- Chiêm nghiệm cuộc đời qua ngũ vị

Người xưa tin rằng, ngũ hành tương sinh tương khắc, chuyển hóa qua lại, là nguồn gốc của sự vận động vũ trụ và bên trong con người. 
Chính vì thế, nếu dinh dưỡng cân bằng được ngũ vị, sẽ đảm bảo cơ thể khỏe mạnh, ngũ tạng được bồi bổ, sức khỏe dài lâu.

Đông Y cho rằng, ngũ vị tương ứng với ngũ hành tạng phủ như sau: vị chua thuộc Mộc vào tạng Can, vị cay thuộc Kim vào tạng Phế, vị mặn thuộc Thủy vào tạng Thận, vị ngọt thuộc Thổ vào tạng Tỳ, vị đắng thuộc Hỏa vào tạng Tâm. Chuộng vị nào sẽ bổ cho tạng đó.

Để đảm bảo cho các cơ quan được hoạt động tốt, người ta có thể “bổ” chúng bằng các vị. Mỗi cơ quan tương ứng với một vị. Bằng cách áp dụng tương sinh và tương khắc, ta có thể rút ra được:
Vị mặn đi vào thận (hành thủy), nhưng mặn quá sẽ hại tim và ruột non (hành hỏa).
Vị đắng đi vào tim (hành hỏa), nhưng đắng quá sẽ hại phổi và ruột già (hành kim).
Vị cay đi vào phổi (hành kim), nhưng quá cay sẽ hại gan (hành mộc).
Vị chua đi vào gan (hành mộc), nhưng chua quá sẽ làm hỏng tỳ vị (hành thổ).
Vị ngọt đi vào dạ dày, tuyến tụy (tỳ, vị - hành thổ), nhưng ngọt quá sẽ hại thận và bàng quang (hành thủy).

Theo y học cổ truyền, mỗi loại thức ăn đều có những tính chất riêng, được người xưa chia ra “tứ khí” và “ngũ vị”. Tứ khí: nóng, lạnh, ấm, mát. Nóng và ấm là dương. Lạnh và mát là âm. Trong số các thức ăn hằng ngày, như các loại thịt: thịt dê có tính nóng (nhiệt), thịt chó có tính ấm (ôn), còn thịt vịt tính mát (lương).
Ngũ vị còn tượng trưng cho năm cung bậc cảm xúc của con người:
Ngọt ngào, mặn nồng, chua chát, đắng cay trong cuộc đời. Phàm đã sống trên đời, ai cũng phải trải qua năm cảm xúc đó, không thể tránh khỏi. Thưởng thức một món ăn có đủ ngũ vị còn là một sự chiêm nghiệm, nghĩ về những điều đã xảy ra trong đời.

Điều lý thú là đối với các thứ rau quả có thể thông qua màu sắc mà biết được đặc tính nóng lạnh của chúng. Các thứ rau quả có màu sắc nhạt phần nhiều là lạnh và mát, các thứ thẫm màu thường là ấm, nóng. Củ cải, lê, chuối tiêu có tính mát, còn táo, đậu đen, đậu đỏ có tính ấm. Đối với thủy sản thì đại đa số những thứ có vỏ cứng như cua, ốc, rùa... thường có tính lạnh hoặc mát; các thứ như: lươn, tôm, cá trắm... có tính ấm hoặc nóng.

Thức ăn có thể nuôi sống người và có thể hại người, cho nên cần chủ động lợi dụng các đặc tính về hàn nhiệt của thức ăn để điều chỉnh lại sự cân bằng của âm dương trong cơ thể. Người ta tuy béo gầy, cao thấp khác nhau, song để bồi bổ, có thể chia ra 2 loại lớn, đó là: “âm hư” và “dương hư”.

Người âm hư: thường thấy lòng bàn chân, bàn tay nóng, trong người bứt rứt không yên, miệng khô, chất lưỡi đỏ, mạch đập nhanh, đại tiện táo... Người thuộc tạng này nên ăn các thứ như: mộc nhĩ, hạt sen, bí đao, dưa chuột, đậu phụ, chuối tiêu, dưa hấu, thịt vịt, thịt ngỗng, trứng gà, cá diếc, cá trắm đen, ếch... Những thứ như tỏi, ớt, thịt dê không nên dùng; thịt bò, thịt chó, quả nhãn, quả vải không nên dùng nhiều.

Người dương hư: nét mặt xanh nhợt, sợ lạnh, tiểu tiện trong dài, đại tiện nhão nát, mạch trầm tế (mạch chìm sâu và nhỏ yếu), chất lưỡi nhạt... Người thuộc tạng này nên ăn các thức ăn hỗ trợ dương khí như: thịt dê, thịt chim sẻ...; nên ăn hoa quả như: đào, hạnh, vải, nhãn, mít, dứa...; không nên dùng quá nhiều những thứ thịt, cá và rau quả có tính lạnh.

Ngũ vị: kết quả khí hóa của âm dương. “Ngũ vị” là 5 thứ vị: cay - ngọt - chua - đắng - mặn (tân - cam - toan - khổ - hàm). Nói chi tiết thì phải kể đến cả vị nhạt (đạm), song nó thường được xếp cùng vị ngọt, cho nên thường chỉ nói đến 5 vị. Ngũ vị liên quan đến thành phần, tác dụng dinh dưỡng và tác dụng điều trị của thức ăn. 

Thành phần khác nhau thì vị sẽ khác nhau, giá trị dinh dưỡng và tác dụng điều trị cũng sẽ khác. Điều hòa ngũ vị không những là điều hòa sự quân bình về âm dương trong nội bộ cơ thể, mà còn là sự cân bằng giữa cơ thể và môi trường bên ngoài. 

Một năm có 4 mùa, phải điều hòa ngũ vị sao cho cơ thể hòa hợp được với khí 4 mùa trong trời đất. 
Cụ thể: mùa Xuân cần hạn chế vị chua và tăng thêm vị ngọt, mùa Hạ nên ăn ít các thứ đắng, mặn và ăn nhiều các thứ cay ấm; mùa Thu cần “giảm cay tăng chua”; mùa Đông nên hạn chế vị mặn và tăng cường vị đắng.

Sự điều tiết ngũ vị trong 4 mùa cũng không ngoài mục đích là làm cho âm dương và ngũ hành trong cơ thể vận hành đồng bộ phù hợp với tứ khí 4 mùa trong trời đất. Thuận theo trời đất mà điều hòa thân thể cũng là bí quyết lớn nhất của thuật dưỡng sinh phương Đông.
Sáng tạo: ngũ vị hương
Ngũ vị hương là loại gia vị mang đậm bản sắc văn hóa phương Đông. Đó vừa là sự hòa quyện khéo léo giữa triết lý âm dương - ngũ hành đã in sâu trong văn hóa Việt, vừa là sự phản chiếu chính xác các cung bậc tình cảm của con người. Thành phần của ngũ vị hương không giống nhau. Mỗi vùng miền lại có một cách pha chế khác nhau, phụ thuộc vào khẩu vị và đặc sản địa phương. Nhưng thành phần truyền thống là công thức bao gồm: tiêu, quế, đinh hương, hồi hương và hạt cây thì là.

Các đầu bếp xưa đã cố gắng tìm ra loại gia vị “hoàn hảo”, bao gồm đầy đủ 5 yếu tố: chua, cay, mặn, ngọt, đắng. Sau đó, một cách tình cờ, họ đã kết hợp được năm loại gia vị khác nhau thành một, và cảm nhận được sức mạnh của loại gia vị mới này trong việc làm các món ăn trở nên sinh động, đậm đà.

Tiêu: đúng nguồn gốc thì phải là loại tiêu Szechwan. Gọi là “tiêu” nhưng Szechwan thuộc họ chanh, không cay, vị mạnh tựa mùi long não. Người ta chỉ dùng vỏ ngoài màu đỏ sẫm xay thành bột sau khi phơi khô. Vì không dễ kiếm trên thị trường, nên tiêu Szechwan thường được thay bằng tiêu hột. Tiêu có tác dụng kích thích tiêu hóa, ấm bụng, giảm đau, chống nôn.

Hồi: quả của cây hồi, có hình năm cánh xòe ra. Cây trồng được 6 năm thì bắt đầu thu hoạch và thời gian thu hoạch có thể kéo dài suốt cả tuổi thọ của cây, gần trăm năm. Quả được hái khi chưa chín và để phơi cho chín trên các phên mắt cáo, cho đến khi có màu nâu gỉ sắt. Ngoài ra, hạt cây hồi còn dùng cho bánh ngọt, bánh mì, các đồ ngọt và thức uống như trà. Hồi hương có thể chữa họng, ho.

Đinh hương: nụ hoa nguyên búp của cây đinh hương được phơi khô trong 3 ngày và có hương thơm, nhiều tinh dầu, hơi vàng nâu và rắn. Nụ đinh hương phải được bảo quản trong tối và mát. Người ta dùng đinh hương để ướp thịt cá, bánh ngọt và thức uống. Đinh hương có thể dùng trong nấu ăn hoặc là ở dạng nguyên vẹn hay ở dạng nghiền thành bột, nhưng do nó tạo mùi rất mạnh cho nên chỉ cần dùng rất ít. Trong Đông y, đinh hương được dùng để trị nấc cụt, thổ tả, đau bụng còn trong Tây y thì nó kích thích tiêu hóa, sát trùng mạnh.

Mọi thứ bệnh tật đều là do sự mất cân bằng âm - dương gây ra, và thức ăn chính là vị thuốc để điều chỉnh, giúp cơ thể khỏi bệnh.

Quế: gia vị lấy từ vỏ quế, hiện diện rất nhiều trong các món ngọt tráng miệng châu Âu, nhưng lại được dùng nhiều trong các món ăn mặn tại châu Á. Trong mọi trường hợp thì quế là loại tương đối đắt tiền từ trước đến nay. Quế giúp ngăn ngừa các bệnh tim mạch, trị các vấn đề về hô hấp, giảm đau cơ khớp, cải thiện hệ miễn dịch.

Thì là: loại cây có thể dùng cả lá, hột hoặc củ rễ để làm gia vị. Tuy có nguồn gốc từ các vùng Địa Trung Hải nhưng cây được người Trung Quốc và Ấn Độ biết đến từ rất sớm. Thì là là vị thuốc hỗ trợ tiêu hóa, giúp điều hòa thể trọng, bổ thận, trị đau bụng, đầy trướng bụng.

Ngoài năm loại gia vị truyền thống nêu trên, còn rất nhiều cách kết hợp khác để tạo nên ngũ vị hương. Một công thức thông dụng bao gồm nhục quế, hồ tiêu, đinh hương, tiểu hồi hương và đại hồi. Một số bột ngũ vị hương bán trên thị trường sẽ có thêm bột ớt hay gừng.
Triết lý âm dương - ngũ hành đã in sâu vào truyền thống văn hóa người Việt nói riêng và người phương Đông nói chung. Đó là triết lý của sự cân bằng, đủ đầy, hài hòa, tượng trưng cho tính cách nghề nông chất phác, thích yên bình, ổn định. Trong ẩm thực cũng thế, người Việt chuộng tính hài hòa giữa các vị, mỗi vị một tí, tạo nên sự đậm đà và dễ chịu hơn là quá nồng ở một vị riêng.

Theo BS. CKII. Huỳnh Tấn Vũ/ ĐS&SK

Ngũ Hành, Ngũ Vị Triết lý Đông Y về cân bằng trong cuộc đời

Ngoài Âm Dương thì Ngũ Hành cũng là một lý luận quan trọng của Đông Y, khi vận dụng nguyên lý của Ngũ Hành không chỉ để trị bệnh mà còn ứng dụng những vấn đề trong cuộc sống.

Đạo gia có câu “Thiên Nhân Hợp Nhất” Ý chỉ thân thể người là một tiểu vũ trụ, điều này khó có thể lý giải, khó tin, nhưng đã từ xa xưa những nguyên lý của người xưa, ngũ hành tương sinh tương khắc, chuyển hóa qua lại, là nguồn gốc của sự vận động vũ trụ và bên trong con người. “Ngũ tạng chi đạo giai xuất kinh toại”, nói cách khác, hệ thống ngũ tạng thân thể người, thông qua kinh mạch để liên kết ngũ tạng.

Đến bây giờ đường Kinh lạc vẫn là một bí ẩn lớn, vẫn rất ít những công trình chứng minh sự tồn tại của đường kinh lạc, nhưng từ xa xưa và cho đến nay, những thầy thuốc Đông Y vẫn dựa vào kinh lạc để châm cứu, bấm huyệt, bốc thuốc.

Khi cuộc sống ngày càng hiện đại, con người càng cho rằng mình làm chủ hành tinh, nhưng có vô vàn điều kỳ lạ xảy ra trong cuộc sống nhưng không thể giải quyết và lý giải được. 






Ngũ Hành, Ngũ Vị Triết lý Đông Y về cân bằng trong cuộc đời
Ngũ Hành, Ngũ Vị Triết lý Đông Y về cân bằng trong cuộc đời
Ngoài Âm Dương thì Ngũ Hành cũng là một lý luận quan trọng của Đông Y, khi vận dụng nguyên lý của Ngũ Hành không chỉ để trị bệnh mà còn ứng dụng những vấn đề trong cuộc sống. Đạo gia có câu “Thiên Nhân Hợp Nhất” Ý chỉ thân thể người là một tiểu vũ trụ, điều này khó có thể lý giải, khó tin, nhưng đã từ xa xưa những nguyên lý của người xưa, ngũ hành tương sinh tương khắc, chuyển hóa qua lại, là nguồn gốc của sự vận động vũ trụ và bên trong con người. “Ngũ tạng chi đạo giai xuất kinh toại”, nói cách khác, hệ thống ngũ tạng thân thể người, thông qua kinh mạch để liên kết ngũ tạng. Đến bây giờ đường Kinh lạc vẫn là một bí ẩn lớn, vẫn rất ít những công trình chứng minh sự tồn tại của đường kinh lạc, nhưng từ xa xưa và cho đến nay, những thầy thuốc Đông Y vẫn dựa vào kinh lạc để châm cứu, bấm huyệt, bốc thuốc. Khi cuộc sống ngày càng hiện đại, con người càng cho rằng mình làm chủ hành tinh, nhưng có vô vàn điều kỳ lạ xảy ra trong cuộc sống nhưng không thể giải quyết và lý giải được.

Có người bạn nhờ tôi qua khám cho người thân. Không chịu ăn uống, đêm không ngủ được, thấy bất an, người suy kiệt, trốn trong tối, sợ tiếng ồn, nhưng đi khám hơn 7 nơi thì tất cả chỉ số đều bình thường. Vậy người này thực tế có bệnh không? Phải có bệnh mới có những chứng như vậy, nếu nói những người chưa kinh qua thì có thể nói Đông Y lạc hậu, khoa học phát triển tốc độ kinh ngạc, y học càng ngày càng nhiều máy móc hiện đại, nhưng đã quên đi hơn mấy ngàn năm qua, thì những căn bệnh mới không ngừng xuất hiện, nhưng nhân loại vẫn vượt qua được.

ngu hanh ngu vi 02

Khi con người rơi vào trạng thái mất cân bằng, cơ thể có bệnh, thì thầy thuốc Đông Y đưa về trạng thái cân bằng, từ đó mà bớt bệnh. Ngũ hành là chỉ năm loại vật chất: mộc, hoả, thổ, kim, thuỷ. Từ đó liên quan tới Ngũ Vị, Ngũ Tạng bên trong thân thể người. Chính vì vậy, ăn uống bổ sung đủ vị đi vào ngũ tạng giúp cơ thể khỏe mạnh, phòng bệnh tật. Không phải lý thuyết mang tính mơ hồ, huyền ảo mà thực tế những bác sỹ Y Học Hiện Đại vẫn khuyên bệnh nhân ăn uống theo những vị tùy vào những bệnh tật khác nhau.
Đông Y cho rằng, ngũ vị tương ứng với ngũ hành tạng phủ như sau: vị chua thuộc Mộc vào tạng Can, vị cay thuộc Kim vào tạng Phế, vị mặn thuộc Thủy vào tạng Thận, vị ngọt thuộc Thổ vào tạng Tỳ, vị đắng thuộc Hỏa vào tạng Tâm. Chuộng vị nào sẽ bổ cho tạng đó. Đó là lý do khi bào chế Thuốc Đông Y, thầy thuốc sẽ bào chế cùng với một vị phụ dược để dẫn thuốc. Sao với giấm cho vị thuốc vào can; sao với muối cho vị thuốc vào thận; sao với đường cho vị thuốc vào tỳ; sao với gừng cho vị thuốc vào phế. Nên thấy Đông Y bào chế rất kỳ công và phức tạp, mà ta không hiểu cứ nghĩ chuyện đơn giản, mà bên trong đó ẩn chứa cả một bí quyết kỹ thuật mà phụ thuộc rất nhiều kiến thức, kinh nghiệm của người xưa.

Ngũ Hành Ngũ Vị tương sinh tương khắc, đến giờ chúng ta có thể giải thích được tại sao chỉ có 5 nhân tố tưởng chừng là nhân tố của Trái Đất mà lại trong việc trị bệnh cũng liên quan và đúng như thế? Liệu có thể ai lý giải sự trùng hợp này?
  • Vị mặn đi vào thận (hành thủy), nhưng mặn quá sẽ hại tim và ruột non (hành hỏa).
  • Vị đắng đi vào tim (hành hỏa), nhưng đắng quá sẽ hại phổi và ruột già (hành kim).
  • Vị cay đi vào phổi (hành kim), nhưng quá cay sẽ hại gan (hành mộc).
  • Vị chua đi vào gan (hành mộc), nhưng chua quá sẽ làm hỏng tỳ vị (hành thổ).
  • Vị ngọt đi vào dạ dày, tuyến tụy (tỳ, vị - hành thổ), nhưng ngọt quá sẽ hại thận và bàng quang (hành thủy).
Đến giờ rất nhiều người bị bệnh dạ dày vẫn khuyến khích dùng vị ngọt để trị bệnh dạ dày, quý vị cũng có thể tự google, chứng tỏ những gì đúc kết từ ngàn xưa tới nay không hề bị thay đổi.

ngu hanh ngu vi 03

“Ngũ vị” là 5 thứ vị: cay - ngọt - chua - đắng - mặn (tân - cam - toan - khổ - hàm). Trong những món ăn của Việt Nam, từ phở, bún,cháo…những món ăn ở khắp vùng miền, trong đó chứa đựng và bao hàm của giá trị ngũ hành và dinh dưỡng. Canh Chua, Cá Kho, Chè,…đó là những món ăn hằng ngày trong bữa ăn của gia đình Việt, chứa đừng hàm ý đủ vị và tinh hoa trong đó. Nên không phải tự nhiên Ẩm Thực Việt Nam được quốc tế biết đến và cũng là một nền Ẩm Thực tinh hoa của thế giới. Những món ăn của người Việt chứa đựng rất nhiều giá trị Ngũ Hành Ngũ Vị và ăn uống món gì theo đúng 4 mùa Xuân Hạ Thu Đông, thuận theo trời đất là bí quyết dưỡng sinh bật nhất của Phương Đông.

Hư vô (Vũ Trụ) sinh Thái cực, Thái cực sinh Lưỡng nghi, Lưỡng nghi sinh Tứ tượng, Tứ tượng sinh Bát quái. Từ đó Ngũ Hành liên quan mật thiết tới Âm Dương, để cân bằng mọi thứ từ cuộc sống đến thân thể. Mùa Xuân cần hạn chế vị chua và tăng thêm vị ngọt, mùa Hạ nên ăn ít các thứ đắng, mặn và ăn nhiều các thứ cay ấm; mùa Thu cần “giảm cay tăng chua”; mùa Đông nên hạn chế vị mặn và tăng cường vị đắng. Sự điều tiết ngũ vị trong 4 mùa cũng không ngoài mục đích là làm cho âm dương và ngũ hành trong cơ thể vận hành đồng bộ phù hợp với tứ khí 4 mùa trong trời đất.

ngu hanh ngu vi 04

Triết lý Ngũ Hành từ đó đã suy ra nhiều “Ngũ” khác nhau để chi phối trong cuộc sống và đôi khi mình sống chậm lại một tý, ngồi ngẫm sao lại trùng hợp thế. Ngũ Quan Thính giác, vị giác, thị giác, khứu giác và xúc giác. Ngũ Thường Nhân, Lễ, Tín, Nghĩa, Trí. Ngũ Cốc. Ngũ hành được ứng dụng vào Kinh Dịch, Năm nguyên tố và các nguyên lý cơ bản của Ngũ hành đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhiều lĩnh vực hoạt động của người Trung Hoa cũng như một số quốc gia và vùng lãnh thổ xung quanh như: Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc, Triều Tiên, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore... từ thời cổ đại đến nay trong nhiều lĩnh vực như hôn nhân và gia đình, âm nhạc, hội họa, kiến trúc, y học cổ truyền, quân sự...

Hiểu về Ngũ Hành để cân bằng mọi thứ trong cuộc sống, đôi khi nhìn về cuộc sống hằng ngày, thấy mọi thứ quá phức tạp, nhưng bình tâm ngẫm về nguyên tắc của người Xưa thấy cuộc sống này đơn giản vô cùng. 
Tác giả bài viết: Mr Trường - Y sĩ Y Học Cổ Truyền
Nguồn tin: Nhật Trường Kon Tum







10 “tuyệt chiêu” khơi thông kinh lạc: mỗi ngày làm 1 lần, suốt đời không lo bệnh tật

Trung y cho rằng “mạch thông thì không đau, đau tức là mạch không thông”. Nếu như kinh lạc chúng ta không thông, sẽ xuất hiện một loạt các biểu hiện ốm đau, hơn nữa dù cho bạn bổ bao nhiêu đi nữa cũng không có tác dụng lớn!

Vì kinh lạc quán xuyến từ trong ra đến ngoài thân thể, dẫn khí huyết đi khắp lục phủ ngũ tạng nuôi sống và bảo vệ cơ thể, do đó chỉ cần một chỗ nào đó của kinh lạc bị bế tắc ắt khí huyết sẽ loạn mà dẫn đến bệnh, đưa bổ vào cũng không dễ đến được nơi cần đến, chính là cái lý ấy. Do đó các phương pháp điều trị của Trung Y (ta gọi là Đông Y) hầu hết đều lấy phương châm thông kinh hoạt lạc làm nền tảng.
Dưới đây là 10 tuyệt chiêu thông kinh hoạt lạc giúp bạn có được sức khỏe như mong muốn, chỉ cần mỗi ngày chịu khó thực hiện 1 lần, bạn sẽ nhanh chóng thấy sự cải biến.
  1. Lăn, vê huyệt hậu khê: bảo vệ xương cổ, thắt lưng
Nếu như bạn ngồi ở trước máy tính, có thể đặt vị trí huyệt hậu khê ở hai tay lên cạnh bàn, dùng cổ tay và các đốt ngón tay dẫn động hai tay, thả lỏng lăn qua lại trên cạnh bàn, sẽ đạt được ngưỡng kích thích huyệt vị hiệu quả.
Trong lúc lăn qua lại huyệt vị đó sẽ có cảm giác đau tức là đúng. Mỗi ngày chỉ làm 3 phút, thuận tay làm một chút vậy. Kiên trì thường hằng thì đối với xương cổ, thắt lưng xác thực là có hiệu quả trị liệu cực tốt, đối với việc hỗ trợ thị lực cũng rất tốt.
  1. Vỗ mặt trong khuỷu tay: bài xuất hỏa khí và độc tố ở tim phổi
Mặt trong khuỷu tay là bộ phận dày đặc các kinh lạc, có kinh phế, kinh tâm bào cùng kinh tâm, đây là nơi ba đầu kinh lạc thông qua, vỗ khuỷu tay có thể bài xuất hỏa khí và độc tố ở tim phổi.
Lúc vỗ, bàn tay buông lỏng, có lực và còn phải vỗ nhịp nhàng từng nhịp từng nhịp, mỗi bên của mặt trong khuỷu tay vỗ liên tục từ 5~10 phút, trước tiên vỗ mặt trong khuỷu tay trái, sau lại vỗ mặt trong khuỷu tay phải. Mặt trong khuỷu sẽ xuất hiện các màu sắc xanh, hồng, tím, đen…màu sắc khác nhau là biểu hiện của độc tố phản ứng, màu càng đậm biểu hiện bệnh càng nghiêm trọng.
Tốt nhất là mỗi tuần vỗ một lần, thông thường 3~5 lần phản ứng về màu sắc sẽ giảm bớt rõ rệt, độc tố cũng được thanh lý tương đương với biểu hiện của phản ứng màu sắc. Nếu sợ đau, vỗ nhè nhẹ cho đến khi đỏ lên cũng có thể thông kinh lạc, thúc đẩy vận hành khí huyết.
Đề nghị: sau khi vỗ xong, lập tức uống một chén nước ấm để tăng cường bài độc, trong ngày hôm đó cũng đừng tắm.
  1. Bài tập Yoga hồ điệp: thúc đẩy tuần hoàn huyết dịch
Buổi tối về nhà làm qua động tác này, hai tay bắt lấy mũi chân, đầu gối hướng sang hai bên mở ra, để sát mặt đất, eo lưng thẳng tắp, hai đầu gối hướng xuống sàn nhà nhịp nhàng rung động. Mỗi ngày 10 phút đồng hồ.
Bài tập Yoga hồ điệp thông qua ép xuống hai chân, Nhưng là rèn luyện xương chậu, thúc đẩy tuần hoàn huyết dịch xương chậu, tẩm bổ bàng quang, thận… các cơ quan nội tạng, từ đó mà cải thiện sắc da, làm cho da trắng hồng, đồng thời kéo găng phần lưng và phần hông tăng cường độ dẻo dai cho thân thể.
  1. Chà xát mặt thay đổi da thịt
Hai tay chà xát đến nóng lên, phát nhiệt, rồi xoa giống như rửa mặt, mát xa mặt 60 lần, bàn tay chà xát nhiệt vừa nóng là đủ.
Đề nghị: sau khi dậy, trước khi ngủ, lúc cảm thấy đôi mắt mệt mỏi đều có thể làm.
  1. Hai cánh tay kéo căng bả vai gáy
Hai tay úp song song với nhau, đưa ra phía trước thân và kéo căng vai. Kéo dài động tác kéo căng này trong 10 giây, rồi buông lỏng, rồi lại làm tiếp một lần nữa. Trong quá trình kéo căng sẽ có cảm giác vai gáy cổ và phần lưng có đau một chút. Sau khi làm xong sẽ thấy rất thoải mái.

  1. Kéo duỗi xương sống giúp phần lưng giảm bớt mệt mỏi
Ngồi cạnh ghế, duỗi thẳng 2 chân song song với nhau, không chạm đất. Giữ nguyên tư thế này khoảng 10 giây, buông lỏng, rồi làm tiếp một lần nữa.
Thả lỏng 2 tay xuống và nâng vai lên
  1. Nâng lỏng bả vai bảo vệ vai gáy
Đứng thẳng, 2 tay thả lỏng xuôi xuống, nâng hai vai lên, cảm giác vai đau rát khi kéo căng, giữ cảm giác này trong 15 giây, rồi buông lỏng bả vai, sau đó làm thêm một lần nữa.
  1. Giảm bớt đau nhức bả vai + giảm béo
Mua một cái chày cán bột, thường xuyên đặt ở dưới chân lăn qua lăn lại, mỗi ngày 10~15 phút. Nếu như phần vai gáy của bạn bị đau thì sẽ có vị trí đối ứng với nó ở dưới bàn chân bị đau và cảm thấy vị trí đó tròn như viên bi, hãy lăn qua lăn lại cho đến khi vị trí này tản ra, lúc đó phần vai gáy bị đau cũng sẽ hết, kiên trì làm còn có thể giảm béo.
  1. Bài tiết độc tố kinh bàng quang
Hai chân đặt sát vào nhau, duỗi thẳng, mũi chân bẻ cong hướng về cơ thể, hai tay nắm lấy ngón chân, thân thể từ từ gập về trước áp sát xuống. Đây là phương pháp bổ trợ bài tiết độc tố kinh bàng quang, một lần ít nhất phải làm từ 15~30 phút.
Nếu tay càng không với tới ngón chân, điều này càng nói lên rằng độc tố trong bạn đã tích tụ quá nhiều, nhưng không nên sốt ruột, cũng không nên dùng lực quá mạnh, chỉ cần phần gân bên sau đùi có cảm giác kéo căng là được rồi, nếu không sẽ dễ dàng kéo tổn thương dây chằng.
  1. Ấn day ấn đường cải thiện chức năng mạch máu ở tim
Mỗi lần làm ấn day 40 lần huyệt ấn đường. Làm như vậy để có thể điều chỉnh nội tiết, cải thiện chức năng mạch máu của tim, an thần định chí.
Đồng thời, phương pháp ứng dụng kinh lạc tốt như thế này không giới thiệu cho bạn bè quả thật đáng tiếc, hãy giúp mọi người thực hành cùng bạn nhé!
Huyệt này có tác dụng khơi thông kinh lạc, giúp cho kinh lạc của bạn từ đầu đến chân được thông suốt, khí huyết đầy đủ, bách bệnh không sinh, đưa chất bổ dưỡng vào thì càng hữu hiệu! vừa đơn giản lại vừa thực dụng, các bạn hãy nhớ lấy nhé!
Theo soundofhope.org/daikynguyenvn.com


Sách Thức Ăn Quyết Định Số Phận Của Bạn  AUDIO P1 đã 'ẩn'

Sách Thức Ăn Quyết Định Số Phận Của Bạn  AUDIO P2

Sách Thức Ăn Quyết Định Số Phận Của Bạn -  tác giả Namboku Mizuno 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét