=>> Pháp "Kết Hợp" Hành Thiền Cho Mọi Người hoặc Thiền Sinh, Cư Sĩ Tại Gia. (Tịnh chỉ hơi thở)

ĐỪNG NHỌC CÔNG TÌM KIẾM GIÁC NGỘ - CHỈ CẦN BUÔNG BỎ QUAN KIẾN - "NGÃ", TỪ ÁI & LUÔN CHÁNH NIỆM.

Trong sinh hoạt hàng ngày chỉ cần chúng ta đặt tâm ý trong sự tỉnh giác chánh niệm vào thân (ý tứ - có Sát-na định - tâm bắt/nhả từng đối tượng), nuôi dưỡng từ tâm, hoan hỷ, lạc quan vào công việc (tỉnh giác, cố gắng tinh tấn nhưng không mong cầu, dính chấp).

Giữ tâm ý thiểu dục tri túc. (Giữ tốt 5 giới "nền móng của mọi pháp tu", bớt tham dục, ham muốn, tiết chế trong ăn uống, ăn ít, "mình chỉ ăn ngày một bữa lúc 10h30", chay tịnh đơn giản "không tham đắm, dính mắc", sức khỏe rất tốt - ít ngủ nghỉ, làm việc chân tay/đầu óc tại gia trên 12h/ngày).

Thời khóa (tùy nghi): Ngày 2 thời, mỗi thời dài 1h => 1h30'
- Trưa từ sau 11h30' => 13h.
- Khuya 23h =>0h30'
- Hoặc: Buổi đầu hôm từ 3h30' => 5h.

CÁC BƯỚC HÀNH:
1a- Tập bài mở khớp (áp dụng cho thiền sinh mới không bị đau. Xem clip: https://www.youtube.com/watch?v=VmtuiO1buCE)

1b- Làm nóng cơ thể (điều thân - thân được khinh an, sung mãn), theo phương pháp của thầy Tâm Đức. (Xem clip: https://www.youtube.com/watch?v=KyuwdOMr4WM)

2- Vận khí, theo phươn pháp của thầy Tuệ Hải. (Xem clip: https://www.youtube.com/watch?v=9w_HzReJFjw&t=1s)

Phương pháp vận khí trước khi thiền (An tịnh về tâm, giúp thông khí, thở dài hơn, nhịp thở chậm hơn, khí huyết lưu chuyển, giải trừ mọi bệnh tật, khinh an về tâm).

Thế ngồi kiết già (sử dụng chăn mỏng làm nệm, không sử dụng bồ đoàn, không để thân xúc chạm trực tiếp nền/đất, không để gió/quạt thổi trực diện, lưng thẳng: Mắt khép nhẹ, lưỡi, răng, môi để tự nhiên, (nhìn xa khoảng hơn 1m).

B1: Hít (12 hơi) thật sâu từ từ đưa xuống bụng, đầy tràn thời nín thở & rút mạnh hậu môn, nhịn không  được mới thở ra, thở thật sạch (thóp bụng & rút hậu môn để đẩy hết uế khí ra ngoài ).
Trong 12 hơi mạnh thì chia ra 6 hơi thở ra bằng miệng, 6 hơi thở ra bằng mũi.

B2: Tiếp theo hít thở 108 hơi, hít/thở thật nhanh (thở nhanh như thổi bễ) bằng miệng/mũi (Ráng tập vài buổi sẽ quen, bước đầu sẽ thấy hơi mệt).
=>> Dùng đôi bàn tay ấn/tỳ
đè thật mạnh xuống phần gót chân, dùng lực rút/kéo thật mạnh để giãn cột sống trong suốt thời gian vận khí hoặc khi hít thở 108 hơi, (phục hồi các bệnh cột sống).

B3: Ngồi kiết già (mắt cá chân trên tỳ/đè trúng huyệt Tam Âm Giao chân dưới, giúp tuệ nhanh khởi sanh). Sửa cho lưng thẳng, giữ đầu, cổ thẳng (ngật ngù đầu cổ để tìm điểm trung bình, thuận nhất), lưỡi để tự nhiên, răng chạm răng, môi khép nhẹ, giữ sắc mặt tươi vui, an nhiên, 2 tay bắt ấn Tam muội: (https://www.youtube.com/watch?v=zPBaP8CVzoU).
Giữ hơi thở thật tự nhiên, không cố, không gồng, thân buông thõng, nhẹ nhàng, an nhiên.

=> Lần1: Hít vào từ từ, nhẹ dài (dài tự nhiên), dừng nghỉ một vài giây dùng ý điều khí cho hòa tan, lan tỏa bên trong cơ thể, rồi từ từ thở ra. Khi hít vào dùng ý dẫn khí từ mũi xuống ngực, bụng. Trước khi thở ra dùng ý dẫn khí đi nhanh, vòng qua sau lưng lên đỉnh đầu, sau mới từ từ thở ra (ý đi theo cột sống tới đỉnh đầu, thở thì chú tâm trên đỉnh đầu), thầm đếm 1.
- Hơi thứ 2: cũng như vậy (thầm đếm 2) ....
- Hơi thứ 3: cũng như vậy (thầm đếm 3, cho ... 10 hơi (thì hết 1 lượt).

=> Lần 2: (như L1), thở ra (đếm từ 2 ... cho đến 10).

=> Lần3: (Đếm từ 3...10). Mổi lần đếm rút ngắn/bỏ đi 1số.
=> Lần 9:( Đếm 2 số 9,10).

=>> Hết 9 lần/1 vòng, thì đếm lại như ban đầu. (Bám sát Sổ tức & định niệm hơi thở vào ra cho thật sung mãn)

=>> Nhớ ý ở đâu thì khí ở đó (ý dẫn khí, làm máu huyết lưu thông, phá bỏ, loại trừ sự tắc nghẽn... khi chưa quen để tránh mất niệm số/lượt đếm, thì chỉ cần chú tâm hơi thở ra/vô tại đầu/chóp mũi - chỉ & quán)

=>> Trong khi đếm nếu bị quên, thì buộc phải khởi đếm lại từ đầu, có tầm tứ, (Đây cũng là phương pháp định niệm hơi thở - chỉ- quán, ghi nhớ lượt đếm - tỉnh giác, nhanh vào định/giúp tuệ khởi sanh).

=>> Khi thực hành thiền, không khởi bất cứ mong cầu trong tâm ý, chỉ chú tâm vào hơi thở, dẫn khí lưu thông và nhớ con số & số lượt/vòng đếm (Nếu hơi thở dài/đạt, chưa đến 3 vòng đếm thời hành thiền đã trải qua được 1h, thời gian điều thân/vận khí gần 30 phút, tổng thời gian cho cả 3 mục này sẽ dài 1h30').

Tập trong 1 vài ngày sẽ thấy rõ hơi thở rất dài và nhu nhuyến... Thời gian không lâu, khi hành thiền có thể sẽ không còn trụ vào sổ tức (đã vào trạng thái định), chuyển ý tập trung chú tâm tại điểm giữa 2 chân mày, trong mắt xuất hiện luồng sáng hào quang hình xoắn (tâm trí được luồng hào quang này nâng đỡ, tâm thức lúc này hoàn toàn vắng lặng & tỉnh thức, hơi thở dừng lại, mọi cảm giác về thân không còn - thân chỉ còn là cái bóng, lúc này thời hành thiền có thể kéo dài bao lâu tùy ý (Đừng khởi tâm lo sợ/tâm hoan hỷ, luôn giữ chánh niệm khi đã vào sâu trong trạng thái định - Từ đây Tín Căn Được Kiên Cố, Bất Thối Chuyển - Tự Giác - Giác Tha, Tinh Tấn Chánh Trí Có Thể Thành).

=>> Khi tự học & hành thiền tại gia (thời gian năm 2013) & nhập vào trạng thái định chỉ sau thời gian chưa đầy 2 tháng (Pháp hành đúng, thiết thực, an lạc ngay liền, Pháp của Như Lai không có thời gian, hãy đến để mà thấy, không cứ tu sĩ hay thường nhân), khi ấy đã làm mình lo sợ, vì sơ cơ chưa rõ biết đây là trạng thái gì... điện thoại lên Tv.Chơn Như thưa hỏi (sau có nhập thất gieo duyên hạnh độc cư tại T.viện Chơn Như), sư Trung Hiếu cũng giải đáp là "trạng thái định tưởng", nên sợ/bỏ luôn không áp dụng nữa. (Nhiều năm sau xem được clip của HT Tuyên Hóa ... mới ngộ là tình trạng thái mất thân, hơi thở tịnh diệt, tâm hoàn toàn vắng lặng tỉnh thức rõ biết là như thế nào: (https://www.youtube.com/watch?v=Bt08DdCurWM&t=5s). Nhiều năm sau, mình áp dụng một số pháp hành khác nhau (tu tập tại gia, kể cả những khóa Vipassanā tại trung tâm thiền quốc tế) cũng không đạt đến trạng thái cũ.

Trước vào Thiền chúng ta nên tưởng niệm về những phẩm hạnh cao quý của Bậc Giác Ngộ (tùy vào tín ngưỡng), Chư Hiền Thánh, Chư Thiên trợ duyên hộ pháp. Khi xả thiền thì hồi hướng công đức & lan tỏa từ tâm đến muôn loài (https://www.youtube.com/watch?v=Gpbnpi_CWlg - https://www.youtube.com/watch?v=fMNF7s9DzKw)..., làm vài động tác để đưa thân tâm trở về trang thái quân bình.

Ghi nhớ: - Trong hành thiền hay tu tập, muốn chứng đạt vào trạng thái sơ thiền hay an lạc... thì việc đầu tiên là phải giữ giới. (Trí tuệ Phật tử được xây dựng trên nền "Giới - Định - Tuệ", Giới-được coi là đạo đức, Định-là ý chí, Tuệ-hiểu biết, thiếu đạo đức thì không ý chí, thiếu ý chí thì không có hiểu biết).

 - Giữ vững thời khóa, ăn/uống vừa phải trước khi thiền từ 1-1h30', làm sạch cơ thể, (những ngày đầu, chân có thể đau/tê (máu hyết bị nghẽn- dùng ý lưu chyển khí, cảm giác này sẽ dần mất), sau mỗi ngày tăng lên 5-10p, khi đạt đến 1h hiện tượng đau/tê sẽ tự mất), hành thiền phải liên tục, không bỏ bữa, mỗi buổi nên kéo dài tối thiểu 1giờ, ngày tập 2 thời.

- Năng lực giác ngộ chính là Phật (Buddha)
- Con đường đưa đến sự tỉnh thức gọi là Pháp
- Người luôn giữ tâm chánh niện gọi là Tăng.
(Ba ngôi báu này luôn tồn tại trong tâm thể)  

Mọi người tùy duyên & hoan hỷ!
Nam Mô Phật Đà Cồ Đàm!🙏🙏🙏
TTT (慧 致 聡)


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét