Hiển thị các bài đăng có nhãn ĐẠO PHẬT. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn ĐẠO PHẬT. Hiển thị tất cả bài đăng

=> VÌ SAO TÔI THEO ĐẠO PHẬT

TÍNH MINH TRIẾT CỦA ĐẠO PHẬT

Đại đức Thích Huệ Thông

Hiện nay Phật giáo có tiếng nói vô cùng quan trọng đối với Liên hiệp quốc, vì đã đánh thức được lương tri, lương tâm con người. Đạo Phật có tính ưu việt đồng thời mang tính minh triết và tồn tại gần 26 thế kỉ. Đức Phật đã truyền thông điệp giác ngộ và giải thoát xuyên suốt lịch sử trong quá trình hình thành và bây giờ truyền bá khắp thế giới. Vào thời đại văn minh, người ta sống không phải dễ tin bất cứ một điều gì nên chúng ta cần khơi gợi lại những điểm sáng của đạo Phật để có niềm tin không phai mờ. Cũng chính điều đó mà đạo Phật khác hẳn các tôn giáo áp đặt niềm tin.

=> Năm Giới - Thiện Pháp Của Con Người

Bài giảng "Năm giới thiện pháp của con người", đức Trưởng lão Thích Thông Lạc dạy phật tử Tp.HCM ngày 28/1/2009 tại tổ đường Tu viện Chơn Như. 

Thầy dạy rằng: Thầy mong muốn các phật tử biết được pháp Thầy, biết cách xả tâm để đem lại bình an cuộc sống của mình. Thầy mong các phật tử luôn nhìn cuộc sống bằng nhân quả.

=> LỜI DẠY CUỐI CÙNG CỦA ĐỨC PHẬT

 LỜI DẠY CUỐI CÙNG CỦA ĐỨC PHẬT

"Này các đệ tử, các vị phải tha thiết tìm kiếm con đường giải thoát. Toàn thể thế giới từ những vật thể đang vận động cho đến các vật thể không vận động cũng đều không thường còn, và không có thực thể, rồi phải đến lúc hoại diệt".

=> Đồng thanh tương ứng

"Tri thức làm chuyển đổi tư tưởng, chỉ khi hệ tư tưởng đồng nhất mới có thể cùng đồng hành". 

Có ý thức tìm cầu, sự giản dị và chân thật sẽ sinh ra trí tuệ, vàng bạc châu báu trang phục hoa lệ chỉ tượng trưng cho sự ngạo mạn hiếu thắng. 

 

(cùng tiếng thì đáp lại nhau, cùng tính thì tìm đến nhau)

=>> https://youtube.com/shorts/OJbdEg0vokA?si=qwlZOKsUl-K7A_Jt

Nhiều năm trước, trong một diễn đàn Phật giáo tiếng Anh, một vị sư đề cập đến bài kinh này, nhưng không nêu rõ xuất xứ, về một hiện tượng tâm lý rất phổ thông xảy ra trong tăng chúng cũng như trong xã hội từ thời xưa cho đến thời nay. Người ta thường tụ hội thành từng nhóm vì cùng chung một mục đích nào đó hay khuynh hướng nào đó, thiện hay bất thiện. 

Tôi thích bài kinh đó nhưng rồi quên đi. Thỉnh thoảng nhớ lại, nhưng không tìm được nguồn gốc chính xác. Sáng nay có lẽ đã đủ duyên, đến nhờ bác Gờ giúp và tìm được bài kinh. Xin ghi lại đây bản dịch Việt và Anh. 

*

=> BƯỚC ĐẦU TẬP HÀNH THIỀN

Hòa thượng Gunaratana (2014)
Bình Anson lược dịch (2022)
Trích: Bhante Gunaratana (2014), Meditation on Perception (Hành thiền quán tưởng).*

Trong nhiều bài kinh về pháp niệm hơi thở (MN 118, AN 10.60), Đức Phật dạy:
…”Ở đây, vị tỳ-khưu đi đến khu rừng, hoặc đi đến gốc cây, hoặc đi đến nơi thanh vắng, ngồi xuống, chân xếp chéo, giữ thân thẳng và thiết lập niệm luôn hiện diện. Có niệm vị ấy thở vào, có niệm vị ấy thở ra.
Trong khi thở vào dài, vị ấy nhận biết: ‘Tôi thở vào dài.’
Trong khi thở ra dài, vị ấy nhận biết: ‘Tôi thở ra dài.’
Trong khi thở vào ngắn, vị ấy nhận biết: ‘Tôi thở vào ngắn.’
Trong khi thở ra ngắn, vị ấy nhận biết: ‘Tôi thở ra ngắn.’ …”

- Tranh Với Vô Thường?

Ngày tháng còn lại trong đời còn được bao lâu, không ai có thể  đoán trước được.
Sống ở hiện tại, xem nhẹ những được mất của đời người, chẳng phải là quá tốt hay sao!


Một đời người ta rốt cuộc được bao lâu, không ai có thể đoán trước được.
Thời gian mấy chục năm, chúng ta chỉ có thể mặc cho số phận không ngừng đi về phía trước, bất cứ ai đều không & cũng không thể đo ni đóng giày cho bản thân mình, duy chỉ có thể thuận theo tự nhiên mà thôi.

=> ĐẠI LÃO HT-TS THÍCH NHẤT HẠNH VIÊN TỊCH

"KHÔNG CẦN XÂY THÁP CHO THẦY"

https://thuvienhoasen.org/a37157/di-huan-cua-thien-su-thich-nhat-hanh
“Thầy không muốn sau này quý vị xây cho Thầy một ngôi tháp ở Tổ Đình. Xây tháp như thế sẽ không có ý nghĩa gì nếu ngày hôm nay quý vị không nối tiếp được những gì Thầy đang trao truyền.
Thầy rất không thích chuyện lấy một mớ tro từ hình hài của Thầy rồi bỏ vào trong một cái hũ, rồi đặt vào trong tháp. Thầy không phải là cái nắm tro đó. Không có lý Thầy chỉ là cái nắm tro ấy hay sao?!
Thầy là một thực tại linh động, đang sống, đang có mặt khắp nơi. Trong các sư chú và các sư cô đều có Thầy, trong các vị cư sĩ quen biết đều có Thầy. Ở chỗ nào mà có thiền hành, thiền toạ, có pháp đàm, có ăn cơm yên lặng, có Sám Pháp Địa Xúc là có Thầy!
Không được nhốt Thầy, bỏ Thầy vào trong một cái hũ nhỏ rồi đặt Thầy vào trong một cái tháp. Thầy không muốn Thầy có một cái tháp. Tốn đất chùa vô ích. Sư Thầy Đàm Nguyện đã xây cho Thầy một cái tháp ở chùa Đình Quán. Đã lỡ xây rồi thì phải ghi lên trước tháp mấy chữ: “Trong này không có gì.” Thầy không nằm trong tháp ấy đâu.
“There is nothing inside”. Nếu người ta vẫn chưa hiểu thì ghi thêm một câu nữa “Ngoài kia cũng không có gì.” Và nếu vẫn còn chưa hiểu thì ghi thêm một câu chót là “Nếu có gì thì nó có trong bước chân và hơi thở của bạn.” Đó là điều Thầy căn dặn các Thầy các sư cô ở chùa Đình Quán Hà Nội và ở Tổ Đình.
Đừng phí thì giờ nghĩ đến chuyện tìm đất xây tháp cho Thầy. Đó không phải là điều Thầy nghĩ tới.
Nếu có một tảng đá có sẵn thì để vào trong hốc đá bản thảo của một cuốn sách của Thầy như cuốn Phép Lạ Của Sự Tỉnh Thức thì tảng đá đó có Thầy nhiều hơn là một cái tháp trong đó có một nắm tro. Đem tro mà rải hết ra ngoài để nuôi cây nuôi cỏ, cho cỏ cho cây lớn lên. Đừng có ngăn ngừa sự tiếp nối của nắm tro ấy…”

Ht-Ts. Thích Nhất Hạnh.

- Tìm Nơi An Vui Hạnh Phúc

Diệt Ngã - Xả Tâm

Thắng lợi gây thù hận,
Thất bại chịu khổ đau,
Từ bỏ mọi thắng bại,
An tịnh liền theo sau.
(Kinh pháp cú)

Phật dạy La Hầu La cách tu tập và ứng xử
Nếu Tâm rộng lớn bao la vô lượng như nước, thì có thể tiếp nhận và chuyển hoá tất cả mọi bất công, oan ức...và những thứ ấy sẽ không thể làm cho con người đau khổ và buồn tủi.

- CÁCH ĐỐI TRỊ SỢ HÃI THEO QUAN ĐIỂM PHẬT GIÁO

 Bhante T. Seelananda

Fearful face_0Sợ là một cảm xúc khó chịu phát khởi chủ yếu từ lòng tham. Tham và sự bám chấp là nhân cho nhiều thứ bất thiệnphiền não và ác nghiệp trong đời. Vì hai thứ này mà chúng ta lang thang trong vòng luân hồi sinh tử (samsāra). Ngược lại, tâm vô úy, không sợ hãi, là trạng thái của sự bình an, tĩnh lặng tuyệt hảo, và là thứ ân sủng cao thượng nhất mà tất cả chúng ta có thể đạt được.

Dĩ nhiên, tất cả chúng sanh đều trải nghiệm sợ hãi. Họ sợ hiện tạiquá khứ hay tương lai. Mọi người đều được gọi là chúng sanh (satta) vì tất cả đều chấp vào ngũ uẩn: sắc, thọ, tưởng, hành và thức. Khi nào ta còn bám chấp vào năm uẩn này, ta còn sợ. Chỉ có các bậc A-la-hán là hoàn toàn thoát khỏi sự sợ hãi. Họ đã đạt được trạng thái vô úy (không sợ hãi). Đó là lý do tại sao họ được gọi là asatta.(1) Chúng ta bám vào không chỉ năm uẩn mà còn với nhiều thứ vật chất hay tinh thần quanh ta. Do đó, khi nào ta còn bám víu, chấp giữ vào vạn vật, ta không tránh khỏi sợ hãi

- Cách phân biệt người chính, kẻ tà

Phân biệt thiện ác dĩ nhiên là điều không phải dễ dàng. Đối với những người khéo che giấu hay giỏi ngụy trang sự thật của bản thân thì lại càng khó phân biệt hơn.

- VƯỜN THIỀN CHÙA TÔI

“Bản tánh con người vốn tự thanh tịnh”

"Ở đâu đó, tại một chỗ vượt lên trên mọi đúng và sai có một khu vườn, nơi đó có bạn và tôi…”

Rumi (1207-1273)

Chùa tôi là cái chùa mà gọi nhà cũng được gọi chùa cũng xong. Bởi, Phẩm Diệu Hạnh trong kinh Pháp bảo đàn có đoạn Lục Tổ Huệ Năng dạy thiện tri thức “tự tu, tự hành, tự thành Phật đạo”.

- Mười Đại Đệ Tử Của Đức Phật

https://www.pinterest.com/pin/745275438308106089/

Ngày xưa thuở Đức Phật Thích Ca Mâu Ni còn tại thế, đa phần các đệ tử xuất gia của Ngài đều chứng A La Hán, như 1.250 vị tỳ kheo mà kinh thường nhắc đến. Đặc biệt có 10 vị mệnh danh là Thập Đại Đệ tử, trong 10 vị này mỗi vị đều có sở trường, sở chứng và đạo hạnh riêng.

- CHẾT ĐI VỀ ĐÂU?


Hỏi lại mình 
Hỏi tâm, tâm tĩnh lặng chưa?
Hỏi lòng đã mặc nắng, mưa chuyện đời?
Hỏi trăng, hỏi gió, hỏi trời
Hỏi mây phiêu lãng, hỏi đời phù du ...

- THIỀN DẠY CHÚNG TA NGHỆ THUẬT SỐNG

Meditation teaches us the art of living

https://music.amazon.com/albums/B073V5VL1L?trackAsin=B073V61NV6&do=play&ref=dm_ws_dp_sp_bb_phfs_xx_xx_xx 

  LƠÌ   MỞ  ĐẦU 

Thế giới chúng ta đã chào đón thế kỷ 21 với bao nhiêu hứa hẹn, với văn minh hiện đại và các khám phá mới lạ làm cho con người càng ngày càng cảm thấy có quyền lực và không ngừng chạy theo khoái lạc! Tưởng như thếchúng ta phải khỏe mạnh hơn và phải vui sướng hơn, nhưng các thống kê trên thế giới cho thấy tỷ lệ người đói nghèo gia tăng và những căn bệnh nan y vẫn chưa khắc phục được. Ở các nước phát triển thì bệnh tim mạch, ung bướu, tiểu đường, tâm thần và… tự tử gia tăng! Còn các nước kém phát triển thì vẫn phải tranh đấu để sinh tồn, mạng sống con người  chưa được bảo đảm, không làm sao thoát khỏi tình trạng hiểm nghèo này .

- Lợi Ích Thiền Anapana Quan Sát Hơi Thở & Hướng Dẫn Thực Hành Thiền (25 phút) | Thiền Sư S.N. Goenka

https://www.youtube.com/watch?v=bs-GnfnVYdo&list=PLQac44oRjtcXT7stNy_B5blE0fuMY52s0&index=20

- Hướng dẫn ngắn gọn trong việc thực hành pháp


Thực hành pháp thực ra là việc nghiên cứu pháp. Pháp là thân, là tâm. Thân được gọi là Sắc (rupa), Tâm được gọi là Danh (nama). Chúng ta hãy nghiên cứu thân, nghiên cứu tâm, thường xuyên rèn luyện, theo dõi bản chất thực tế của thân và tâm là như thế nào? Cái bản chất thực tế ấy chính là pháp. Nếu hiểu được sự thật của thân và tâm tức là hiểu được pháp"

… Nếu một ngày hiểu được pháp, ta sẽ thấy rằng thân và tâm này không phải "ta". Đó được gọi là có con mắt nhìn thấy chân lí. Vị Nhập lưu (Tu đà hoàn, Sotapanna) có con mắt nhìn thấy được chân lí, thấy được sự thật rằng thân và tâm không phải là ta. Không có cái "ta"…

-- Sư Luangpor Pramote Pamojjo