VI RÚT SÓNG TÂM CHIÊU CẢM NGHIỆP
Không phải tất cả, song những hành giả thực sự có công phu phần lớn đều nhờ định để chuyển bệnh, hoặc “chung sống” với bệnh một cách tự tại trọn đời không phiền đến người thân, thậm chí chẳng ai biết họ mang bệnh.
Tinh tấn tu thấy bệnh mờ dần mất dần, thân ấy âu cũng là sự hưởng lợi từ ánh sáng vô lượng đang tràn vào tự tâm.
Tinh tấn tu thấy bệnh mờ dần mất dần, thân ấy âu cũng là sự hưởng lợi từ ánh sáng vô lượng đang tràn vào tự tâm.
Vũ trụ tồn tại bởi ý niệm. Nói theo khoa học là vật chất tồn tại từ các hạt lượng tử. Ý niệm vốn là vật chất (tức sự dao động hội tụ của các hạt). Vật chất đó vốn huyễn (như ta thấy tướng sự vật từ đám mây hình thành). Tốc độ ánh sáng từ mặt trời đến trái đất mất khoảng 8 phút; còn ý niệm từ tâm khởi sẽ biến khắp vũ trụ. Nhiều thứ mùi tỏa ra trong nhà, ra ngoài sân ta nghĩ chúng tan mất rồi; trong lúc cá heo có thể bắt sóng âm thanh ở xa 25 km. Trăn định vị được hang ổ cách hàng chục km. Loài dơi vốn “mù”, nhưng chúng dùng tần sóng vi vu trong rừng cây dày đặc chẳng gì chướng ngại.
Kinh viết “Niệm niệm thành hình”. Niệm khởi là sóng. Sóng như gió vô hình, gộp lại thành bão [hữu hình]. Nhiều người từ chối sống dưới điện cao áp, đài phát sóng tần suất lớn, sợ ảnh hưởng sức khỏe. Đúng. Họ lại không muốn tin sự thật là từ trường ý niệm còn có sức hủy hoại mạnh hơn. Mới đây khoa học đưa ra kết luận ban đầu về việc dùng điện thoại nối mạng nhiều có nguy cơ dẫn đến ung thư như những nguyên nhân nguy hiểm khác. Giao điện thoại nối mạng cho trẻ, ngập chìm trong đó sẽ hao tàn thể xác và tâm hồn vấy bẩn đến không thể tẩy rửa. Xem ti vi nhiều, nhất là ti vi bây giờ cũng liên mạng, là tiêu tàn tuổi thọ quá oan uổng. Có quốc gia tiên tiến, pháp luật quy định trẻ em dưới 15 tuổi không được sử dụng internet, là giàu đạo lý.
Giữa bệnh viện với một không gian nhiều cây cối núi đồi thảo nguyên xanh mướt, chỗ nào đáng ở hơn, chỗ nào sẽ mang lại an bình? Những đứa trẻ suốt ngày chúi mặt vào màn hình, dẫu có núp trong phòng kín, chúng cũng đang sống giữa một không gian kìn kịt trường năng lượng xấu. Mang theo internet lên rừng xanh núi thẳm cũng là đang giữa ồn ào náo nhiệt và thứ từ trường ấy không ngừng nhiễm độc tâm. Một vụ án máu me được tung lên cộng đồng mạng; làn sóng hận thù tập thể lan truyền vô tận, làm biến dạng từ trường và theo đó nhân lên không ngừng, nó len lỏi vào ngõ ngách qua những ai-phôn ai-pát, khơi lên mầm u tối trong thế hệ x. Chúng lướt web hễ gặp việc thiện nguyện liền bị phẩy qua mau chóng, phanh lại ở trang sát trộm dâm dối, giật gân khiêu khích; những x những z tiếp thêm nhiên liệu. Hoặc như một cuốn sách bạo lực nằm yên trong tủ không sao nhưng ai đó lôi ra đọc, ý niệm cuốn theo từng con chữ, từ trường cuồng loạn loang xa.
Trái đất ít thiên tai chính là do niệm thiện nhiều (nhờ công phu hành trì Phật pháp), niệm ác ít. Không thể so sánh, song việc chúng sanh thải ra không gian lượng từ trường xấu cũng như trong một hồ nước người người xuống tắm gây ô nhiễm; còn chánh Pháp là cái máy lọc thầm lặng. Niệm ác nhân lên sẽ biến đổi từ trường chung, chiêu cảm thiên [nhân] tai. Nếu ta vi phạm quy/pháp luật vũ trụ, vận mạng sẽ méo. Câu hỏi đặt ra: vậy ta có vi phạm quy luật vũ trụ? Ở đây không bàn đến người xấu, chỉ lấy người được xem khá mực thước đức độ để xét. Mười trọng giới trong nhà Phật (thập thiện), chỉ cần nói ngũ giới; lại muốn rút lại một giới tà dâm thôi, đã phạm quá đà. Chưa bàn tác ý hay có hành vi với vợ người; giữa vợ chồng với nhau nếu bày trò quá mức, là tà dâm. Xem hình, phim đồi trụy dẫu trong một phút - là tà dâm. Nghĩ, nói, viết về tính dục - là tà. Mây mưa trong ngày Phật đản, trong ngày rằm, mồng một, trong những ngày vía đức Phật và Bồ tát, đích thị tà dâm. Thử so sánh, những ngày vía chư Phật và Bồ tát, đối với Phật tử xét về nhân đức phải xem giống như ngày giỗ kị của ông bà cha mẹ; ngày tưởng niệm thân quyến, lẽ nào ta phá rào?! Với lúc sấm chớp mây đen, là thời khắc trời đất lâm vào tăm tối, ta tà tức phóng ý niệm tà góp phần làm gãy từ trường. Đây không những phạm giới, còn là gieo nhân trực tiếp địa ngục. Nhưng trước hết, tinh - khí - thần sẽ tổn, phước hao, đoản mạng. Theo đó vận hạn, bệnh tật sẽ sờ gáy.
Chúng ta sống phần lớn bởi nghiệp lực lôi kéo, bởi không dễ làm chủ tâm. Ta nổi nóng. Tại sao nổi nóng rồi liền ân hận, sao tôi có thể nói vậy làm vậy nhỉ. Đó không phải con người tôi. Đúng rồi. Tâm một khi không được “thuần dưỡng”, thân chỉ là nô lệ của nghiệp thức. Nó giấu mặt, nó lạnh lùng, nó sai khiến tôi không thể trì lại. Trong một cuộc nhậu, vài ba người bỗng gây gổ, người đứng dựng dậy vỗ ngực đấm đá, so với người bình tâm ngồi yên và nét mặt không biến sắc, ai mới xứng trượng phu? Chớ nhìn vào hình tướng thô lậu để đánh giá sự tiến bộ mỗi cá nhân.
Chớ nhìn vào sự phát triển của vật chất mà nhầm tưởng xã hội phát triển không ngừng. Phật pháp vi diệu nhiều nơi bị đánh đồng với thần, với quan tham để người đời hối lộ xỏ xin đủ điều. Con cái chửi mắng cha mẹ thành chuyện thường; học trò không kính cẩn chào thầy cô, đồng tiền lên ngôi “hành đạo”. Có đáng ngại không khi bệnh viện mọc lên càng nhiều lại xem đó là sự phát triển. Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện từng nói: “Nếu chúng ta đóng cửa một nhà chùa thì phải xây thêm một bệnh viện”. Bệnh viện đương nhiên tốt, song không thể tốt bằng một ngôi chùa. Tin sâu nhân quả, sẽ thấy nếu phước còn thì mạng còn; thọ mạng hết, dẫu đến bệnh viện tốt nhất thế giới cũng bó tay.
Có người ân hận không kịp đưa người thân đến bệnh viện trung ương, vì bệnh quá nặng phải mổ ở một nơi xoàng, ca mổ không tốt đưa đến tử vong; thử nghĩ, đó chẳng phải do phước họ không đủ để tới bệnh viện tốt hơn chăng? Hoặc ai đó tới được bệnh viện lớn, sự lành một phần nhờ duyên hội từ gặp bác sĩ giỏi, từ tinh thần tốt nhờ thân nhân bè bạn con cháu động viên, từ niềm hy vọng sống mãnh liệt; từ việc tổn hao tiền bạc, từ sự khổ sở của bản thân cũng tiêu đi một lượng nghiệp để đưa đến sự bình ổn. Còn rốt ráo mà nói, nếu ta sống không “nhuyễn” trong thập thiện ngũ giới mà vẫn khỏe mạnh sống lâu trong sự kiêu căng ích kỷ, cũng phải suy ngẫm, bởi đó chính là đang hưởng phước từ kiếp quá khứ, và tâm “tham” kia đang chiêu hút, vay mượn, “vơ vét” phước của mình trong tương lai, trong kiếp kế tiếp. Nền tảng của con người phải bắt đầu từ việc giáo dục Nhân quả từ trong thai nhi, từ bé thơ, từ khi ngồi trên ghế nhà trường. Một khi Phật pháp dẫu sơ đẳng được đưa vào giảng dạy, con người từ việc nhận diện việc nào tốt việc nào ác theo nguyên lý của khoa học lượng tử hiện thời, sẽ cải biến hành theo; gây dựng nên phần Tâm Lý sâu chắc; phần Vật Lý, ai học Phật sẽ tự biết ăn chay rất tốt cho cơ thể. Sinh - lão - bệnh - tử, không ai ngược lại quy luật này nếu không chân thật tu hành chứng quả. Sự phát triển của khoa học, (từ đây mới có bom nguyên tử, vũ khí sinh học, internet truyền tải vi rút ý niệm xuyên không/thời gian) v.v, cũng là yếu tố chính góp sức cho quá trình hoại diệt trở nên mau chóng. Nghệ thuật nấu nướng phát triển, món ăn ngon hơn cốt lõi nhờ các loại gia vị hóa chất kích độ ngọt gấp trăm lần mì tinh; hóa chất tràn vào bất cứ loại đồ ăn thức uống nào. Điều này, sự phát triển này giúp con người ngày càng trẻ khỏe hay mau bệnh mau chết?
Sự giàu lên phải đi đôi với an lạc, ít bệnh, đó mới là hạnh phúc. Người an lạc là người biết giữ thân, ít đến viện nhất (nhờ lối sống thiện lương thiểu dục tri túc). Ai bỏ chút ít thời gian nghiêm túc nghiên cứu rồi ăn uống theo phương pháp Thực Dưỡng giản tiện, có thể tự ăn uống điều chỉnh bệnh kể cả bệnh hiểm nghèo nhất; bởi chính như cha để của y học phương Tây Hippocrates từng nói “Thức ăn (thuần chay) chính là thuốc của bạn”. Tại sao rất nhiều người ăn gạo lứt muối mè đã lành ung thư? Từ chỗ ăn mặn, họ trở về ăn uống thuần tịnh hơn cả chay, và nếu ăn với tâm từ sám hối, xét ngay ở nguyên lý này đã đúng, đã thấy họ xứng đáng nhận được sự gia ân của nghiệp. Với trường hợp xả bỏ duyên trần chuyên niệm “A Di Đà Phật” một lòng hướng về Cực Lạc khiến những khối u quái ác biến mất là quá hiển nhiên, không cần bàn tới nữa, nó đúng hoàn toàn về mặt khoa học chữa bệnh bằng “sóng-từ-tâm”. Cao hơn là biết đổi ý niệm (từ ác qua thiện), từ tạp niệm quy về hồng danh Đức Phật, hay trì chú, tụng kinh, quán hình Phật, thiền vipassana. Tất thảy pháp môn đều đưa đến đích phải là tâm thanh tịnh, tâm định. Trí sáng, tâm an, lúc nào nhìn mặt họ cũng như trẻ thơ. Khoa học cho hay, bộ não con người là bộ máy phát sóng phát điện hoàn hảo của cơ thể; cũng là bộ máy truyền thông tin hoàn hảo đến hàng trăm tỉ tế bào có trên cơ thể.
Ý niệm khởi từ tâm sẽ được não bộ phát đi khắp.
Ta nghĩ xấu thì mọi tế bào chuyển xấu, nghĩ thiện nghĩ về pháp thì ngược lại. Đối với khối u, một khi tế bào cơ thể ta nhận thông tin xấu (từ ý nghĩ lo sợ) nó sẽ tạo nên một áp lực lớn, chẳng những các tế bào ung thư xấu đi mau chóng mà những tế bào khỏe mạnh cũng dao động theo chiều hướng đó. Một khối u hình thành đôi khi chỉ trong vòng vài tiếng; khối u tan mất đôi khi cũng như phép màu. Những công trình nghiên cứu y học mới nhất cho thấy phần lớn số người đều từng có tế bào ung thư xuất hiện. Từ tế bào đến hiện khối u/ung là một quá trình khởi động của duyên. Nếu duyên không đủ tế bào ấy sẽ như bèo dạt đến rồi trôi đi mất. Giờ đây ngành y vừa sáng chế loại máy siêu phát hiện ung thư. Giả như tế bào ung thư vừa tung tăng lội qua cơ thể ai đó chơi đùa bỗng bị cái máy ấy chộp được; cụm từ “có tế bào ung thư” sẽ chóng phát thành khối u chính bởi nỗi ám ảnh từ kết quả vừa lãnh nhận, và dĩ nhiên là đối với người tâm vọng động, tâm sợ hãi, tâm quý tiếc thân trong lúc không hành pháp. Hoặc giả một người đau quặn, cứ nghĩ mình bị ruột thừa, bị u, mỗi mỗi phút giây đều lao theo ý niệm đó, Năng Lượng Tâm không đủ trì níu lại nên nhân duyên sẽ hội tụ ngay thành cái điều mà “tâm họ muốn”. Họ nhập viện cấp cứu, chụp phim. Phim ấy liền định danh đóng khung khối u lại; cơ hội năng lượng tâm hóa giải khối u xem như trôi mất. Cũng có thể đó là Pháp khảo nghiệm Tâm lực của hành giả, hoặc cũng không ngoại trừ oan gia trái chủ đến quậy. Ai là Phật tử thuần thiện dễ được Hộ pháp hay một vị La hán nào đó trợ cứu; dĩ nhiên Hộ pháp đó biết hành giả này có hy vọng cho Phật môn, còn không cũng đành “bó tay” mặc họ trả nợ xưa vậy. Chưa dám bàn đến ma vương Ba Tuần, chỉ nói đến oan gia thôi đã đủ để ta phản tỉnh.
Bậc có Thiên nhãn thông thấy quanh mỗi chúng sanh đa phần luôn có “chủ nợ” theo riết. Có người đến hàng trăm con vật (họ giết) bám vào thân khiến sanh bệnh hiểm. Đi khám, việc y khoa kết luận rành rành nguyên nhân, xét ở khoa học lượng tử, chỉ là cái nhìn của một phần tỉ vấn đề mà thôi. Thế nên muốn trị bệnh phải bắt đầu từ hai việc: sám hối nghiệp chướng và tinh tấn công phu. Trọng tu hồi hướng. Phật pháp dĩ nhiên bất khả tư nghì. Song, như kinh đã viết: Chúng sanh nghiệp báo cũng bất khả tư nghì! Chưa trọn vẹn nguyện tu về cõi Tịnh, sẽ rất dễ sa lưới nghiệp chướng cõi Trược. Thường khi niệm Phật một thời, nay có bệnh thì buông xả thế gian tăng thời khóa lay chuyển những rễ độc từ vọng tâm đang bám quá sâu quá chặt Ta bà. Thường khi vẫn sanh tâm ngã mạn bởi tài danh vốn có, kể cả việc mình tự thấy tu hành cũng khá, thì nay chí tâm hướng đến Vô Ngã để có được sự gia trì của chúng thánh. Thường khi còn loanh quanh ngoài giới luật thì nay đứng hẳn trong vòng Ngũ giới Thập thiện.
Sống trong khuôn khổ thập thiện, vì người mà sống; sống trong phẩm hạnh tri ân tất thảy phụng sự tất thảy và giữ vững thời khóa công phu, bệnh ắt được đẩy lùi (bắt đầu từ việc chuyển đổi ý niệm). Nếu xóa được ý nghĩ về căn bệnh trong ta thì bệnh lành từ 30% đến 90%. Bác sĩ lừng danh Hew Len từng dùng phương pháp xóa thông tin về bệnh trong bệnh nhân và đưa tâm mình trở về Không, đã chữa lành cho hàng ngàn người. Từng có thí nghiệm khoa học cho hai người bệnh tương đương cùng uống thuốc, trong đó một người uống thuốc giả; (với điều kiện ngay bác sĩ đưa thuốc cho bệnh nhân cũng không hay gì, chỉ biết và truyền đến bệnh nhân thông tin đây là loại thuốc mới cực kỳ hiệu nghiệm), kết quả hai người kia đều lành. Khoa học gọi hiện tượng này là giả dược. Tây y từng đưa củ sâm vào nghiên cứu, họ thấy chất bổ dưỡng không là bao. Là bởi, củ sâm vốn trở thành biểu tượng của thần dược, ai cũng với ý nghĩ này nên đã kết tinh dưỡng chất cho nó; đặc biệt là ai uống sâm đều với tâm niệm mình chắc chắn sẽ khỏe.
Y học dẫu chế tạo ra một viên thuốc với đầy đủ các chất như củ sân, lúc người đau uống vào đương nhiên sẽ không bằng của sâm. Chính nhờ ý niệm. Cũng cần thêm, thời nay ý niệm tốt về củ sâm có phần nhạt hơn, (do vọng tưởng về sự tốt từ nhiều loại thuốc ngoại khác) nên năng lực cứu bệnh của nó hẳn không bằng xưa. Phàm phu khác Phật ở vọng tưởng và chấp trước. Thế nên, mọi thứ đến với ta không phải là vấn đề, vấn đề ở chỗ tâm ta đang vọng loạn về vấn đề ấy. Ai một khi mắc bệnh, cái ý niệm về bệnh cơ bản họ không xóa được, mỗi lần hơi đau là ý niệm lại hằn sâu, lại thêm phần sợ hãi; người có công phu thì ngược lại, họ sẽ phẩy cái ý niệm đó như bao vọng tưởng khác.
Phương pháp thôi miên cũng đem lại hiệu quả khi người bệnh nhắm mắt tĩnh tâm quán tưởng về một trường năng lượng sạch từ từ dần dần kết tụ, huy động hệ thống miễn dịch làm lành bệnh. Đó có thể là tưởng đến một bàn tay đang thu hút năng lượng, nhẹ nhàng xoay vòng lên chỗ bệnh, ý niệm được đặt ở đó, năng lượng tụ về càng nhiều, vết đau đang được xoa dịu, đang lành dần lành dần. Nghĩ về một trái chanh được vắt hay cắt trái xoài làm ta chảy nước miếng; nghĩ về năng lượng cũng vậy, cơ thể sẽ tự tiết ra “thần dược”. Làm chủ được tâm tức làm chủ vọng niệm. Bước đầu làm chủ vọng, ta mới có năng lực huy động năng lượng. Năng lượng luôn biết lắng nghe và thực hiện ý niệm từ tâm; tuy đòi hỏi người đó phải đạt tâm tịch tĩnh. Nói sát thực hơn, chỉ với tâm trong lặng thuần khiết (nhờ hành thiền nói chung thông qua việc trì giới), thân thể sẽ luôn hài hòa năng động và tươi trẻ. Bởi, thân bệnh là do tâm nghiệp. Tinh tấn tu sẽ tẩy được nghiệp; nghiệp tan dĩ nhiên bệnh tự khắc lùi.
Ý niệm chuyển cảnh giới - thực đây mới là chân lý khế hợp quy luật nhân quả, quy luật vận hành của vũ trụ; song tu chưa đủ lực, do vậy quả ngọt đó ta không được dự phần. Tu vài ba năm, ngay đến chấp trước, nóng giận cũng chưa thuyên giảm, nói gì đến tẩy bệnh. Không làm chủ được tâm, sao dễ làm chủ thân. Chưa thấy triệt nhân quả thông ba đời, chưa thấu lý quanh mình vẫn nhiều lắm những chúng sanh ta từng gây hại từ đời trước và đời này, thì đến lúc đột ngột lâm bệnh tâm ấy sẽ run lẩy bẩy, niệm Phật niệm Pháp nhòa vào niệm đau niệm bệnh. Vẫn biết Tâm chuyển được vạn vật. Năng lượng tâm có thể chuyển được mọi bệnh nan y, song điều này đâu dễ. Chẳng hạn như bản thân tôi việc tu trì trệ, chẳng may gặp bệnh cũng phải cậy đến bệnh viện, hết lòng kính trọng bác sĩ dẫu biết Y khoa và Y đức so với Phật pháp tường giải, so với ngành Thực Dưỡng vẫn còn quá nhiều bất cập.
Bậc chứng thánh, bậc chân tu thực sự có công phu, sống trong tịnh pháp, phần lớn đều là những người vô bệnh. Xin mở ngoặc, Phật có bệnh, các vị chứng quả có bệnh, chỉ là sự thị hiện thân xác vô thường. Hay đúng hơn, bệnh có song không khiến họ khổ. Đã sống trong giới luật tinh nghiêm, ăn uống đạm bạc theo nguyên lý mẹ thiên nhiên, bệnh nếu có sẽ nhắc nhở nên thường quán thân vô thường. Bệnh ấy âu cũng là “giới” để họ không thừa sức mà tạo nghiệp (như rượu chè, hút chích, dâm dục). Họ còn xem bệnh như bạn, ngày ngày tâm tình với bệnh. Không phải tất cả, song những hành giả thực sự có công phu phần lớn đều nhờ định chuyển bệnh, hoặc “chung sống” với bệnh một cách tự tại trọn đời không phiền đến người thân, thậm chí chẳng ai biết họ mang bệnh. Tinh tấn tu thấy bệnh mờ dần mất dần, thân ấy âu cũng là sự hưởng lợi từ ánh sáng vô lượng đang tràn vào tự tâm.
Hồ Dụy (Thư Viện Hoa Sen)
Kinh Pháp Cú 01 – Phẩm Song Yếu
KINH PHÁP CÚ
1. Ý dẫn đầu các pháp,
Ý làm chủ, ý tạo;
Nếu với ý ô nhiễm,
Nói lên hay hành động,
Khổ não bước theo sau,
Như xe, chân vật kéo.
Ý làm chủ, ý tạo;
Nếu với ý ô nhiễm,
Nói lên hay hành động,
Khổ não bước theo sau,
Như xe, chân vật kéo.
2. Ý dẫn đầu các pháp,
Ý làm chủ, ý tạo;
Nếu với ý thanh tịnh,
Nói lên hay hành động,
An lạc bước theo sau,
Như bóng, không rời hình.
Ý làm chủ, ý tạo;
Nếu với ý thanh tịnh,
Nói lên hay hành động,
An lạc bước theo sau,
Như bóng, không rời hình.
3. Nó mắng tôi, đánh tôi,
Nó thắng tôi, cướp tôi
Ai ôm hiềm hận ấy,
Hận thù không thể nguôi.
Nó thắng tôi, cướp tôi
Ai ôm hiềm hận ấy,
Hận thù không thể nguôi.
4. Nó mắng tôi, đánh tôi,
Nó thắng tôi, cướp tôi
Không ôm hiềm hận ấy,
Hận thù được tự nguôi.
Nó thắng tôi, cướp tôi
Không ôm hiềm hận ấy,
Hận thù được tự nguôi.
5. Với hận diệt hận thù,
Ðời này không có được.
Không hận diệt hận thù,
Là định luật ngàn thu.
Ðời này không có được.
Không hận diệt hận thù,
Là định luật ngàn thu.
6. Và người khác không biết,
Chúng ta đây bị hại.
Chỗ ấy, ai hiểu được
Tranh luận được lắng êm.
Chúng ta đây bị hại.
Chỗ ấy, ai hiểu được
Tranh luận được lắng êm.
7. Ai sống nhìn tịnh tướng,
Không hộ trì các căn,
ăn uống thiếu tiết độ,
biếng nhác, chẳng tinh cần.
Ma uy hiếp kẻ ấy,
như cây yếu trước gió.
Không hộ trì các căn,
ăn uống thiếu tiết độ,
biếng nhác, chẳng tinh cần.
Ma uy hiếp kẻ ấy,
như cây yếu trước gió.
8. Ai sống quán bất tịnh,
Khéo hộ trì các căn,
ăn uống có tiết độ,
Có lòng tin, tinh cần,
Ma không uy hiếp được,
Như núi đá, trước gió.
Khéo hộ trì các căn,
ăn uống có tiết độ,
Có lòng tin, tinh cần,
Ma không uy hiếp được,
Như núi đá, trước gió.
9. Ai mặc áo cà sa.
tâm chưa rời uế trược,
không tự chế, không thực,
không xứng áo cà sa
tâm chưa rời uế trược,
không tự chế, không thực,
không xứng áo cà sa
10. Ai rời bỏ uế trược,
giới luật khéo nghiêm trì,
tự chế, sống chơn thực,
thật xứng áo cà sa.
giới luật khéo nghiêm trì,
tự chế, sống chơn thực,
thật xứng áo cà sa.
11. Không chân, tưởng chân thật,
chân thật, thấy không chân:
chúng không đạt chân thật,
do tà tư, tà hạnh.
chân thật, thấy không chân:
chúng không đạt chân thật,
do tà tư, tà hạnh.
12. Chân thật, biết chân thật,
Không chân, biết không chân:
chúng đạt được chân thật,
do chánh tư, chánh hạnh.
Không chân, biết không chân:
chúng đạt được chân thật,
do chánh tư, chánh hạnh.
13. Như mái nhà vụng lợp,
Mưa liền xâm nhập vào.
Cũng vậy tâm không tu,
Tham dục liền xâm nhập.
Mưa liền xâm nhập vào.
Cũng vậy tâm không tu,
Tham dục liền xâm nhập.
14. Như ngôi nhà khéo lợp,
Mưa không xâm nhập vào.
Cũng vậy tâm khéo tu,
Tham dục không xâm nhập.
Mưa không xâm nhập vào.
Cũng vậy tâm khéo tu,
Tham dục không xâm nhập.
15. Nay sầu, đời sau sầu,
Kẻ ác, hai đời sầu;
Nó sầu, nó ưu não,
Thấy nghiệp uế mình làm.
Kẻ ác, hai đời sầu;
Nó sầu, nó ưu não,
Thấy nghiệp uế mình làm.
16. Nay vui, đời sau vui,
Làm phước, hai đời vui,
Nó vui, nó an vui,
Thấy nghiệp tịnh mình làm.
Làm phước, hai đời vui,
Nó vui, nó an vui,
Thấy nghiệp tịnh mình làm.
17. Nay than, đời sau than,
Kẻ ác, hai đời than,
Nó than: ‘Ta làm ác’
Ðọa cõi dữ, than hơn.
Kẻ ác, hai đời than,
Nó than: ‘Ta làm ác’
Ðọa cõi dữ, than hơn.
18. Nay sướng, đời sau sướng,
Làm phước, hai đời sướng.
Nó sướng: ‘Ta làm thiện’,
Sanh cõi lành, sướng hơn.
Làm phước, hai đời sướng.
Nó sướng: ‘Ta làm thiện’,
Sanh cõi lành, sướng hơn.
19. Nếu người nói nhiều kinh,
Không hành trì, phóng dật;
Như kẻ chăn bò người,
Không phần Sa môn hạnh.
Không hành trì, phóng dật;
Như kẻ chăn bò người,
Không phần Sa môn hạnh.
20. Dầu nói ít kinh điển,
Nhưng hành pháp, tùy pháp,
Từ bỏ tham, sân, si,
Tĩnh giác, tâm giải thoát,
Không chấp thủ hai đời,
Dự phần Sa môn hạnh.
Nhưng hành pháp, tùy pháp,
Từ bỏ tham, sân, si,
Tĩnh giác, tâm giải thoát,
Không chấp thủ hai đời,
Dự phần Sa môn hạnh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét