- Nobel y học 2017 chứng thực thuyết dưỡng sinh của Đông Y từ 2.000 năm trước

Tại sao buổi tối sẽ buồn ngủ, buổi sáng sẽ tự nhiên tỉnh lại? Tại sao phải ăn cơm sáng, trưa, tối? 

Giải Nobel năm 2017 về sinh lý học và y học sẽ cho ra đáp áp của những vấn đề này.

Mới đây cơ quan trao giải Nobel đã vinh danh 3 nhà khoa học nghiên cứu y học với chủ đề “Cơ chế kiểm soát phân tử của nhịp sinh học”, đó là Jeffrey C. Hall, Michael Rosbash và Michael W. Young. 


Trang web chính thức của giải thưởng Nobel cho rằng phát hiện này sẽ là một ảnh hưởng sâu sắc đến sức khỏe con người.


Nhịp sinh học là gì? 
Đó là sự biến đổi theo thời gian của con người, động vật và thực vật. Nhịp sinh học được kiểm soát bởi “đồng hồ sinh học” của cơ thể, có thể đo được trong chu kỳ ngày và đêm, chức năng sinh lý được điều chỉnh ở trạng thái tốt nhất. 

Rất lâu về trước, người ta đã phát hiện ra hiện tượng này, câu hỏi “liệu đồng hồ sinh học có tồn tại” đã gây tranh cãi không ngừng trong giới khoa học. Đây rốt cuộc là phản ứng của thân thể do chịu kích thích bởi yếu tố bên ngoài, hay bê

Bên trong thân thể thật sự có “Đồng hồ” sao?

Khoa học đối với Đồng hồ sinh học hiểu biết thế nào? Vậy phải quay về thời điểm năm 1971, có 2 nhà khoa học trong lúc nghiên cứu ruồi giấm, đã phát hiện ra cơ chế sinh lý của một số con ruồi giấm xảy ra biến đổi kỳ quái. Có con biến một ngày 24 giờ thành 19 giờ, có con biến thành 28 giờ. Mà sự biến hóa này, là do đột biến gen gây ra, các nhà khoa học đã khoá các gen bị biến đổi trên nhiễm sắc thể X của những con ruồi này, đặt tên là Period.


Bên trong cơ thể tồn tại 1 chiếc đồng hồ với độ chính xác “Không tưởng” (Ảnh: Peakshop)

Sau đó, Hall, Rosbash và Young phân tách loại gen này, họ phát hiện, gen có thể khống chế đồng hồ sinh học. Chúng có thể sản sinh ra một loại protein, loại này vào ban đêm sinh ra nhiều, vào ban ngày thì lại giảm xuống, cơ chế sinh sản này giống như đồng hồ trong tế bào, điều chỉnh nhiệp điệu công việc của tế bào, thân thể con người cũng cùng một cơ chế như vậy.

Nghiên cứu còn phát hiện, bên trong cơ thể con người có hai loại đồng hồ sinh học, một loại nằm ở vùng dưới đồi (Hypothalamus) gọi là “̣đồng hồ sinh học trung tâm”, đóng vai trò chỉ huy, còn có nhiều loại “Đồng hồ sinh học ngoại vi” cơ chế phân bố toàn thân. Kỳ diệu ở chỗ, những “đồng hồ sinh học ngoại vi” khác nhau sẽ điều khiển những chức năng sinh lý khác nhau, chúng hoạt động độc lập và đồng thời, tất cả các đồng hồ sinh học đều có thể hài hoà đồng bộ cùng nhau vận hành.

Đồng hồ sinh học ảnh hưởng đến sinh lý cơ thể ở nhiều phương diện
Sinh lý cơ thể sẽ tuần hoàn theo nhịp sinh học (Ảnh: Twitter)

Đồng hồ sinh học có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của con người, nhiệt độ cơ thể, huyết áp, mức hormon, sự trao đổi chất, các hành vi và chức năng sinh lý khác. Nếu như phá vỡ đồng hồ sinh học, liền xuất hiện sự khó chịu, ví dụ như thức khuya, sự khác biệt về thời gian, v.v. Khi cắt bỏ gen có chứa đồng hồ sinh học, sẽ có sự mất cân bằng hormon. Nếu như quy luật cuộc sống trường kỳ của con người không phù hợp với đồng hồ sinh học, sẽ dễ bị ung thư, bệnh về rối loạn thần kinh, rối loạn chuyển hoá và các bệnh khác.

Đông y dạy dưỡng sinh theo nhịp sinh học từ 2000 năm trước
Hai ngàn năm trước, cuốn sách kinh điển “Hoàng Đế Nội Kinh” của Đông y đã giải thích chi tiết các hiện tượng sinh lý của cơ thể con người và mối quan hệ giữa nhịp sinh học. 

Lý luận trong Đông Y “Tử ngọ lưu chú” cho rằng, biến hóa của Mặt trời và Trái đất, mỗi ngày 12 canh giờ (24 tiếng) sinh ra nhiều biến hóa khác nhau, mỗi canh giờ sẽ có một cơ quan trong cơ thể hoạt động mạnh hơn, cho nên các thầy thuốc nghiên cứu thuận theo biến hóa của canh giờ mà bảo dưỡng cơ quan hoạt động tương ứng vào giờ đó, phối hợp các hoạt động của các cơ quan để chữa bệnh có liên quan.


12 cơ quan phân biệt là: Mật, gan, phổi, ruột già, dạ dày, lá lách, tim, ruột non, bàng quang, thận, màng ngoài tim và tam tiêu, tương ứng với mười hai canh giờ.

Thời thần và học thuyết ngũ hành trong Đông y (Ảnh: Chanhkien.org)

Viện trưởng của Thượng Đức Đường, Tưởng Vũ Quang lấy thực phẩm ra làm ví dụ:
Căn cứ vào luật dưỡng sinh theo mười hai canh giờ, bữa trưa nên ăn uống có dinh dưỡng phong phú, bởi vì từ 1 – 3 giờ chiều là thời gian ruột non vận hành. Ruột non cần hấp thụ các chất dinh dưỡng, đem tinh hoa lưu thông toàn cơ thể, chất thải thì đưa vào ruột già, nếu như ăn tốt bữa trưa, thì thành phần dinh dưỡng mà cơ thể hấp thu sẽ càng nhiều.

3 đến 5 giờ chiều, là thời gian tốt nhất để uống nước trong ngày

Bởi vì tại thời điểm này là bàng quang hoạt động mạnh nhất, nước uống có lợi cho bàng quang, dẫn đến có lợi cho sự bài tiết các tạp chất của con người.

“Bàng quang muốn bài tiết, nhưng bạn không cho nó nước, cho nên đương nhiên nó cũng không quản rồi” Tưởng Vũ Quang nói. Theo thời gian của các cơ quan hoạt động, làm những việc mà các cơ quan này thích làm, là có thể cùng với thân thể hoà hợp hỗ trợ lẫn nhau.

Ngủ theo nhịp sinh học, cơ thể thu về nhiều lợi ích
Theo lời khuyên của Đông Y, 11 giờ đêm nên vào giấc ngủ, bởi vì từ 11 giờ đêm đến 1h giờ sáng là thời điểm Dương khí tiềm tàngtrong cơ thể, nếu đi ngủ vào lúc này có thể bảo dưỡng Dương khí, khiến con người hôm say tỉnh giấc sẽ tràn đầy sức sống.

Từ 1 đến 3 giờ sáng, là thời điểm khí huyết tập trung ở gan có thể giúp giải độc gan. Nhưng nếu thời gian này không ngủ, hoặc thường tỉnh dậy, dễ gây tổn thương gan, gây khô mắt, chóng mặt, đổ mồ hôi vào ban đêm và các triệu chứng khác.

Ngủ trưa là cần thiết, nhưng không quá dài, 10 phút là đủ.
Bởi vì từ 11 giờ đến 1 giờ chiều là thời điểm tim hoạt động mạnh nhất, nghỉ ngơi ngắn, hoặc thậm chí là 5 phút để nhắm mắt lại, đều tốt cho tim.

Học tập, làm việc vào 3-5h chiều sẽ dễ tiếp thu (Ảnh: Báo Mới)

Học tập, làm việc đúng lúc 3 đến 5 giờ chiều là khoảng thời gian tốt nhất
Bởi vì tại thời điểm này, bàng quang là một sợi dây, có thể đi đến đầu của các kinh mạch, máu lưu thông lên não, hiệu quả học tập rất cao. Cho nên cổ nhân có câu “Sáng sớm nghe dạy, chiều tối tự học”. Có nghĩa là, những thứ học được ở buổi sáng nên vào thời gian này luyện tập, như vậy có thể nâng cao trí nhớ.

Đông Y từ 2000 năm trước có một bộ lý luận dưỡng sinh theo canh giờ rất hoàn chỉnh, vô cùng tường tận và chi tiết, nay lại được các nhà khoa học ngày nay chứng thực. Nhưng cho dù là Đông Y truyền thống hay Tây Y, thì đều cho con người biết về các quy tắc dưỡng sinh: Nên thuận theo tự nhiên mà bảo dưỡng thân thể, đi ngược lại với quy tắc tự nhiên sẽ dễ dàng dẫn đến thân thể khó chịu, thậm chí sinh ra bệnh tật.

Liên Liên (
Theo epochtimes.com)

Theo phép dưỡng sinh, về mùa đông nên đi ngủ sớm, thức dậy muộn, tập thể dục hay đi lại nhẹ nhàng trong nhà hoặc nơi kín gió. Nên ăn các thức ăn có màu đen, tính nhuận như vừng đen, nếp cẩm, đậu đen... 

Từ xa xưa, con người đã biết sống thuận theo thời khí bốn mùa để phòng và chống lại bệnh tật. Mùa đông, theo học thuyết Ngũ hành, là thuộc về hành Thủy, ứng với tạng Thận, thời tiết thiên về lạnh (hàn) và khô (táo). 

Về mùa đông, vạn vật có xu hướng co mình lại, giảm trao đổi, tiếp xúc với môi trường để tích lũy nội lực cho một chu kỳ phát triển tiếp theo vào mùa xuân. Do thời tiết có tính hàn mà táo (khô, lạnh) nên con người dễ mắc các chứng bệnh sau: Bệnh ở cơ quan hô hấp: 

- Hệ hô hấp thuộc tạng Phế.
Phế được gọi là “kiều tạng” tức là tạng rất dễ bị tổn thương. Việc tiếp xúc với không khí khô lạnh dễ gây nên tình trạng dị ứng như: ho, hắt hơi, sổ mũi, hen hoặc bị viêm nhiễm đường hô hấp. 

Vì vậy, ề mùa đông, bạn mặc ấm, giữ kín cổ, khi ra ngoài nên đeo khẩu trang, nhà ở phải kín cửa. Người già yếu và trẻ em hạn chế đi ra ngoài khi trời lạnh giá. 

Trong nhà, có thể xông hơi nhẹ nhàng bằng hương liệu hoặc đốt một quả bồ kết, mảnh vỏ bưởi khô cho không khí thơm, nhẹ, ấm áp. 

Bệnh ở cơ quan tuần hoàn: 
Hệ tuần hoàn thuộc tạng Tâm, quy về hành Hỏa. Mùa đông thuộc hành Thủy, Thủy vốn khắc Hỏa, vì vậy về mùa này, các bệnh thuộc hệ tuần hoàn như tăng huyết áp, hen tim, suy tim, tâm phế mạn... có xu hướng nặng lên. 

Tiết trời lạnh giá làm co mạch máu ngoại biên, dễ gây tai biến mạch máu não. Để phòng bệnh, cần giữ ấm, đặc biệt là những người mắc bệnh tim mạch. Không đi ra ngoài vào ban đêm và phải tránh bị gió lùa. 

Bệnh ở cơ quan tiêu hóa: 
Mùa đông trời lạnh, người ta ăn ngon miệng và hay ăn nhiều nên dễ gặp các bệnh về dạ dày - tá tràng, xuất huyết tiêu hóa, tiêu chảy do virus... 

Để phòng bệnh, cần ăn uống hợp vệ sinh, ăn ngay khi vừa nấu xong còn nóng ấm. Nên ăn tăng các gia vị có tính cay ấm như hạt tiêu, gừng, ớt..., hạn chế uống rượu. 

Sang mùa xuân (theo thuyết ngũ hành thuộc về hành Mộc, ứng với tạng Can), phong khí thịnh. 
Lúc này dương khí mới sinh, âm hàn còn chưa hết nên về đầu mùa, thời tiết vẫn còn lạnh. Sau đó tiết trời ấm dần lên, vạn vật sinh sôi, nảy nở, các mầm bệnh cũng phát triển mạnh. 

Vì vậy, vào mùa xuân, con người dễ mắc các bệnh truyền nhiễm như: 
Đau mắt đỏ, cảm cúm, viêm nhiễm đường hô hấp, viêm gan, viêm não... 

Để phòng bệnh, cần vệ sinh môi trường, vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, diệt ruồi muỗi, mặc ấm, tránh gió lạnh. Nên ăn uống hợp vệ sinh; ăn nhiều các thực phẩm có màu xanh, vị chua như rau xanh, hoa quả..., tăng cường ăn tỏi để phòng chống các bệnh lây truyền do virus. 

Vạn vật lấy cân bằng làm gốc, con người là một tiểu vũ trụ trong một đại vũ trụ của thế giới tự nhiên. Vì thế, người phải hòa đồng với tự nhiên, sống hợp với quy luật bốn mùa; đồng thời không ngừng rèn luyện thân thể, nâng cao chính khí (sức đề kháng) để tà khí (yếu tố gây bệnh) khó xâm nhập.

 (Theo Sức Khoẻ & Đời Sống)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét