- Vi sao phải thường xuyên bổ sung Vitamin

Vitamin là các hợp chất hữu cơ rất cần cho cơ thể nhưng với số lượng rất nhỏ. 

Nhiều vitamin là coenzyme hay sẽ chuyển hoá thành coenzyme, có nghĩa là tham gia vào việc xúc tác những phản ứng sinh hoá trong quá trình trao đổi chất của cơ thể.

Các vitamin nhóm B và vitamin C đều tan trong nước và cơ thể có thể hấp thu dễ dàng. Các vitamin A, D, E, K chỉ tan trong chất béo (dầu, mỡ) nên cần có muối mật thì mới được hấp thu và tích trữ được trong cơ thể. Thiếu hụt một số vitamin có thể dẫn đến một số bệnh, chẳng hạn các bệnh tê phù, khuyết ống thần kinh, thiếu máu ác tính, còi xương…

Tuy nhiên dư thừa một số vitamin, nhất là các vitamin tan trong chất béo, cũng có thể gây nguy hiểm. 

Ví dụ dư thừa vitamin A gây tổn thương gan, tác động này không có khi tiền vitamin A (beta caroten) được cơ thể chuyển hoá thành vitamin A. 

Một vài loại vitamin còn có tác dụng hỗ trợ cho hệ miễn dịch. Với một bữa ăn cân đối và sau bữa ăn có thêm hoa quả tráng miệng thường đã đủ cung cấp các loại vitamin cho cơ thể. Tuy nhiên, với một số người, với một số trường hợp bệnh lý cần uống thêm vitamin theo chỉ định của thầy thuốc.

Vitamin A (Retinol) có nhiều trong trứng, gan, cá nhiều mỡ. Trong cà rốt và một số rau, quả xanh đậm có chứa beta carotene và có thể được cơ thể chuyển hoá thành vitamin A.

Tổ hợp vitamin B gồm nhiều vitamin khác nhau và thường là các coenzym, một số loại quan trọng là:
- Vitamin B1 (thiamin) có nhiều trong cám, ngũ cốc, thịt, đậu…

- Vitamin B2 (Riboflavin) có nhiều trong trứng, thịt, rau xanh, sản phẩm từ sữa…

- Vitamin B3 (Niacin, Nicotinamid) có nhiều trong thịt, cá, đậu, lạc… Nhu cầu một ngày khoảng 15 - 20mg, cần thiết cho da và việc sản sinh năng lượng, tiêu hoá thức ăn.

- Vitamin B4 (Cholin) có nhiều trong thịt, trứng, cá, sữa, đậu, lạc). Nhu cầu một ngày khoảng 400mg, cần thiết cho trao đổi chất và hoạt động thần kinh.

- Vitamin B5 (Acid pantothenic) có nhiều trong trứng, thịt, gan, pho mát, ngũ cốc… Nhu cầu một ngày khoảng 5mg, cần thiết cho việc trao đổi chất, tổng hợp hồng cầu và tạo kháng thể.

- Vitamin B6 (Pyridoxin, Pyridoxal, Pyridoxamin) có nhiều trong thịt, cá, chuối… Nhu cầu một ngày khoảng 1,5mg, cần thiết cho kiến tạo máu và hoạt động thần kinh

- Vitamin B7 (Biotin, vitamin H) có nhiều trong thịt, cá, trứng, sữa…

- Vitamin B9 (Acid folic) có nhiều trong thịt, gan, rau xanh, đậu, ngũ cốc, cam, bưởi…

- Vitamin B12 (Cyanocobalamin) có nhiều trong thịt, cá, trứng, sữa, không có trong thực vật trừ bèo hoa dâu.

- Cholin có nhiều trong thịt, cá, gan, trứng, sữa, đậu…

Vitamin C (Acid ascorbic) có nhiều trong cam, quít, bưởi, thanh trà, cà chua, khoai tây, rau xanh…

GS. Nguyễn Lân Dũng

Dấu hiệu cơ thể thiếu vitamin

Dấu hiệu cơ thể thiếu vitamin

Tình trạng thiếu vitamin xảy ra khá phổ biến khi cơ thể không được cung cấp đủ các thực phẩm chứa các loại vitamin cần thiết. Theo tiến sĩ Rob Hobson – một chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu Anh quốc, khi đó, có những dấu hiệu sẽ giúp ta nhận biết để kịp thời bổ sung, giúp tăng cường miễn dịch cơ thể và bảo vệ sức khỏe. Dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang thiếu vitamin thiết yếu bao gồm: hơi thở có mùi hôi, đau đầu, tóc mỏng, các đốm trắng trên móng tay, giảm ham muốn tình dục, da khô, môi nứt nẻ, thậm chí là stress.....


Những dấu hiệu cảnh báo thiếu vitamin và khoáng chất thiết yếu

* Môi nứt nẻ:
đây là dấu hiệu thiếu sắt hoặc vitamin C. Tình trạng thiếu vitamin này còn có thể dẫn tới những vấn đề khác như tóc mỏng, cơ thể suy nhược, miễn dịch kém...Để khắc phục kịp thời, cần bổ sung các thực phẩm giàu chất sắt hoặc vitamin C như: các loại thịt đỏ chứa nhiều sắt, ớt đỏ, chế phẩm từ đậu, hoa quả giàu vitamin C như: chanh, kiwi, dâu, cam, quýt...

* Da gàu:
dấu hiệu của tình trạng thiếu Biotin, vitamin B7 hoặc các axit béo cần thiết. Khắc phục bằng cách bổ sung các thực phẩm từ cá như cá hồi, cá ngừ...và các loại hạt như: hạt dẻ, hạnh nhân, lạc, hạt hướng dương....

* Nổi mẩn, vảy nến:
Là dấu hiệu của tình trạng thiếu vitamin D, vitamin B, kẽm, và các axit béo cần thiết khác. Khắc phục bằng cách bổ sung thực phẩm như: Trứng, cá hồi, tôm, nấm....

* Da khô:
Là dấu hiệu của tình trạng thiếu axit béo thiết yếu như omega 6. Muốn làn da mịn màng trở lại, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo sử dụng thêm các thực phẩm như hạt hướng dương, hạt cọ, hạt thông…


Các loại vitamin rất cần thiết cho cơ thể
* Tình trạng nổi mụn hoặc mất vị giác: Báo hiệu cơ thể bị thiếu chất kẽm. Đây cũng là thành phần quan trọng và thiết yếu đối với cơ thể và có thể dễ dàng tìm thấy trong các thực phẩm như trứng, thịt đỏ, cua, hàu các loại rau như cải bó xôi, hạt điều, ca cao.... Cá thu và măng tây. Ngoài ra, nổi mụn cũng là dấu hiệu của tình trạng thiếu vitamin B2

* Đốm trắng trên móng tay, móng tay dễ gãy:
là dấu hiệu cảnh báo tình trạng thiếu kẽm hoặc sắt. Cơ thể sẽ cần bổ sung các thực phẩm giàu chất sắt và sắt như: thịt lợn, nấm, gan gà, Đậu, mơ khô, hạt lanh, hạt hồ trăn, đậu lăng….

* Nổi mẩn trên lưỡi:
là dấu hiệu cơ thể đang bị thiếu Vitamin B12, B3, sắt và folic acid. Khắc phục bằng cách bổ sung thực phẩm như đậu đen, quả bơ…

* Hơi thở có mùi:
Cảnh báo cơ thể bạn đang bị thiếu sắt. Các thực phẩm chứa nhiều sắt như: nho khô, lê, ngũ cốc, thịt đỏ... sẽ giúp bổ sung thêm chất sắt cho cơ thể và giảm bớt các triệu chứng do thiếu hụt dinh dưỡng, stress.

* Đau đầu: Ngoài ra, tình trạng thiếu vitamin B, D, magiê và kẽm cũng có thể làm gia tăng cảm giác áp lực, lo lắng, suy nhược cơ thể và cả stress.

* Nhức mỏi chân, khớp:
là dấu hiệu cho thấy nguy cơ thiếu các chất như magie, kẽm, canxi, vitamin B1, vitamin D.

* Chân tay lạnh:
Dấu hiệu phản ánh tình trạng cơ thể đang bị thiếu sắt. Đây là vấn đề liên quan tình trạng thiếu hồng cầu, thiếu máu trong cơ thể.

Các loại vitamin thiết yếu đối với cơ thể:
Vitamin B6: Đây là loại vitamin giúp kiểm soát nồng độ của một amino axit trong máu có liên quan đến bệnh tim mạch. Do đó, chế độ ăn thiếu vitamin B6 có thể khiến cho nguy cơ mắc bệnh tim mạch tăng cao.

Vậy bao nhiêu vitamin B6 là đủ để phòng ngừa bệnh tim mạch? Theo tiến sĩ Rob, với người trưởng thành dưới 50 tuổi, cơ thể cần bổ sung khoảng 1,3mg trong bữa ăn hàng ngày.

Vitamin B12:
Thiếu vitamin B12 có thể gây ra những vấn đề từ thông thường như tiêu chảy, suy giảm thị lực cho đến các vấn đề nghiêm trọng. Và có thể dẫn tới bệnh tim It can lead to heart palpitations,. Để cung cấp đủ lượng vitamin B12 cần thiết cho cơ thể, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên ăn trứng và uống sữa đều đặn hàng ngày. Bởi cơ thể người trưởng thành cần tới 2,4mcg viatmin B12 mỗi ngày – tương đương với hơn 2 quả trứng.

Vitamin C: Theo tổ chức thuốc và lương thực Mỹ - NHS, các triệu chứng của một căn bệnh có tên gọi scurvy (bệnh thiếu vitamin C) thường bắt đầu chỉ 3 tháng sau khi một người không hấp thu đủ lượng vitamin C cần thiết qua thực phẩm hàng ngày. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn tới các cơn đau tim và tử vong nhanh chóng. Scurvy thường xuất hiện ở những người đi biển dài ngày và không ăn đủ lượng thực phẩm chứa vitamin C cần thiết.

Người trưởng thành cần khoảng 40mg vitamin C mỗi ngày – tương đương với lượng vitamin C chứa trong 1 quả cam.

Vitamin D:
Tình trạng thiếu vitamin D thường đi kèm với thiếu phospho trong cơ thể. Đây là những thành phần thiết yếu đối với sức khỏe xương, răng, và cơ. Thiếu vitamin D có thể gây ra rất nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe, bởi vitamin D cũng là thành phần giúp cơ thể chống lại nhiều bệnh tật. Trẻ em trên 1 tuổi và người trưởng thành là những đối tượng cần cung cấp trên 10mg vitamin D mỗi ngày – tương đương với lượng vitamin D trong một suất cá hồi fi lê.

Kẽm:
Là một thành phần thiết yếu và quan trọng của cơ thể. Thiếu kẽm có thể gây suy yếu hệ miễn dịch và làm chậm quá trình hồi phục làm lành vết thương. Ngoài ra còn gây ra tình trạng mệt mỏi khá phổ biến ở những người cao tuổi, những người đang sử dụng thuốc làm giảm huyết áp hàng ngày...
Trung bình một người cần khoảng 11mg kẽm mỗi ngày.

* Sắt: Là thành phần không thể thiếu trong quá trình tạo máu của cơ thể. Thiếu sắt có thể dẫn tới bệnh thiếu máu và nhiều nguy cơ suy tim cũng như suy nhược cơ thể nghiêm trọng. Người trưởng thành cần ít nhất 10mg sắt mỗi ngày, riêng đối với phụ nữ mang thai, hàm lượng này cần cao hơn nhiều, tương đương với 300g thịt hầm, 100g rau và 4 lát bánh mỳ mỗi ngày.

* Magiê: Thành phần quan trọng này cần được hấp thụ đủ khoảng 400mg mỗi ngày. Magie có chứa nhiều trong sô cô la, quả bơ, hạnh nhân...

Theo Minh Ngọc (Sức khỏe đời sống)

7 dấu hiệu 'tố cáo' bạn đang thiếu hụt vitamin hoặc khoáng chất 
Thiên Lan

Chuyên gia dinh dưỡng và yoga người Anh, Charlotte Watts, tiết lộ sự thiếu hụt vitamin hoặc khoáng chất có thể gây ra căng thẳng kéo dài

Vết nứt ở khóe miệng là một dấu hiệu của căng thẳng
ẢNH SHUTTERSTOCK

Hầu hết các chất dinh dưỡng được sử dụng hết nhanh hơn trong những giai đoạn này vì toàn bộ cơ thể hoạt động với tốc độ cao hơn và nhanh hơn.


Cô Charlotte Watts đã chia sẻ trong một bài viết trên Healthista về 7 dấu hiệu căng thẳng sau đây.

Vết nứt ở khóe miệng
Khi môi khô và nứt nẻ, đặc biệt là ở khóe miệng, có thể do thiếu vitamin B6. Vitamin này cần thiết cho việc sản xuất các hóa chất tác động đến não, serotonin và dopamine - điều chỉnh tâm trạng và động lực, và melatonin - quản lý giấc ngủ.Do đó, khi căng thẳng kéo dài, các chức năng này bị tổn hại.
Để chống lại sự thiếu hụt này, hãy ăn thực phẩm giàu vitamin B6 như cà rốt, thịt gà, trứng, cá và thịt.

Nghiến răng
Nghiến răng là cơ thể đang cần vitamin B5. Vitamin này thường được gọi là vitamin chống căng thẳng vì nó giúp sản xuất hoóc môn tuyến thượng thận, cholesterol và kháng thể miễn dịch.


Uống bổ sung vitamin B5 hoặc ăn thực phẩm như thịt bò, trứng, rau tươi, thận và các loại đậu có thể giúp chống lại các triệu chứng này, theo Natural News.

Các đốm trắng trên móng tay
Dấu hiệu này thường liên quan đến thiếu canxi, tuy nhiên cũng có thể là dấu hiệu thiếu kẽm.
Kẽm có nhiều trong các tế bào thần kinh ở não trước. Thiếu kẽm sẽ làm suy giảm chức năng thần kinh và nhiều vấn đề tâm lý khác.
Tăng hấp thu kẽm thông qua các chất bổ sung hoặc nguồn thực phẩm như cá, thịt, hạt hướng dương, hạt bí ngô và các loại hạt.

Táo bón và tiêu chảy
Điều này có thể là do thiếu magiê. Khoáng chất này được sử dụng rất nhiều trong thời gian căng thẳng. Thiếu magiê có thể dẫn đến hàng loạt vấn đề về thần kinh như lo lắng, khó chịu, mất ngủ, trầm cảm và đau cơ, căng thẳng trong đường tiêu hóa dẫn đến táo bón hoặc tiêu chảy.


Một nghiên cứu dinh dưỡng đã chỉ ra rằng mỗi ngày bổ sung 248 mg magiê giúp cải thiện chứng trầm cảm. Đặc biệt là Magiê Chloride làm giảm đáng kể các triệu chứng trầm cảm, rối loạn lo lắng, theo Natural News.
Chống lại các triệu chứng này bằng cách ăn thực phẩm giàu magiê như kiều mạch, các loại hạt, đậu nành, rau xanh đậm và cà rốt.

Chảy máu nướu răng
Thiếu vitamin C có thể là nguyên nhân khiến chảy máu nướu. Vitamin C được sử dụng ồ ạt khi căng thẳng vì nó giúp sản xuất hoóc môn chống căng thẳng, protein kháng vi rút interferon và protein kết nối các mô collagen.
Các loại quả mọng, trái cây họ cam quýt, rau xanh, măng tây và bơ là nguồn cung cấp vitamin C, theo Natural News.

Mụn ở cánh tay và chân
Mụn nổi ở cánh tay và chân là dấu hiệu của thiếu vitamin E. Vitamin E giúp duy trì lưu thông máu trong não.
Các nghiên cứu phát hiện ra rằng, tiêu thụ vitamin E thông qua chế độ ăn uống có thể làm giảm trầm cảm một mức độ đáng kể.
Thực phẩm giàu vitamin E gồm dầu thực vật ép lạnh, rau lá xanh đậm, các loại đậu, hạt để ngăn ngừa thiếu hụt.

TIN LIÊN QUAN

Có thể kiểm soát căng thẳng bằng cách tìm kiếm sự cân bằng trong cuộc sống: công việc, các mối quan hệ, thư giãn và vui vẻ. Suy nghĩ mọi việc theo hướng lạc quan có thể tránh được những rắc rối không cần thiết.
Tăng cường thái độ lạc quan không chỉ giúp cảm thấy hạnh phúc và biết ơn mà còn có thể giúp tìm thấy những cơ hội mới, 

Theo Natural News.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét