- Không đủ chứng cứ phải thả ra

GIẢI PHÁP CHẤM DỨT VĨNH VIỄN NẠN ÁN OAN

Chánh tòa và hội đồng thẩm phán phải xử căn cứ vào kết quả điều tra của cơ quan công an; trong khi cơ quan công an toàn điều tra sai, thậm chí bức cung và cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án... Do đó nếu tất cả lỗi oan sai đều đổ lên Chánh tòa như nhà thơ Trần Đăng Khoa kiến nghị thì cũng không phải. Trách nhiệm lớn nhất thuộc về cơ quan công an, tiếp theo là viện kiểm sát, cuối cùng mới đến tòa án. Để đi đến chấm dứt tệ án oan thì tất cả những người tham gia tố tụng phải chịu trách nhiệm. Số năm người dân bị giam cầm oan sai cần được chia đều cho mọi người  tham gia tố tụng và phải được nhân lên gấp đôi để trừng phạt họ. Số tiền đền bù cũng chia cho mọi người gánh chịu, tuyệt đối không lấy tiền thuế của dân để đền bù.
MỘT GIẢI PHÁP CHẤM DỨT VĨNH VIỄN NẠN ÁN OAN

Chúng tôi trân trọng đề nghị Quốc hội xem xét bổ sung vào luật Hình sự “Nếu xử oan sai một vụ án, thì Chánh tòa phải chịu 50 % mức tù mà chính Chánh toà đã tuyên và trả 50 % tiền bồi thường cho nạn nhân, nếu tù tử hình oan thì chánh án phải tù từ 15 đến 20 năm đúng như tử tù, (nghĩa là ở phòng giam vẫn bị cùm chân) và trả 75% tiền bồi thường cho nạn nhân”. Như thế là rất phải chăng, vừa có lí, lại vừa có tình.

fb Trần Đăng Khoa 7 - 6 - 2020 - Bấy lâu nay, chúng ta đã cố gắng giảm thiểu nhằm tiến tới chấm dứt nạn án oan. Nhưng rồi án oan vẫn liên tiếp xảy ra. Vụ sau lại kinh hoàng hơn vụ trước. Bây giờ nhân dân cả nước và nhiều bạn bè quốc tế đang rất quan tâm đến vụ án Hồ Duy Hải. Tôi không nói Hồ Duy Hải bị oan hay không oan. Oan hay không phải chờ một phiên phúc thẩm sạch kết luận. Ngay cả tòa Giám đốc thẩm vừa rồi cũng đã khẳng định công tác điều tra, xét xử có nhiều thiếu sót nghiêm trọng. 



Cách lý giải của cán bộ điều tra Long An rất kỳ dị. Nhiều tình tiết phi lý. Họ không tìm được hung khí là con dao, "vì Hải dấu dao sau tấm bảng áp vào tường". Để dao đơn giản thế mà cả đội khám xét điều tra lại không tìm được ư? Khi thấy dao rồi họ vẫn không thu giữ bởi con dao không có máu vì “Hải đã rửa sạch”. Có cán bộ điều tra cấp tỉnh nào lại yếu kém và ngớ ngẩn đến thế không? Dù dao đã rửa, không còn máu nạn nhân nhưng chắc chắn có dấu vân tay của Hải. Làm sao mà họ lại bỏ qua được? Nếu có dấu vân tay của Hải ở hung khí giết người thì dù mẹ Loan của Hải có “vĩ đại” đến thế nào thì cũng không kêu oan được cho con. Chính họ cũng nói con dao là chứng cứ rất quan trọng, chứng tỏ Hải giết người mà sao họ lại không giữ, lại mua con dao ở chợ làm vật chứng mới lạ kỳ. 

Họ lý giải ngô nghê như nói với trẻ con bị thiểu năng mà Hội đồng Giám đốc thẩm lại nghe, lại thấy “vụ án có nhiều sai sót nhưng bản chất không thay đổi”, thì lại còn lạ hơn nữa. Ngay tình tiết Hải rửa sạch dao rồi dấu dao sau tấm bảng gỗ cũng rất khó tin. Ngay cả kẻ giết người chuyên nghiệp, mà giết đến cả hai người thì khó mà bình tĩnh được như thế. 

Tâm lý chung của tội phạm, sau khi gây án xong là phải nhanh chóng rút khỏi hiện trường. Rồi lẩn trốn. Đây là một vụ án có rất nhiều tai tiếng, vì không có chứng cứ kết tội nào có sức thuyết phục mà bị can lại bị tuyên mức án cao nhất là tội tử hình, nên mọi người mới quan tâm. 

Rất nhiều người dân cũng tham gia phá án, đặc biệt là các nhà báo và họ phát hiện ra rất nhiều tình tiết vô lý. Họ cũng đã cùng luật sư bảo vệ Hải, căn cứ vào khám nghiệm tử thi của cơ quan điều tra, nghiên cứu vết cắt trên cổ nạn nhân mà phát hiện ra kẻ giết người thuận tay trái mà Hải thì thuận tay phải. Rồi họ còn căn cứ lời khai của bị can và kết quả điều tra của cơ quan chức năng, mà thực nghiệm thị sát hiện trường rồi nhận ra rằng, Hải không thể có mặt được ở bưu cục Cầu Voi để gây án trong thời gian hai cô gái bị sát hại. Nếu có mặt thì Hải phải phóng xe máy với tốc độ 300 km/giờ. Có ai làm được điều ấy ở cung đường gồ ghề rất xấu trong thời điểm đó với tốc độ như vậy không? Bao nhiêu phi lý. Nhìn đâu cũng thấy phi lý.

Nhưng thôi, ta hãy tạm để vụ Hồ Duy Hải lại để chờ kết luận chính thức của cơ quan chức năng, chắc cũng không còn lâu nữa. Vì mọi việc đã quá sáng tỏ. Ta hãy bàn về những vụ án oan đã được tòa phán quyết rõ ràng và cái ta quan tâm ở bài viết này là làm sao chấm dứt vĩnh viễn nạn án oan.

Rất nhiều người đã bàn về vấn đề này. Có người đề xuất, để tránh bức cung, cần có camera ở phòng hỏi cung. Nhưng có camera, người ta vẫn có thể cắt tỉa, như biên tập một đoạn phim để phát hình thì cũng vẫn nguy hiểm. Tôi cũng đã đề xuất, cùng với camera, phải có luật sư tham gia ngay từ đầu. Luật sư ấy phải do gia đình nghi can đề xuất, như luật sư Trần Hồng Phong, chứ không phải luật sư Quyết bên điều tra đưa ra để đẩy nghi can vào cửa tử như ở vụ án Hồ Duy Hải. Không có mặt luật sư, nghi can có quyền không trả lời cán bộ điều tra. 

Mặt khác chúng ta cũng phải có một chế tài đủ mạnh để chấm dứt những nỗi oan tày trời trong công tác tố tụng này. Rất nhiều người Việt cả ở trong nước và ngoài nước, nhưng tôi đặc biệt chú ý đến ý kiến của ông Trần Nhuận Minh. Cứ như lời ông Minh, thì chỉ đến bây giờ, khi đời sống dân sự được cởi mở hơn và nhà nước ta cũng quan tâm hơn đến lẽ công bằng của pháp luật, các vụ án oan sai mới được nói tới khá nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng. 

Có nhiều vụ oan sai lớn, mà nổi bật là vụ ông Nguyễn Thanh Chấn, ngồi tù oan đến hơn 10 năm, vụ đó vừa mới được giải quyết, thì lại cồn lên vụ ông Huỳnh Văn Nén đã ngồi tù oan đến hơn 17 năm. Ông Nén còn được báo chí mệnh danh là “người tù thế kỉ”. Không biết các vị thế nào, chứ tôi nghe 4 chữ đó, thấy xót xa đến tận đáy lòng. Cụ Huỳnh Văn Truyện, cha của ông Nén trong suốt 10 năm phải bán nhà bán đất, bán hết cả tài sản để lấy tiền kêu oan cho con, chạy kêu suốt từ Cà Mau tới Hà Nội. Lại càng kinh hãi khi vụ việc đó đã biết sai từ năm 2000, vậy mà 15 năm sau mới được làm rõ. Ngành pháp chế của ta với bao thành tích huy hoàng, sao việc này lại để chậm chễ đến mức không ai có thể tin được. 

Đúng là bệnh vô cảm cần phải được lên án nghiêm khắc. Nỗi đau của người khác thì mình có coi là cái gì đâu. Ông Nén nói một câu rất sâu sắc: “ Chỉ cần tù oan một ngày là đã tan nát cả một cuộc đời”. Chủ tịch Hồ Chí Minh viết “ Một ngày tù, nghìn thu ở ngoài / Câu nói người xưa đâu có sai”. Nếu cứ lấy ý cái ý “đâu có sai” của Bác Hồ ra mà tính, thì hơn 17 năm tù oan của ông Nén bằng hơn 6. 205 ngàn năm. Vậy mà chỉ xin lỗi 30 phút và lấy tiền thuế của Dân ra bồi thường mà được ư? 

Chưa nói chi tiền Dân để trả giá cho sai lầm của quan tòa là đúng hay sai, và nếu chi trả tiền tù oan cho ông Nén 1 năm là 1 tỉ đồng là nhiều hay ít? Hãy nói: Nếu quan tòa xử oan vụ này cũng đi tù 17 năm, sau đó nhận 300 phút (chứ không chỉ 30 phút) xin lỗi và nhận đền bù 170 tỉ đồng (chứ không phải 17 tỉ đồng), liệu vị quan tòa đó có “vui vẻ lên đường nhận nhiệm vụ” hay không? Không thể đổ sai lầm đó cho nhà nước hay cho Dân để lấy tiền của Dân ra mà đền. 

Lấy tiền thuế của Dân ra mà chi trả cho sai lầm của quan tòa, là giải pháp không thể chấp nhận được. Chỉ có “vừa đá bóng vừa thổi còi” mới yên lòng với một cách xử sự như vậy thôi. Bây giờ, đi làm nhiệm vụ của nhà nước, vào nghỉ tại nhà khách cơ quan, nếu vô ý đánh vỡ một cái phích, theo nội qui, anh vẫn phải bỏ tiền túi ra mà đền, cơ mà. Vậy đánh vỡ cả một đời người ta, sao lại không? Sao anh lại phủi tay, hạ cánh an toàn được? Có ai không thấy điều ấy là “vô lí đùng đùng” không?

Chúng ta thấy sự cố gắng của Đảng và nhà nước ta, trong việc hạn chế những oan sai, nhưng sự thực cho thấy là oan sai không hề giảm. Vì sao? Vì ta chưa có một chế tài đủ sức răn đe. Vẫn là “giơ cao đánh khẽ”, vì thực ra là mình xử mình thôi, lấy tiền của Dân – tức là “của bà vãi đãi ông sư”, mình có mất tiền đâu mà “quan ngại”. Việc cho đến tận bây giờ, Nhà nước ta vẫn “quá gượng nhẹ” với các quan tòa xử oan cho dân – kể cả oan kinh hoàng – là tử hình” - thực chất đã làm cho lòng dân thêm mất tin tưởng vào sự công minh của pháp luật và vào Đảng cầm quyền. Các cụ xưa nói “ giết người thì phải đền mạng” . Và tòa đã xử nhiều vụ tử hình về tội giết người. Vậy một kiểu “giết người” như cách xử của tòa thì sao ( nghĩa đen - như vụ ông Nguyễn Thanh Chấn, nếu không là gia đình liệt sĩ thì ông đã bị tử hình rồi ) ?

Cho nên, chúng tôi trân trọng đề nghị Quốc hội xem xét bổ sung vào luật Hình sự “ Nếu xử oan sai một vụ án, thì Chánh tòa phải chịu 50 % mức tù mà chính Chánh toà đã tuyên và trả 50 % tiền bồi thường cho nạn nhân, nếu tù tử hình oan thì chánh án phải tù từ 15 đến 20 năm đúng như tử tù, (nghĩa là ở phòng giam vẫn bị cùm chân) và trả 75% tiền bồi thường cho nạn nhân”.

Như thế là rất phải chăng, vừa có lí, lại vừa có tình. Và nếu ta đưa điều đó vào luật tố tụng và luật đó có hiệu lực, tôi tin chắc rằng, việc gây ra những “ Lệ chi viên” ở thời đại tốt đẹp của chúng ta, chả cần phải “quán triệt” hay “ học tập” gì, nhất định sẽ giảm hẳn, thậm chí sẽ vĩnh viễn chấm dứt.
Vụ án hình sự mù mờ kéo dài làm người dân bất bình, thương cảm & sẵn sàng chết thay cho 'tử tù' HDH!

Đại biểu quốc hội: Chứng cứ vụ tử tù Hồ Duy Hải 'có nhiều vấn đề'
https://beta.dantri.com.vn/xa-hoi/vien-truong-vksnd-toi-cao-noi-gi-ve-vu-an-ho-duy-hai-20200518112021629.htm

ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng: Tòa tối cao vi phạm nguyên tắc suy đoán vô tội vụ Hồ Duy Hải

 ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng - Ảnh: Báo Thanh Niên
Đại biểu quốc hội Lưu Bình Nhưỡng vừa có văn bản gửi Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, nội dung thư về vụ án Hồ Duy Hải.
Vi phạm nguyên tắc suy đoán vô tội
Theo ông Nhưỡng, ngày 8.5.2020 Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao (TANDTC) tuyên án giám đốc thẩm vụ Hồ Duy Hải đã gây nên sự bức xúc rất lớn trong xã hội.
Cử tri và người dân khắp cả nước, trong đó có cả những nhà chuyên môn nguyên là thẩm phán TANDTC, chuyên gia luật, giáo viên… đều cho rằng, với những chứng cứ và lập luận mang tính chủ quan, áp đặt, Hội đồng Thẩm phán TANDTC đã phán quyết đồng tình với hai bản án bị dư luận phản đối mạnh mẽ hơn chục năm, để dễ dãi kết án tử một con người.
Đại biểu quốc hội (ĐBQH) Lưu Bình Nhưỡng cũng cho biết dư luận cho rằng phán quyết của Hội đồng Thẩm phán TANDTC đã vi phạm nguyên tắc suy đoán vô tội và đã dựa trên tư duy, quan niệm mang tính buộc tội, vấn đề “cấm kỵ” trong lĩnh vực hình sự. Mặc dù công nhận nhiều sai sót mang tính mấu chốt trong quá trình điều tra, nhưng hội đồng lại cho rằng sai sót đó “không ảnh hưởng đến bản chất của vụ án”.
"Đương nhiên, bản chất của vụ án là “giết người” chứ không phải là do “sét đánh chết người”. Nhưng bản chất của cấu trúc tội phạm có thể sẽ thay đổi, chính xác hơn nếu hoạt động tư pháp tuân thủ nghiêm ngặt quy định của pháp luật tố tụng. Thực tiễn đã có những vụ án rất điển hình phải trả giá do vi phạm tố tụng như ngụy tạo chứng cứ, thiếu trách nhiệm, rắp tâm kết tội… đã làm điêu đứng cả nền tư pháp và làm mất uy tín của Đảng, Nhà nước", ông Nhưỡng nói.
Đại biểu Nhưỡng nêu vụ án này đã được Ủy ban Tư pháp của Quốc hội giám sát, qua đó đại biểu Lê Thị Nga, hiện là Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp, chỉ ra một loạt vấn đề cần phải làm rõ, cần phải thỏa mãn để khẳng định tính chính xác của việc kết án tử đối với Hồ Duy Hải.
“Hiện tại, dư luận trong xã hội không đồng tình với phán quyết của Hội đồng Thẩm phán TANDTC không phải để bênh vực mù quáng cho Hồ Duy Hải mà là không đồng tình với cách tiến hành tố tụng thiếu công tâm, mang nặng định kiến và vi phạm những nguyên lý cơ bản về tội phạm học, tố tụng hình sự. Đặc biệt, càng nghe giải thích của các vị đại diện cho TANDTC cũng như người được mời phỏng vấn phát biểu trên báo chí sau khi kết thúc phiên xét xử, dư luận càng bức xúc hơn vì đó là cách suy luận chủ quan, bất chấp quy định của pháp luật”, ông Nhưỡng nhấn mạnh.
Đề nghị Tổng bí thư, Chủ tịch Quốc hội vào cuộc
Theo ông Nhưỡng, xung quanh vụ việc này, đang tồn tại một số vấn đề cần giải quyết.
Thứ nhất, dư luận rất dị nghị về việc ông Nguyễn Hòa Bình, người đã quyết định không kháng nghị giám đốc thẩm với tư cách Viện trưởng Viện KSNDTC, nay lại ngồi ghế “chủ tọa” xét xử kháng nghị giám đốc thẩm.
Vì vậy có thể (và đã có kết quả chứng minh) mang định kiến tư pháp vào quá trình điều hành, xét xử, quyết định không vô tư, thiếu khách quan, rõ ràng đã vi phạm quy định tại điều 21 Bộ luật Tố tụng hình sự.
Thứ hai, Hội đồng Thẩm phán TANDTC đã không xem xét công tâm, khách quan, khoa học, đúng đắn đối với các vi phạm tố tụng của cơ quan điều tra.
Có thể nói nhiều vấn đề ẩn khuất bị che lấp đã được dư luận nêu bức xúc trong suốt thời gian qua (như: thời gian thực hiện hành vi phạm tội không chính xác; thời điểm nạn nhân bị chết không được xác định; vi phạm trong việc thu giữ mẫu máu, vân tay, chưa xác định lời kể của các nhân chứng quan trọng…).
“Nhưng qua 3 ngày làm việc Hội đồng Thẩm phán TANDTC đã không thỏa mãn những điều xã hội đang quan tâm theo dõi, đặt ra để giải quyết về phương diện tuân thủ nghiêm ngặt pháp luật tố tụng, có dấu hiệu vi phạm các điều 7, 8, 13, 15, 17 Bộ luật Tố tụng hình sự”, ông Nhưỡng nhấn mạnh.
Thứ ba, quá trình xét xử, Hội đồng Thẩm phán TANDTC tự đặt ra một quyền năng trên cả luật do Quốc hội ban hành.
“Tuyệt nhiên không có quy định nào cho phép Hội đồng Thẩm phán TANDTC phán quyết về việc kháng nghị của Viện KSNDTC đúng hay không đúng pháp luật. Như vậy Hội đồng Thẩm phán TANDTC đã tự cho mình áp đặt thêm quyền năng thứ 7 đứng trên luật pháp. Đây là sự vi phạm nghiêm trọng cả về chính trị và pháp lý”, ông Nhưỡng nhấn mạnh.
Thứ tư, một số giải thích gần đây của hai Phó chánh án TANDTC (Nguyễn Trí Tuệ, Bùi Ngọc Hòa) về những vấn đề xung quanh vụ án và quá trình xét xử càng bộc lộ rõ quan điểm không chuẩn định về thẩm quyền của Viện KSNDTC, về vai trò của Chánh án TANDTC, về tính độc lập của thẩm phán, nhất là về cách thu thập, đánh giá chứng cứ.
"Việc này càng làm tăng thêm sự hoài nghi, thiếu niềm tin đối với cơ quan xét xử cao nhất của Nhà nước pháp quyền Việt Nam, có vẻ như không ai hiểu vụ án hơn Hội đồng Thẩm phán TANDTC" ông Nhưỡng nêu.
ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng cũng cho hay, qua một số thông tin cử tri thì đang có cuộc vận động, chỉ đạo ngầm một số cơ quan báo chí viết bài “ủng hộ” TANDTC; tìm cách hạn chế, cấm đoán đưa tin từ những người không đồng tình với TANDTC, thậm chí “dựng chuyện”, “chụp mũ” đại biểu quốc hội bị phản động lợi dụng… nhằm mục đích bịt đường dư luận đang đòi hỏi tòa án phải tôn trọng và hành động vì công lý, xét xử đúng pháp luật.
“Người dân nghi ngờ về tính đúng đắn, vai trò của Hội đồng Thẩm phán TANDTC với tư cách “người gác cửa” cuối cùng của công lý và nền tư pháp; cho rằng, phán quyết của Hội đồng Thẩm phán TANDTC sẽ tạo ra tiền lệ nguy hiểm, tiền lệ rất xấu, hậu quả khôn lường cho hoạt động tư pháp, trong khi theo Hiến pháp lại đó là cơ quan xét xử cao nhất, thực hiện quyền tư pháp”, ông Nhưỡng nhấn mạnh.
ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng đề nghị Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chỉ đạo Ban Cán sự đảng TANDTC, Ban Cán sự đảng Viện KSNDTC, Đảng đoàn Liên đoàn Luật sư Việt Nam báo cáo Ban Nội chính, Ban Bí thư, Bộ Chính trị; chỉ đạo Chánh án TANDTC, Viện trưởng Viện KSNDTC, Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam báo cáo Chủ tịch nước về vụ án nêu trên.
Đồng thời, đề nghị Chủ tịch Quốc hội yêu cầu Chánh án TANDTC, Viện trưởng Viện KSNDTC có báo cáo riêng vụ việc Hồ Duy Hải tại kỳ họp thứ 9 của Quốc hội; tổ chức thực hiện giám sát tối cao của Quốc hội hoặc giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đối với các vụ án do Hội đồng Thẩm phán TANDTC xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm gây bức xúc dư luận, trong đó có vụ án Hồ Duy Hải, gây ảnh hưởng đến tình hình trật tự an toàn xã hội thời gian qua.
Lam Thanh

Hình bóng nhà mồ: 11 điểm sai do “suy đoán có tội” của quyết định Giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải

Võ Tòng 15-5-2020
Dương Phong: Bài viết của tác giả Võ Tòng, Phó trưởng Khoa hình sự, Trường Đào tạo Bồi dưỡng Nghiệp vụ Kiểm sát; nguyên Phó Viện trưởng VKSND thành phố Tây Ninh.









Bưu cục Cầu Voi sau vụ án đến nay đóng cửa bỏ hoang. Ảnh: Hoàng Nam/ VNE

***
+ Tôi đã từng viết 02 bài về vụ án Hồ Duy Hải được cộng đồng rất ủng hộ, nếu tôi cố viết nữa thì cũng không hay lắm. Nhưng thật sự mấy ngày nay, hình ảnh trụ sở Bưu điện Cầu Voi với kiến trúc của tầng trên giống như một ngôi nhà mồ cứ ám ảnh tâm trí của tôi, nơi đây đã có 02 oan hồn rồi, tôi hy vọng nó không dung nạp thêm oan hồn nào khác nữa, nên tôi quyết định tiếp tục viết và viết mãi cho đến khi công lý được thực thi một cách chính xác và nghiêm minh trên thực tế.
+ Sau khi nghe đi, nghe lại và được đọc toàn văn Quyết định giám đốc thẩm, tôi thấy hầu hết những nhận định của Hội đồng xét xử đều là sự suy diễn vô căn cứ, nếu tôi không nói thì thật là có lỗi với lương tâm của mình. Sau đây mời cộng đồng tham khảo nhé.
1. Ngay phần đầu tiên của kết luận về diễn biến của vụ án cho thấy sự không rõ ràng rồi, cấp sơ thẩm, phúc thẩm và giám đốc thẩm đều quy kết rằng:
Vào khoảng 19 giờ ngày 13/01/2008, Hải lấy xe máy hiệu Wave (của bà Nguyễn Thị Len) đi đến tiệm cầm đồ để cầm cố chiếc điện thoại với số tiền 500.000đ, sau đó Hải chạy về nhà đổi lấy xe Dream màu nho (của bà Nguyễn Thị Rưởi) chạy đến quán cà phê trả tiền thua cá độ bóng đá…”.
+ Xin Tòa cho biết, tại sao Hải không tiếp tục sử dụng xe Wave đi luôn cho tiện mà phải quay về nhà đổi lấy xe Dream vậy?
2. Về sự xuất hiện của chiếc xe Dream trước của Bưu điện và mái tóc lãng tử.
+ Tòa cho rằng lúc hơn 19 giờ, anh Hồ Văn Thu và Đinh Vũ Thường đến Bưu điện có nhìn thấy có 01 chiếc xe Dream (màu nho), có kính chiếu hậu màu đen bên trái (gọng kính cắt ngắn), chìa khóa vẫn còn cắm trên xe; ông Nguyễn Văn Thu và bà Rưởi thừa nhận gia đình có chiếc xe giống như thế, vậy suy ra, chiếc xe Dream hung thủ dựng ở sân Bưu điện trước thời điểm xảy ra án mạng là xe của bà Rưởi.
+ Dạ thưa Tòa, thời điểm đầu năm 2008, phương tiện cá nhân phổ biến trong xã hội ta (Long An cũng thế) là xe Dream và Wave Trung Quốc, có đến hàng triệu chiếc xe Dream màu nho đang lưu thông khắp mọi làng quê Việt Nam, và thời điểm đó cũng chưa có quy định về xử phạt những phương tiện xe máy không gắn đầy đủ kính chiếu hậu, nên theo tôi nhớ đa phần các chủ phương tiện không gắn hoặc chỉ gắn một loại kính có gọng bị cắt ngắn để trang trí cho đẹp giống như xe của bà Rưởi. Lúc đó, xe Dream màu nho của tôi cũng y như thế, và tôi tin rằng ở Nam Bộ, xe có đặc điểm tương tự xe của bà Rưởi là rất lớn. Vì vậy, việc kết luận chiếc Dream dựng trước sân Bưu điện Cầu Voi vào cái đêm định mệnh ấy là xe của bà Rưởi là sự suy diễn mà xác suất đúng (tôi nghĩ) sẽ nhỏ hơn 1/1000.
+ Còn về mái tóc, quý Tòa cho rằng anh Thường khai nhìn thấy có một thanh niên ngồi trong Bưu điện lúc hơn 19h30 có đặc điểm tóc chẻ mái, bà Rưởi khai Hải để tóc dài chẻ mái 6-4 hay 7-3 gì đó và Hải thừa nhận lúc đó tóc của y chải 6-4, đuôi tóc dài phủ gáy, vậy người xuất hiện tại hiện trường trước khi 01 nạn nhân bị giết chính là Hải.
+ Suy luận này thật khôi hài. Để tôi kể cho Tòa nghe nhé, lúc trước tôi có chiếc xe Dream giống như chiếc xe anh Thường và anh Bình nhìn thấy trong sân Bưu điện và tôi luôn để tóc như vậy, tôi cũng nhìn thấy có rất nhiều thanh niên đi xe Dream có mái tóc như thế, nên tôi xin Tòa đừng loại trừ phán đoán rằng, tôi và nhiều thanh niên khác cũng có thể là hung thủ nhé.
3. Về cái áo thun của hung thủ.
+ Anh Thường khai người thanh niên ngồi trong Bưu điện mặc áo ngắn tay màu xanh đậm, có sọc trắng; Hải khai lúc gây án, Hải mặc án thun ngắn tay màu xanh đậm, có hàng chữ màu trắng ở trước ngực, cộng với tàn tro mà CQĐT thu giữ, cho phép người khẳng đây là một căn cứ nữa để xác định người thanh niên ngồi trong ghế tại Bưu điện tối hôm ấy là bị cáo. Tòa sử dụng thêm tình tiết này để bổ sung cho kết luận của mình là không chuẩn xác, Tòa hãy hỏi những người chuyên về dệt may xem có phải áo xanh sọc trắng và áo xanh có hàng chữ trắng là cùng một cái áo hay không?
4. Về sự mô tả của bị cao đối với các vật dụng có trong Bưu điện Cầu Voi.
+ Tòa cho rằng trong quá trình điều tra, bị cáo Hải khai chính xác được vị trí nhiều vật dụng có trong trụ sở Bưu điện, chỉ có hung thủ mới khai chính xác được như vậy, nên có cơ sở cấp nhận định bị cáo có mặt tại hiện trường.
+ Nhận định này cũng không vững thưa Tòa, bởi vì Tòa có kết luận từ khoảng tháng 10/2007, bị cáo có quen chị Vân, sau đó bị cáo tiến hành đặt mua báo thể thao tại Bưu điện, nội dung này cho thấy bình thường bị cáo hay đến Bưu điện, việc bị cáo nhớ được vị trí của những vật dụng ở nơi này không có gì là lạ, không thể nói do bị cáo có đến Bưu điện vào tối 13/01/2008 nên mới nhớ được chi tiết như thế.
+ Chiếc xe Dream màu nho thì mong manh, mái tóc chẻ thì mơ hồ, cái áo thun màu xanh đậm thì không chuẩn, sự mô tả về vị trí các vật dụng thì chưa hợp lý với thực tế của vụ việc mà khẳng định đã có đủ cơ sở kết luận bị cáo có mặt tại hiện trường thì tôi chỉ có thể gọi đây là sự suy diễn. Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao cho rằng, chưa đủ cơ sở để kết luận bị cáo có mặt tại hiện trường là hoàn toàn phù hợp với các chứng cứ có trong hồ sơ vụ án.
5. Tình tiết sờ sẫm và nằm đè nạn nhân.
 Tòa cho rằng kết hợp việc bị cáo khai có sờ sẫm và dùng vũ lực nằm đè lên người chị Hồng với kết quả khám nghiệm tử thi thấy phần dưới của nạn nhân có xuất chất dịch nhầy, như vậy lời khai của Hải là đúng sự thật, bởi vì tình tiết này do Hải khai ra nên CQĐT mới biết.
+ Tòa ơi, căn cứ vào nghiên cứu của nhà khoa học nào để Tòa đưa ra nhận định nếu phụ nữ bị tội phạm (đàn ông) sờ sẫm và nằm đè lên người thì bộ phận phía dưới của họ sẽ xuất chất dịch nhầy vậy, hay Tòa dựa vào kinh nghiệm riêng của chính bản thân mình? (Mong gia đình chị Hồng và vong linh chị tha lỗi cho tôi về sự phân tích này)
6. Về chiếc ghế xếp:
+ Tòa nhận định rằng, sau khi giết chị Hồng, bị cáo đứng nấp một góc trong Bưu điện, khi chị Vân về đến để bọc trái cây lên bàn và đi ra phía sau, thấy xác chị Hồng nên chị Vân hốt hoảng chạy ngược ra, lập tức bị cáo cầm ghế đánh vào đầu chị Vân làm chị té xuống, bị cáo ôm (bế) ngang nách chị Vân kéo đến và để nằm lên xác chị Hồng, bị cáo tiếp tục dùng dao cắt ngang cổ chị vân mấy cái, rồi bị cáo lấy chiếc ghế xếp để dưới chân cầu thang gần xác nạn nhân; qua khám nghiệm hiện trường thấy chân chị Vân có gác lên chiếc ghế, do đó lời khai cuả bị cáo là đúng với diễn biến vụ việc.
+ Lập luận này không thể khôi hài hơn. Bị cáo ôm xách chị Vân để nằm chung chỗ chị Hồng, rồi bị cáo mới lấy cái ghế để gần đấy, như vậy chân của nạn nhân không thể ở trên cái ghế được. Không lẽ nạn nhân chết rồi mà còn biết tự gác chân lên ghế?
+ Chưa hết, nếu bị cáo dùng ghế đập mạnh vào đầu chị Vân, thì những hạt cơm (có dính trên ấy) theo nguyên tắc vật lý phải rơi xuống, nhưng đằng này qua kiểm tra có cơm khô còn dính trên ghế, Tòa lý giải vấn đề này như thế nào? Rồi diễn biến toàn bộ vụ án, Tòa án các cấp không quy kết là nạn nhân hay bị cáo dẫm đạp lên chiếc ghế, vậy dấu dép trên ghế ở đâu ra, của ai?
7. Về cái vòi nước:
+ Từ Kết luận điều tra cho đến Quyết định giám đốc thẩm đều kết luận là, sau khi giết từng người, máu nạn nhân bắn lên tay, lên áo và lên người bị cáo rất nhiều, bị cáo đã đến vòi nước rửa tay và chùi rửa các vết máu, nhưng CQĐT tiến hành kiểm tra vòi nước lúc 8h10 ngày 14/01/2008 thì không có nước.
+ Nội dung này phải kết rằng chưa đủ cơ sở để kết luận hung thủ có rửa tay và các vết máu chứ, đâu có nguyên lý nào cho phép chúng ta lập luận ngược lại? Việc kiểm tra thấy trong lavabo có tóc chẳng nói lên được điều gì. Hàng ngày chúng ta rửa mặt tại lavabo, tóc chúng ta rơi vào đấy là chuyên bình thường, Tòa cứ nhìn xem trong lavabo nhà mình có tóc rụng ở đó hay không, đâu phải đợi có án mạng mới có tóc? Và một điều tệ hại nữa là, nếu cho rằng hung thủ có đến lavabo rửa tay, mặt, thì phải đưa ra phán đoán có khả năng tóc của hung thủ rơi xuống ở đấy, đáng lẽ phải thu giữ mẫu tóc đó đem giám định xem của ai, nhưng CQĐT lại không làm như vậy.
8. Về tình tiết hung thủ sau khi giết 02 nạn nhân đã trèo qua hàng rào phía sau Bưu điện.
+ Dạ thưa Tòa, nếu hung thủ có trèo qua hàng rào, tuy không có vết máu nhưng sẽ có dấu vết khác để lại trên ấy. CQĐT kiểm tra ghi nhận không có dấu vết gì cả, điều đó cho thấy chưa có cơ sở để kết luận về diễn biến này. Thật lạ là cơ quan tố tụng tham gia điều tra, truy tố và xét xử lại tiếp tục kết luận ngược về nội dung này.
9. Về tài sản của nạn nhân. Bị cáo Hải khai sau khi lấy dây chuyền và điện thoại của nạn nhân, vào ngày 18/01/2008, bị cáo đã mang bán cho hai cửa hàng ở TP. HCM, CQĐT không thu hồi được tài sản; nếu chủ các cửa hàng xác nhận có mua loại tài sản có đặc diểm như vậy và nhận dạng được người bán là Hồ Duy Hải, thì việc kết luận nội dung này còn có cơ sở chấp nhận. Tôi xin hỏi Tòa trong hồ sơ vụ án có thể hiện đã làm được đầy đủ hai vấn đề như tôi nói hay không mà lại kết luận bị cáo có bán tài sản của bị hại ở 02 nơi đó?
10. Về các dấu vân tay:
+ Từ nội dung kết luận về diễn biến của vụ án, theo khoa học hình sự thì sẽ có rất nhiều dấu vân tay ở khắp nơi, dấu vân tay trên con dao và cái thớt (CQĐT không thu giữ 02 vật chứng này nên thôi chúng ta bỏ qua); hung thủ bị quy kết có bóp cổ chị Hồng, theo logic trên cổ chị Hồng sẽ có dấu các ngón tay của hung thủ; khi dùng dao cắt cổ chị Hồng, máu bắn dính đầy tay và người hắn, kế đến, hung thủ cầm ghế xếp đập đầu chị Vân, rồi bế ngang nách chị Vân di chuyển đến chỗ chị Hồng, sau đó hắn mang cái ghế để gần nơi đó, trong lúc tay hắn dính đầy máu, diễn biến vụ việc như vậy cho ta thấy sẽ có dấu vân tay trên ghế và trên áo của chị Vân; hắn lục lọi lấy tài sản của nạn nhân, thì những nơi đó sẽ có dấu vân tay; sau cùng là cái hàng rào, hung thủ trèo qua hàng rào xuất hiện khả năng rất lớn nữa sẽ có dấu vân tay của hắn in trên hàng rào.
+ CQĐT không thu được hết các dấu vân tay ở những nơi mà tôi liệt kê, và quá trình điều tra cũng như việc tiến hành so sánh những mẫu vân tay có được, không có mẫu nào là của Hồ Duy Hải.
+ Tôi xin hỏi cơ quan tố tụng của tỉnh Long An, cấp cao và Hội đồng thẩm phán TAND tối cao, các vị hãy cho biết dựa vào điều gì để kết luận bị cáo chính là hung thủ giết người?
11. Về lập rằng bị cáo nhận tội và cũng không có cơ sở nói bị cáo bị bức cung, dùng nhục hình nên tuyên bị cáo tử hình là đúng người, đúng tội.
+ Chắc quý Tòa còn nhớ vụ án “Dùng nhục hình” tại thành phố Tuy Hòa, Phú Yên chứ? Nửa đêm CQĐT Công an Tùy Hòa đến nhà bắt anh Ngô Thanh Kiều dẫn giải về trụ sở vì nghi ngờ anh có tham gia một vụ trộm cắp tài sản, anh Kiều có lẽ kiên quyết không nhận tội, hậu quả ngày hôm sau anh phải từ giã cõi trần. Kết quả khám nghiệm tử thi, đếm trên thân thể anh Kiều có trên 60 vết thương rõ hình dạng, còn những vết thương không rõ thì không biết bao nhiêu mà kể. Do có chết người nên bắt buộc phải làm rõ và xử lý cho bằng được cán bộ điều tra tham gia dùng nhục hình môt cách tàn nhẫn đó. Kết quả điều tra chỉ xác định được Nguyễn Thân Thành Thảo có dùng cây ba trắc (dụng cụ chuyên dụng của Cảnh sát) đánh vài cái (có một cái lên đầu gây cho nạn nhân chấn thương sọ não), 04 vị cán bộ lại chỉ thừa nhận đánh 1, 2 cái vào chỗ không nguy hiểm. Như vậy, tổng hợp lại 5 con người ấy chỉ đánh trên 10 cái, còn mấy chục vết thương còn lại không biết từ đâu ra, có lẽ anh Kiều tự đánh mình?
+ Vụ “Dùng nhục hình” thứ hai là ở Cao Lãnh, Đồng Tháp, anh Nguyễn Tuấn Thanh bị tình nghi tham gia trộm cắp tài sản, nên ngày 16/11/2012 CQĐT Cao Lãnh bắt anh Thanh đem về trụ sở, chiều ngày hôm sau anh Thanh cũng lìa trần. Trên cơ thể nạn nhân cũng đầy vết thương do bị vật cứng tác động với một lực rất mạnh gây ra và nặng nhất là vùng ức và thượng vị. Sau cái chết đau đớn tột cùng của nạn nhân, 02 Điều tra Viên là Huỳnh Ngọc Tòng và Phạm Xuân Bình bị xử lý hình sự. Nhân chứng khai thấy có 04 người tham gia đánh anh Thanh, nhưng vì chỉ chứng mình được 02 vị ấy có làm việc với nạn nhân, nên cơ quan tố tụng chỉ xử lý được 02 vị này, Huỳnh Ngọc Tòng bị phạt 18 tháng tù, Phạm Xuân Bình bị bị phạt 11 tháng 11 ngày tù (mạng người thật rẻ).
Vụ án đã 03 lần bị Tòa án cấp cao tại thành phố Hồ Chí Minh hủy án vì cho rằng có vi phạm tố tụng và chứng cứ mà cấp sơ thẩm sử dụng để buộc tội chỉ có lời khai bị cáo Bình, còn diễn biến ai đánh, đánh như thế nào chưa được làm rõ, đến nay vụ việc vẫn chưa giải quyết xong. Vụ án trên (chỉ bị phạt tù rất nhẹ) thì Tòa án hủy án để điều tra, xét xử lại đến 03 lần, nhưng tại sao vụ Hồ Duy Hải (bị tuyên tử hình) mặc dù chẳng có chứng cứ buộc tội nào ngoài lời nhận tội của bị cáo trong giai đoạn điều tra, thì các vị cứ nhất nhất kết luận là xét xử đúng người, đúng tội?
+ Qua hai vụ án cho thấy, khi xảy ra hành vi dùng nhục hình gây hậu quả chết người mà việc điều tra còn gặp quá nhiều khó khăn, huống chi nạn nhân chỉ bị đánh bầm dập.
+ Trước đây tôi đã từng 03 năm thực hiện công tác kiểm sát việc giam giữ tội phạm của cơ quan Công an, khi kiểm tra toàn diện nơi giam giữ những người phạm tội, tôi yêu cầu cán bộ quản giáo phải mở cửa từng buồng giam để tôi hỏi từng người đang bị giam giữ xem họ có khiếu nại hay tố cáo rằng họ bị bức cung, dùng nhục hình hay không, thì có vài lần, người bị giam giữ tố cáo là họ có bị nhục hình, tôi lấy lời khai thì họ nói bị đánh trước đó vài ngày, vết bầm thâm tím đã mờ nên không thu được dấu vết gì rõ ràng cả; mà nếu như vết đánh còn mới đi nữa, thì tôi cũng không tài nào làm ra được là có dùng nhục hình hay không. Bởi một lý do đơn giản vì rất ít (hầu như không có) phạm nhân (những người đang chấp hành án phạt tù nên được ra khỏi buồng giam để lao động, dọn dẹp vệ sinh) khai là có thấy cán bộ đánh, cùng lắm họ chỉ khai có nghe la lớn nhưng không biết là chuyện gì; còn những người đang bị tạm giam trong buồng giam nếu có hỏi thì cũng không ích gì, họ có nhìn thấy đâu mà khai báo; đối với cán bộ điều tra và quản giáo, không cần hỏi chúng ta cũng biết họ sẽ trình bày như thế nào?
Khi người bị giam giữ trong giai đoạn điều tra dũng cảm tố cáo bị bức cung hoặc dùng nhục hình cũng không đem lại lợi ích gì cho họ, và sau khi đại diện Viện kiểm sát rời khỏi nơi nhà giam, họ phải lẻ loi đối diện với màn đêm vắng lặng đến rợn người, có lẽ họ sẽ còn đau khổ hơn, do đó, việc tố cáo ấy cũng thưa dần theo năm tháng.
+ Như vậy, theo các vị, nếu Hồ Duy Hải tố cáo bị bức cung, dùng nhục hình thì có điều tra, làm rõ được vấn đề đó hay không?
+ Theo thông tin mà tôi theo dõi trên báo chí và mạng xã hội, các luật sư bào chữa cho bị cáo đều nói bị cáo có kêu oan tại phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm. Trong quyết định giám đốc thẩm, Hội đồng giám đốc chỉ trích dẫn lời nhận tội của bị cáo trong giai đoạn điều tra, không thấy có trích dẫn lời nhận tội của bị cáo trong lúc xét xử sơ thẩm và phúc thẩm từ các biên bản phiên tòa, nên tôi có thể khẳng định bị cáo chỉ nhận tội trong giai đoạn điều tra.
+ Còn về việc tại sao bị cáo bị oan mà chỉ làm đơn xin giảm hình phạt tử hình? Vấn đề này tôi chỉ có thể nói như thế này, khi bạn bị tạm giam, bạn muốn viết đơn thì phải xin giấy, viết từ cán bộ quản giáo, và đơn của bạn cũng phải được cán bộ quản giáo chuyển cho Tòa án. Nếu tôi là cán bộ quản giáo, đối với Hồ Duy Hải, tôi chỉ thích chuyển những cái đơn có nội dung xin giảm nhẹ hình phạt thôi, còn đơn kêu oan thì tôi không thích chuyển đi chút nào!
+ Trong tố tụng hình sự, Viện kiểm sát là cơ quan thực hiện chức năng buộc tội, Tòa án là cơ quan thực hiện chức năng xét xử, khi cơ quan buộc tội cho rằng, có nhiều vi phạm nghiêm trọng tố tụng dẫn đến cơ sở buộc tội bị cáo chưa vững chắc, thì tôi nghĩ trường hợp này Tòa cần phải lắng nghe và thực hiện đúng chức năng của mình, nhưng trớ trêu thay, Tòa lại “nhảy sang” đóng luôn vai của cơ quan buộc tội.
Quý Tòa còn nhớ lý luận về các chức năng cơ bản trong tố tụng hình sự chứ, có cần tôi nhắc lại để hiểu cho đúng hay không?

https://motthegioi.vn/tin-tuc-su-kien-c-179/theo-dong-thoi-su-c-186/bai-cuoi-co-1-nghi-pham-khac-khong-phai-la-ho-duy-hai-127052.html?fbclid=IwAR09tVq1EATl11VN0W3WI153eIzQZVojuJXFbo6OtAZjn9QkbF98_Yn6rKw

TPO - Nhiều đại biểu Quốc hội từng là luật sư đều cho rằng, vụ án Hồ Duy Hải đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận hiện nay có nhiều vấn đề về chứng cứ.


ĐBQH cho rằng, mấu chốt của vụ án Hồ Duy Hải nằm ở chứng cứ chưa thuyết phục

“Không đủ chứng cứ phải thả ra”
Chiều 7/5, Báo Đại biểu nhân dân tổ chức toạ đàm “tăng cường chất lượng giải quyết đơn giám đốc thẩm, tái thẩm”. Từ kinh nghiệm thực tiễn và trực tiếp tham gia giám sát vụ Hồ Duy Hải trước đây, Luật sư, đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa cho rằng, số đơn giám đốc thẩm nhiều có nguyên nhân do sơ thẩm, phúc thẩm làm chưa tốt.

“Nếu sơ thẩm, phúc thẩm làm tốt thì giám đốc thẩm sẽ giảm xuống. Phúc thẩm sinh ra là để sửa chữa sơ thẩm”, ông Nghĩa nhấn mạnh.

“Sai trái trong các vụ án hình sự và cả dân sự có thể do điều tra, kiểm sát, hay toàn án. Trong đó án dân sự là khủng khiếp. Nhiều khi người ta bị mất tiền vì một bản án dân sự, nhưng sự phẫn nộ, bức xúc còn quan trọng hơn số tiền ấy dongười ta không tâm phục khẩu phục, cho rằng có vấn đề trong xét xử”, ông Nghĩa cho hay.

Đặt câu hỏi tại sao vụ Hồ Duy Hải dẫn đến giám đốc thẩm, theo luật sư Trương Trọng Nghĩa, vụ việc này, Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội đã giám sát trực tiếp và cá nhân ông cũng là thành viên trong đoàn giám sát. Vụ Hồ Duy Hải, Uỷ ban Tư pháp đã họp rất nhiều cuộc, có cả sự tham dự của Chánh án TAND Tối cao, Viện trưởng VKSND Tối cao.

Đại biểu đoàn TPHCM nhấn mạnh quan điểm “đã sai thì phải sửa”. Theo ông, mấu chốt nhất trong vụ Hồ Duy Hải là vấn đề bằng chứng. Một nguyên tắc rất cơ bản ở mọi quốc gia là phải đủ chứng cứ mới buộc tội. “Luật pháp Việt Nam văn minh không kém nước nào, tại sao không làm vậy? Có thể anh nghi ngờ người đó, nhưng muốn buộc tội người ta thì phải có bằng chứng, chứng cứ. Một khi không đủ chứng cứ, thì anh không được buộc tội người ta”, ông Nghĩa nêu.


“Nếu không đủ chứng cứ thì phải thả ra, tiếp tục theo dõi, thu thập chứng cứ chứ không thể xử ép. Vụ Hồ Duy Hải không đủ chứng cứ, sơ thẩm, phúc thẩm có vấn đề về chứng cứ”, ông Trương Trọng Nghĩa nói.
“Vừa nói đã đập bàn bắt im”

Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng, Phó Trưởng Ban Dân nguyện cũng cho rằng, đơn giám đốc thẩm, tái thẩm nhiều là do chất lượng xét xử. Do án sơ thẩm, phúc thẩm, thậm chí giám đốc thẩm chưa thấu tình đạt lý, chất lượng không cao, nên người ta mới không phục và phải đi tiếp. “Khi tôi còn là luật sư, đi bào chữa, có những bản án viết như vỡ lòng, rất buồn. Quyền lợi bị xâm phạm, tội phạm bị bỏ lọt thì đương nhiên người ta tiếp tục phải khiếu nại thôi”, ông Nhưỡng cho hay.

“Chất lượng xét xử hoàn toàn phụ thuộc vào công tác cán bộ. Dùng quyền lực là chính chứ không dùng kiến thức. Người ta vừa nói, anh đã đập bàn, bắt im rồi thì người ta nói làm sao? Mà không có thông tin thì làm sao quyết? Như vậy thì đúng là “án bỏ túi” rồi. Nhưng có những việc Tòa án không phát hiện được, vì quá trình điều tra, quá trình làm hồ sơ, người ta đã làm quá “tròn”, thậm chí tìm mọi cách để “bịt” rồi”, ông Nhưỡng cho hay.

Viện dẫn vụ Hồ Duy Hải đang được dư luận đặc biệt quan tâm, Phó Ban Dân nguyện cho rằng, vụ việc này bộc lộ một số lỗ hổng mà Uỷ ban Tư pháp phát hiện ra, dư luận phát hiện ra, nhưng có những trường hợp bị “bịt”, thậm chí sử dụng dấu của cơ quan điều tra, kiểm sát đóng vào đấy rồi.

Đồng tình quan điểm, theo luật sư Phạm Công Hùng (nguyên thẩm phán), có rất nhiều vụ án gần đây gây “bão” dư luận vì những điều rất sơ đẳng. Trong đó có vụ Hồ Duy Hải, các chứng cứ chứng minh “có rất nhiều vấn đề”.

LUÂN DŨNG - XUÂN ÂN

Từ thế kỷ 19, cụ Nguyễn Du đã viết về vụ án Hồ Duy Hải, rằng thì là mà:
"Một nhà hoảng hốt ngẩn ngơ,
Tiếng oan dậy đất, án ngờ lòa mây.
Hạ từ van lạy suốt ngày,
Điếc tai lân tuất, phũ tay tồi tàn.
Rường cao rút ngược dây oan,
Dẫu là đá cũng nát gan, lọ người.
Mặt trông đau đớn rụng rời,
Oan này còn một kêu trời, nhưng xa".
Tài thật, tài đến thế là cùng, kính nể cụ Tiên Điền.



CẦN HUỶ BẢN ÁN NGAY!
9-5-2020

Vụ án ám ảnh tâm trí và chắc nhiều bạn cũng bị như vậy. Ở cấp cao nhất mà còn có thể hối hoăng, bất nhân và vô pháp như vậy thì những người dân ở các tỉnh lẻ còn có thể trông mong gì vào cái gọi là luật pháp ở Việt Nam.

Tôi kêu gọi cộng đồng mạng lên tiếng phản đối vụ án này để quốc hội có thể vào cuộc. Không có gì là không thể.

Hãy nhắm mắt lại tưởng tượng người đàn bà này là chị em của các bạn, các bạn sẽ biết cần phải làm gì.

Bà Loan, mẹ tử tù Hồ Duy Hải bàng hoàng khi nghe tin kết quả phiên giám đốc thẩm xử con trai bà. Ảnh: Báo Sạch

CẦN HUỶ BẢN ÁN NGAY!

Mười hai năm tù ngục
Để đổi lấy một ngày
Phiên toà giám đốc thẩm
Quá vô pháp- Đắng cay!

Tử tù Hồ Duy Hải
Ngay tại tỉnh Long An
Đang từ người vô tội
Bỗng biến thành bị can!

Vụ án hai thiếu nữ
Rúng động khắp trăm miền
Hồ sơ đầy nguỵ tạo
Gây bao nỗi oan khiên…

Vật chứng như: dao, thớt
Ra chợ mua, gán vào
Dấu vân tay không khớp
Khiến dư luận xôn xao…

Lời khai người làm chứng
Không đưa vào hồ sơ
Nghi can Nguyễn Văn Nghị
Che dấu rồi làm ngơ…

17 vị thẩm phán
Đã đồng thuận giơ tay
Cùng nhau ra biểu quyết
Tội ác thêm chất đầy!

Sao không huỷ bản án
Để điều tra lại đi?
Mà ngang nhiên chà đạp
Lên công lý, lương tri?!!

Sự lưu manh, dối trá
Vô pháp và bất nhân
Cùng 17 thẩm phán
Một phiên toà vô luân!

Các vị hãy nhớ lấy
Những ân oán tội đồ
Nhân dân đầy khinh bỉ
Bia miệng mãi trơ trơ!

Người thực thi công lý
Vấy máu lên dân lành
Lòng tin đã cạn kiệt
Trước phiên toà lưu manh!

Cả một nền tư pháp
Đầy rẫy những thối tha
Vụ án Hồ Duy Hải
Càng ngẫm càng xót xa!

Lòng tin của công luận
Giờ đây đã xói mòn
Thương bà mẹ khốn khổ
Hết một đời vì con!

Hãy thực thi công lý
Huỷ ngay bản án này
Trả tự do cho Hải
Việc cần phải làm ngay!

Hỡi lương tri dân chúng
Đừng vô cảm, thờ ơ
Thấy bất công, sai trái
Đừng nhắm mắt làm ngơ…

Rồi một ngày, gần lắm
Bạn- làm dê tế thần
Ai là người bênh vực
Bạn- cũng sẽ thiệt thân!



Từ một vụ án oan trong Thủy Hử, ngẫm về hai tiếng gọi: Lương Tri!



Tâm Minh | ĐKN 11/05/2020 7,236 lượt xem







Ảnh chụp phim Tân Thủy Hử 2011.








Trong Thủy Hử truyện, khi nhắc đến anh trai của Võ Tòng, tức Võ Đại Lang, không ít người cảm thấy bi ai cho số phận của nhân vật này. Thế nhưng chứng kiến cái chết oan ức ấy, rất nhiều người dù biết rõ chuyện gì xảy ra nhưng vẫn lựa chọn giữ im lặng. Vì sao lại như vậy?
Có người thắc mắc: Vì sao không một ai lên tiếng trước cái chết bất thường của Võ Đại? Chúng ta hãy cùng nhìn lại hoàn cảnh lúc bấy giờ…

Từ chuyện Vương Bà hiến kế

Võ Đại Lang bị đánh trọng thương sau khi phát hiện vợ mình là Phan Kim Liên gian díu với Tây Môn Khánh. Trong khi đó, cả Phan Kim Liên và Tây Môn Khánh vẫn ngày ngày qua lại với nhau chẳng chút e dè. Họ chỉ có một điều lo sợ, đó là Võ Tòng có thể trở về bất cứ lúc nào, như vậy họ không thể thoải mái lộng hành như trước được nữa.
Vương Bà đa mưu túc trí đã nhanh chóng nghĩ ra kế kết liễu Võ Đại Lang rồi xóa hết mọi dấu vết. Đợi đến lúc mãn tang, Tây Môn Khánh có thể đưa Phan Kim Liên về làm thê thiếp, không phải sợ hãi nữa.
Thế là đêm hôm đó, Phan Kim Liên đã dùng thuốc độc mà Tây Môn Khánh đưa cho rồi hại chết chồng mình.
Không có bức tường nào không lọt gió, và không có bí mật nào có thể mãi che mắt được thế gian. Nhất là khi gian tình này, đã từ lâu cả khu vực không ai không hay biết…
Sự thông minh của Vương Bà không phải ở chỗ nghĩ ra cao kiến, mà là bà ta biết rằng không cần phải che mắt ai cả. Bởi vì, trong một xã hội coi thường sinh mạng con người, thì khi người ta đối mặt với người xấu, việc xấu, một cách tự nhiên họ sẽ lựa chọn giữ im lặng.
Sự tự tin của Vương Bà không phải đến từ khả năng của người xấu, mà là đến từ sự bất bình trong im lặng của người tốt. Chỉ cần biết chắc rằng người tốt sẽ giữ im lặng trước việc xấu, vậy thì người xấu có thể sẽ không từ thủ đoạn nào…

Đến Hứa Cửu Thúc cam chịu làm đồng lõa

Sáng sớm ngày hôm sau, hàng xóm láng giềng đến thăm hỏi chia buồn trước cái chết của Võ Đại Lang, tuy ai ai cũng biết đây là cái chết không minh bạch, nhưng những gì họ làm chỉ là nói lời an ủi cửa miệng: “Chết thì đã chết rồi, người sống vẫn phải sống, cô đừng có đau buồn quá!”.
Phan Kim Liên giả vờ khóc lóc thống thiết. Sau một hồi mọi người trở về nhà của mình, vậy là mọi chuyện coi như đã xong xuôi! Chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng rằng: Nếu không có Võ Tòng, thì Võ Đại Lang chắc chắn sẽ bị quẳng xuống biển sâu.
Đương nhiên, Vương Bà vẫn dè chừng một người, đó chính là Hứa Cửu Thúc, người khám nghiệm tử thi của huyện Dương Cốc. Vương Bà nói với Tây Môn Khánh và Phan Kim Liên rằng: “Có một chuyện cần phải làm gấp, đó là Hứa Cửu Thúc. Ông ta là người rất tinh tường, có thể ông ta sẽ phát hiện ra”. Nếu như tất cả hàng xóm láng giềng đều biết, thì một chuyên gia kinh nghiệm lão làng như ông Hứa làm sao lại không thể nhận ra được?
Thế nhưng Tây Môn Khánh lại không hề lo lắng về điều này. Hứa Cửu Thúc vừa đến, Tây Môn Khánh liền chặn ông ta lại, lôi ông đến một quán rượu, đưa cho ông 20 lượng bạc. Hứa Cửu Thúc trong tâm hoài nghi, nhưng cũng đành phải nhận. Hứa Cửu Thúc nhận bạc không phải vì tham tiền, mà là bởi vì ông sợ: một là sợ sự xảo quyệt của Tây Môn Khánh, hai là sợ Tây Môn Khánh thao túng quan phủ gây khó dễ cho ông.
Vậy nên tại hiện trường, rõ ràng kết quả xét nghiệm là Võ Đại trúng độc chết, nhưng ông lại nói dối thành bị nôn, hôn mê bất tỉnh, do cứu chữa không kịp nên không qua khỏi.
Rõ ràng Hứa Cửu Thúc biết rằng Võ Đại chết vì trúng độc, nhưng ông sợ Tây Môn Khánh nên đã chọn giữ im lặng. Mặc dù vậy ông vẫn giữ hài cốt của Võ Đại để làm chứng cớ, không phải là vì ông ta lương thiện, mà do ông sợ Võ Tòng.
Sợ Tây Môn Khánh, lại sợ Võ Tòng, Hứa Cửu Thúc thật đáng thương, không thể thoát ra khỏi cảnh sống trong lo sợ bất an.
Bởi vì sợ, Hứa Cửu Thúc và hàng xóm láng giềng đã không đứng ra vạch trần sự thật, giải oan cho Võ Đại. Mọi người cũng bất đắc dĩ trở thành đồng lõa.

Vậy, điều gì sẽ xảy ra khi người tốt im lặng?

Trong cả tác phẩm Thủy hử, cứ nơi nào có người yếu thế bị bắt nạt thì nơi đó có người giữ im lặng chỉ đứng quan sát mà không dám mở lời. Nếu như thế giới này chìm ngập trong bóng tối, vậy thì, thổi tắt ngọn đèn cuối cùng chẳng phải là đang cổ vũ cho những kẻ xấu có được cơ hội càn quấy hay sao? Đáng nói là, nguyên nhân chính ở sự nén giận im hơi lặng tiếng của người tốt.
***
Như thế nào là thiện lương? Có người cho rằng cho tiền người khốn khó là từ thiện, giúp đỡ người khác là thiện tâm. Nhiều người cho rằng đây là toàn bộ thiện lương.
Nhưng đối mặt với những sự việc đại thiện đại ác, ví dụ như bức hại các Phật tử, đàn áp Phật giáo Tây Tạng, hay mổ cướp nội tạng học viên Pháp Luân Công, họ lại do dự né tránh, không dám cất tiếng bảo vệ những người vô tội.
Nhưng khi im lặng, chẳng phải là khiến cái ác có mảnh đất để phát tác và kẻ xấu được bao che, cái ác được dung túng để tồn tại hay sao? Nếu như con người có thể lên tiếng vạch trần cái ác và ủng hộ chính nghĩa, bảo vệ người lương thiện thì cái ác không thể tiếp diễn càng không thể tồn tại.
Hàng triệu người vô tội vẫn tiếp tục bị bức hại đến chết, là bởi vì sự im lặng cho cái ác tồn tại. Giống như nhà bác học Albert Einstein từng nói:
“Thế giới không bị hủy diệt bởi những kẻ làm điều ác, mà bởi sự im lặng của những người tốt”.
Câu chuyện trên cũng là lời gợi mở cho hậu nhân: Con người sống trong thế gian phải phân biệt rõ thị phi, giữ vững chính nghĩa, chống lại cái ác, như vậy mới có thể nhận được sự bảo hộ của thiên thượng, khi tai nạn ập đến, mới có thể tai qua nạn khỏi. Cũng giống như vụ án Võ Đại Lang, tất cả những kẻ hành ác dẫu nhận được chút lợi ích nhất thời, nhưng rốt cuộc, đợi chờ họ vẫn là quả báo cho những tội lỗi đã gây ra.
Có rất nhiều sự việc tưởng như không hề liên quan đến chúng ta, nhưng khi những sự việc đó xuất hiện, tất cả phản ứng của mỗi người khi nghe thấy, nhìn thấy, những chọn lựa trong đầu, đều là cơ sở để phân loại ra xu hướng nhân tâm. Nếu là chuyện lớn động trời, dẫn đến thiên tai đại kiếp, thì phúc họa của mỗi người chính là dựa vào tâm niệm lúc này mà phân định.
“Thiện có thiện báo, ác có ác báo”, vì thế, hãy tích lũy nhiều hơn nữa thiện lương và dũng khí, chính nghĩa và lương tri, tích lũy nhiều hơn nữa lý tính và trí tuệ, bạn sẽ có được lựa chọn đúng đắn nhất.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét