- 7 thói quen xấu gây đau lưng và cong vẹo cột sống

Vẹo cột sống xảy ra phần lớn là do chấn thương khi hoạt động. Tuy nhiên, một số thói quen thường ngày cũng có thể ảnh hưởng đến lưng theo thời gian gây ra tình trạng đau nhức và cong vẹo cột sống.

Cột sống là một tập hợp gồm 33-34 đốt sống được xếp chồng lên nhau và kết nối với nhau bởi một hệ thống dây chằng và hệ thống cơ. Cột sống vừa là trụ cột duy nhất của cơ thể vừa là cơ quan chứa đựng thần kinh, tạo nên khả năng vận động và chuyển động tuyệt vời của con người.

Việc đau lưng hay cột sống bị cong vẹo sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động thường ngày. Vì có tầm quan trọng như thế nên bạn phải luôn chăm sóc nó ở mọi lứa tuổi. Sau đây là những hoạt động hàng ngày có thể làm hại cột sống mà bạn nên chú ý:

1. Lấy đồ vật nặng trên cao


Bạn hãy thử tưởng tượng những gì xảy ra với cột sống của mình khi tất cả trọng lượng của một chiếc va li đè lên cột sống của bạn khi bạn lấy đồ vật từ trên cao xuống bằng cách này. Tất nhiên, ngay lúc ấy thì có thể cột sống sẽ không sao, nhưng hậu quả có thể là khó chịu nếu bạn lặp lại hành động đó thường xuyên.

Cách phòng tránh:
Nếu bạn cần lấy một một nặng gì đó từ phía trên, hãy đứng lên ghế để giảm áp suất xuống mức tối thiểu. Lý tưởng là trọng lượng của đồ vật cần lấy nên ở tầm ngực của bạn.

2. Mang ba lô

Bạn không nên nhét quá nhiều thứ vào chiếc ba lô mình mang hàng ngày vì việc mang một chiếc ba lô quá nặng cùng với việc vận chuyển không chính xác sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến cột sống của bạn.

Cách phòng tránh:
Nên chọn mua ba lô có hai dây đai vì khi mang bạn cần sử dụng cả hai để phân bố đều tải.
Hãy ưu tiên mua những ba lô với dây đai rộng và mềm. Vì với những chiếc ba lô này, chúng cung cấp khả năng hấp thụ sốc tốt hơn và vì thể sẽ giúp giảm áp lực lên cổ và cột sống của bạn.

3. Mang giày
 

Tất cả mọi thứ chúng ta làm trong tư thế uốn cong người đều có thể làm tổn thương đĩa đệm. Và việc ngồi mang giày không đúng tư thế cũng là một trong những nguyên nhân gây nên chứng đau cột sống của bạn.

Cách phòng tránh:
Bạn không nên mang giày khi đang đứng, thay vào đó, hãy ngồi trên một chiếc ghế cao vừa phải lúc mang.

4. Lau nhà
Nếu không phải mỗi ngày thì ít nhất mỗi tuần một lần bạn cũng phải dọn dẹp nhà cửa. Tuy nhiên, nếu bạn làm việc không đúng tư thế sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến khớp cẳng chân và lưng, cử động cánh tay, có thể gây đau nhức xương khớp.
Cách phòng tránh: Không nên lau sàn bằng tay, thay vào đó, hãy dùng cây lau nhà có cán dài.

5. Xách đồ vật

Khi đi siêu thị hoặc đi chợ với nhiều hàng hóa cần phải mua một lúc, bạn nên chia đều vào hai túi và xách ở cả hai bên tay cùng một lúc. Một vài ngàn đồng thêm vào cho việc mua thêm một chiếc túi sẽ cứu cột sống của bạn từ áp lực tăng thêm này.

Cách phòng tránh:
Bạn hãy nhớ rằng, những đồ vật nặng phải được nâng lên tới đầu gối. Đối với hầu hết phụ nữ, vật nặng là vật nặng hơn 2 kg; Đối với hầu hết đàn ông, vật nặng là vật nhiều hơn 5 kg.
Luôn luôn nhớ rằng bạn chỉ nên xách đồ vật với trọng lượng đã phân bố đều trong cả hai tay.

6. Rửa chén

Khi rửa chén, chúng ta thường đứng ở vị trí khom người xuống với cánh tay căng ra. Do đó, các đĩa đệm của phần đốt sống ngực sẽ nhanh chóng mòn, dẫn đến đau giữa hai cánh vai.

Cách phòng tránh: Kê một chiếc ghế dưới đầu gối của bạn (như trong ảnh) khi đứng rửa chén. Việc làm ấy sẽ bạn giúp giảm áp lực lên phần đĩa đệm này.

7. Đánh răng
Cách phòng tránh: Khi bạn đánh răng, hãy chống tay vào tường hoặc bồn rửa tay.

Có thể nói, bị cong vẹo cột sống không chỉ gây mất thẩm mĩ khiến chúng ta cảm thấy tự ti với mọi người xung quanh mà còn gây ra rất nhiều khó khăn trong hoạt động hàng ngày. Vì thế, hãy chỉnh lại cho đúng những thói quen hàng ngày để luôn sở hữu vóc dáng chuẩn đẹp cũng như có sức khoẻ thật tốt bạn nhé.

Nguồn: BrightSide

BS cảnh báo: Chưa 30 tuổi đã thoái hoá cột sống chỉ vì thói quen xấu nhiều người Việt mắc

Hàng loạt người trẻ mắc thoái hóa cột sống do thường xuyên ngồi nhiều giờ đồng hồ trước máy tính, mải mê chơi game...


Thực tế cho thấy, chính con người đã vô tình tạo áp lực lớn lên cột sống khi họ duy trì một tư thế quá lâu, ít vận động thể dục thể thao và không có thời gian nghỉ ngơi phù hợp, chưa thực sự quan tâm đến sức khỏe.
Lưng đau mỏi, chân tay tê bì, đi khám phát hiện thoái hóa cột sống giai đoạn nặng
Bệnh nhân V.M.P (Hoàng Quốc Việt – Cầu Giấy – Hà Nội) chia sẻ: "Tôi làm nhân viên văn phòng, công việc thường ngồi bàn giấy và ít phải di chuyển. 4 tháng trở lại đây thấy trong người có những biểu hiện bất thường như lưng đau mỏi, người có cảm giác tức tối khó chịu, chân thì tê mỏi, các tư thế đứng nằm, đi lại vận động đều cảm thấy khó khăn, rất ảnh hưởng rất lớn tới sinh hoạt hằng ngày".
Song bệnh nhân vẫn chủ quan với sức khỏe, đến khi thấy nhiều biểu hiện liên tiếp và ngày càng trầm trọng lúc đó bệnh nhân mới đến gặp BS khoa phẫu thuật cột sống và được chẩn đoán trượt eo cột sống, đốt sống bị tổn thương khá lớn. Ngay lập tức, phương pháp phẫu thuật đã được áp dụng khắc phục tình trạng.
 BS cảnh báo: Chưa 30 tuổi đã thoái hoá cột sống chỉ vì thói quen xấu nhiều người Việt mắc - Ảnh 1.
Hình ảnh cho thấy cột sống bình thường và cột sống bị thoái hoá.
Bệnh nhân P nói: "Sau khi phẫu thuật xong tôi có thể ngồi bình thường chân tay không còn bị tê nhức khó chịu, cảm giác đã trở lại con người bình thường".
Chỉ hơn một giờ đồng hồ sau phẫu thuật cột sống, chị P. có thể đi lại bình thường nhẹ nhàng và sau khoảng hai tuần sau ca phẫu thuật, chị có thể xuất viện nếu không có thêm biểu hiện bất thường nào khác.
Bạn Vũ Hạ Anh (Sinh viên lớp Báo in K35 – Học viện Báo chí Tuyên Truyền) băn khoăn: "Bản thân em có sử dụng máy tính nhiều giờ/ngày, nhiều lúc ngồi học lâu em thường thấy xuất hiện các triệu chứng như đau nhức lưng, mỏi cổ mỏi gáy.Thậm chí có lúc mệt không thể sinh hoạt bình thường được…
Trọng lượng cơ thể của em khá nặng nên em cũng ít vận động thể dục thể thao. Em đang nghi ngờ không biết có phải mình mắc bệnh thoái hóa cột sống hay không?".
Có thể thấy, đây chính là một trong những yếu tố nguy cơ phổ biến gây ra thực trạng mắc thoái hóa cột sống chung ở người trẻ. Những thói quen xấu ảnh hưởng đến sức khỏe đang có xu hướng gia tăng trong xã hội hiện đại ngày nay.
Nếu như trước đây hầu như chỉ xuất hiện ở người cao tuổi, thì bây giờ ngay cả những bạn trẻ đang ở độ tuổi mười tám đôi mươi cũng có thể mắc phải (Sinh viên, nhân viên văn phòng công sở…).
PGS, TS. Nguyễn Lê Bảo Tiến, Viện trưởng Viện chấn thương chỉnh hình, BV Hữu Nghị Việt Đức cho hay: "Thực tế cho thấy độ tuổi mắc thoái hóa cột sống, và độ tuổi phẫu thuật thoái hóa cột sống ngày càng trẻ hóa, bên cạnh các bệnh phổ biến như biến dạng vẹo cột sống của thanh thiếu niên.
Ngày nay cũng xuất hiện nhiều hơn đối tượng người trẻ mắc thoát vị đĩa đệm , nó chính là kết quả của một quá trình thoái hóa sớm trong điều kiện chúng ta không biết giữ gìn cơ thể thì đĩa đệm sẽ bị thoái hóa dẫn đến chèn ép vào thần kinh".
Trước đây, thoái hóa cột sống thường xuất hiện ở độ tuổi trung niên trở đi như 35 – 40 tuổi, thế nhưng theo xu hướng hiện đại thoái hóa cột sống ngày càng trẻ hóa. Thậm chí xuất hiện ở lứa tuổi chưa đến 30.
 BS cảnh báo: Chưa 30 tuổi đã thoái hoá cột sống chỉ vì thói quen xấu nhiều người Việt mắc - Ảnh 2.
PGS, TS. Nguyễn Lê Bảo Tiến, Viện trưởng Viện chấn thương chỉnh hình, BV Hữu Nghị Việt Đức
Yếu tố nguy cơ dẫn đến thoái hóa cột sống
Không khó để nhận thấy tỉ lệ bệnh nhân đến khám tại khoa chấn thương chỉnh hình và khoa phẫu thuật cột sống ngày càng gia tăng.
Nhiều chuyên gia cho rằng, yếu tố dẫn đến thực trạng này chính là do thói quen sống thiếu lành mạnh, chế độ dinh dưỡng cơ bản chưa được quan tâm đúng mức.
PGS, TS Đinh Ngọc Sơn, Trưởng khoa Phẫu thuật cột sống, BV Hữu Nghị Việt Đức cho hay: Hiện nay người trẻ thoái hóa cột sống rất nhiều, song có vài yếu tố nguy cơ dẫn đến thực trạng này phải kể đến đó là:
- Có thể do cơ địa con người
- Do trọng lượng cơ thể con người quá lớn tác động trực tiếp lên trụ đỡ cơ thể là cột sống
- Một vài những yếu tố khách quan như bệnh lý nghề nghiệp lái xe, ngồi làm công nhân, những lao động phổ thông phải mang vác vật nặng làm cho cuộc sống phải chịu đựng áp lực hơn so với mức bình thường dẫn đến tình trạng thoái hóa nhanh hơn.
Người bị thoái hóa cuộc sống có những biểu hiện như sáng ngủ dậy nhìn thấy đau cổ vai hoặc váy, có khi cổ quay cũng đau, mức độ đau lan dần ra cánh tay và kèm theo tình trạng tệ nhất có thể kéo dài từ ngày này ngày khác trong thời gian dài.
Bác sĩ khuyến cáo người bệnh
"Thực tế cho thấy vẫn còn nhiều người bệnh có tâm lý ỷ lại với sức khỏe, thấy đau mỏi cột sống thường xuyên nhưng cho rằng là biểu hiện bình thường nên lơ là, chủ quan.
Chỉ đến khi mất ngủ triền miên, không thể làm việc cũng như làm các sinh hoạt hằng ngày mới tìm gặp bác sĩ, khi đó bệnh đã biến chuyển phức tạp và gây khó khăn trong quá trình điều trị", BS Tiến nói.
Khi đến khám các cơ sở tây y uy tín, người bệnh cần khai đầy đủ các thông tin về triệu chứng sau đó sẽ được bác sĩ chuyên khoa thăm khám lâm sàng, có chỉ định chụp Xquang, chụp Cộng hưởng từ sau đó BS mới có thể đưa ra chuẩn đoán và hướng điều trị chính xác phù hợp.
Đối với các trường hợp thoái hóa cột sống phải can thiệp phẫu thuật, phương thức được ưu tiên nhằm bảo tồn cấu trúc vận động của cột sống đó là phương pháp dùng sóng cao tần, phẫu thuật bằng robot ít xâm lấn.
"Khi thoái hóa cột sống giai đoạn sớm, dù can thiệp bằng Tây y hay Đông y cũng đều cần bảo tồn cấu trúc cột sống, giúp cho nó trở về đúng chức năng làm trụ nâng đỡ cơ thể". BS Tiến nhấn mạnh.
Chuyên gia cũng cho biết thêm, tất cả mọi người phải chỉ động điều chỉnh chế độ sinh hoạt hợp lý. Đây được coi là một trong những cách để phòng chống thoái hóa cột sống thiết thực nhất.
Bên cạnh đó chúng ta có thể hoàn toàn áp dụng thực đơn sinh hoạt hằng ngày đầy đủ dinh dưỡng cơ bản giúp cung cấp canxi tự nhiên, cũng như kết hợp vitamin khoáng chất và nước để mức độ bảo vệ xương khớp khỏe mạnh và dẻo dai hơn.
Theo Linh Trang

5 bài tập trong 15 phút để giảm đau lưng

Chúng ta thường không ý thức được rằng bàn chân là bộ phận rất quan trọng đối với toàn bộ cơ thể vì chúng hỗ trợ và tham gia tất cả các hoạt động thể chất hằng ngày.

Vì vậy, để ngăn ngừa đau chân, đau đầu gối và đau lưng bạn nên chăm sóc chúng đúng cách. Y học cổ truyền Trung Quốc đã đạt được nhiều lợi ích từ các phương pháp bấm huyệt trong hơn 5.000 năm qua.

Việc áp dụng áp lực lên các vùng nhất định của cơ thể giúp giảm căng thẳng, điều trị các vấn đề sức khoẻ và kích thích chức năng của các cơ quan khác nhau.

Kỹ thuật này tương tự như châm cứu, nhưng thay vì dùng kim, những điểm này được kích thích bằng đầu ngón tay.


5 bài tập sau đây sẽ giúp bạn cải thiện sức khoẻ của chân, củng cố sự cân bằng cơ thể và làm dịu cơn đau lưng:

Đi bằng mũi bàn chân (Toe Walking)
Tất cả bạn cần là đứng trên ngón chân và di chuyển về phía trước trong 20 giây. Thực hiện 15 giây nghỉ, và lặp lại 5 lần, hai lần mỗi ngày.

Bài tập thể dục này sẽ tăng cường các cơ ngón chân, các cơ xung mũi bàn chân, và dây chằng.

Kéo căng bàn chân (Resisted Flexion)
Bài tập thể dục này làm săn cơ bắp, ngăn ngừa tổn thương, giúp bạn duy trì trạng thái cân bằng của cơ thể, và hỗ trợ các nhóm cơ chân.

Cách thực hiện:
Ngồi trên sàn và thẳng chân ra phía trước mặt. Quấn một đầu dây tập (giây co giãn) xung quanh một cột giường, quấn đầu còn lại lên phía trên bàn chân.

Tiếp theo, kéo người về phía sau để kéo căng dây tập. Cuối cùng, co chân lại và giữ trong 5 giây. Giải lao 10 giây và tập lại 10 lần.

Lấy bút bằng chân (Toe Pencil Pickups)
Tất cả bạn cần làm là dùng ngón chân để kẹp một cây bút chì trên sàn nhà và nâng nó lên. Sau 10 giây, thả nó lại, và lặp lại 5 lần mỗi chân.

Đứng bằng ngón chân (Toe Presses)
Đứng bằng ngón chân là cách tuyệt vời để làm ấm toàn bộ các nhóm cơ chân. Ở tư thế đứng, cong đầu gối một chút, và giữ cơ thể bằng các đầu ngón chân. Giữ trong 3 giây, và lặp lại 10 lần. Thực hiện động tác này 3 lần mỗi ngày.

Xoay tròn cổ chân (Ankle circles)
Sự linh động và dẻo dai của mắt cá chân rất quan trọng đối với toàn bộ cơ thể, và sự gò bó của mắt cá thường gây đau khớp, đau đầu gối, cũng như đau lưng và hông.

Ở vị trí nằm ngửa, nâng chân lên trên và xoay theo chiều kim đồng hồ, đếm đến 10. Sau đó, lặp lại với chân kia.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét