- Ngày hè: trà mướp đắng thanh nhiệt giải độc

Cách pha trà kỷ tử giúp bạn thư giãn tại nhà

Update Date Tháng Hai 17, 2020
https://blogdacthoi.blogspot.com/2017/03/ay-lui-tuoi-gia-tra-ky-tu-xung-danh.html


Trà kỷ tử vị chua chua ngọt ngọt có thể mang lại nhiều lợi ích sức khỏe như tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện bệnh tiểu đường, hỗ trợ giảm cân… Bạn có thể học cách pha trà kỷ tử tại nhà để thưởng thức mỗi ngày.
Kỷ tử hay còn gọi là câu kỷ tử (goji) thuộc họ quả mọng, thường được kê trong các bài thuốc Đông y. Các tác dụng của câu kỷ tử rất tốt cho sức khỏe như tăng cường thị lực, hỗ trợ giảm cân, cải thiện khả năng tình dục, chống trầm cảm, thải độc gan… 
Khi biết cách pha trà kỷ tử, bạn không những có thể tự làm cho mình những ly trà thơm ngon mà cũng có thêm các lợi ích như tăng cường hệ miễn dịch hay cải thiện bệnh tiểu đường. Thói quen uống trà kỷ tử còn giúp bạn thư giãn tinh thần và cải thiện tâm trạng. Nếu không muốn bỏ lỡ các lợi ích sức khỏe, bạn có thể tìm hiểu cách pha trà kỷ tử với hoa cúc hay táo đỏ nhé.

Lợi ích sức khỏe của trà kỷ tử

Tác dụng của trà kỷ tử
Sau đây là những lợi ích sức khỏe của trà kỷ tử mà không phải ai cũng biết đến khi thưởng thức loại trà này.
• Cải thiện tâm trạng: Các hoạt chất trong trà kỷ tử có thể giúp điều hòa các hormone trong cơ thể, một yếu tố ảnh hưởng tới tâm lý khá nhiều. Vậy nên, loại trà này có thể giúp bạn cân bằng tâm trạng và tránh cảm giác lo lắng. Đây cũng là một loại thảo dược giúp chống trầm cảm hoàn toàn tự nhiên.
• Cung cấp năng lượng: Trà kỷ tử chứa nhiều vitamin và khoáng chất quan trọng với sức khỏe. Nhờ các chất dinh dưỡng này, trà kỷ tử có thể giúp bạn trẻ hóa cơ thể và kích thích quá trình trao đổi chất, từ đó mang lại nguồn năng lượng dồi dào.  
• Cung cấp chất chống oxy hóa: Các flavonoid và dưỡng chất thực vật trong kỷ tử được giải phóng khi bạn pha trà có thể mang đến nhiều lợi ích cho cơ thể. Những chất này có thể giúp ngăn ngừa đột biến tế bào, phòng ngừa ung thư, giảm nhẹ các chứng viêm mãn tính và giúp làn da sáng đẹp hơn.
• Tăng cường hệ miễn dịch: Trà kỷ tử có hàm lượng vitamin C, vitamin A và vitamin E cao nên có thể giúp bạn tăng cường hệ miễn dịch rất tốt. Những chất này có thể kích thích sản xuất các tế bào bạch cầu và tăng cường hệ thống miễn dịch. Điều này sẽ giúp bạn có thể chống lại nhiều mầm bệnh xuất hiện trong môi trường xung quanh và bảo vệ sức khỏe tốt hơn.
• Cải thiện bệnh tiểu đường: Nghiên cứu đã chỉ ra rằng trà kỷ tử có thể giúp cơ thể điều chỉnh việc giải phóng glucose và insulin. Điều này có nghĩa là kỷ tử có thể có hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị tiểu đường. Nếu mắc căn bệnh nguy hiểm này, bạn có thể dùng kỷ tử để kiểm soát bệnh tình và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm.
• Hỗ trợ giảm cân: Nhờ có đặc tính tăng cường trao đổi chất, trà kỷ tử có thể hỗ trợ bạn giảm cân bằng cách tăng cường quá trình đốt cháy chất béo và calo thụ động. Đây là quá trình giúp bạn có thể giảm cân ngay cả khi không tập luyện hay hoạt động thể chất quá nhiều.

Cách pha trà kỷ tử tại nhà

câu kỷ tử
Bạn có thể dùng riêng kỷ tử để pha trà hoặc kết hợp thêm một số nguyên liệu khác như hoa cúc hoặc táo đỏ. Cách pha loại trà này cũng khá dễ dàng và nhanh chóng.

Cách pha trà kỷ tử cơ bản

Bạn chỉ cần tìm mua kỷ tử rồi chuẩn bị nước sôi là có thể pha một ly trà ấm nóng.
Nguyên liệu cần chuẩn bị
  • 15g kỷ tử
  • Nước sôi
Cách thực hiện
– Làm sạch kỷ tử.
– Cho kỷ tử vào ấm hoặc ly pha trà rồi rót nước sôi vào.
– Ngâm kỷ tử khoảng 10 – 15 phút.
– Rót nước trà ra rồi thưởng thức.

2. Cách pha trà hoa cúc kỷ tử

Cách pha trà hoa cúc kỷ tử
Hoa cúc được xem là bài thuốc dân gian chữa các bệnh như đau đầu, viêm mũi, gout… Nguyên liệu này sẽ giúp món trà kỷ tử thêm dinh dưỡng. Bạn có thể tìm mua hoa cúc khô ở các cửa hàng trực tuyến rất dễ dàng để pha trà theo cách sau.
Nguyên liệu cần chuẩn bị
  • 10g hoa cúc khô
  • 10g kỷ tử
Cách thực hiện
– Làm sạch hoa cúc khô và kỷ tử.
– Cho hoa cúc và kỷ tử vào ấm hay ly pha trà.
– Rót nước sôi vào ấm để ngâm hoa cúc và kỷ tử trong khoảng 2 – 3 phút. 
– Rót trà ra rồi thưởng thức.

3. Cách pha trà táo đỏ kỷ tử

Táo đỏ không những ngon miệng mà còn có thể giúp bạn chống dị ứng, phòng ung thư, điều hòa huyết áp… Đây là một nguyên liệu sẽ mang đến cho món trà kỷ tử vị ngọt thanh dễ chịu.
Nguyên liệu cần chuẩn bị
  • 500ml nước
  • 5 quả táo đỏ 
  • 15 hạt kỷ tử
  • Đường phèn
Cách thực hiện
– Cho hết số kỷ tử, táo đỏ và đường phèn vào nồi.
– Đổ nước vừa đủ vào nồi rồi đun với lửa to.
– Khi nước sôi, vặn nhỏ lửa rồi đun thêm vài phút.
– Chắt lấy phần nước trà để thưởng thức.

4. Cách pha trà kỷ tử táo đỏ hoa cúc

Cách pha trà kỷ tử táo đỏ hoa cúc
Bạn có thể kết hợp cả táo đỏ và hoa cúc vào ly trà kỷ tử để có thành phẩm thật bổ dưỡng và đẹp mắt.
Nguyên liệu cần chuẩn bị
  • 30g kỷ tử
  • 50g táo đỏ
  • 10g hoa cúc
  • 1 cây lá dứa
  • 2l nước
  • 150g đường phèn
Cách thực hiện
– Cho kỷ tử, táo đỏ và lá dứa vào nồi, thêm nước rồi nấu lên cho sôi.
– Bỏ hoa cúc vào nồi rồi nấu thêm khoảng 3 phút.
– Cho đường phèn vào theo khẩu vị.
– Chắt nước trà ra thưởng thức.
Nếu muốn tìm mua kỷ tử khô để pha trà, bạn có thể đến các cửa hàng dược liệu, tiệm thuốc Đông y hoặc tìm các trang bán hàng trực tuyến. Giá cả và chất lượng của kỷ tử rất đa dạng nên bạn hãy tìm mua ở cửa hàng hoặc các trang bán hàng uy tín để đảm bảo mua được kỷ tử chất lượng.
Khi mua kỷ tử khô và dùng không hết, bạn có thể bảo quản loại thảo quả này trong túi kín khí rồi bỏ vào tủ lạnh để tránh trường hợp bị mốc. Nếu cẩn thận hơn, bạn có thể phơi lại kỷ tử dưới nắng cho thật khô rồi mới cho vào túi kín để bảo quản. Bạn lưu ý kiểm tra kỷ tử thường xuyên xem có hiện tượng ẩm mốc không. 
Các cách pha trà kỷ tử thường chỉ tốn khoảng 15 phút nhưng lại giúp bạn có ngay một ly trà thơm ngon và tốt cho sức khỏe. Đây có thể xem là một thói quen thư giãn giúp bạn cảm thấy thư thái hơn sau khi trải qua một ngày dài mệt mỏi và căng thẳng đấy!
Tác giả: Như Vũ

Trà mướp đắng. (Ảnh chụp màn hình https://www.youtube.com/watch?v=49X5xMbDM3c)
Ngày hè nắng nóng uống một ly nước lạnh có thể giúp bạn cảm thấy dịu mát, sảng khoái nhất thời, nhưng lại không giúp cơ thể giải nhiệt thực sự. Thay vào đó hãy sử dụng trà mướp đắng tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt giải độc.
Mướp đắng rất giàu chất dinh dưỡng, như nhiều vitamin B1 giúp dự phòng bệnh phù chân, duy trì chức năng tim bình thường, tăng tiết sữa và kích thích tiêu hóa.
Mướp đắng cũng giàu vitamin C, có tác dụng giải độc bảo vệ màng tế bào, phòng xơ cứng động mạch, chống ung thư, dự phòng cảm cúm, bảo vệ tim. Mướp đắng cũng chứa nhiều chất có tác dụng tương tự insulin, giúp hạ đường huyết, do đó tốt cho người bị tiểu đường.
Theo Đông y, quả mướp đắng có vị hơi đắng, tính hàn, không có độc, lúc xanh có tính giải nhiệt, tiêu đờm, làm sáng mắt, mát tim, nhuận tràng, bổ thận, nuôi can huyết, giảm mệt mỏi, lợi tiểu, giảm đau nhức khớp xương. Khi chín bổ thận, kiện tỳ, dưỡng huyết.
Đại đa số đều có thể uống trà mướp đắng. (Ảnh: Pixabay)
Người nào nên uống trà mướp đắng?
- Người trẻ tuổi: thiếu nữ tuổi thanh xuân, hỏa khí vượng, mặt nhiều mụn, táo bón.
- Tài xế, người kinh doanh, nhân viên cơ quan: Thuốc lá, bia rượu quá độ, mất ngủ thức khuya, hư hỏa thượng thăng.
- Người cao tuổi: Năm tháng trôi qua, nửa đời vất vả, vừa mới hưởng phúc, nhưng phát hiện huyết áp cao, tim mạch không tốt.
- Phụ nữ đã kết hôn: Thanh xuân dần dần rời xa, làn da mất vẻ sáng bóng mịn màng, hay táo bón cũng có thể dùng trà mướp đắng.
Ngoài ra, mướp đắng còn có tác dụng hạ đường huyết tốt. Thích hợp để hỗ trợ điều trị cho người bị tiểu đường.
Như vậy, mướp đắng có tác dụng thanh nhiệt giải độc, trị mụn, dưỡng da, thích hợp cho đại đa số mọi người uống trong mùa nắng nóng.
Một số người không nên dùng mướp đắng
- Bà bầu không nên uống trà mướp đắng. Trong mướp đắng cũng chứa chất làm co tử cung, dễ gây đẻ non, do đó phụ nữ mang thai tốt nhất không nên uống.
- Mướp đắng có tính lạnh, do đó người tì vị hư hàn không nên uống.

Thái lát mỏng khổ qua, phơi hoặc sấy khô dùng dần.
Cách làm trà mướp đắng đơn giản
Mướp đắng sau khi thái mỏng đem cho lên chảo đảo qua cho khô nước và chuyển sang màu nâu. Lúc này lấy ra, để nguội.
Sau khi mướp đắng để nguội có thể cho vào hộp đậy kín và bảo quản trong tủ lạnh. Bạn có thể bảo quản tủ lạnh trong thời gian 2 tháng.
Hoặc bạn cũng có thể phơi nắng, sấy khô mướp đắng.
Mỗi lần sử dụng cho một ít khổ qua khô vào nước sôi để hãm trà
Khi uống có thêm đường, mật ong, đá tùy khẩu vị.
Đại Hải - Theo secretchina





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét