- Chúng ta ‘được’ những gì giữa mùa đại dịch?


Bức ảnh người cha Ấn Độ bật khóc bên đường gây xúc động khắp thế giới



Bức ảnh người lao động nghèo ngồi bật khóc bên vệ đường vì không có tiền mua vé tàu về quê ở Ấn Độ đã trở thành tâm điểm của dư luận. Nhiều người từ khắp nơi đề nghị giúp đỡ anh.
Bức ảnh chụp lại hình ảnh một người lao động nhập cư ngồi bên vệ đường ở Delhi. Khuôn mặt anh nhăn khó, đầy đau khổ khi nói với người chụp ảnh về vợ và đứa con trai bé bỏng bị ốm của mình. Anh chỉ muốn nhanh chóng về nhà gặp vợ con nhưng lại không có tiền, trong khi đất nước vẫn đang phong tỏa nghiêm ngặt, theo Guardian.

Con mất nhưng không thể về nhà

Khó khăn của anh Rampukar Pandit là tình cảnh chung của những người làm công ăn lương nhập cư ở Ấn Độ. Không có phương tiện giao thông công cộng để anh có thể trở về nhà ở Begusarai, bang Bihar, cách nơi anh đang làm việc 1.200 km. Anh bắt đầu đi bộ. Nhưng đến cây cầu Nizamuddin, anh cảm thấy kiệt sức và đói, anh không thể đi thêm nữa.
Atul Yadav, nhiếp ảnh gia của Press Trust of India, đang đi làm về ngang qua cây cầu hôm 11/5 thì bắt gặp anh Pandit, 38 tuổi, ngồi khóc nức nở. Anh Atul cho anh Pandit nước và bánh quy nhưng bị từ chối. Pandit nói đồ ăn sẽ làm ăn mắc nghẹn vì anh không thể nuốt nổi khi đứa con trai 11 tháng tuổi đang ốm.
“Nhìn anh ấy rất xúc động nên tôi đã dừng chụp ảnh. Anh ấy đã ngồi trên đường 3 ngày rồi”, Yadav nói.
Buc anh nguoi cha An Do bat khoc ben duong gay xuc dong khap the gioi hinh anh 1 4800.jpg
Bức ảnh anh Rampukar Pandit ngồi bên vệ đường bật khóc vì không thể về nhà khi con ốm gây sốt mạng xã hội. Ảnh: PTI.
“Những người lao động như chúng tôi không thuộc về bất cứ quốc gia nào”, anh Pandit nói với nhiếp ảnh gia. “Tất cả những gì tôi muốn là được về nhà và gặp con trai tôi”.
Tối hôm đó, anh Pandit đến một đồn cảnh sát gần đó. Trong lúc chờ đợi cảnh sát giúp đỡ thì một nhóm người có thiện chí giúp đỡ xuất hiện. Họ đã đọc được tweet của nhà báo Yadav về anh Pandit và đi đến đây để tìm anh.
Anh Pandit vẫn rất đau buồn. Vợ anh vừa gọi điện nói rằng con trai của họ đã qua đời. Một người trong nhóm muốn giúp đỡ đã mua vé tàu cho anh Pandit. “Anh ấy bật khóc vì biết ơn sự giúp đỡ của những người lạ”, nhiếp ảnh gia kể.

Chạy trốn khỏi khu ổ chuột

Bức ảnh về anh Pandit khắc họa nỗi thống khổ của hàng triệu lao động nhập cư Ấn Độ, những người đang tuyệt vọng trên đường trở về nhà với gia đình. Họ chờ đợi chính phủ bố trí phương tiện giao thông vì tin rằng một số chuyến tàu đang được sắp xếp cho họ, nhưng đã bị vỡ mộng.
Vì thế, họ cố gắng khắc phục bằng mọi cách: xe tải, xe đạp, xe lam và thậm chí cả đi bộ. Một số hành trình như của anh Pandit lên tới cả 1.000 km.
Đói, khát và cái nóng thiêu đốt của mùa hè Ấn Độ làm chặng đường càng thêm khốc liệt. Có những người đã chết vì kiệt sức và say nắng. “Nếu tôi chết, tôi muốn được chết cùng bố mẹ”, một người lao động trẻ nói.
Buc anh nguoi cha An Do bat khoc ben duong gay xuc dong khap the gioi hinh anh 2 c74776651af7496c8a47a59826bdaa8e_18.jpg
Người lao động nhập cư và gia đình của họ xếp hàng lên tàu tại ga đường sắt Mumbai. Ảnh: Reuters.
Một người lái xe lam chạy trốn khỏi Mumbai cho biết: “Thậm chí nếu có chết đói trong làng, tôi cũng không bao giờ quay lại (Mumbai làm việc). Các con tôi cần thuốc men và thức ăn mà tôi không thể làm được gì (vì lệnh phong tỏa)”.
Cuộc di cư vẫn diễn ra hàng ngày. Các cư dân của khu ổ chuột Dharavi ở Mumbai đang trốn chạy lên tới cả nghìn người mỗi ngày. Với điều kiện sống tù túng, dễ nhiễm bệnh trong khi thành phố đã có hơn 1.100 ca nhiễm virus corona, nhiều người lao động cảm thấy như “ngồi trên đống lửa”.

Bức ảnh lan truyền khắp thế giới

Nhiếp ảnh gia Yadav, 44 tuổi, đã ghi lại tình cảnh của những người lao động Ấn Độ trong nhiều tuần qua, từ khi lệnh phong tỏa có hiệu lực hôm 25/3. Nhưng điều khiến anh bất ngờ nhất là phản ứng của dư luận trước bức ảnh của anh Pandit. Nó được lan truyền trên khắp truyền thông và mạng xã hội Ấn Độ.
Yadav còn nhận được các cuộc gọi từ California và New York, đề nghị được giúp đỡ anh Pandit. “Trong sự nghiệp của tôi đến giờ, đây là bức ảnh thể hiện rõ nhất nỗi đau của một người”, anh nói.
Pandit đã đến Bihar, bang quê nhà anh, vào tuần trước. Anh được đưa vào trung tâm kiểm dịch nhưng đã được xét nghiệm âm tính với Covid-19. Anh không thể chờ đợi thêm nữa để được về nhà. Khi đó, anh dự định sẽ không bao giờ quay lại thủ đô hoặc đến bất kỳ thành phố nào khác để làm việc, dù anh không có bất kỳ nguồn thu nhập nào.
Buc anh nguoi cha An Do bat khoc ben duong gay xuc dong khap the gioi hinh anh 3 raju_8_20200512_402_602.jpg
Những người lao động nhập cư đi bộ về nhà trên đường cao tốc NH24 trong thời gian phong tỏa. Ảnh: Outlook.
“Tôi là một người không ai biết. Tôi giống như một con kiến. Cuộc sống của tôi không phải là vấn đề. Chính phủ chỉ quan tâm đến việc lấp đầy dạ dày của người giàu”, anh nói. “Tôi sẽ tự kiểm soát cuộc đời của mình. Những gì đã trải qua là quá đủ với tôi”.
Tuy nhiên, nếu Pandit có cơ hội trở lại Delhi, anh cho biết sẽ đến gặp người phụ nữ trả tiền vé cho mình. Trước khi rời đi, cô ấy đã đưa cho anh địa chỉ nhà mình đề phòng trường hợp anh cần giúp đỡ thêm. “Tôi muốn gặp lại cô ấy. Cô ấy là thiên thần của tôi”, anh Pandit nói.

blogradio.vn - Đại dịch đến ta mới tỏ tường, bên trong chúng ta, phần "con" nhiều hơn hay là "người" nhiều hơn. Nếu thực sự một ngày nào đó, ta chỉ còn một hộp khẩu trang duy nhất, ta có sẵn sàng chia cho tất cả?
(https://dantri.com.vn/kinh-doanh/dan-mang-phan-doi-viec-di-sieu-thi-vet-sach-thuc-pham-tich-tru-20200307170025832.htm)
***
Đại dịch đến là lúc chúng ta đang cùng gia đình đầm ấm trong cái Tết Nguyên Đán.
Còn nhớ Cái tết của 20 năm trước, con người lo sợ bàng hoàng về cái gọi là "ngày tận thế". Khi ấy chính bà tôi cũng mua dự trữ nào là mì gói, gạo, đường, sữa, rồi cả dầu hỏa để đốt đèn, vì lo khi tận thế điện không có để mà dùng. Nghĩ cũng ngộ, liệu chúng ta sẽ dùng được những thứ đó nếu tận thế? Năm ấy, nhiều nhà làm phim của Hollywood cũng tranh nhau ra những bộ phim cho đúng chủ đề, đặc biệt là Independence Day của Roland Emmerich.
dai-dich-4
Tết Nguyên Đán của 10 năm trước, chúng ta vẫn còn sống, hân hoan đón một thập kỷ mới, chờ đợi nhiều điều mới.
10 năm sau, năm 2020, một cái Tết cũng đặc sắc và đáng nhớ không kém. Chỉ mới mùng 6, mùng 7 Tết, chúng ta đã đổ xô đi mua khẩu trang, nước rửa tay. Chưa bao giờ những thứ đó quý đến vậy.
Chúng ta đã như thế nào từ khi đại dịch đến?
Ta hướng về Trung Quốc với sự đồng cảm, sẻ chia. Khi ngày ngày ta mở trang báo ra và đọc thật nhiều tin về Vũ Hán, về Hồ Bắc. Khi ta đọc được những trang nhật ký tả thực nhưng lại tưởng chừng như tiểu thuyết của nhà văn Phương Phương. Khi chúng ta biết về đạo diễn Thường Khải phải cay đắng cùng gia đình xếp lại trang sách cuộc đời vì một cái đại họa không biết có phải trên trời rơi xuống hay không? Và khi ta lắng nghe về những bác sĩ, y tá còn trẻ, rất trẻ đã lên tiếng cảnh báo về đại dịch từ sớm, rất sớm nhưng không ai lắng nghe. Ấy vậy mà họ vẫn kiên cường, anh dũng xông pha vào tuyến đầu chống đại dịch.
dai-dich-1
Đại dịch đến ta mới biết, à sức khỏe quan trọng đến mức nào. Bình thường nó là một thứ không hiển hiện ra, ta không sờ, không nắm được. Một khi nó có vấn đề hay bị đe doạ bởi một tác nhân thì ta mới quay lại bảo vệ nó.
Đại dịch đến, ta hoàn toàn không biết ta có phải người tiếp theo không? Ta mới nhận rõ ai là người có ý thức cộng đồng, ai là người nghĩ cho đại chúng nhiều hơn.
Đại dịch đến ta mới tỏ tường, bên trong ta, phần "con" nhiều hơn hay là "người" nhiều hơn. Nếu thực sự một ngày nào đó, ta chỉ còn một hộp khẩu trang duy nhất, ta có sẵn sàng chia cho tất cả?
Và khi ấy, ta mới tỏ cái gì gọi là “vô thường”. Mới hôm qua thôi ai đó còn vô tư trò chuyện cùng gia đình, thì hôm nay lại nằm trong diện bị cách ly vì nghi nhiễm bệnh. Không biết việc gì sẽ xảy ra sau đó, không biết khi nào thực sự kiểm soát được dịch, không biết khi nào sẽ có vắc xin, và càng không biết sẽ có thêm bao nhiêu người nhiễm và tử vong. Ta vẫn ngủ một đêm ngon giấc đến sáng, khi mở mắt thức dậy thì thêm ngàn người nhiễm và trăm người chết. Mạng người như một cọng cỏ khi đại dịch đi qua. Cuốn phăng tất cả và không còn chừa lại dấu vết gì.
dai-dich-2
Chợt quay đầu lại nhìn vào chính mình mà hỏi: "Đại dịch cũng tới rồi đó, mình đã làm được chuyện mình muốn chưa?"
Nay ta chần chừ vì một vài lý do, biết đâu ngày mai cũng vì một vài lý do ta lại nằm trong dạng bị cách ly. Nay ta ậm ừ không quyết tâm hành động, biết đâu ngày mai đến cả thời cơ để hành động còn không có
Một nơi nào đó đang lên như diều gặp gió, đại dịch bùng phát, mọi thứ hoang tàn và biết đâu sẽ kéo tất cả về lại vị trí bắt đầu.
Một nơi nào đó bền vững và thịnh vượng, với sự giàu có trời cho mà ai ai cũng mơ ước. Bỗng một ngày tâm dịch kéo đến, mọi thứ nháo nhác, hỗn loạn.
Đại dịch ghé thăm làm bất ổn nhiều nơi, thay đổi nhiều suy nghĩ và có thể đưa mọi thứ về vạch xuất phát. Mà khi tất cả trở về con số 0 biết đâu là lại dấu hiệu của sự khởi đầu từ một kết thúc. Con người phải trải qua thời kỳ đen tối, hoang tàn và khổ đau mới hiểu được ý nghĩa của cuộc sống.
Những bộ phim về thảm họa dịch bệnh
Bài tham dự cuộc thi viết. Để bình chọn cho bài viết này, bạn hãy nhấn like, share và để lại bình luận cảm nhận của mình. Thông tin chi tiết về cuộc thi, mời bạn tham khảo tại đây.
TĂNG YÊN HẠ
Tiểu thuyết kinh dị năm 1981 mô tả ớn lạnh về ‘virus Vũ Hán’
Quyển tiểu thuyết viễn tưởng kinh dị xuất bản từ gần 40 năm trước trước mô tả về một loại virus chết người có nguồn gốc từ Vũ Hán, Trung Quốc.

Tiểu thuyết The Eyes Of Darkness xuất bản năm 1981 mô tả về virus chết người từ Vũ Hán
Twitter DarrenPlymouth

Trang News.com.au ngày 27.2 đưa tin một quyển tiểu thuyết viễn tưởng xuất bản năm 1981 đang “gây bão” trên mạng vì đề cập đến một loại virus chết người có nguồn gốc từ Vũ Hán, trong bối cảnh dịch COVID-19 đang lây nhiễm tại nhiều nước.

Quyển “The Eyes Of Darkness” (tạm dịch: Đôi mắt của bóng đêm) dày 312 trang, được viết bởi tiểu thuyết gia người Mỹ Dean Koontz.

 Sách nói về việc bà Christina Evans phát hiện sự thật liên quan đến cậu con trai Danny vào thời điểm 1 năm sau khi người này được cho là đã qua đời trong một chuyến cắm trại.
Theo nội dung tiểu thuyết, bà Evans bất ngờ phát hiện Danny vẫn còn sống và bị giam trong một căn cứ quân sự bí mật, sau khi vô tình bị nhiễm một vũ khí sinh học được tạo ra từ một trung tâm nghiên cứu ở Vũ Hán, Trung Quốc.


“Một nhà khoa học Trung Quốc tên Li Chen bỏ trốn đến Mỹ, mang theo một đĩa mềm chứa nội dung về vũ khí sinh học mới có tầm quan trọng và mức độ nguy hiểm nhất ở Trung Quốc trong vòng 1 thập niên. Họ gọi đó là “Vũ Hán-400” vì nó được phát triển tại các phòng thí nghiệm ADN tái tổ hợp bên ngoài thành phố Vũ Hán, và nó nằm trong tỷ lệ 4% chủng vi sinh vật nhân tạo được tạo ra từ trung tâm nghiên cứu”, theo nội dung sách.


Tiểu thuyết The Eyes Of Darkness và trang sách nói về virus Vũ Hán-400
Twitter DarrenPlymouth
Xóa sổ thành phố, quốc gia
Tuy nhiên, tiểu thuyết mô tả tỷ lệ gây tử vong của virus mới là 100%, khác hẳn so với tỷ lệ tử vong của COVID-19 hiện vào khoảng 2%.


Trong tiểu thuyết, các nhân vật giải thích rằng Trung Quốc dự định dùng virus để “xóa sổ một thành phố hay một quốc gia” mà không cần “tẩy uế tốn kém”.

Vũ Hán-400 là một vũ khí hoàn hảo. Nó chỉ ảnh hưởng đến con người. Không sinh vật sống nào khác có thể bị nhiễm. Và giống bệnh giang mai, Vũ Hán-400 không thể sống sót bên ngoài cơ thể người lâu hơn 1 phút, có nghĩa là nó không tồn tại lâu trên các đồ vật hay mọi nơi như bệnh than và nhiều virus khác”, một nhân vật mô tả.
“Và khi người nhiễm qua đời, Vũ Hán-400 cũng sẽ biến mất không lâu sau đó, ngay khi nhiệt độ thi thể giảm xuống dưới 860F (300C). Anh có thấy ưu thế của những điều này không?”, nhân vật này nói tiếp.
Định lý 'con khỉ vô hạn'
Trả lời tờ South China Morning Post, tác giả chuyên viết về tội phạm Chan Ho-kei tại Hồng Kông cho rằng những sách kiểu “tiên đoán viễn tưởng” là không hiếm.
“Nếu tìm kỹ, tôi cá rằng bạn sẽ thấy các tiên đoán cho hầu hết mọi sự kiện. Nó khiến tôi nhớ đến định lý về con khỉ vô hạn. Xác suất là thấp chứ không phải không thể xảy ra”, ông Chan đề cập đến định lý cho rằng nếu cho một con khỉ gõ lên một bàn phím trong một thời gian vô hạn, một phần văn bản khỉ gõ ra gần như chắc chắn sẽ có nghĩa.
Cũng theo quyển tiểu thuyết, virus ban đầu được mô tả là xuất phát từ Nga và có tên là Gorki-400. Tên virus được đổi thành Vũ Hán-400 khi sách tái bản vào năm 1989, được cho là vì Chiến tranh lạnh kết thúc.Nhà văn Mỹ Dean Koontz kể câu chuyện về một loại virus có tên Vũ Hán-400 với nhiều chi tiết trùng hợp với Covid-19 như một lời 'tiên tri' về sự bùng nổ của đại dịch.
'The Eyes of Darkness' là một trong hơn trăm tác phẩm của nhà văn Dean Koontz (phải). Ảnh: Douglas Sonders.

The Eyes of Darkness, cuốn tiểu thuyết kinh dị của nhà văn Dean Koontz, xuất bản năm 1981, kể về một phòng thí nghiệm quân sự tạo ra loại virus trong chương trình vũ khí sinh học. Tuy nhiên, phần kỳ lạ khiến cuốn sách của Koontz hot trở lại là loại virus giả tưởng trong truyện có tên Vũ Hán-400, có nguồn gốc từ một phòng thí nghiệm tại Vũ Hán, Trung Quốc, nơi bùng phát virus corona chủng mới đang lây lan khắp thế giới hiện nay.

Trong tiểu thuyết, tác giả người Mỹ viết về Christina Evans, một bà mẹ đang tìm hiểu xem con trai còn sống hay đã chết sau một chuyến cắm trại. Sau đó, Christina tìm đến được một cơ sở quân sự nơi con trai bị giam giữ do vô tình nhiễm loại virus được tạo ra tại trung tâm nghiên cứu ở Vũ Hán.
Trang South China Morning Post trích đoạn hội thoại giữa Christina và một người đàn ông tại phòng thí nghiệm nơi con trai cô đang bị giam:
"Tôi không quan tâm đến triết lý hay đạo đức của chiến tranh sinh học", Tina nói. "Giờ tôi chỉ muốn biết làm thế nào mà Daniel lại bị thương ở nơi này".

"Để hiểu chuyện đó", Dombey trả lời, "cô phải quay lại 20 tháng trước. Khi đó, một nhà khoa học Trung Quốc có tên Li Chen đã đào thoát sang Mỹ, mang theo một bản của loại vũ khí sinh học mới, quan trọng và nguy hiểm nhất của nước này trong thập kỷ qua. Họ gọi thứ ấy là 'Vũ Hán-400', vì nó được phát triển trong phòng thí nghiệm RDNA ngay rìa thành phố Vũ Hán, và đó là chủng vi sinh vật nhân tạo thứ 400 được tạo ra tại trung tâm nghiên cứu đó".
Một trang trong "The Eyes of Darkness" của nhà văn Dean Koontz. Ảnh: Taiwan News.

Trung tâm nghiên cứu mà cuốn tiểu thuyết đề cập làm cho người ta liên tưởng tới Viện Virus học Vũ Hán, nơi đặt phòng thí nghiệm an toàn sinh học cấp 4 của Trung Quốc. Nó được phân loại là phòng thí nghiệm cao cấp nhất, chuyên nghiên cứu các loại virus nguy hiểm nhất và chỉ nằm cách nơi Covid-19 lần đầu được phát hiện ra 32 km.
Trong khi đó, nhiều ngày qua, nhiều lời đồn đoán cho rằng nCoV là do con người tạo ra và có thể nó đã thoát ra khỏi phòng thí nghiệm virus học Vũ Hán. Tuy nhiên, phòng thí nghiệm của Trung Quốc hiện đã phủ nhận hoàn toàn tin đồn này.
Các trích đoạn tiếp theo của cuốn tiểu thuyết tiết lộ virus Vũ Hán-400 là loại vũ khí hoàn hảo vì nó không thể tồn tại bên ngoài vật chủ trong hơn một phút. Nó chỉ ảnh hưởng đến con người, không có sinh vật sống nào khác có thể mang nó. Và khi người nhiễm virus tử vong, nó cũng sẽ chết ngay sau đó, khi thân nhiệt của cái xác giảm xuống dưới 30 độ C.
Luật sư Albert Wan, điều hành nhà sách Bleak ở San Po Kong, Hong Kong, cho rằng Vũ Hán được biết đến là nơi có nhiều cơ sở nghiên cứu khoa học. "Những nhà văn thông minh, hiểu biết như Koontz hẳn đã biết tất cả những điều này và đã sử dụng chút thông tin có thực này để tạo ra một câu chuyện vừa thuyết phục vừa đáng sợ", Wan nói.
Trích đoạn trong truyện "End of Days" của nhà văn Sylvia Browne. Ảnh: Taiwan News.

Tuy nhiên, Dean Koontz không phải là tác giả duy nhất "dự đoán Covid-19". Theo The Sun Daily, nhà văn người Mỹ Sylvia Browne từng xuất bản một cuốn sách vào năm 2008 có tên "End of Days", dự đoán về ngày tàn của thế giới. Cuốn sách nói về một căn bệnh liên quan đến hô hấp sẽ bùng phát trên toàn thế giới và thậm chí còn đề cập đến năm 2020.


"Vào khoảng năm 2020, một căn bệnh giống như viêm phổi nặng sẽ lan rộng khắp toàn cầu, tấn công phổi và phế quản, chống lại tất cả phương pháp điều trị từng được biết đến. Nhưng chuyện khó hiểu hơn nữa là căn bệnh này sẽ tự đột nhiên biến mất nhanh như khi nó xuất hiện và 10 năm sau quay lại tấn công tiếp rồi mới biến mất hoàn toàn", một đoạn trong cuốn "End of Days" viết.
Tính tới sáng 17/2, toàn cầu có 1.775 người chết và hơn 71.000 ca nhiễm virus corona chủng mới, đa số ở Trung Quốc đại lục. Trong đó, chủ yếu các trường hợp xảy ra ở Vũ Hán, thủ phủ của Hồ Bắc, khiến tỉnh này bị phong toả và chính quyền ra lệnh cho người dân phải ở trong nhà.

Cuốn tiểu thuyết của tác giả người Mỹ Dean Koontz - cuốn “The Eyes of Darkness” (tạm dịch: Đôi mắt của màn đêm) - hiện đang được nhắc tới nhiều trong nhóm công chúng yêu thích văn chương.


Nhà văn Dean Koontz

Nếu bộ phim về dịch bệnh - “Contagion” (Sự truyền nhiễm - 2011) - đang gây sốt trở lại với người yêu điện ảnh vì có cảnh lý giải cách lây lan loại virus truyền bệnh có phần tương đồng với thực tế đang diễn ra, thì cuốn tiểu thuyết “The Eyes of Darkness” ra mắt từ gần 40 năm trước lại gây sửng sốt vì từng đặt tên cho một loại virus được đề cập trong tác phẩm là “Wuhan-400”, trùng với tên thành phố bùng phát dịch Covid-19 tại Trung Quốc.


Trong cuốn tiểu thuyết, “Wuhan-400” là tên một loại virus được phát triển trong phòng nghiên cứu nằm ở ngoại ô thành phố Vũ Hán, Trung Quốc. Trong tác phẩm, “Wuhan-400” được miêu tả là một loại virus nguy hiểm có thể “quét sạch dân cư của một thành phố hoặc một quốc gia” nếu không có biện pháp ứng phó nhanh chóng và hiệu quả.
Cuốn tiểu thuyết của tác giả người Mỹ Dean Koontz - cuốn “The Eyes of Darkness” (tạm dịch: Đôi mắt của màn đêm) - hiện đang được nhắc tới nhiều trong nhóm công chúng yêu thích văn chương.

Tờ tin tức South China Morning Post nhận định rằng một nhà văn thông minh như Dean Koontz (ông hiện 74 tuổi) hẳn đã lựa chọn cái tên “Wuhan-400” bởi ông biết thành phố Vũ Hán là nơi có nhiều trung tâm nghiên cứu.

Nhà văn chuyên sáng tác tiểu thuyết về đề tài tội phạm đến từ Hong Kong - ông Chan Ho-kei - chia sẻ thêm rằng hiện tượng “tiểu thuyết tiên đoán” là một điều thực ra khá thường thấy trong giới văn chương: “Nếu các bạn đọc thật nhiều, thì tôi cá rằng kiểu gì các bạn cũng sẽ tìm thấy những điều mà ta có thể gọi là tiên đoán về hầu hết mọi sự việc trên thế giới này. Đó là một hiện tượng thường thấy trong thế giới văn chương”.
Về phần nhà văn Dean Koontz, ông nhất quyết không đưa ra bình luận gì về việc tác phẩm của mình bất ngờ gây sốt trở lại và trở thành chủ đề bàn luận trong thời gian gần đây. Điều này có lẽ là một cách để nhà văn càng tạo thêm sự tò mò, thích thú, và cũng là một cách để âm thầm khuyến khích độc giả càng hứng thú tìm hiểu thêm về các tác phẩm văn chương của mình.
Bích Ngọc-Theo New York Post

Cuốn tiểu thuyết The Eyes of Darkness (tạm dịch: đôi mắt bóng đêm) của tác giả người Mỹ - Dean Koontz xuất bản từ năm 1981, đến nay đã gần 40 năm, song cuốn tiểu thuyết này lại có thể "tiên đoán" khá chính xác về Covid-19 (virus Corona) của thời điểm hiện tại.

Covid-19 khiến mọi người quan tâm và không ngừng tìm hiểu về nó, kể cả trong các cuốn tiểu thuyết.
Là tâm điểm chú ý của mọi người trong thời gian gần đây, Covid-19 (virus corona) đã khiến dân tình không ngừng bàn luận về nguồn gốc lẫn cách thức lây lan của chủng virus nguy hiểm này.

Không chỉ có vậy, người ta còn tìm hiểu nhiều hơn về những lời tiên tri, trong kinh thánh, trong các tác phẩm văn học và mới nhất, họ đã phát hiện ra rằng trong một cuốn tiểu thuyết xuất bản năm 1981 đã “tiên đoán” về chủng virus giống với Covid-19.
Được biết, cuốn tiểu thuyết đó có tên là The Eyes of Darkness của tác giả người Mỹ - Dean Koontz viết theo thể loại kinh dị và nó đã kể về quá trình tạo ra virus trong chương trình vũ khí sinh học tại một phòng thí nghiệm quân sự.
Ads by optAd360
Tác phẩm The Eyes of Darkness của Dean Koontz. (Ảnh: Goodreads).
Covid-19 được “tiên đoán” trong cuốn tiểu thuyết kinh dị xuất bản năm 1981?

Theo những gì mà người ta phát hiện ở cuốn tiểu thuyết The Eyes of Darkness thì truyện đã xuất hiện một loại virus giả tưởng, được đặt tên là Vũ Hán - 400. Loại virus giả tưởng trong truyện có nguồn gốc từ chính nơi bùng phát Covid-19 ở thời điểm hiện tại, đó là Vũ Hán.

Trong tiểu thuyết của Koontz, ông đã kể cụ thể hơn khi cho biết Vũ Hán - 400 xuất phát từ một phòng thí nghiệm ở thành phố này. Trang South China Morning Post trích dẫn lại đoạn văn kể về nguồn gốc của virus Vũ Hán - 400 ở The Eyes of Darkness như sau:
"Tôi không quan tâm đến triết lý hay đạo đức của chiến tranh sinh học. Giờ tôi chỉ muốn biết làm thế nào mà Daniel lại bị thương ở nơi này. Để hiểu chuyện đó, cô phải quay lại 20 tháng trước.

Trích đoạn đề cập đến virus giả tưởng Vũ Hán - 400 trong tiểu thuyết của Koontz. (Ảnh: Today).
Khi đó, một nhà khoa học Trung Quốc có tên Li Chen đã đào thoát sang Mỹ, mang theo một bản của loại vũ khí sinh học mới, quan trọng và nguy hiểm nhất của nước này trong thập kỷ qua. Họ gọi thứ ấy là “Vũ Hán - 400”, vì nó được phát triển trong phòng thí nghiệm RDNA ngay rìa thành phố Vũ Hán, và đó là chủng vi sinh vật nhân tạo thứ 400 được tạo ra tại trung tâm nghiên cứu đó".


Được biết, trên đây là đoạn hội thoại trong cuốn tiểu thuyết của Koontz giữa Christina Evans, một bà mẹ đang tìm kiếm con trai vì nhiễm Vũ Hán - 400 và một người đàn ông làm việc tại phòng thí nghiệm, nơi con cô bị giam.
Nhiều người liên tưởng việc virus bị thoát ra khỏi phòng thí nghiệm dựa trên tác phẩm của Koontz. (Ảnh: internet).
Những liên tưởng của người đọc
Đề cập đến “phòng thí nghiệm RDNA” làm nguồn gốc của virus Vũ Hán - 400, Koontz khiến người đọc liên tưởng tới phòng thí nghiệm an toàn sinh học cấp 4 của Trung Quốc được đặt tại Viện Virus học Vũ Hán.
Đây được xem là phòng thí nghiệm cao cấp nhất tại xứ tỷ dân, chuyên nghiên cứu các chủng virus nguy hiểm và chỉ cách 32 km so với nơi phát hiện ra Covid-19 lần đầu tiên.
Điều đáng nói hơn, đó là nhiều ngày qua những tin đồn về việc Covid-19 do con người tạo ra đã thoát khỏi phòng thí nghiệm gây nên bệnh dịch được lan truyền.
Ông Albert Wan, một vị luật sư và là nhà điều hành tiệm sách Bleak ở Hồng Kông nhận định về tin đồn Koontz đã “tiên đoán” về Covid-19 như sau: "Những nhà văn thông minh, hiểu biết như Koontz hẳn đã biết tất cả những điều này và sử dụng chút thông tin có thực đó để tạo ra một câu chuyện vừa thuyết phục vừa đáng sợ".
Liệu Dean Koontz có thực sự "tiên đoán" được Covid-19 thông qua tác phẩm hay chỉ là trí tưởng tượng của ông? (Ảnh: Greelane).

Có thể nói, dù người đọc liên tưởng Vũ Hán - 400 đến Covid-19, dù có người tin rằng Koontz đã vận dụng được điều gì đó từ thực tế để viết nên The Eyes of Darkness, song tất cả những ý nghĩ này vẫn chỉ là suy luận và khó có thể xác thực được.
Còn có tác phẩm khác “tiên đoán” được Covid-19
Không chuẩn xác như The Eyes of Darkness của Dean Koontz khi đưa nguồn gốc virus giả tưởng là ở Vũ Hán, song Sylvia Browne, một nhà văn người Mỹ đã “dự đoán” chính xác căn bệnh viêm phổi lan truyền vào năm 2020 và tác phẩm này được xuất bản vào năm 2008.


Tác phẩm End Of Days của Sylvia Browne. (Ảnh: Amazon).

Được biết, cuốn tiểu thuyết của Sylvia Browne có tên End Of Days, dự đoán về những ngày đen tối của thế giới khi đối mặt với một căn bệnh liên quan đến đường hô hấp bùng phát vào năm 2020. 

Trang The Sun Daily thậm chí còn trích dẫn một đoạn trong tiểu thuyết, nói về căn bệnh không khác là bao so với bệnh dịch mà thế giới hiện tại đang đối chọi do Covid-19 gây ra:
"Vào khoảng năm 2020, một căn bệnh giống như viêm phổi nặng sẽ lan rộng khắp toàn cầu, tấn công phổi và phế quản, chống lại tất cả phương pháp điều trị từng được biết đến. Nhưng chuyện khó hiểu hơn nữa là căn bệnh này sẽ tự đột nhiên biến mất nhanh như khi nó xuất hiện và 10 năm sau quay lại tấn công tiếp rồi mới biến mất hoàn toàn".


Thực tế, trong các tác phẩm từ tiểu thuyết đến phim ảnh, những trận bệnh dịch ảnh hưởng đến thế giới đã được đề cập khá nhiều. Dù vậy, không phải tác phẩm nào cũng có sự trùng khớp đáng ngạc nhiên như The Eyes of Darkness và có lẽ thời gian tới, sẽ có nhiều người đọc tìm đến tác phẩm này.
Theo Tạp chí Điện tử

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét