải làm theo một thước đo hay một chuẩn mực nào đó. Nhưng mỗi một giai đoạn chúng ta đều nên có sự kỳ vọng về bản thân mình. Tệ nhất thì 10 năm một lần chúng ta cũng nên ngẫm nghĩ lại về bản thân. Những điều không thể quên chính là hồi ức, nhưng điều vẫn tiếp diễn là cuộc sống. Hãy sống hết mình mỗi ngày để có thể sống trọn vẹn cả một đời.
Thời tiết, khí hậu & sức khỏe
Ảnh minh họa.
Tuy những câu tục ngữ đều được sáng tạo ra trong dân gian, nhưng vẫn có thể tìm thấy trong nó không ít đạo lý nhân sinh, đối với người đời sau đều rất có ý nghĩa. Câu tục ngữ “60 tuổi không mời uống rượu, 70 không ngủ lại, 80 không phần cơm”.
Các nước phương Đông đều rất chú trọng vào lễ nghi, bởi vậy đối với các mối quan hệ ở bên trong, dù chỉ là sơ giao, mời rượu, phần cơm, thậm chí là ngủ lại cũng đều rất được coi trọng. Nhưng vì sao tuổi càng cao thì cách đối đãi lại phải thay đổi?
Văn hóa uống trà và rượu của người xưa (ảnh: pinterest).
60 tuổi không mời uống rượu
Bởi vì các chức năng của cơ thể sau 60 tuổi sẽ bắt đầu lão hóa, những việc trước kia làm thấy nhẹ nhàng, thì bây giờ đã bắt đầu cảm thấy khó khăn.
Vì vậy, để giữ sức khỏe cho những người đã có tuổi, mọi người cũng không khuyến khích những người đã 60 tuổi uống rượu nữa, dù sao thì rượu cũng dễ gây tổn hại cho các cơ quan nội tạng trong cơ thể, nhất là gan.
Từ khi nghỉ hưu, người 60 tuổi chuyển từ vai trò chính ngoài xã hội về với vai trò chính trong gia đình, vui hưởng đạo cùng trời đất. Trong cuộc sống nhàn nhã, họ thường hồi tưởng về những ký ức đắng cay ngọt bùi như một trải nghiệm đặc biệt trong mùa thu của đời người, những hơn thua được mất, bon chen danh lợi nay đã lắng xuống. Lúc này duy chỉ có sức khỏe là của bản thân mình. Vậy nên, giữ gìn chăm sóc sức khỏe cho mình, sống mạnh khỏe, hạnh phúc mới là điều quan trọng nhất.
Người 60 tuổi phải sống thật mạnh khỏe, vui vẻ, điều này cũng là một sự cống hiến đối với xã hội. Ý nghĩa của sinh mệnh là nghĩ cho người khác nhiều hơn là đòi hỏi cho riêng mình. Khi bạn đã làm được thì cũng không còn gì phải nuối tiếc nữa.
Người già hay mắc chứng khó ngủ (ảnh: Niệm Thuần Việt).
70 không ngủ lại
Khi tuổi tăng lên, người đã qua 70 tuổi, tố chất thân thể lại càng kém đi. Nếu như ở lại nhà của người khác, một là hoàn cảnh chưa quen thuộc, dễ phát sinh vấn đề ngoài ý muốn, nếu ngủ lại buổi tối mà đột ngột qua đời, cũng sẽ mang lại rất nhiều phiền toái không cần thiết cho chủ nhà.
Đối với người độ tuổi này, cơm ăn không quan trọng cao lương mỹ vị hay đạm bạc đơn sơ, chỉ cần thấy ngon miệng là được. Phòng ốc không quan trọng lớn hay nhỏ, chỉ cần sống vui vẻ là được. Hãy làm những chuyện bản thân thấy hứng thú, đừng oán người, trách trời, trách đất, cũng đừng để tâm lo nghĩ quá mức tới người khác. Thấy sức khỏe suy giảm từng ngày cũng đừng hoảng hốt, thấy cái chết cận kề mỗi ngày cũng đừng khiếp sợ. Mọi thứ cứ thuận theo tự nhiên, tùy cảnh mà an.
Vui hưởng tuổi già, để phúc đức cho đời sau (ảnh: Flickr).
80 không phần cơm, 90 không giữ chỗ ngồi
70 tuổi, trước kia gọi là “xưa nay hiếm”, 80 tuổi là tuổi cao, 90 tuổi gọi là già cả. Một người có thể sống đến 80, 90 tuổi, lúc này thân thể càng thêm suy yếu, dạ dày cũng đã không phù hợp với những đồ ăn quá mặn, mà thường ở nông thôn khi mở tiệc chiêu đãi khách, đồ ăn lại rất phong phú. Vì để giữ gìn sức khỏe cho những người già này, nên mới có câu “80 không phần cơm, 90 không giữ chỗ ngồi”.
Người 80 tuổi ăn uống không còn được là bao, răng yếu cũng không chỉ kén món ăn mà cách chế biến cũng phải phù hợp, thịt xé nhỏ ra không hẳn nhất nhất có thể nuốt trôi. Khi đã gần đến tuổi 100 thì ngồi lâu một chỗ cũng khó khăn, sự xuất hiện thoáng chốc của cụ cũng đã khiến con cháu phấn khởi.
Mỗi giai đoạn trong đời người đều có những trải nghiệm riêng trong từng giai đoạn ấy. Chúng ta không nhất định cứ phải làm theo một thước đo hay một chuẩn mực nào đó. Nhưng mỗi một giai đoạn chúng ta đều nên có sự kỳ vọng về bản thân mình. Tệ nhất thì 10 năm một lần chúng ta cũng nên ngẫm nghĩ lại về bản thân. Những điều không thể quên chính là hồi ức, nhưng điều vẫn tiếp diễn là cuộc sống. Hãy sống hết mình mỗi ngày để có thể sống trọn vẹn cả một đời.
Thời tiết thay đổi theo mùa, tạo nên khí hậu và vật hậu. Sức khỏe thay đổi theo thời tiết, khí hậu.
Dựa vào thời tiết, khí hậu, ta có thể thống kê, so sánh để biết tình trạng sức khỏe cộng đồng và suy ra kế hoạch cung ứng thuốc men cũng như kế hoạch phòng trị bệnh.
Chúng ta có thể biết được thời tiết, khí hậu của mỗi vùng qua các ghi nhận, thống kê của cơ quan khí tượng thủy văn và lịch 24 tiết mà người xưa đã kinh nghiệm để lại.
Dương lịch và âm lịch
Quả đất tự quay quanh trục của nó và quay quanh mặt trời. Quả đất tự quay quanh trục của nó, một vòng mất 24 giờ. Một nửa quả đất hướng về mặt trời còn nửa kia chìm trong bóng tối, do đó có ngày và đêm. Quả đất đồng thời cũng di chuyển quanh mặt trời, trên một quỹ đạo hình bầu dục cách mặt trời 149.637.000 km, đi giáp một vòng là 1 năm - chính xác là 365,256 ngày. Chia số ngày này cho 12 tháng ta có mỗi tháng dương lịch được từ 30 hoặc 31 ngày, riêng tháng 2 có 28 ngày và cứ 4 năm có một năm nhuận với tháng 2 có 29 ngày.
Mặt trăng tự quay quanh nó và di chuyển quanh quả đất chúng ta với chu kỳ 27 ngày 7 giờ 43 phút 47 giây. Thế nhưng từ mặt đất ta thấy sự xuất hiện trăng non tháng này sang trăng non tháng khác là 29 ngày 12 giờ 44 phút 2,78 giây nên tháng âm lịch tính chẵn một tháng là 29 ngày (tháng thiếu) hoặc 30 ngày (tháng đủ). Nếu một năm có 12 tháng tính ra một năm mới chỉ có độ 354 ngày tức không khớp với năm vũ trụ thật sự (365,256 ngày). Do đó âm lịch đặt ra năm nhuận cứ khoảng trên dưới 3 năm lại có một năm nhuận 13 tháng. Chính vì thế Tết ta (mồng một tháng giêng âm lịch) không rơi vào một ngày nhất định theo hệ mặt trời (dương lịch), mà rơi vào một ngày trong khoảng trước hay sau ngày lập xuân (5/2 dl) độ 15 ngày trở lại. Ví dụ mồng một Tết vừa rồi (Mậu Tý 2008) nhằm ngày 7/2/2008. Tết năm nay (Kỷ Sửu) nhằm vào ngày 26 tháng 1 năm 2009 trong khi Tết Canh Dần năm tới sẽ nhằm ngày 14 tháng 2 năm 2010... Ngày, tháng, năm âm lịch như vậy rõ ràng không chính xác, không cố định, nhưng đối với những người dân bình thường, không cần một phương tiện gì trong tay cả họ vẫn có thể cảm nhận được ngày tháng theo tuần trăng tròn, trăng khuyết hoặc theo con nước lên, nước ròng... Do đó âm lịch và tết cổ truyền vẫn cứ tồn tại và tồn tại mãi theo nền văn hóa dân tộc.
Thời tiết, khí hậu và vật hậu
Khí hậu thời tiết nắng mưa, nóng lạnh, gió, bão... đều tuân theo quy luật vận chuyển của vũ trụ, cụ thể là chuyển động của hệ mặt trời. Vật hậu như thiên nhiên, cây cỏ, côn trùng, thú vật và mọi sinh vật khác, kể cả con người và các vi sinh vật, vi trùng các loại... đều phát triển hay tàn lụi... một phần lớn cũng lệ thuộc theo quy luật khí hậu thời tiết của môi trường.
Trong khi chuyển động quanh mặt trời, quả đất của chúng ta luôn giữ trục của nó chếch nghiêng so với mặt phẳng quỹ đạo một góc không đổi là 6606 hoặc 2303 so với trục thẳng góc với mặt phẳng quỹ đạo (của quả đất quanh mặt trời). Hậu quả là có lúc trái đất hướng nửa bán cầu Bắc, lúc nửa bán cầu Nam về hướng mặt trời nhiều hơn. Đối với nửa bán cầu Bắc (Việt Nam nằm về phía này) ngày 21 tháng 6 dl nó soi về hướng mặt trời nhiều nhất. Đó là ngày hạ chí (giữa mùa hạ theo âm lịch) đối với các nước bắc bán cầu nhưng gần xích đạo, hoặc đầu mùa hạ đối với các nước vùng bắc bán cầu gần bắc chí tuyến, theo dương lịch. Trong tiết hạ chí, mặt trời gần và chiếu thẳng góc xuống vùng bắc chí tuyến. Ngược lại, ngày 22/12 dl hàng năm, nửa bán cầu bắc cách xa mặt trời nhất (lúc đó nó thẳng góc và gần nam chí tuyến nhất). Đó là ngày đông chí (giữa mùa đông theo âm lịch hoặc đầu mùa đông theo dương lịch). Trong tiết này, nửa bắc bán cầu vì xa mặt trời nên khí hậu trở nên lạnh nhất (các tỉnh phía nam nước ta lạnh ít, nhưng các tỉnh phía bắc rất lạnh), trong khi đó ở nam bán cầu lại là mùa hạ nóng nực. Đông chí có ngày ngắn nhất/đêm dài nhất thì hạ chí có ngày dài nhất/đêm dài nhất...
Vào ngày 21/3 dl mặt trái đất ở vào vị thế mà mặt trời gần nhất và chiếu thẳng góc xuống xích đạo nên phân bố ánh sáng đều cho hai bán cầu, nên ngày và đêm ở hai vùng bắc và nam bán cầu đều dài bằng nhau. Đó là ngày xuân phân (21/3 dl). Tại các tỉnh phía nam, tuy thuộc bắc bán cầu nhưng vì nằm gần xích đạo hơn phía bắc, nên từ 21/3 dl đến tháng 5 dương lịch, năm nào chúng ta cũng bị nắng nóng nhất. Sau đó cái nắng chạy dần ra miền Trung (tháng 7), rồi miền Bắc, cho đến 23/8 là tiết Xử thử: kết thúc những ngày nắng nóng. Thế nhưng cũng trong cái mùa nắng nóng này, không khí bị nóng lên rồi nguội đi bất thường, cộng thêm với gió mùa Tây Nam, có thể gây ra áp thấp nhiệt đới, gió bão, mưa lũ bất thường ở miền Trung và miền Bắc.
Rồi đến 23/9 dl, tiết Lập thu, gió Đông Bắc lại về, mang theo cái lạnh và mưa dầm gió bấc cho miền Trung, miền Bắc...
Như vậy, trong khi di chuyển quanh mặt trời, do độ chếch 2303 nói trên, nên quả đất lần lượt có lúc ngã bắc bán cầu, có lúc nam bán cầu về phía mặt trời, khiến tạo ra các mùa xuân, hạ, thu, đông và tùy theo vĩ độ, cao độ của mỗi vùng mà mức độ thay đổi thời tiết khí hậu sẽ khác nhau ít nhiều, thậm chí còn đối nghịch nhau ở hai nửa bán cầu. Khi nửa bán cầu này ngã về phía mặt trời thì nó nhận được nhiều ánh sáng và nhiệt độ cao. Đó là mùa nóng hay mùa hạ, trong khi đó ở bán cầu kia là mùa lạnh hay mùa đông vì lúc đó ở xa mặt trời hơn. Như vậy các mùa nóng và lạnh trái ngược nhau ở hai bán cầu. Cùng một bán cầu, có khi là cùng một quốc gia nhưng khác nhau về vĩ độ thì thời tiết khí hậu cũng khác nhau, như giữa các tỉnh phía bắc và phía nam nước ta chẳng hạn. Giữa hai mùa nóng, lạnh là mùa chuyển tiếp mà rõ nét nhất là vào các ngày xuân phân (21/3 dl) và thu phân (23/9 dl): lượng ánh sáng và nhiệt độ nhận được ở hai bán cầu đều bằng nhau. Đó là mùa ấm áp xuân và thu (không kể các tỉnh phía nam nước ta như đã nói trên). Như vậy bốn mùa xuân, hạ, thu, đông ở hai nửa bán cầu trái ngược nhau.
Các tỉnh phía nam và TP. Hồ Chí Minh tuy cũng thuộc bắc bán cầu, nhưng ở gần xích đạo hơn nên khi nửa cầu bắc hay nửa cầu nam ngã về phía mặt trời thì lượng ánh sáng và nhiệt độ nhận được trong hai thời kỳ này đều chênh lệch không rõ lắm nên khí hậu, thời tiết quanh năm nóng đều, bốn mùa không rõ rệt. Ở đây chúng ta chỉ có hai mùa: mùa mưa (từ tháng 4 đến tháng 11 dl) và mùa nắng (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau). Thế nhưng từ miền Trung trở ra miền Bắc nước ta nằm gần đường bắc chí tuyến nên bốn mùa xuân, hạ, thu, đông khí hậu thời tiết phân biệt rất rõ rệt và vật hậu, cây cỏ thay hình đổi dạng rất rõ...
Người Trung Quốc cách đây hàng ngàn năm, đã dựa vào những thời tiết, khí hậu và vật hậu ở vùng hạ lưu sông Hoàng Hà và Trường Giang để lập ra “lịch 24 tiết” (xem bảng 1). Các nhà thiên văn Trung Quốc cổ đại đã chia hoàng đạo (đường đi biểu kiến của mặt trời trong năm giữa các chòm sao, ra làm 24 cung bằng nhau, mỗi cung 15 độ, tương ứng với khoảng 15 ngày) kể từ điểm xuân phân (21/3). Hàng năm, mặt trời lần lượt đi ngang qua các điểm đó và ứng với mỗi điểm là ngày chính của tiết, người ta dựa theo thời tiết, khí hậu và vật hậu quan sát được để đặt tên cho tiết tương ứng. Lịch 24 tiết này được xác định ngày theo dương lịch và rất cố định từ năm này qua năm khác (chỉ xê xích 1 ngày, vì cứ 4 năm có một năm nhuận tháng giêng có 29 ngày thay vì 28). Nhưng các nhà làm lịch thường quy kết lịch 24 tiết vào ngày âm lịch nên luôn thay đổi khiến người dân không nhớ được. Nhà nông mà không nhớ được lịch 24 tiết thì nông lịch gieo trồng sẽ không thuận hợp được!
Như trên đã nói, tên tiết và các ý nghĩa của khí hậu, vật hậu trong lịch 24 tiết là do các quan sát tại Trung Quốc hàng ngàn năm trước, nhưng có rất nhiều điểm trùng hợp với nước ta, nhất là từ miền Trung trở ra Bắc. Dù là những loài cỏ dại chúng cũng biết trướng hạt, mọc lên trong những tiết nhất định để được phát triển tốt, mặc dù củ, hạt của chúng nằm sẵn trong đất từ lâu. Dù là côn trùng, sâu bọ, chúng cũng biết thu mình, ẩn trứng trong những tháng không thuận lợi và chỉ nở ra, phát triển lúc nào có sẵn thức ăn và thời tiết thích hợp. Phần lớn các cây to, sống đa niên thường bắt đầu đâm chồi nảy lộc trong mùa xuân, phát triển cành lá sum suê trong mùa hè để rồi trổ hoa, đậu hột, tích củ, sau đó se cành, úa lá trong mùa thu, trụi lá trơ cành trong mùa đông... Côn trùng mang truyền mầm bệnh và vi trùng cũng sẽ phát triển và tàn lụi theo quy luật này, do đó ta thấy mùa nắng nóng thì bọ chét, chuột gây dịch hạch, ruồi mang truyền dịch tả, kiết lỵ, tiêu chảy... Mùa mưa thì sốt xuất huyết, sốt rét gia tăng vì muỗi phát triển nhiều, mùa mưa lạnh ở miền Trung, miền Bắc thì ho, viêm họng, cảm lạnh, thậm chí người già, súc vật già yếu cũng ra đi trong mùa giá rét...
Quả đất quay quanh Mặt trời nhưng người xưa cho rằng Mặt trời quay quanh Quả đất trên đường hoàng đạo, ngang qua các chòm sao ứng với các tiết xuân phân, hạ chí, thu phân, đông chí
Thời tiết, khí hậu, vật hậu và sức khỏe
Con người cũng là một vật hậu, phát triển theo những quy luật chung của tạo hóa thiên nhiên. Chính vì thế mà mọi thay đổi về khí hậu, vật hậu như nắng mưa, nóng lạnh, gió bão, độ ẩm, sức hút của mặt trăng, mặt trời (thủy triều), cũng như sự phát triển của côn trùng, vi sinh vật... đều có ảnh hưởng ít nhiều đến sự phát triển, sức khỏe, bệnh tật của con người ở vùng theo môi trường nhất định...
Trong phạm vi bài này chúng tôi không có ý định nêu lên những ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu đối với sức khỏe con người như thế nào, mà chỉ muốn nêu lên sự kiện hiển nhiên này nhằm nhắc nhở chúng ta cần lưu ý đến lịch 24 tiết, để lập ra bảng nhận xét, so sánh giữa thời tiết khí hậu, vật hậu địa phương với sức khỏe và bệnh tật bản thân, hay tập thể, cộng đồng, hầu có kế hoạch phòng bệnh, bảo vệ sức khỏe tốt hơn. Chỉ cần một cuốn sổ đơn sơ, bất cứ ai cũng có thể lập được cho mình những nhận xét thời tiết, khí hậu và vật hậu tại địa phương theo lịch 24 tiết. Thí dụ mồng một tết Kỷ Sửu năm nay nhằm ngày 26/1 dl nằm vào cuối tiết đại hàn nên là cái “tết lạnh” ở các tỉnh phía nam sẽ cảm thấy mát mẻ trong khi du xuân vì ngày 11 tháng giêng mới là chính tiết Lập xuân (5/2 dl)... Bạn hãy bắt đầu ghi: hoa mai nở (đa số các cây mai) có đúng tết không? Tiết trời có mưa, nắng, nóng, lạnh thế nào? Ngoài vườn, ngoài đường, thậm chí ngoài ruộng, rừng có cây gì đang trổ hoa, có quả, chim gì xuất hiện? Sức khỏe bạn và gia đình có gì lạ không? (huyết áp, suyễn, dạ dày, bón, trĩ, nhức đầu, cảm, ho...)... Nếu chúng ta thay những trang nhật ký “vô bổ” bằng những chi tiết trên, hết tết này đến tết khác, ngày này sang tháng khác... bạn sẽ có rất nhiều việc để làm, để vui và giúp đời. Ngày xưa ở bên Tàu, đã có rất nhiều người bỏ công nghiên cứu và nghiên cứu như vậy suốt một thiên can (60 năm) và họ đã trở thành những nhà “thông thiên văn, hiểu địa lý” hơn ai hết. Đối với ngành y tế, khí tượng thủy văn, nông nghiệp vốn đã có sẵn những thống kê hàng năm rồi. Chỉ cần người nào đó chịu khó hồi cứu lại là đã có những nhận xét đáng kinh ngạc. Các bạn trẻ biết vi tính và có sẵn phương tiện trong tay hãy nên tham gia vào trận chứ đừng có chơi game hoài phí lắm!
Sau cùng, mỗi người chúng ta nên bắt tay vào việc, bằng cách ghi thêm vào các tờ lịch đang treo (vốn không được các nhà xuất bản lịch biết đến) 24 tiết lịch (bảng 1) để dễ nhớ tiết mà quan sát.
Bảng 1: Lịch 24 tiết
Tên tiết Ngày dl Ý nghĩa theo tên tiết
Tiểu hàn 5 (6)/1 Bắt đầu tiết lạnh nhất trong năm
Đại hàn 20 (21)/1 Rất lạnh, tiết lạnh nhất trong năm
Lập xuân 5/2 Bắt đầu mùa xuân
Vũ thủy 20/2 Bắt đầu có mưa, lượng mưa tăng dần
Kinh trập 5/3 Bắt đầu có sấm, nhiệt độ tăng, côn trùng nảy nở
Xuân phân 21/3 Ngày dài bằng đêm, mặt trời chiếu vuông góc
với xích đạo
Thanh minh 5/4 Trời trong sáng, ấm áp, cỏ mọc xanh tươi
Cốc vũ 20/4 Bắt đầu mùa mưa, lượng mưa tăng nhanh,
lúa mọc tốt
Lập hạ 5/5 Bắt đầu mùa hè
Tiểu mãn 21/5 Hạt trướng, mưa hạt nhỏ ở miền Trung
và miền Bắc
Mang chủng 5/6 Lúa trổ
Hạ chí 21/6 Giữa mùa hè, mặt trời thẳng góc bắc chí tuyến,
ngày dài nhất
Tiểu thử 7/7 Bắt đầu tiết nắng trong năm
Đại thử 22/7 Tiết nóng nhất trong năm
Lập thu 7/8 Bắt đầu mùa thu
Xử thử 23/8 Kết thúc những ngày nóng nực của mùa hè
Bạch lộ 7/9 Nhiệt độ giảm nhanh, sương nhiều
Thu phân 23/9 Giữa thu, ngày dài bằng đêm
Hàn lộ 8/10 Đêm nhiệt độ giảm nhiều, sương lạnh
Sương giáng 23/10 Đêm giá lạnh, có sương muối
Lập đông 7/11 Bắt đầu mùa đông
Tiểu tuyết 22/11 Bắt đầu có tuyết (ở Trung Quốc), ở ta bắt đầu lạnh
Đại tuyết 7/12 Tuyết nhiều nhất (ở Trung Quốc), ở ta khá lạnh
(Trung, Bắc)
Đông chí 22/12 Giữa đông, đêm dài nhất, mặt trời thẳng góc nam chí tuyến
DS. PHAN ĐỨC BÌNH - KS. KHA HY
TẢN MẠN VỀ ÂM DƯƠNG, CHẴN LẺ
Ý niệm âm dương đã ăn sâu trong tâm thức người Việt từ ngàn xưa và được phản chiếu rất rõ nét trong ngôn ngữ.
Từ ý niệm này các cặp từ đối lập về ý nghĩa được hình thành rất nhiều trong ngôn ngữ Việt.
Các từ như trời-đất, cha-mẹ, đực-cái, đêm-ngày, tối-sáng, nóng-lạnh,chẵn lẻ bao giờ cũng được ghép chung đôi để chỉ hai ý niệm tương phản nhưng lại có tánh cách bổ sung cho nhau. Cặp từ đối lập biểu trưng cho ý niệm âm dương rõ rệt nhứt là cặp từ "mẹ-cha". Mẹ là giống cái có tiềm năng sinh sản nên khi mang thai, tuy một mà hai, ứng với số chẵn. Do đó người xưa đã dùng ký hiệu hai gạch ngắn - - để biểu trưng cho âm. Cha là giống đực, không có khả năng sinh sản nhưmẹ nên phải chịu lẻ loi và ứng với số lẻ. Ký hiệu biểu trưng cho dương là một gạch dài _. Hai ký hiệu này về sau được dùng để vẽ các quẻ trong Bát quái. Ðất cũng được xem là âm vì đất có khả năng sinh sản như mẹ qua hình ảnh các vụ mùa và cây cỏ đâm chồi nẩy lộc. Ðất được biểu tượng bằng hình vuông như trong câu nói "trời tròn, đất vuông". Thật vậy, từ mặt đất nhìn lên trời như một vòng tròn cao xa vời vợi, uy nghi hùng dũng được đồng hoá với cha thuộc về dương. Ðêm lạnh thuộc âm, ngày nóng thuộc dương. Ðêm thì tối nên màu đen thuộc âm và ban ngày nắng đỏ nên màu đỏ thuộc âm. Phương bắc thường thuộc về miền lạnh như mùa đông nên phương đông và mùa đông thuộc âm. Trái lại mùa hè và phương nam thuộc dương. Hai biểu tượng vuông tròn để chỉ trời và đất đồng thời cũng chỉ ý niệm hài hoà có âm có dương. Khi nói "vuông tròn" là nói đền sự hoàn mỹ, hoàn thiện như trong phong tục cúng Tết với bánh dầy tròn, bánh chưng vuông, hay trong cách nói "mẹ tròn con vuông", hoặc như trong các câu ca dao như:
- Ba vuông sánh với bảy tròn,
Ðời cha vinh hiển, đời con sang giàu..
- Lạy trời cho đặng vuông tròn,
Trăm năm cho trọn lòng son với chàng.
Một lễ vật không thể thiếu trong tục cưới hỏi của dân ta là bánh su sê tức bánh phu thê (vợ chồng) đọc trại ra. Bánh su sê hình tròn bọc bằng hai khuôn hình vuông bằng lá úp khít vào nhau chánh là biểu tượng cho nguyên lý âm dương, vuông tròn nói lên ý nghĩa cuộc sống lứa đôi vẹn toàn, hoàn mỹ, hoà hợp hài hoà giữa người với người cũng như giữa người và trời đất.
Những ý niệm cặp đôi đơn sơ đó của Việt tộc là căn nguyên của tư tưởng nhị nguyên mà sau này được dùng làm nền tảng cho Kinh Dịch. Tư tưởng nhị nguyên này đã để lại dấu vết trong sự tích Tiên Rồng là huyền sử mang tánh cách cặp đôi về hai vật tổ của Việt tộc là Tiên và Rồng. Tánh cách cặp đôi này cũng thấy được trong các huyền thoại dân gian khác như chuyện Sơn Tinh - Thuỷ Tinh, chuyên Trầu cau, chuyện Trương Chi - Mỵ Nương... Nếp tư duy cặp đôi này đã khiến cho người Việt khi nói đến cha liền nghĩ ngay đến mẹ:
Công cha như núi Thái sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Khi nói đến đất là ghép liền vào với trời, khi nói tới nước là ghép liền vào với non như đất trời, như non nước là những cụm từ mang ý nghĩa vượt lên ý nghĩa vật thề để chỉ một ý niệm trừu tượng hơn là quốc gia, là tổ quốc. Tiếng cặp đôi như vậy trong ngôn ngữ Việt có rất nhiều không thể kể ra hết được.
Ý niệm cặp đôi tức số 2 cũng được trừu tượng hoá thành một phạm trù triết học để nói lên quan niệm âm dương lưỡng hợp, chỉ sự biến hoá: tuy một mà hai, tuy hai mà một. Trong huyền sử Việt tộc có rất nhiều biểu tượng mang tánh cách lưỡng hợp này như trong mắt của hai ông Nghiêu Thuấn có đến 2 con ngươi dùng để nói lên quan niệm"trùng hoa", hai ông bà Phục Hi, Nữ Oa sống được trên đất lẫn dưới nước được gọi là "lưỡng thê", hoặc hai vật tổ Tiên và Rồng trong huyền sử về nguồn gốc của Việt tộc, một dân tộc biết sống dung hợp giữa âm và dương nên đã đạt được Ðạo, "nhất âm nhất dương chi vị đạo".
Tuy nhiên, ý niệm âm dương không phải lúc nào cũng được phân biệt rõ rệt như vậy mà từ lâu Việt tộc đã nhìn thấy rằng không có gì hoàn toàn âm, hoặc hoàn toàn dương, mà trong âm có dương và trong dương có âm. Ngôn ngữ đã thể hiện điều nhận thức này qua các cách nói như: "trong rủi có may, trong hay có dở, trong hoạ có phúc." hoặc như:
Chim sa, cá nhảy chớ mừng
Nhện sa, xà đón xin đừng có lo.
Ngoài ra, quan niệm dân gian còn cho rằng âm dương cũng không phải luôn luôn cố định mà còn luôn chuyển hoa, âm cực sinh dương, dương cực sinh âm hay âm có thể biến thành dương và dương cũng có thể biến thành âm. Ðiều này quá hiển nhiên như ngày và đêm, mưa và nắng, nóng và lạnh luôn đổi chỗ cho nhau, hoặc như cây từ đất đen (âm) mọc lên, lá xanh tươi tốt rồi trở nên vàng úa thành đỏ (dương) để cuối cùng rơi rụng trở về với đất (âm), hoặc nước loãng (âm) nếu làm lạnh đến cùng cực sẽ hoá thành băng đá (dương).. Những nhận thức về âm dương chuyển hoá này cũng có đầy dẩy trong ngôn ngữ như: "trèo cao té đau, yêu nhau lắm cắn nhau đau." hay như trong tục ngữ ca dao:
- Nhất sĩ nhì nông, hết gạo chạy rong, nhất nông nhì sĩ.
- Con vua thì lại làm vua
Con sãi ở chùa lại quét lá đa
Bao giờ dân nổi can qua
Con vua thất thế lại ra quét chùa.
Nhờ nếp tư duy âm dương như vậy nên người Việt từ lâu đã có một triết lý sống rất quân bình. Trong cuộc sống luôn cố gắng sống hài hoà âm dương với mọi người chung quanh cũng như với môi trường thiên nhiên. Ngay đối với chánh bản thân cũng cố giữ sự hài hoà âm dương trong cơ thể qua cách thức ăn uống và luyện tập. Các món ăn của người Việt thường được chế biến căn cứ trên sự cân bằng âm dương và âm dương chuyển hoá. Chẳng hạn như gừng có vị nhiệt (dương) có tác dụng làm giải cảm, cho nên được dùng làm gia vị cho những thực phẩm có tánh hàn (âm) như cá, rau cải hoặc ớt cũng thuộc loại nhiệt (dương) nên cũng được dùng trong các món ăn thuỷ sản (âm) như tôm cua, cá, mực. Rau răm thuộc dương được dùng ăn chung với trứng lộn thuộc âm..v.v.Nói chung, các món ăn của người Việt dù bình dân hay cầu kỳ đều luôn luôn là một tổng hợp hài hoà của âm dương, của ngũ vị: chua, cay, ngọt, mặn, đắng, và của ngũ sắc: đỏ, đen, xanh, trắng, vàng.
Nói đến ăn là phải nói đến một dụng cụ dùng đề ăn của Việt tộc là đôi đũa. Trong khi nhiều dân tộc ở Á châu dùng tay để bốc, dân phương tây dùng dao, nĩa, muỗng để ăn thì Việt tộc dùng đôi đũa cho mọi động tác của ăn uống như gắp, và, xé, dầm, trộn, vét. Tập quán dùng đũa của Việt tộc đã có từ lâu đời và thể hiện nguyên lý cặp đôi trong văn hoá Việt:
- Vợ chồng như đũa có đôi
- Vợ dại không hại bằng đũa vênh
- Bây giờ chồng thấp vợ cao
Như đôi đũa lệch so sao cho bằng.
Một trong các món ăn thông dụng không thể thiếu trên các mâm cơm của người Việt là chén nước mắm pha. Chén nước mắm pha ngon phải có vị mặn đậm đà của nước mắm (thuỷ) vàng lườm, vị cay (kim) của ớt đỏ hay gừng vàng, vị chua (mộc) của chanh hay dấm trắng, vị đắng (hoả) nồng nàn của tỏi, và vị ngọt ngào của đường (thổ). Thật có ít món ăn nào vừa đơn sơ mà vừa tổng hợp một cách hài hoà âm dương và màu sắc như vậy.
Tục ăn trầu là một biểu tượng khác cho nguyên lý âm dương hài hoà này Miếng trầu gồm một miếng cau, một lá trầu quết vôi thêm một miếng rể tức vỏ cây chát, người ta nhai rồi nhổ nước và nhả bã. Miếng trầu có cái tươi ngọt từ hạt cau, cái cay của lá trầu, cái nồng nàn của vôi, cái bùi của rể. tất cả tạo thành một hợp chất kích thích làm cho thơm miệng, đỏ môi, hồng má. Ăn trầu còn có tác dụng chống hôi miệng, chống sâu răng, chống sơn lam chướng khí. Cây cau vươn cao là biểu tượng của trời (dương), vôi là chất đá biểu tượng cho đất (âm), dây trầu mọc từ đất (âm) quấn lấy thân cau (dương) biểu tượng cho sự trung gian của âm dương hoà hợp.
Tục hút thuốc lào cũng là một hình thức hài hoà âm dương khác.Tục hút thuốc lá xuất phát từ phương tây, nhưng khi hút thuốc họ chỉ dùng có lửa (duy dương) trong khi đó hút thuốc lào của ta là một tổng hợp của nguyên lý âm dương thuỷ hoả. Cái điếu dùng để hút thuốc lào bên dưới có chứa nước, thuốc được đốt ở trên bằng lửa (dương) và kéo xuống dưới gặp nước (âm), khói thuốc (dương) đi qua nước (âm) tạo thành tiếng kêu trước khi đến miệng người hút. Thú hút thuốc lào đã bao nhiêu đời là một thời biểu tượng cho sự đam mê tột độ nên đã được phản ảnh qua tục ngữ như "say nhau như điếu đổ". hay qua ca dao như:
Nhớ ai như nhớ thuốc lào,
Ðã chôn điếu xuống lại đào điếu lên.
Như vậy, ý niệm âm dương hay nguyên lý nhị nguyên đã hiện diện trong cuộc sống của Việt tộc nói chung và của người Việt Nam nói riêng từ ngàn đời trước. Nguyên lý âm dương đã gắn liền với cuộc sống nông nghiệp của tổ tiên tạo thành một nền văn hoá nông nghiệp. Nền văn hoá Việt tộc này khởi thuỷ có cái nôi là vùng lưu vực sông Dương tử trải xuống phương nam. Về sau Hán tộc ở phía bắc sông Dương tử vì khí hậu rét mướt, đất đai sỏi đá khô cằn nên tiến về phương nam tìm sinh lộ khiến một phần Việt tộc phải chạy xa thêm nữa về phương Nam tìm đất sống. Khi Hán tộc xâm chiếm lưu vực sông Dương tử đã đem nền văn hoá du mục hoà trộn với văn hoá nông nghiệp của Việt tộc và làm phát sinh ra nhiều biến thể cũng như đóng góp và tạo dựng nên nhiều điều mới lạ cho nguyên lý âm dương nguyên thủy.
Một cách chung, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng do sự xâm nhập của văn hoá du mục nguyên lý âm dương đã dần dần biến đổi và chia thành hai nhánh. Nhánh phương bắc gọi âm dương là Lưỡng nghi. Rồi dựa trên phép phân đôi hay phép tính nhị phân có cơ số 2 tức số chẵn để tạo dựng thành những mô hình vũ trụ chặt chẽ. Theo Kinh Dịch vũ trụ được gọi là Thái cực, Thái cực sinh Lưỡng nghi rồi Lưỡng nghi sinh Tứ tượng, tức 2 sinh 4, Tứ tượng sinh Bát quái tức 4 sinh 8, và Bát quái biến hoá vô cùng. Một cách chung, nhánh phương bắc xây dựng những mô hình vũ trụ thường dựa trên số chẵn. Trong cuộc sống văn hoá và ngôn ngữ của người phương bắc có đầy dẩy những số chẵn 4, 6, 8 như: tứ bàng (4 bên hàng xóm), tứ đức (4 đức tánh của phụ nữ theo đạo của Khổng tử), tứ hải (4 biển), tứ trụ (4 vị đại thần trong triều), tứ thanh (4 thanh trong tiếng Hán), tứ mã (xe do 4 ngựa kéo), .lục bộ (6 bộ trong triều đình), lục cực (6 điều khổ), lục nghệ (6 môn học lễ-nhạc-xạ-ngự- thư-số), lục súc (6 loài vật nuôi nơi nông thôn: ngựa, bò, dê, gà, chó, heo), lục tặc (6 thứ giặc), lục vị (6 vị thuốc quý), bát âm (8 loại nhạc cụ), bát bửu (8 vật quý), bát hiền (8 người tài), bát tiên (8 vị tiên), bát trân (8 món ăn ngon), bát vị (bài thuốc 8 vị).v.v.
Trong khi đó Việt tộc ở phương nam, đặc biệt là người Việt thì lại ưa dùng số lẻ để dựng lên những mô hình vũ trụ đầy bí ẩn. Vũ trụ từ hỗn mang sinh ra âm dương, rồi âm dương biến thành Tam tài, tức 2 sinh 3, và Tam tài biến hoá thành Ngũ hành tức 3 sinh 5. Ngôn ngữ Việt Nam có đầy những cách nói với số lẻ như: 3 mặt 1 lời, 3 thưng vào 1 đấu, mua danh 3 vạn, bán danh 3 đồng, 3 hồn 7 vía, 3 dãy 7 toà, 3 lo 7 liệu, 3 vành 7 vẻ, 3 vợ 7 nàng hầu, 3 vuông 7 tròn, 3 chìm 7 nổi 9 lênh đênh, 3 hồn 9 vía, 3 bò 9 trâu, tụm 5 tụm 3, 5 cha 3 mẹ, 5 bè 7 mối, 5 lần 7 lượt, 5 thê 7 thiếp, gậy thần 9 đốt . Ngoài ra, còn có nhiều cụm từ khác dùng những con số là bội số của các số lẻ trên như con số 18 (18 đời Hùng Vương, 18 ụ súng ở thành Cổ Loa, cây quạt có 18 chiếc nan, trống đồng sông Ðà có 18 hình chim, 18 thôn vườn trầu ở Hốc môn, tỉnh Gia định.), như con số 36 (36 con chim bay trên mặt trống đồng Ngọc Lũ, 36 phố phường Hà nội, 36 cái nõn nường.). Những số lẻ cũng được thể hiện trong các tập tục của người Việt như vái lạy ba cái, bàn thờ có ba bực, rót ba chén rượu, đốt ba nén hương, đánh ba hồi trống khi tế lễ . hoặc trong các bài vè như:
Cái cò chết tối hôm qua
Có hai hột gạo với ba đồng tiền
Một đồng mua trống mua kèn
Hai đồng mua mỡ đốt đèn thờ vong.
Ngay cả trong truyện Kiều, Nguyễn Du cũng dùng đến số lẻ khi so sánh giữa chữ tâm và chữ tài: "Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài".
Trong ca dao, đôi khi ta cũng thấy số lẻ được nhắc đến như một kiêng kỵ:
- Mồng năm, mười bốn, hai ba
Ði chơi cũng lỗ nữa là đi buôn
- Mồng năm, mười bốn, hai ba
Lấy vợ thì tránh, làm nhà thì kiêng.
Số lẻ cũng được thể hiện trong kiến trúc của truyền thống văn hoá Việt tộc. Cổng chùa, cổng nhà thì xây theo hình thức cổng tam quan có ba ngỏ vào. Bực thang thì có bực tam cấp. Nhà dân chúng thì cất theo kiểu ba gian hoặc năm gian, các công trình kiến trúc lớn thì theo lối tam toà. Lợp nhà thì dùng ngói âm dương, miếng sấp miếng ngửa úp lên nhau. Cổng Ngọ Môn ở Huế có ba cửa chánh, thêm hai cửa phụ hai bên thành năm, trên nóc có chín nhóm mái, nên ca dao Huế có câu:
Ngọ Môn năm cửa, chín lầu
Cột cờ ba cấp, Phú Văn lâu hai tầng.
Ý niệm âm dương đã biến hoá thành khái niệm Tam tài là một khái niệm gồm ba yếu tố Trời-Ðất-Người (Thiên-Ðịa-Nhân) trong đó Trời thuộc dương, Ðất âm và con Người ở giữa, có âm tánh khi so với Trời và dương tánh nếu so với Ðất. Với khái niệm Tam tài này, Người được đặt ngang hàng cùng Trời và Ðất:
Ta cùng Trời Ðất ba ngôi sánh
Trời Ðất Ta đây đủ hóa công.
Trời Ðất là hóa công tạo dựng cái mới, tạo dựng ra vũ tru; con Người cũng tạo dựng những cái mới như thiết lập nên những giá trị về luân lý, nghệ thuật, khoa học, kỹ thuật. Ngoài ra, ý niệm Tam tài giúp cho con Người thấy được giá trị tác năng lớn lao của mình, cũng như tạo cho con Người một địa vị tâm linh độc lập tự làm chủ, đó là căn nguyên của tư tưởng nhân chủ trong triết Việt. Chánh vì quan niệm ngang hàng này mới có những câu ca dao kiểu "coi trời bằng vung" như:
- Bắc thang lên hỏi ông Trời
Bắt bà Nguyệt lão đánh mười cảng tay
Ðánh rồi lại trói vào cây
Hỏi bà Nguyệt lão đầu dây tơ hồng.
- Ngồi buồn đốt một đống rơm
Khói lên nghi ngút chẳng thơm tí nào
Khói lên thấu đến Thiên tào
Ngọc hoàng phán hỏi đứa nào đốt rơm
Bộ ba Trời-Ðất-Người là một bộ ba điển hình, đại diện cho hàng loạt những bộ ba khác như cha-mẹ-con, con người-không gian-thời gian, vợ-chồng-em trong sự tích trầu cau biến thành bộ ba trầu-cau-vôi. Trên mặt trống đồng Ngọc Lũ, bộ ba Chim-Nai-Người được khắc trên ba vành từ ngoài vào trong biểu tượng cho bộ ba Trời-Ðất- Người.
Bộ ba Chim-Rắn-Cá sấu cũng rất phổ biến trong dân gian nên có câu: nhứt điểu, nhì xà, tam ngư, tứ tượng. Sở dĩ bộ ba này được phổ biến vì nó gần với môi trường sông nước và văn hoá nông nghiệp.Huyền sử Tiên Rồng nói về cội nguồn của Việt tộc đã đẩy các con vật này lên mức biểu trưng. Tiên Rồng là một cặp đôi trong đó Tiên được trừu tượng hoá từ giống chim (cho nên Mẹ Âu Cơ đã đẻ ra trăm trứng),và Rồng được trừu tượng hoá từ hai giống bò sát là rắn và cá sấu. Các bộ ba Thuỷ-Hoả-Thổ và Mộc-Kim-Thổ là những bộ ba được trừu tượng hoá từ nhận xét thực tế của cuộc sống nông nghiệp là đất của riêng. Tất cả những gì thuộc về vua chúa đều mang màu vàng: (Thổ) được dùng để trồng trọt, cây (Mộc) nuôi sống con người, nước (Thuỷ) tưới cây giúp cây tăng trưởng, lửa (Hoả) đốt cây thành tro làm phân nuôi đất (Thổ), sắt thép (Kim) được dùng làm nông cụ nhưng lại làm cây cối cằn cỗi.. Hai bộ ba này có yếu tố chung là Thổ. Kết hợp hai bộ ba này lại tạo thành một Bộ Năm tức Ngũ hành.
Bộ năm Ngũ hành tượng trưng cho những quan hệ đa dạng phức tạp của các thành tố trong đó các cặp Thuỷ- Thuỷ Hoả, Mộc-Kim là những cặp âm dương đối lập rõ rệt và Thổ ở giữa điều hợp các đối kháng.
N
Hỏa
|
Ð/Mộc --- Thổ --- Kim/T
|
Thủy
B
Cấu trúc của mô hình vũ trụ gồm năm thành tố cho thấy rõ nguồn gốc nông nghiệp của Ngũ hành. Ðối với nhà nông không có gì quan trọng hơn đất, cho nên hành Thổ được đặt vào trung tâm cai quản bốn phương. Sau đất, thành tố Nước cũng rất quan trọng cho nhà nông (nhứt nước, nhì phân). Về phương hướng thì hành Thuỷ là âm ứng với phương Bắc, hành Hoả là dương nên ở phương Nam, hành Mộc là cây, mà cây cối là sự sống chỉ buổi sáng, chỉ mùa xuân nên ứng với phương Ðông dương tánh, hành Kim là kim loại thuộc tĩnh nên ứng với phương tây âm tánh.
Một trong các ứng dụng của Ngũ hành vào các lãnh vực khác là ứng dụng vào hệ thống màu sắc. Hai màu đen-đỏ mang tánh đối lập âm dương rõ rệt nhứt nên ứng với hai hành Thuỷ-Hoả. Hai màu xanh- trắng cũng đối lập âm dương nhưng không rõ rệt bằng nên ứng với hai hành Mộc-Kim. Màu vàng ứng với hành Thổ ở trung ương. Vì màu vàng là màu của trung ương nên các vua chúa của thời quân chủ ở Việt Nam và Trung Hoa đã dành độc quyền sử dụng màu vàng làm Ngũ hành là coi con người và vũ trụ có ác tạng không phải chỉ có nghĩa vật thể đơn giản như vậy quang, tiểu tràng, đại, lưỡi, mắt, mũi, miệng. Ngũ chất là xương tuỷ, ngai vàng, ngự bào màu vàng, cung điện sơn son thếp vàng, hoàng cung. Trong dân gian ứng dụng của Ngũ hành được tìm thấy trong lá bùa ngũ sắc, trong tranh Ngũ hổ vẻ hình 5 con cọp ở năm phương với năm màu theo Ngũ hành với ý nghĩa cọp là sức mạnh trấn giữ năm phương tà ma không còn lối thoát, hoặc trong ngày lễ hội, các lá cờ hình vuông bằng vải năm màu theo Ngũ hành cũng được treo lên để nói lên niềm vui hài hoà.
Một ứng dụng khác nữa cấu trúc giống như nhau (thiên địa vạn nhứt thể). Con người là một tiểu vũ trụ, cũng có âm dương và Ngũ hành. Thân thể từ ngực trở lên là dương, từ bụng trở xuống là âm, trán là dương, cằm là âm. Các Ngũ hành khác của con người là ngũ tạng, ngũ phủ, ngũ quan, và ngũ chất.
Ngũ tạng gồm thận là cật, tâm là tim, can là gan, phế là phổi, và tì là lá lách.
Nhưng mà cũng như các Hành, tạng còn có những khái niệm về chức năng trừu tượng hơn. Thận ứng với thuỷ chủ về nước, là nơi chứa tinh trông coi sự phát dục; quả cật chỉ là một đại diện tiêu biểu mà thôi. Tâm ứng với hoả chủ về vận hành huyết mạch, là nơi chứa thần minh. Tâm huyết kém thì thần trí suy, sanh mất ngủ, mê sảng, lo âu, hay quên; quả tim chỉ là một đại diện tiêu biểu của nó. Can ứng với mộc có chức năng tàng trữ máu, điều tiết huyết, giữ gân cơ ổn định; gan chỉ là một đại diện tiêu biểu. Phế ứng với kim chủ về hô hấp và vận hành khí, phổi chỉ là một đại diện tiêu biểu. Tì chủ về dinh dưỡng và vận hành thức ăn; lá lách chỉ là một đại diện tiêu biểu. Ngũ phủ cũng vậy là năm vùng gồm bàn tràng, đởm, và vị. Bàng quang tức bọng đái ứng với thuỷ là nơi chứa nước, và biến nước thành tân dịch tức mồ hôi, nước mắt và chủ về tiểu tiện. Tiểu tràng tức ruột non ứng với hoả là nơi biến đồ ăn từ dạ dày thành chất nước bổ dưỡng dẫn lên tim để hoá ra máu đi nuôi cơ thể. Ðại tràng tức ruột già ứng với kim làm tiếp nhiệm vụ của tiểu tràng, chủ về bài tiết. Ðởm tức mật ứng với mộc, chủ về sự quyết đoán. Vị tức dạ dày ứng với thổ là nơi chứa thực phẩm thuỷ cốc và chủ về việc xử lý các chất đó.
Nhờ thấu triệt được cấu trúc các bộ phận với ngũ hành như vậy nên các nhà đông y từ xa xưa đã có thể chẩn đoán và chữa bệnh cho con người một cách hữu hiệu dựa trên nguyên lý các tạng, phủ của con người phải giữ được quân bình âm dương thì sức khoẻ tốt đẹp, khi mất quân bình thì sanh ra bịnh tật. Người xưa không chỉ đem những nhận thức về vũ trụ áp dụng cho con người mà còn lấy con người làm trung tâm để khảo sát thiên nhiên.
Con người thuộc hành Thổ ở trung cung của Ngũ hành nên chánh con người điều hoà và dung hợp các xung khắc giữa âm và dương, và con người mới là trung tâm của vũ trụ vậy.
Nguốn: http://www.anviettoancau.net
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét