Củ cải trắng chữa đau dạ dày là một trong những phương pháp dân gian chữa bệnh đau dạ dày hiệu quả. Nhưng không phải ai cũng biết được cách chữa bệnh dạ dày từ củ cải cũng như những lưu ý khi ăn củ cải.
Bệnh đau dạ dày thường gặp phải ở những người thức đêm thường xuyên, sử dụng nhiều rượu bia.
Theo Trung y, củ cải trắng tươi có vị cay, tính mát. Khi được nấu chín, thực phẩm này lại mang vị ngọt, tính bình và sở hữu rất nhiều công dụng thần kỳ như thanh nhiệt, giải độc, kiện vị, tiêu đờm, khỏi ho, nhuận khí, lợi niệu, sinh tân, giải khát…
Bệnh đau dạ dày hay còn gọi là bệnh đau bao tử là hiện tượng dạ dày bị tổn thương chủ yếu do viêm loét dạ dày gây ra. Khiến người bệnh phải đối mặt với những cơn đau âm ỉ vô cùng khó chịu nhất là lúc bạn ăn quá no hoặc quá đói.
Thuộc họ cải Brassicaceae hay chữ thập (Crucifereae), được trồng phổ biến khắp nước ta. Trong 100g củ cải có năng lượng 17kcal, nước 95,04g, protein 0,67g, chất béo 0,24g, carbohydrate 3,43g, đường tổng số 1,83, chất xơ 1,6g; chất khoáng như: canxi (Ca) 17mg, sắt (Fe) 0,15g, magiê (Mg) 9mg, phốt pho (P) 24mg, kali (K) 285mg, sodium (Na) 249mg, selenium (Se) 0,7mg, vitamin C 15,1mg, niacin (vitamin B3) 0,15mg, folate 17mg, choline 6,8mg.
Y học hiện đại cũng chứng minh củ cải trắng chứa nhiều vitamin nhóm B và khoảng chất. Đặc biệt, loại củ này còn sở hữu hàm lượng vitamin C cao gấp 10 lần quả lê.
Nhờ sở hữu vô số những công dụng thần kỳ, lại dễ chế biến và có giá thành rẻ, củ cải trắng đã trở thành món ăn thường xuyên xuất hiện trên mâm cơm của nhiều gia đình, thậm chí còn được ca ngợi là "nhân sâm trắng".
Ăn củ cải trắng đã rất tốt, nhưng ăn đúng cách lại giúp cho công năng của loại củ này tăng lên gấp nhiều lần.
Củ cải trắng chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, khoáng chất...
► Củ cải trắng chữa đau dạ dày
1. Tại sao củ cải trắng chữa được dạ dày?
Theo các chuyên gia y tế, vitamin C có trong củ cải trắng sẽ giúp cơ thể bài trừ chất độc và các chất cặn bã, đồng thời thúc đẩy quá trình trao đổi chất, tăng cường chức năng hệ tiêu hóa.
Chưa dừng lại ở đó, chất xúc tác có trong củ cải cũng giúp cơ thể của chúng ta hấp thụ tinh bột và "giải quyết" những thức ăn bị ứ đọng trong bao tử, giúp phòng chống các bệnh đau dạ dày hoặc viêm loét dạ dày.
2. Bài thuốc chữa đau dạ dày từ củ cải trắng hiệu quả bất ngờ
- Cách đơn giản nhất để chữa đau dạ dày đấy là luộc củ cải bổ sung vào thực đơn ăn uống của các bạn, ngoài ra bạn có thể luộc củ cải trắng cùng bắp cải và đậu phụ. Món ăn này có thể kích thích tiêu hóa và nuoi dưởng dạ dày vô cùng hiệu quả.
- Nước ép củ cải chữa đau dạ dày:
Nguyên liệu: Củ cải trắng (500gr, củ có hình dạng thon dài cầm chắc tay), đường cát trắng, ly thủy tinh, máy xay sinh tố.
Cách làm nước ép củ cải trắng rất đơn giản:
+ Rửa sạch sau đó ngâm với nước muối loàng trong 5-10 phút, vớt ráo là gọt sạch vỏ. Thái thành những hạt lựu nhỏ cho vào máy xay sinh tố thật nhuyễn, dùng lưới lọc lấy phần nước ép.
+ Cho thêm đường vào máy xay sinh tố cùng cho tất cả trộn đều lên.
+ Rót ra cốc thưởng thức, có thể bỏ thêm vài viên đá để ngon hơn.
- Củ cải với ngó sen tươi trị đau dạ dày:
Ngó sen có nhiều khoáng chất chống viêm. Khi kết hợp 2 nguyên liệu này sẽ tạo công thức trị viêm loét dạ dày tá tràng hiệu quả. Bạn có thể tiến hành theo các bước như sau:
Chuẩn bị: 500g củ cải trắng và 500g ngó sen tươi
Cách làm:
+ Đem tất cả nguyên liệu ngâm vào nước muối cho sạch khuẩn rồi đem giã nát để lấy nước cốt.
+ Dùng nước cốt uống trong ngày, liên tục trong 10 ngày sẽ thấy hiệu quả.
Củ cải trắng và ngó sen tươi trị đau dạ dày
- Củ cải trắng với thịt heo:
Củ cải trắng nấu chung với thịt heo là món ăn giúp sinh mồ hôi, giúp ăn ngon miệng, thuận khí tiêu đờm, giải độc tiêu độc, tốt cho dạ dày, lá lách, làm cho da dẻ mềm mại. Món ăn này có tác dụng rõ rệt với các chứng như: đầy bụng khó tiêu, say rượu, táo bón,...
► Một số tác dụng chữa bệnh khác từ củ cải trắng
Trong dân gian dùng củ cải trắng làm thuốc chữa một số bệnh sau:
- Trị lao phổi ho ra máu:
Củ cải 300g, mật ong 150g, phèn chua 10g, nước 400ml. Cho củ cải vào đun cùng với nước cho sôi, đến khi còn khoảng 100ml thì gạn lấy nước bỏ bã. Cho phèn chua và mật ong vào nước này khuấy đều, đun sôi chia làm 3 lần uống trong ngày trước khi ăn.
- Trị viêm phế quản mạn ở người cao tuổi:
Củ cải trắng 250g, đường phèn, mật ong vừa đủ, một bát con nước. Sắc đến khi còn nửa bát con nước, ăn củ cải và uống nước. Mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và tối.
Trẻ nhỏ bị ho: lấy củ cải thái thành miếng mỏng, thả vào ngâm trong nước đường đặc vài ngày. Mỗi lần lấy ra một thìa nhỏ, pha thêm nước nóng cho trẻ uống.
- Chữa nhiệt mịêng:
Súc miệng bằng nước cốt củ cải, ngày súc miệng nhiều lần sẽ nhanh khỏi.
- Chữa đái tháo đường:
Củ cải 250g, gạo 100g. Củ cải tươi rửa sạch, cắt nhỏ, nấu với gạo thành cháo ăn hằng ngày.
- Trị sỏi mật:
Củ cải 400g, mật ong 100g. Củ cải gọt vỏ, cắt từng miếng dài khoảng 6cm, tẩm mật ong rồi sấy khô (chú ý không để củ cải cháy). Ăn củ cải và uống cốc nước muối loãng độ mặn (như nước canh).
► Những lưu ý khi ăn củ cải bạn nên biết
Mặc dù công dụng của củ cải trắng là rất tốt đối với sức khỏe chúng ta, nhưng không vì thế mà loại củ này hoàn toàn vô hại. Trong nhiều trường hợp, việc sử dụng quá nhiều củ cải trắng hoặc dùng củ cải trắng kết hợp sai cách với một số thực phẩm khác cũng gây ra ngộ độc.
- Không ăn quá nhiều.
Ăn nhiều củ cải cũng có thể làm rối loạn tiêu hóa, gây đau bụng… Đặc biệt đối với bà bầu khi ăn nhiều sẽ làm tăng tiểu rắt gây khó chịu do củ cải có tính lợi tiểu.
- Phụ nữ mang thai mỗi tuần chỉ ăn 1-2 bữa củ cải được nấu chín như củ cải hầm thịt, củ cải luộc, canh củ cải… Tuyệt đối không được ăn củ cải sống vì nó làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm trong thai kỳ. Đồng thời cũng tránh ăn. Tránh ăn những món như củ cải sống làm nộm hay củ cải muối dưa chua vì chúng không an toàn cho phụ nữ mang thai.
- Không dùng kết hợp với cà rốt:
Củ cải giàu vitamin C nhưng trong cà rốt lại chứa nhiều enzym phân hủy loại vitamin này. Khi sử dụng hai thực phẩm cùng lúc sẽ làm tiêu hủy lượng vitamin C của củ cải.
Không nên kết hợp cùng củ cải và cà rốt
- Không uống nhân sâm sau khi ăn củ cải vì cũng làm mất giá trị dinh dưỡng của thực phẩm này.
- Không dùng chung với mộc nhĩ:
Những enzym trong củ cải sẽ phản ứng hóa học với các chất sinh học có trong mộc nhĩ không tốt cho da. Người có cơ địa nhạy cảm dễ bị viêm da.
- Không ăn với lê, táo nho:
Theo nhiều nghiên cứu thì hàm lượng cetan đồng có trong các loại trái cây như lê, táo, nho sẽ phản ứng với axit cianogen của củ cải. Từ đó có thể gây ra triệu chứng bướu cổ, suy tuyến giáp nặng. Do vậy, bạn không nên kết hợp ăn củ cải với những loại trái cây này.
- Không ăn khi đang uống thuốc:
Ăn củ cải khi đang uống thuốc sẽ làm giảm đi công hiệu của thuốc. Do đó, hãy loại bỏ củ cải trắng trong thực đơn nếu bạn đang điều trị bệnh bằng thuốc.
Bài viết đã chia sẽ tới các bạn về vấn đề củ cải trắng chữa đau dạ dày.
Mong rằng thông tin trên giúp bạn có thêm kiến thức về cách chữa đau dạ dày hiệu quả từ dân gian.
Chúc các bạn luôn khỏe mạnh!
Bệnh trào ngược dạ dày có nguy hiểm không là vấn đề thắc mắc chung của rất nhiều người. Bởi đây là bệnh lý thường gặp ngoài gây ra các vấn đề tiêu hóa thì đôi khi còn kích hoạt nhiều triệu chứng hô hấp đi kèm. Tìm hiểu thông tin dưới đây để hình dung rõ hơn mức độ nguy hiểm của bệnh và biết cách xử lý khi không may mắc phải.
Trào ngược dạ dày là gì?
Trào ngược dạ dày là hiện trạng rất phổ biến và đang có xu hướng ngày càng gia tăng. Nguyên nhân gây bệnh thường là do sự cộng hưởng của nhiều yếu tố. Nhất là ăn uống, sinh hoạt thiếu điều độ, căng thẳng stress kéo dài hay mắc các bệnh đường tiêu hóa.
Bệnh lý này thường làm phát sinh các triệu chứng tiêu hóa đặc trưng. Phải để đến như ợ hơi, ợ chua, ợ nóng, buồn nôn, đau tức thượng vị. Thông thường, các triệu chứng của bệnh sẽ được kiểm soát tốt nếu sớm can thiệp điều trị và chăm sóc đúng cách.
Tuy nhiên nếu chủ quan kéo dài thì bệnh sẽ tiến triển nặng, lúc này các triệu chứng hô hấp cũng rất dễ kích hoạt. Người bệnh có thể thường xuyên bị khó thở, tức ngực, ho kéo dài… Ngoài ra, một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn cũng có thể xảy ra.
Bệnh trào ngược dạ dày có nguy hiểm không?
Thông thường, các triệu chứng trào ngược dạ dày có thể được kiểm soát tốt nếu sớm chăm sóc và điều trị. Tuy nhiên, với những trường hợp bệnh diễn tiến nặng, kéo dài dai dẳng hay tái phát nhiều lần thì biến chứng hoàn toàn có thể phát sinh.
Thông tin về một số biến chứng dưới đây sẽ giúp bạn hình dung bệnh trào ngược dạ dày có nguy hiểm hay không:
1. Viêm loét thực quản
Đây được cho là hệ quả thường gặp nhất khi tình trạng trào ngược dạ dày kéo dài không được kiểm soát tốt. Lúc này, acid sẽ thường xuyên tấn công và khiến cho niêm mạc thực quản bị bào mòn.
Trong nhiều trường hợp, không chỉ trào ngược dịch vị mà còn có thức ăn ứ đọng kèm theo. Chính điều này làm kích hoạt hoặc trầm trọng thêm tình trạng viêm nhiễm. Phản ứng viêm kéo dài và lan rộng đôi khi còn khiến các vết loét hình thành ở niêm mạc thực quản.
So với tình trạng viêm thì khi các vết loét xuất hiện việc điều trị sẽ khó khăn hơn rất nhiều. Người bệnh không chỉ phải chịu đựng đau đớn mà còn đứng trước nguy cơ gặp phải các biến chứng nghiêm trọng.
2. Hẹp thực quản
Hẹp thực quản là hiện trạng bệnh đặc trưng bởi tình trạng 1 đoạn bất kỳ của thực quản bị tổn thương và gây chít hẹp lòng thực quản. Điều này dẫn tới sự cản trở lưu thông cũng như vận chuyển thức ăn tới dạ dày.
Tổn thương ở thực quản đa phần là do tình trạng trào ngược dạ dày gây ra. Acid dạ dày trào ngược sẽ bào mòn niêm mạc, khiến thực quản tổn thương và để lại sẹo.
Các mô sẹo xuất hiện khi thực quản bị tổn thương liên tục và sau đó lành lại sẽ khiến cho lòng thực quản ngày càng bị thu hẹp. Hậu quả là người bệnh bị khó nuốt, đau đớn, dẫn tới ăn uống kém và thậm chí là còn bị suy kiệt sức lực.
3. Barrett thực quản
Barrett thực quản cũng là một biến chứng về đường tiêu hóa thường phát sinh khi bị trào ngược dạ dày trong thời gian dài. Tình trạng trào ngược gây kích thích niêm mạc trong lòng thực quản. Về lâu dài sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới các tế bào lót dưới thực quản.
Đây là bệnh lý tái phát mãn tính của tình trạng acid từ dạ dày di chuyển lên thực quản dưới thường xuyên. Mặc dù nguy cơ gặp phải biến chứng này là không cao nhưng người bệnh vẫn cần hết sức cảnh già. Bởi nhiều nghiên cứu ghi nhận, Barrett thực quản có liên quan tới việc tăng nguy cơ phát triển chứng ung thư thực quản.
4. Ung thư thực quản
Số liệu thống kê cho thấy, ung thư thực quản hiện đang là một trong những loại ung thư phổ biến trên thế giới hiện nay. Nó bắt nguồn từ các tế bào ở trong lòng thực quản sau đó mới dần thâm nhập sâu hơn.
Tuy nhiên, ung thư thực quản do chứng trào ngược dạ dày gây nên chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ. Như đã đề cập, nó thường phát triển từ chứng Barrett thực quản. Cứ khoảng 10 – 20 người bị Barrett thực quản thì sẽ có 1 người mắc chứng ung thư thực quản sau 10 – 20 năm.
5. Các biến chứng về hô hấp
Acid dạ dày không chỉ trào ngược lên thực quản mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến các cơ quan tiêu hóa trên. Lâu dần gây bào mòn lớp niêm mạc, tạo điều kiện cho các phản ứng viêm kích hoạt. Tình trạng viêm nhiễm nếu không kiểm soát tốt có thể lây lan nhanh chóng và tác động xấu tới đường thở.
Bệnh trào ngược dạ dày có thể làm phát sinh các biến chứng hô hấp thường gặp như:
Viêm họng
Viêm phế quản
Viêm phổi
Viêm thanh quản
Viêm khí quản
Các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp kể trên nếu có liên quan tới tình trạng trào ngược dạ dày thì thường sẽ có diễn tiến phức tạp hơn. Muốn điều trị triệt để phải kiểm soát tốt các triệu chứng trào ngược. Đồng thời sau điều trị nếu không chú ý chăm sóc và dự phòng thì khả năng tái phát và rất cao.
Cách xử lý khi bị trào ngược dạ dày
Nếu sớm phát hiện và can thiệp thì tình trạng trào ngược dạ dày sẽ được kiểm soát tốt và không gây ra biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên người bệnh phải chủ động và nghiêm túc trong điều trị cũng như chăm sóc.
Cần lưu ý đến các vấn đề sau nếu không may bị trào ngược dạ dày:
1. Điều chỉnh chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống được nhận định là yếu tố tác động trực tiếp đến hoạt động của dạ dày và đường tiêu hóa. Ăn uống thiếu lành mạnh được cho là một trong những nguyên nhân gây trào ngược hoặc làm nghiêm trọng thêm vấn đề.
Chính vì thế để kiểm soát tốt triệu chứng trào ngược và hỗ trợ hoạt động tiêu hóa, cần điều chỉnh chế độ ăn uống. Chú ý đến một số khuyến nghị sau đây:
Bổ sung đủ nước cho cơ thể mỗi ngày để làm loãng nồng độ acid trong dịch vị và thúc đẩy tiêu hóa. Bên cạnh nước lọc có thể dùng thêm nước ép trái cây hay rau củ tươi.
Nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày, đồng thời giảm lượng đồ ăn thức uống trong mỗi bữa.
Cần loại bỏ các loại thực phẩm khiến dạ dày tăng tiết acid trong khẩu phần ăn. Ví dụ như đồ quá chua, cay nóng, nhiều dầu mỡ, thực phẩm chế biến sẵn…
Không nên để bụng quá đói cũng không nên ăn quá no, cần nhai kỹ, nuốt chậm…
Tránh uống rượu bia, hút thuốc lá hay tiêu thụ các thức uống có gas hoặc chứa caffeine.
Không uống nhiều nước ngay trước bữa ăn và không nên ăn quá khuya.
Bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ và vitamin vào chế độ ăn để giúp hệ tiêu hóa vận hành tốt hơn.
Tuyệt đối không nằm ì một chỗ, đồng thời tránh vận động mạnh khi vừa mới ăn xong.
2. Thiết lập và duy trì thói quen sinh hoạt điều độ
Để giảm giảm và ngăn ngừa triệu chứng trào ngược dạ dày thì bạn cũng cần thiết lập thói quen sinh hoạt điều độ. Đây cũng chính là giải pháp có thể hỗ trợ đắc lực cho hoạt động của hệ tiêu hóa.
Chú ý thực hiện một số khuyến nghị sau đây:
Dành nhiều thời gian hơn cho việc nghỉ ngơi, tránh thức khuya hoặc làm việc quá sức vào buổi tối.
Đi ngủ đúng giờ, nên ngủ trước 23 giờ và đảm bảo mỗi ngày ngủ đủ từ 7 – 8 tiếng đồng hồ.
Kiểm soát và cố gắng duy trì cân nặng ở mức độ phù hợp. Nếu đang bị thừa cân, béo phì thì cần nghiêm túc xây dựng kế hoạch giảm cân.
Kiểm soát tốt stress, tránh để căng thẳng kéo dài. Nghe nhạc, ngồi thiền, đọc sách hay trò chuyện với người thân được cho là những giải pháp giúp kiểm soát tốt căng thẳng.
Dành ít nhất 30 – 45 phút mỗi ngày cho việc rèn luyện thể dục thể thao nhằm kích thích hoạt động tiêu hóa và nâng cao sức khỏe tổng thể.
3. Khi nào cần thăm khám bác sĩ?
Trong một số trường hợp, việc điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt có thể vẫn chưa đáp ứng tốt với các triệu chứng trào ngược dạ dày.
Người bệnh cần chú ý thăm khám khi:
Các triệu chứng trào ngược xuất hiện liên tục với mức độ ngày càng tăng
Lúc này bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, chẩn đoán nguyên nhân và xác định mức độ bệnh. Thông thường, việc điều trị bằng thuốc có thể đáp ứng tốt với bệnh trào ngược dạ dày. Tùy thuộc vào từng đối tượng cụ thể mà bác sĩ sẽ kê toa thuốc phù hợp.
Thuốc được dùng có thể là các loại thuộc các phân nhóm sau:
Thuốc ức chế bơm proton (PPI): Đây là nhóm thuốc giúp ức chế quá trình sản sinh dịch vị dạ dày. Từ đó có thể làm giảm nguy cơ bị trào ngược acid. Đồng thời ngăn chặn được một số triệu chứng như ợ hơi, ợ chua, ợ nóng, đau họng, khàn tiếng… PPI thường được dùng với liều phổ biến là 20 – 40mg/lần/ngày trong liên tục 2 tuần hoặc hơn.
Thuốc antacid (thuốc kháng acid): Thường sẽ được sử dụng kết hợp với PPI để nâng cao khả năng giảm các triệu chứng khó chịu do trào ngược dạ dày gây ra.
Thuốc kháng histamine H2: Nhóm thuốc này có tác dụng tương tự như thuốc ức chế bơm proton PPI. Tuy nhiên do PPI có nguy cơ gây loãng xương hay hạ magie huyết nên thuốc kháng histamine H2 có thể sẽ được bác sĩ chỉ định thay thế khi cần thiết.
Thuốc kháng sinh:Trong trường hợp thủ phạm gây trào ngược dạ dày là vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) thì bác sĩ có thể chỉ định kháng sinh kết hợp. Kháng sinh thường sẽ được sử dụng liên tục trong khoảng từ 10 – 15 ngày.
Nhiệm vụ của người bệnh là cần dùng thuốc theo đúng liều lượng, tần suất cũng như thời gian mà bác sĩ đã chỉ định. Tuyệt đối không tùy ý thay đổi kế hoạch điều trị trong bất cứ tình huống nào. Nếu phác đồ điều trị bằng thuốc đáp ứng không tốt hay gây tác dụng phụ thì cần báo cáo lại ngay để kịp thời điều chỉnh.
Như vậy, bài viết đã giải đáp rõ thắc mắc bệnh trào ngược dạ dày có nguy hiểm không. Đồng thời hướng dẫn cách xử lý đúng đắn khi không may mắc bệnh. Nếu thường xuyên gặp phải các triệu chứng bất thường về tiêu hóa, bạn nên theo dõi sát sao để kịp thời thăm khám khi cần thiết.
Bất kỳ một loại thuốc nào nghiên cứu ra đều có mục đích là chữa bệnh. Tuy nhiên, hầu hết các loại thuốc dùng điều trị đều có thể gây tác dụng không mong muốn (tác dụng phụ), trong đó có một số thuốc điều trị một bệnh nào đó nhưng gây hại cho dạ dày. Vì vậy, người dùng cần biết để phòng tránh tác dụng bất lợi này.
Có phải ai cũng bị bệnh lý dạ dày khi dùng thuốc?
Chúng ta biết, khi dạ dày bị bệnh (viêm, loét, chảy máu, thủng, ung thư...) có nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên, trong đó có nguyên nhân do thuốc (trong bài viết này chỉ đề cập đến một số thuốc Tây) Không phải bất kỳ thuốc nào cũng làm hại dạ dày.
Tuy nhiên, cùng một loại thuốc đó nhưng có thể gây hại cho dạ dày người này nhưng không có hại cho dạ dày người khác. Tác dụng bất lợi này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như tiền sử mắc bệnh dạ dày, việc sử dụng thuốc (uống trước ăn hay sau ăn...). Có nhiều loại thuốc có thể gây ra các tác dụng không mong muốn cho dạ dày, trong đó phải kể đến các loại thuốc chứa corticoid và nhóm thuốc hạ sốt, giảm đau, chống viêm không steroid (piroxicam, aspirin, indomethacin, diclofenac...).
Các nhóm thuốc này được sử dụng rất phổ biến ở nước ta. Do không lường trước được những tác dụng phụ, do đó có một số người tự ý sử dụng và hậu quả đáng tiếc là gây viêm, loét dạ dày - tá tràng hoặc chảy máu dạ dày, thậm chí gây thủng dạ dày.
Hình ảnh dạ dày bị loét.
Một số thuốc chính gây hại dạ dày
Corticoid là thuốc rất quý do có tác dụng chống viêm, giảm đau, chống dị ứng, ức chế hệ miễn dịch. Nhưng corticoid còn có nhiều tác dụng không mong muốn khác nhau ảnh hưởng đến sự chuyển hóa chất đường, chất đạm, chất béo, đến sự cân bằng nước và muối khoáng (gây phù), hệ tim mạch (tăng huyết áp), thần kinh, cơ xương (loãng xương), cùng nhiều cơ quan khác nhau, đặc biệt là ảnh hưởng xấu cho dạ dày. Bởi vì, corticoid có thể gây viêm, loét, xuất huyết dạ dày, trong đó cần lưu ý, không chủ quan với corticoid dạng tiêm bởi vì chúng có khả năng đào thải qua niêm mạc dạ dày cho nên có thể gây viêm, loét, chảy máu...
Thuốc giảm đau hạ sốt có thể làm ảnh hưởng xấu đến dạ dày, đặc biệt là thuốc aspirin. Aspirin có tác dụng giảm đau, hạ sốt nhanh, nhưng nếu lạm dụng hoặc không theo chỉ định và tư vấn của bác sĩ khám bệnh có thể rất nguy hiểm, ngoài tác dụng phụ gây tập kết tiểu cầu, chống đông máu, thuốc có khả năng gây viêm loét, chảy máu dạ dày - tá tràng, nhất là người đang loét dạ dày - tá tràng tiến triển.
Các loại thuốc kháng viêm không steroid (diclofenac, indomethacin...) có tác dụng chống viêm, giảm đau, được sử dụng trong điều trị chứng thoái hóa khớp, viêm đa khớp, thoái hóa cột sống, đau lưng, viêm khớp dạng thấp, đau bụng kinh... Tuy vậy, nếu lạm dụng thuốc, dùng thuốc không có chỉ định của bác sĩ có thể gây hiện tượng trướng bụng, đầy hơi, đau bụng, buồn nôn, nôn, viêm loét dạ dày - tá tràng, nặng hơn là gây chảy máu dạ dày - tá tràng, thủng dạ dày, nhất là đối với người sử dụng thường xuyên. Một trong những nguyên nhân dẫn đến viêm loét dạ dày - tá tràng khi sử dụng nhóm thuốc này là do các nhóm thuốc này tan kém trong môi trường acid dạ dày, tích tụ thành đám trong dạ dày, khi đạt đến lượng lớn sẽ kích thích trực tiếp lên niêm mạc gây viêm, loét hoặc chảy máu.
Một số thuốc như celecoxib, celebrex là thuốc thuộc nhóm không steroid và ức chế chọn lọc COX-2 sử dụng điều trị thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, đau, các triệu chứng liên quan đến kinh nguyệt, giảm lượng polyp ở kết tràng và trực tràng, nhưng một số tác giả cũng khuyên nên thận trọng với người bệnh đang viêm loét dạ dày tiến triển, bởi vì, chúng có thể gây viêm, loét, chảy máu dạ dày - tá tràng. Ngoài ra, thuốc betaserc là thuốc điều trị hội chứng rối loạn tiền đình gây buồn nôn, nôn nhưng vẫn có tác dụng phụ đối với dạ dày - tá tràng, đặc biệt là người bệnh đang gặp phải loét dạ dày - tá tràng tiến triển.
Nên làm gì để hạn chế thuốc tác hại đến dạ dày?
Ngày nay, để hạn chế tác dụng phụ bất lợi cho người sử dụng, các nhà khoa học đã nghiên cứu ra nhiều cách để giảm tối đa những tác hại mà thuốc Tây ảnh hưởng lên sức khỏe, đặc biệt đối với bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng. Ví dụ như bào chế viên thuốc không tan trong dạ dày mà tan trong đường tiêu hóa, do đó sẽ làm giảm đi sự tổn thương viêm loét, dạ dày. Hoặc trước khi dùng các thuốc có nguy cơ làm hại dạ dày nên uống một loại thuốc tráng niêm mạc dạ dày (gastrophulgit, pepsane...) trước khi ăn 15-30 phút hoặc sau khi ăn no mới sử dụng thuốc đó. Bên cạnh đó, khi sử dụng thuốc Tây y thì tốt nhất người sử dụng cần được bác sĩ chỉ định và tuân thủ theo hướng dẫn dùng thuốc.
Nguồn: Báo Khỏe 365
=> Mama đã ngoài 90t, mấy năm nay bị ho & trào ngược, gần đây dính nhiễm độc từ trái cây => ... viêm loét vòm họng + btử. Trước đã đi nhiều bv (T.Nhất, P.N.Thạch, AB, TMH,... mới rồi bv.TMH chỉ qua khám nội tiêu hóa pk bv115, bs liên tục yêu cầu nhập nội trú... - sau hàng xn máu, nội soi bt, chụp phổi, cho 7loại thuốc có gần 3tr Vnd (quá nhiều, uốngkiểu thay cơm + tg dài 30ngày, khi btử bị viêm loét rất khó hấp thụ - kê toa chủ ý là bán thuốc 'ăn chiết khấu', người thân nhiều lần đi khám nơi đây đều bị kê toa như đi siêu thị, bệnh ko giảm đều bỏ ngang), gần 15ngày uống bệnh càng nặng (do td phụ), phù nề + lở loét hoại tử khắp người ... Mn cẩn thận khi gặp mấy cô cậu bs 'kê toa nhồi' (toàn U40-ck1) của pk bv 115. (https://www.youtube.com/watch?v=wl3cSBPjLGE&feature=emb_title) https://onggiaolang.com/me-min/ Bỏ ra ngoài, bs tư chỉ kê 2loại giá rẻ: 1- Thuốc có hoạt chất Omeprazol: 1v*3lần/ngày/7ngày + chia nhỏ từ 2 =>thành 4bữa ăn, viên đầu tiên uống buổi tối, hết trào ngược + khó thở, (dạng suyễn), Má ngủ mgon - Mô Phật! (Tuy nhiên nhóm thuốc ức chế bơm proton (omeprazol, lansoprazol, esomeprazole…) dùng điều trị viêm loét dạ dày - tá tràng=> Làm hạ canxi máu- chân tay bị co quắp (gd chỉ biết td phụ & ngưng uống vào ngày thứ 15) ... hết 1 tuần tái khám khi khai bệnh lý mới, bs phán đoán 'hay bị tai biến' & cấp tiếp 8ngày! Mô Phật, tránh vỏ dừa gặp vỏ dưa!) 2- Kem Fucidin (thoa vết thương sau khi rửa nước muối sl + Povidine), sau 1 đêm 2 ngày vết lở ráo miệng ...(10/4/2020)
Biệt được bs cho sd 7ngày, (Đây là nhóm thuốc ức chế bơm proton (omeprazol, lansoprazol, esomeprazole…) dùng điều trị viêm loét dạ dày - tá tràng=> Làm hạ canxi máu- làm co cứng cơ-chân tay bị co quắp... https://massageishealthy.com/phac-do-dieu-tri-viem-loet-da-day.html
(Thuốc rất công hiệu:https://thuocdantoc.vn/thuoc/helinzole
Uống thuốc 1 tuần tuy bệnh có giảm nhưng do độc tố trong hệ tiêu hóa người già đào thải quá chậm nên đàm dãi nhiều, vô tình gặp được clip của 'Ông Thầy thực dưỡng', mình dùng 40gr +3 chén cơm nước chín (40gr: 2,3 muỗng cơm- ko cho đường), khuấy trc cho tan, khuấy nhanh - đều tay khi nấu, khi bột chín có màu trong, sánh keo.
Để nguội sớt bát cho ăn /uống trước khi đi ngủ 1giờ, bỏ luôn cữ thuốc btối (có thể chỉ nên ăn buổi sáng hoặc nhịn luôn cả ngày), khuya thấy hết chảy đàm, cánh tay sưng do viêm hạch bạch huyết cũng bớt căng phồng... thấy có mùi công hiệu, sáng mai cho uống tiếp (trc/sau ăn 2-3giờ), tối 21h/ngày 2l (Sẽ để Mama dùng thử 10 ngày xem sao)!
Hay mà
Trả lờiXóahttps://ngoctuyenpc.com/man-hinh-may-tinh-24-inch
https://ngoctuyenpc.com/mua-ban-may-tinh-cu-ha-noi
https://ngoctuyenpc.com/mua-ban-may-tinh-laptop-linh-kien-may-tinh-cu-gia-cao-tai-ha-noi
https://ngoctuyenpc.com/cay-may-tinh-cu