- CÁCH ĐỐI TRỊ SỢ HÃI THEO QUAN ĐIỂM PHẬT GIÁO

 Bhante T. Seelananda

Fearful face_0Sợ là một cảm xúc khó chịu phát khởi chủ yếu từ lòng tham. Tham và sự bám chấp là nhân cho nhiều thứ bất thiệnphiền não và ác nghiệp trong đời. Vì hai thứ này mà chúng ta lang thang trong vòng luân hồi sinh tử (samsāra). Ngược lại, tâm vô úy, không sợ hãi, là trạng thái của sự bình an, tĩnh lặng tuyệt hảo, và là thứ ân sủng cao thượng nhất mà tất cả chúng ta có thể đạt được.

Dĩ nhiên, tất cả chúng sanh đều trải nghiệm sợ hãi. Họ sợ hiện tạiquá khứ hay tương lai. Mọi người đều được gọi là chúng sanh (satta) vì tất cả đều chấp vào ngũ uẩn: sắc, thọ, tưởng, hành và thức. Khi nào ta còn bám chấp vào năm uẩn này, ta còn sợ. Chỉ có các bậc A-la-hán là hoàn toàn thoát khỏi sự sợ hãi. Họ đã đạt được trạng thái vô úy (không sợ hãi). Đó là lý do tại sao họ được gọi là asatta.(1) Chúng ta bám vào không chỉ năm uẩn mà còn với nhiều thứ vật chất hay tinh thần quanh ta. Do đó, khi nào ta còn bám víu, chấp giữ vào vạn vật, ta không tránh khỏi sợ hãi
Tại sao sợ? 

Bài viết này nhằm làm rõ quan điểm Phật giáo về sợ hãi và phương cách làm thế nào để đạt được trạng thái vô úy (không sợ hãi). Nếu ta có thể quán sát và hiểu được tâm lý của mình ngay giờ phút này, ta sẽ thấy rằng tất cả đang như con nhện bị vướng vào chính mạng lưới của mình. Chúng ta dệt những mạng bám víuhoài vọng để rồi bị mắc kẹt trong đó. Chúng ta đau khổ vì sợ bị mất mát và sợ nhiều điều khác nữa về bản thân và mọi thứ chung quanh mình. Ví dụ, như ở phương Tây, nhiều bậc cha mẹ có những nỗi sợ hãi như sợ con cái sẽ dọn ra riêng khi đủ 18 tuổi, hoặc công việc làm có bền vững, hay tiền nhà, tiền nợ, hóa đơn thẻ tín dụng, vân vân, tất cả không dừng góp phần gây phiền nãolo lắng cho họ. Ngược lại, con cái cũng lo cho sự an toàn của cha mẹ, như sợ lão hóa, bệnh tật, và cái chết. Rồi các cặp vợ chồng có thể lo sợ rằng người phối ngẫu sẽ bỏ mình đi bất cứ lúc nào, vì một lý do nào đó. Tương tự, có nhiều yếu tố khác góp phần vào việc gây lo sợ cho con người. Tâm sợ hãi không tự phát khởi, mà thường đi chung với các yếu tố khác như hoài nghiđịnh kiếnganh tỵ, thông tin giả, và sân hận

Nỗi sợ hãi lớn nhất

Trong cuộc sống hàng ngày, đa số chúng ta sợ phải xa cách người thân một cách tạm thời hay vĩnh viễnĐức Phật đã dạy: “Xa cách người thân là khổ”. Không chỉ là sự chia cách, mà cả việc lo nghĩ đến tương lai hay quá khứdựa trên các trải nghiệm mà họ có, nhiều người phải trải qua những đau khổ cùng tột, cùng lo lắngbất an. Chính vì họ không nghĩ đến hay không sẵn sàng để chấp nhận sự thật là tất cả sinh vật hay thực vật đều vô thường (anicca), nên họ lo sợ, khổ đau.

Đức Phật đã dạy, không có gì là chắc chắn hay vững bền. Nói cách khác, không có gì còn mãi. Đó là một trong những giáo lý căn bản của Phật giáo. Phần đông chỉ biết trôi theo dòng đời, nhưng bản thân họ không biết mình đang trôi nổiGiáo lý của Đức Phật dạy ta không chỉ trôi theo dòng sông hiện hữu, mà phải nỗ lực thoát ra khỏi dòng sông hiện hữu, đi đến trạng thái vô hữu (non-existence), nơi không còn chút sợ hãi, rầu lo, oán thán, đau xót hay thất vọng nào vì đó là vô hữu. Những ai đã trải nghiệm được điều đó sẽ tận hưởng an lạc

Sợ chết 

Đức Phật đã dạy: “Tất cả chúng sanh đều chết, nhưng chết không phải là kết thúc mọi thứ. Chết chỉ là sự chấm dứt của một kiếp sống”. Từ đó, chúng sanh sẽ đi theo nghiệp mà mình đã tạo ra khi còn sống trên thế gian. Tất cả chúng ta đều sợ khi đối mặt với cái chết. Đúng thế, đối với người thế gian, nỗi sợ lớn nhất là cái chết. Đó là lý do ngay chính Đức Phật cũng đã nói: “Ai cũng sợ đau; ai cũng sợ chết. Hãy đặt mình vào chỗ của người khác để không giết hại hay khiến người sát hại”.(2) 

Tuy nhiên, nếu ta có chuẩn bị thì ta có thể đối mặt với cái chết một cách can đảmĐức Phật dạy rằng để làm được điều đó, ta phải vun trồng và phát triển Chánh niệm. Đây cũng là cách để ta đạt được trạng thái vô úy

Làm thế nào để đối mặt với những hoàn cảnh căng thẳng, hiểm nguy 

Có câu cổ ngữ rằng: “Mỗi đám mây đen mang theo tia chớp bạc”. Ngoài việc vượt lên trên nỗi sợ chết, những lời dạy của Đức Phật cũng giúp ta thấy được các kết quả hay khía cạnh tích cực đối với các hoàn cảnh nguy hiểm, đáng sợ mà ta gặp phải trong đời sống hàng ngày. Với nỗi lo sợ về những bấp bênh trong tương lai đối với công việc làmnợ nần, việc học hành, thi cử của con cái v.v..., khiến đêm ngày ta phải khổ đau với vô vàn sợ hãi mới mong đạt được những thứ được coi là mục tiêu của mình. Tuy nhiên, có những nỗi sợ hãi không lường trước có thể bất ngờ phát sinh và làm tan vỡ lâu đài hy vọng của ta. Ta có thể làm được gì đây? Không gì ngoài việc trở về lại với thực tại để hiểu sự việc một cách chánh niệm, rồi quyết tâm đối mặt với chúng một cách tích cựchiệu quả hơn. 

Điều tốt nhất cần làm là tìm ra nguyên nhân của vấn đề một cách khách quan. Điều đó có nghĩa là tránh tập trung vào cá nhânCố gắng tìm ra gốc của vấn đề tùy theo trường hợp, chứ không đổ lỗi cho ai. Sau khi tìm ra căn nguyên rồi, tách nó khỏi hành động. Nếu bạn có thể tách bỏ nguyên nhân, thì chắc chắn bạn có thể gỡ bỏ sự sợ hãi, ở một mức độ nào đó hoặc tất cả. 

Tiếc thay, bản tánh chúng sanh là thường bấn loạn, đau khổ hay si ám đối với bất cứ mục tiêu bất thành nào. Dù mục tiêu của bạn là gì, chúng phải có thể thực hiện được, các mục tiêu và kỳ vọng phải thực tế, xứng đáng với công sức. Lúc nào cũng cần tích cực nỗ lực để nhận thức được các lợi ích mà bạn có thể nhận được từ cơ hội tiềm ẩn trong khó khăn, thay vì trở nên bấn loạn. 

Ví dụ khi bạn bị mất việc, hãy nghĩ đến thời gian quý báu được ở bên gia đình và bè bạn. Đó có thể là cơ hội tuyệt vời để bạn tìm hiểu một văn hóangôn ngữhòa giải với ai đó, giảng pháp cho con cái, giới hạn giờ các con xem truyền hình để bảo vệ mắt chúng, dạy chúng nấu ăn, các kỹ năng sống, tập thiền, học pháp, đọc các bản kinh nguyên thủy của Đức Phật, hay tận hưởng giờ phút rảnh rang để dạo công viên với gia đình và bè bạn. Quý phụ huynh hãy nhớ, tạo ra những kỷ niệm đáng nhớ với gia đình thì quan trọng hơn làm ra tiền. Con cái chúng ta sẽ trưởng thành nhanh chóng, nên có thì giờ ở bên khi chúng còn nhỏ là rất quý. Chúng sẽ cảm nhận, tận hưởng và hàm ân điều đó. Cha mẹ và con cái đón nhận từ “mất việc” khác nhau. Trong khi con cái có thể hoan nghênh thông tin đó, thì cha mẹ xem đó như sự kết thúc cuộc sống. Dù ta có cần tiền bạc, nhưng nếu không thể thay đổi hoàn cảnh thì tốt hơn hãy học cách chuyển tin xấu hay giai đoạn bất như ý thành điều kiện thuận lợiTâm lý tích cực rất quan trọng. Thấu hiểu giáo lý của Đức Phật chắc chắn sẽ giúp ta chấp nhận sự việc, hoàn cảnh một cách tích cực hơn. 

Sợ hãi & cảm xúc 

Sợ hãi phát sinh trong tâm trí như là một trạng thái tinh thần. Khi có sợ hãitâm trí trực tiếp kết nối với trái tim. Vì vậy, vào thời điểm đó, cả bộ não và trái tim bị điều khiển không phải bởi trí tuệ, mà do cảm xúcCảm xúc luôn có hại. Cảm xúc phát sinh dựa trên tham, sân và si. Đây là lý do tại sao ta phải phát triển trí tuệ bằng cách phát triển các khía cạnh hiểu biết của tâm và khía cạnh tư duy của tâm (bhāvanā). Cảm xúc và sợ hãi kết hợp với nhau như một mắt xích. Khi có sợ hãi thì có cảm xúc và khi có cảm xúc thì có sợ hãi. Do đó, khi nào có sợ hãicảm xúc có mặt, và ngược lại cũng thếTuy nhiên, nếu chúng ta thông minh và đủ khôn ngoan để nhận biết và kiểm soát cảm xúc của mình, chúng ta có thể đạt được trạng thái tâm yên bình và trầm lắng.

Sợ là do tin rằng một ai đó hoặc một cái gì đó là nguy hiểm, có khả năng gây đau hoặc đe dọa ta. Theo Phật giáo, tất cả những ai chưa hoàn toàn đoạn trừ các phiền não đều chịu ảnh hưởng của sợ hãi. Điều đó có nghĩa là chỉ có những đấng giác ngộ hoàn toàn mới không còn tâm sợ hãi (vô úy). Khi chứng ngộ, họ đạt được trạng thái của vô úy (abhaya hoặc akutobhaya). 

Sợ do tham ái 

Đức Phật đã dạy rất rõ ràngdễ hiểu trong kinh Pháp cú rằng, sợ hãi phát sinh từ tham ái (tanhā). Ngài nói: 
Tham ái sinh sầu ưu, 
Tham ái sinh sợ hãi
Ai thoát khỏi tham ái
Không sầu, đâu sợ hãi.(3)

Chúng ta không nên quên rằng gốc của tất cả mọi khổ đau (dukkha), bất mãn đều do tham ái. Chính Đức Phật đã từng nói rằng thế giới này bị tham ái đánh bẫy.(4) Theo lời dạy của Đức Phậtchúng ta cần dùng chánh niệm để kiềm chế, và dần đoạn diệt hoàn toàn tham ái. Đó là lý do tại sao Đức Phật dạy ta phương pháp tu tập Chỉ - Quán (Samatha-Vipassana) để hiểu ý nghĩa của sự nương trú thực sự và thực hành chúng, thay vì nương trú vào nhiều thứ trên đời một cách mù quáng. Thật vậy, vì sợ hãi chúng sanh nương trú, dựa dẫm vào nhiều thứ. Chúng ta phải hiểu sự nương trú thực sự là gì, và chọn theo nương trú đó. Sự nương trú không thể có ở nơi người khác. 

Nơi nương trú thực sự cho sự không sợ hãi  

Trong kinh Pháp cúĐức Phật đã chỉ rõ điều gì xảy ra khi sợ hãi phát sinh trong tâm của kẻ phàm phu, không biết tu. Vì họ sợ hãi nhiều thứ, họ đi tìm sự che chở. Do đó, họ nương trú nơi nhiều thứ. Đức Phật đã giải thích:
Loài người sợ hoảng hốt, 
Tìm nhiều chỗ quy y
Hoặc rừng rậm, núi non,
Hoặc vườn cây, đền tháp. 
Quy y ấy không ổn, 
Không quy y tối thượng
Quy y các chỗ ấy,
Không thoát mọi khổ đau? 
Ai quy y Đức Phật
Chánh pháp và chư Tăng
Ai dùng chánh tri kiến
Thấy được bốn Thánh đế
Thấy khổ và khổ tập
Thấy sự khổ vượt qua
Thấy đường Thánh tám ngành, 
Đưa đến khổ não tận. 
Thật quy y an ổn
Thật quy y tối thượng
Có quy y như vậy, 
Mới thoát mọi khổ đau.(5) 

Cá nhân hóa và vô ngã hóa

Theo lời giải thích trên, khi sợ hãi người ta không thể hiểu sự việc rõ ràngVì vậy, họ không biết cần phải làm gì và không nên làm gì. Kết quả là, họ nương trú vào nhiều thứ mà không biết đâu là nơi nương trú thực sự. Không những thế, với nhận thức sai lệch của mình, họ bám chấp vào sự vật, xem chúng là tôi, là của tôi, xem vô thường là thường hằng, khổ là vui, và vô ngã là có ngã. Nhận thức đó gây nguy hiểm cho họ. Vì vậy, để giảm thiểu sợ hãi, họ bắt đầu thực hành nhiều loại nghi lễ. Đó là vì họ lo sợ phải mất đi những gì họ đã nắm bắt được bằng ảo tưởng. Kết quả là, họ hoàn toàn đắm chìm trong cái tôi, trong hoài nghi và tham gia vào các nghi lễ. Các hành động đó càng khiến họ gắn chặt thêm vào vòng sinh tử luân hồi (samsāra). Do đó, đối với họ, vô ngã hóa là điều không khả thi. Hơn nữa, do sợ hãi, họ tin rằng có một thực thể thường hằng, như linh hồn hay tự ngã cần được bảo vệ và sẽ giúp họ thoát khỏi sợ hãi. Họ nghĩ sai lầm rằng thân là tự ngã, thọ là tự ngã, tưởng, hành và thức là tự ngã. Bằng cách đó, họ chấp năm uẩn theo bốn cách (5x4 = 20 cách). Họ suy nghĩ: “Đây là thân tôi, đây là tự ngã, tự ngã ở trong thân hay thân ở trong tự ngã”. Cách suy nghĩ như thế được gọi là cá nhân hóa hoặc niềm tin vào cá tính. Đồng thời, họ cũng hoài nghi về quá khứ, tương lai và hiện tại. Đối với họ, không có cách nào để đạt được tâm vô úy (không sợ hãi) cả. Như Đức Phật đã dạy, ta phải trước tiên đoạn trừ ba kiết sử, và đi theo con đường đến sự không sợ hãidựa vào chỗ nương tựa thực sự là Tứ Thánh đế.

 Sợ hãi & ba hình thức của hành vi thiện lành 

Trong bài kinh Sợ hãi và khiếp đảm thuộc Trung bộĐức Phật đã giảng về sự sợ hãi như sau(6)

Này Bà-la-môn, rồi Ta suy nghĩ: “Những Sa-môn hay Bà-la-môn nào, thân nghiệp không thanh tịnh, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu, do nguyên nhân nhiễm trướcthân nghiệp không thanh tịnh, những Tôn giả Sa-môn hay Bà-la-môn ấy chắc chắn làm cho sợ hãi, khiếp đảm, bất thiện khởi lên. Ta không có thân nghiệp không thanh tịnh, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vuThân nghiệp Ta thanh tịnh. Ta là một trong những bậc Thánh, với thân nghiệp thanh tịnh, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu”. Này Bà-la-môn, Ta tự quán sát thân nghiệp hoàn toàn thanh tịnh này, tự cảm thấy lòng tự tin được xác chứng hơn, khi sống trong rừng núi… khẩu nghiệp thanh tịnh... (như trên)... có ý nghiệp thanh tịnh... (như trên)... 

Như vậy, rõ ràng là sợ hãi cũng phát khởi do sự không thanh tịnh hay bất thiện của tâm như cao ngạo, tham dụchận thùganh ghéthôn trầmtrạo cửkeo kiệt, và hoài nghiTóm lại, khi chúng ta tham dục, bám chấp dưới bất kỳ hình thứcphương tiện nào, chúng ta cũng sẽ bị kinh sợ. Lần nữa, ta thấy lời dạy của Đức Phật thật rõ ràng, “Bám chấp phát khởi do tham ái và sợ hãi phát khởi do tham ái. Những ai không có tham ái sẽ không bám chấp và không kinh sợ”. 

Làm thế nào để chế ngự sợ hãi 

1- Chế ngự sợ hãi không phải là điều dễ làm. Trước tiênrõ ràng là để chế ngự sợ hãi, ta phải diệt trừ nguyên nhân gây ra sợ hãi. Đó là phương cách thực tế nhất. Đức Phật đã dạy trong kinh Đa giới(7)

Phàm có những sợ hãi gì sanh khởi, này các Tỷ-kheo, tất cả những sợ hãi ấy sanh khởi cho người ngu, không phải cho người hiền trí (pandita). Phàm có những thất vọng gì sanh khởi, này các Tỷ-kheo, tất cả thất vọng ấy sanh khởi cho người ngu, không phải cho người hiền trí. Phàm có những hoạn nạn gì sanh khởi, này các Tỷ-kheo, tất cả hoạn nạn ấy sanh khởi cho người ngu, không phải cho người hiền trí. Ví như, này các Tỷ-kheo, tia lửa từ ngôi nhà bằng cỏ, thiêu cháy ngôi nhà có lầu gác được trét trong trét ngoài, được che chở khỏi gió, có chốt khóa gài kỹ, có cửa sổ đóng kỹ; cũng vậy, này các Tỷ-kheo, phàm có những sợ hãi gì sanh khởi, này các Tỷ-kheo, tất cả những sợ hãi ấy sanh khởi cho người ngu, không phải cho người hiền trí; phàm có những thất vọng gì sanh khởi, này các Tỷ-kheo, tất cả những thất vọng ấy sanh khởi cho người ngu, không phải cho người hiền trí; phàm có những hoạn nạn gì sanh khởi, này các Tỷ-kheo, tất cả những hoạn nạn ấy sanh khởi cho người ngu, không phải cho người hiền trí. Như vậy, này các Tỷ-kheo, kẻ ngu đầy những sợ hãi, người hiền trí không có sợ hãi. Kẻ ngu đầy những thất vọng, người hiền trí không có thất vọng. Kẻ ngu đầy những hoạn nạn, người hiền trí không có hoạn nạn. Này các Tỷ-kheo, không có sợ hãi cho người hiền trí, không có thất vọng cho người hiền trí, không có hoạn nạn cho người hiền trí. Do vậy, này các Tỷ-kheo, “Chúng ta sẽ thành người hiền trí, biết suy tư tìm hiểu”. Như vậy, này các Tỷ-kheo, các ông cần phải học tập.(7) 

Những ai đang tìm cách khắc phục sợ hãi phải hiểu điều này như một sự thật hiển nhiênTóm lạisợ hãi phát sinh do ngu si. Là người trí, chúng ta có thể kiềm chế sợ hãiChắc chắn là nếu ta khôn ngoan, ta có thể hiểu nhiều điều về sợ hãi và ta không muốn làm kẻ khờ để sợ bất cứ thứ gì vật chất hay tâm linh. Vì thế hãy mong là ta có đủ thông minh và kiên nhẫn để tìm ra được nguyên nhân của sợ hãi. Đó là phương cách thứ nhất để khắc phục sợ hãi

2- Thứ đến ta phải hiểu là khi nào ta còn bị sợ hãi chế ngự, ta không thể biết là mình đang sống trong quá khứ hay tương lai. Vấn đề chính là đây. Chính điều đó khiến ta bất an. Ta không sống trong hiện tại. Ta đầy hoang tưởng, đầy ước vọng, có nghĩa là ta hoặc đào sâu quá khứ hay bới móc tương lai. Nhưng nếu ta quay về với giây phút hiện tại ta sẽ thấy điều gì đang xảy ra trước mắt. Ta sẽ thấy những gì ta đang bám chấp như là sở hữu của mình đang đổi thay hay biến mất đi một cách nhanh chóng. Đức Phật dạy: “Tất cả những gì thân thiếtquý báu đối với con người đều đang chuyển đổi và biến mất. Sự thật này đúng cho Tăng, Ni, và nam nữ cư sĩ”. Do đó, dứt bỏ, đập tan, tiêu hủy hoàn toàn sợ hãi theo lời dạy của Đức Phật là dứt bỏ bóng tối của vọng tưởng, ảo vọng, ngu si, nhờ đó ta sẽ được che phủ từ đầu tới chân với giây phút hiện tại là giây phút quý báu nhất. Đức Phật khuyên: “Hãy buông bỏ quá khứ, hãy buông bỏ tương lai, hãy buông bỏ hiện tại, và vượt qua bến bờ xa vời của hiện hữu. Với tâm hoàn toàn giải thoát, ngươi sẽ không còn sinh, tử nữa”.(8) Đức Phật cũng dạy:

Không đáng sợ, lại sợ, 
Đáng sợ, lại thấy không, 
Do chấp nhận tà kiến 
Chúng sanh đọa ác thú.(9) 

Tóm lại, ta cần sống trong giây phút hiện tại, biết rõ những gì đang xảy ra quanh ta ngay bây giờ. Nhờ đó, ta có thể phá tan bóng tối của sợ hãi. Đó là phương cách thứ hai mà ta có thể áp dụng để chế ngự sợ hãi phát sinh. 

3- Hãy bàn về phương cách thứ ba. Áp dụng sáu đặc tính đối với bất cứ đối tượng nào, dù là chúng sinh hay phi chúng sinh, mà ta để tâm đến qua sáu giác quan. Sáu đặc tính đó là gì? Tập trung và quán đối tượng là do duyên hợp, mong manhphát khởi tùy điều kiện, và lặp lại trong đầu, “Cái này không phải của tôi, không phải tôi, không phải tự ngã của tôi. Và nó vô thường, khổ và vô ngã”. Đó là cách giúp ta hiểu thực tại như nó là, nhìn sự vật như chúng thực sự là. Sau đó ta có thể buông bỏ nỗi sợ hãi phát sinh vì ta thấy được sự vô ích và vô nghĩa của việc nắm giữ mọi thứ như chúng là của ta. 

4- Phương cách thứ tư như sau. Với mục đích chế ngự sợ hãi, ta phải hiểu biết về nhân và quả hay nhân duyên. Ta phải phân tích sự việc, suy luận với tâm trong sángứng dụng sự chú tâm khôn ngoan. Đó là cách để đối trị sợ hãiĐức Phật, ngay trước khi giác ngộ, khi còn là vị Bồ-tát chưa chứng ngộ, cũng thực hành như thế khi Ngài còn ở tại hoàng cung và khi tu khổ hạnh trong rừng. Ngài dạy: 

Này Bà-la-môn, trong khi ta ở tại các chỗ ấy, một con thú có thể đến, hay một con công làm rơi một cành cây, hay gió làm rung động các lá rơi; Ta khởi lên ý nghĩ: “Nay sự sợ hãi khiếp đảm ấy đã đến!”. Này Bà-la-môn, rồi Ta suy nghĩ: “Sao Ta ở đây, chỉ để mong đợi sự sợ hãi khiếp đảm chớ không gì khác? Trong bất cứ hành vi cử chỉ nào của Ta mà sợ hãi khiếp đảm ấy đến, trong hành vi cử chỉ ấy, Ta hãy trừ diệt sợ hãi khiếp đảm ấy”. Này Bà-la-môn trong khi Ta đi kinh hành qua lại mà sợ hãi khiếp đảm ấy đến, thì này Bà-la-môn, Ta không đứng, Ta không ngồi, Ta không nằm, nhưng Ta trừ diệt sợ hãi khiếp đảm ấy trong khi Ta đi kinh hành qua lại. Này Bà-la-môn, trong khi Ta đang đứng mà sự sợ hãi khiếp đảm ấy đến, thì này Bà-la-môn, Ta không kinh hành qua lại, Ta không ngồi, Ta không nằm, nhưng Ta trừ diệt sợ hãi khiếp đảm ấy trong khi Ta đang đứng. Này Bà-la-môn, trong khi Ta đang ngồi mà sợ hãi khiếp đảm ấy đến, thì này Bà-la-môn, Ta không nằm, Ta không đứng, Ta không kinh hành qua lại, nhưng Ta trừ diệt sợ hãi khiếp đảm ấy trong khi Ta đang ngồi. Này Bà-la-môn, trong khi Ta đang nằm mà sợ hãi khiếp đảm ấy đến, thì này Bà-la-môn, Ta không ngồi, Ta không đứng, Ta không kinh hành qua lại, nhưng Ta trừ diệt sợ hãi khiếp đảm ấy trong khi Ta đang nằm… Này Bà-la-môn, có một số Sa-môn, Bà-la-môn nghĩ rằng ngày giống như đêm, nghĩ rằng đêm giống như ngày. Như vậy, Ta nói rằng những Sa-môn, Bà-la-môn ấy sống trong si ám. Này Bà-la-môn, Ta nghĩ rằng đêm là đêm, nghĩ rằng ngày là ngày. Này Bà-la-môn, ai nói một cách chơn chánh sẽ nói như sau: “Vị hữu tình nào không có si ám, sinh ra ở đời vì hạnh phúc cho muôn loài, vì an lạc cho muôn loài, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho loài Trời và loài Người. Vị ấy khi nói một cách chân chánh về Ta sẽ nói như sau: “Là vị hữu tình không có si ám, sinh ra ở đời vì hạnh phúc cho muôn loài, vì an lạc cho muôn loài, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho loài Trời và loài Người”.(10) 

Đó là cách mà Bồ-tát đã đoạn diệt sợ hãi phát sinh bằng tâm trong sángchú tâm thiện xảo và quyết chí. Khi chúng sanh bị si ám với vọng tưởng và sợ hãichắc chắn là họ sẽ bị hoang tưởng và nhìn sự vật một cách sai lệch, có thể hoàn toàn đảo ngược.

 5. Một lần, có vị Bà-la-môn tu khổ hạnh tên là Bawari gửi mười sáu người đệ tử của ông đến đảnh lễ Đức Phật và thưa hỏi Đức Phật về vô minh. Các vị đệ tử này đến đảnh lễ Đức Phật như lời dặn của sư phụ họ, sau đó họ hỏi về vô mình. Do đó Đức Phật đã trả lời họ. Họ hài lòng và hoan hỷ, sau đó họ cũng hỏi những câu hỏi của cá nhânTrước tiên, một đệ tử tên Ajita hỏi: 

Tôn giả A-ji-ta: 
Do gì, đời bị che, 
Do gì, không chói sáng
Hãy nói lên cái gì,
Làm uế nhiễm cuộc đời,
Cái gì sợ hãi lớn? 
Thế Tôn
Thế Tôn liền đáp lại
Đời bị vô minh che,
Do xan thamphóng dật
Đời không được chói sáng
Ta nói do mong cầu, 
Nên đời bị uế nhiễm, 
Chính là sự đau khổ
Nên có sợ hãi lớn.(11) 

Theo lời dạy của Phật, rõ ràng nỗi kinh sợ lớn nhất của con người là khổ hay bất toại. Họ gần như luôn không vừa lòng với cái mình có. Chính điều đó là nguyên nhân của sợ hãi. Do đó, thuốc chữa cho sự sợ hãi này là phát triển sự hài lòng hay biết đủ. Đức Phật đã dạy rất rõ ràng rằng sự biết đủ, hài lòng là tài sản lớn nhất.(12) Do đó, đây là phương cách thứ năm để đối trị sợ hãi

6- Đức Phật dạy ta không nên đi theo những con đường tà hạnh (agati). Do đó, Ngài cho ta biết về bốn loại tà hạnhChúng ta cần nhớ sợ hãi là một trong bốn tà hạnh đó. Ngài dạy: “Này các Tỷ-kheo, có bốn cách hành tà hạnh. Bốn tà hạnh đó là gì? Chúng sanh đi theo tà hạnh do tham ái, do sân hận, do si hay do sợ hãi. Chúng là bốn thứ đưa đến tà hạnh”. Điều gì thực sự xảy ra nếu ta đi theo bốn tà hạnh này? 

Dắt dẫn bởi dục, sân, 
Bởi sợ hãisi mê
Ai vượt qua Chánh pháp
Thời danh xưng người ấy,
 Bị tổn giảm hư hại, 
Như trăng trong thời tối.(13) 

Vì thế nếu ta không đi theo tà hạnh sợ hãi, đó chính là cách để gỡ bỏ nỗi sợ hãi đi sai đường. Khi ta hành các hạnh sai trái này là ta tạo ác hành

7- Để giúp bảo vệ tâm chúng sanhĐức Phật đã thuyết nhiều bài kinh bảo hộ (paritta) khác nhau. Đặc biệt, để giúp bảo hộ khỏi sự sợ hãi và lo âu, Ngài đã nói một số kinh. Trong đó, có một kinh đặc biệt được gọi là “Kinh về ngọn cờ bảo vệ” (Dhajagga Sutta) được Ngài nói như sau: 

Chính tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở Kỳ Viên tịnh xá (Jeta-vana) tại thành Xá Vệ (Savathi) trong vườn của ông Cấp Cô Độc (Anathapindika). Ngay khi ấy Ngài giảng cho các đệ tử nghe về sự việc này.

4. Này các Tỷ-kheo, lâu xa về trước, một trận chiến đã diễn ra ác liệt giữa chư Thiên và các A-tu-la. 

Khi ấy Thiên chủ (Sakka), vị cai quản chư thiên, đã nói với các vị trời thứ 33 rằng: “Quý vị thân mến, khi các ông ra mặt trận, nếu trong lòng các ông phát sinh sự sợ hãi, hoảng hốt, và khó chịu của thân xác, thì hãy nhìn lên đỉnh ngọn cờ của ta. 

Nếu các ông làm như vậy, bất kỳ nỗi sợ hãi, hoảng hốt, và khó chịu nào có thể phát sinh trong thân sẽ được khuất phục.

5. Nếu các ông không nhìn lên đỉnh ngọn cờ của ta, thì hãy nhìn lên đỉnh ngọn cờ của Pajapati, vua của chư thiên
 Nếu làm như vậy, bất kỳ nỗi sợ hãi, hoảng hốt, và khó chịu nào có thể phát sinh trong thân đều được khắc phục.

6. Nếu các ông không nhìn lên đỉnh ngọn cờ của Pajapati, Vua chư thiên, thì hãy nhìn lên đỉnh ngọn cờ của Varuna, vua của chư thiên. Nếu các ông làm thế, bất kỳ nỗi sợ hãi, hoảng hốt, và khó chịu nào có thể Phát sinh trong thân thể sẽ được khuất phục. 

7. Nếu các ông không nhìn lên đỉnh ngọn cờ của Vuruna, 
Vua của chư thiên, thì hãy nhìn lên đỉnh ngọn cờ của Isana, vua của chư thiên
Nếu các ông làm như vậy, bất kỳ nỗi sợ hãi, hoảng hốt, và khó chịu nào có thể Phát sinh trong thân thể sẽ được khuất phục. 

8. Nào, các Tỷ-kheo, hãy nhìn lên đỉnh ngọn cờ hoặc một trong bốn ngọn cờ này 
Bất cứ những sợ hãi, hoảng hốt và khó chịu nào của thân thể mà các ông có thể có, chúng có thể được khuất phục hoặc có thể không
9. Và tại sao như vậy? Bởi vì Thiên chủ, Vị cai quản của chư Thiên chưa gột rửa được tham, sân, si nên e dè, bị hoảng loạn, sợ hãi và bỏ chạy. 
10. Nhưng các vị Tỷ-kheo, Ta nói điều này với các ông: 
Nếu khi các ông đi vào rừng, tới gốc cây, tới những nơi hoang vắng và nỗi sợ hãi, hoảng hốt và trạng thái nổi da gà xảy ra tới với các ông, khi đó các ông chỉ cần khẩn cầu ta trong tâm và nghĩ:
Đức Như Lai Ưng Cúng, Chánh Biến TriMinh Hạnh TúcThiện ThệThế Gian GiảiVô Thượng SĩĐiều Ngự Trượng PhuThiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.
 11. Này các Tỷ-kheo, nếu các ông khẩn cầu ta trong tâm, bất cứ nỗi sợ hãi, hoảng hốt và khó chịu nào của thân thể mà các ông có thể có sẽ được khắc phục.
 12. Và nếu không thể khẩn cầu ta, khi ấy Hãy kêu cầu giáo pháp trong tâm và nghĩ: 
13. Đức Thế Tôn đã tuyên thuyết rõ ràng rằng 
Giáo pháp gắn liền với hiện tại, và Có kết quả nhanh chóng, thỉnh mới và Kích thích tất cả, dẫn dắt, lôi cuốn mỗi người, và bậc hiền minh thì hiểu được. 
14. Nếu các ông khẩn cầu giáo pháp trong tâm, Thì nỗi sợ hãikinh hoàng và khó chịu Trong thân sẽ biến mất. 
15. Và nếu không thể khẩn cầu giáo pháp Trong tâm, các ông hãy kêu cầu Tăng đoàn, và nghĩ; 
16. Tăng đoàn đệ tử của Đức Thế Tôn được thực hành kỹ lưỡng trong sự chính trực, trong những phương pháp trí tuệ, trong chánh hạnh - cùng với bốn cặp, tám nhóm người; đây là Tăng đoàn đệ tử của Đức Thế Tôn xứng đáng với những sự cúng dường, những sự ban tặngtôn kính, chào đón, ruộng công đức vô song của thế gian
17. Nếu các ông khẩn cầu Tăng đoàn trong tâm, thì nỗi sợ hãikinh hoàng và khó chịu thân xác sẽ biến mất. 
18. Và tại sao như thế? 
Hỡi các đệ tử của Ta, đó là vì 
Như Lai là bậc A-la-hán (Ứng Cúng),  
Bậc Toàn giác, đã gột sạch tham, sân và si, không còn e dè, hoảng hốt hay sợ hãi và chạy trốn nữa. 
19. Đức Thế Tôn đã nói như thế và Ngài lặp lại lần nữa: 
20. Các Tỷ-kheo, bất cứ khi nào các ông an trú trong rừng hay 
Trong trảng cỏ rậm rạp, hoặc những nơi hoang vắng và cô tịch,
 Hãy khẩn cầu Đấng Giác ngộ trong tâm; các ông sẽ 
Không sợ hãi, không còn cảm thấy nguy hiểm. 
21. Hoặc nếu các ông không thể nghĩ tưởng về Đức Phật bậc cao cả nhất thế gian, bậc không ngại khó khăn của con người - khi ấy hãy khẩn cầu giáo pháp trong tâm, Người dẫn đường đem lại nhiều hiệu quả;
 22. Hoặc nếu các ông không thể nghĩ lường về giáo pháp
Là giáo lý với những hướng dẫn được giảng dạy rõ ràng 
Thì hãy hướng tư tưởng tới Tăng đoàn
Cánh đồng không gì sánh, nơi người ta có thể 
Gieo trồng các thiện hạnh

23. Nếu các ông quy y Phật, Pháp, Tăng, thì nỗi sợ hãi, hoảng hốt và khó chịu của thân sẽ không bao giờ xuất hiện.(14) Đây là một phương cách khác để hóa giải sự sợ hãi. Niệm ân đức của Phật, Pháp và Tăng. Rất vi diệu. Tất cả các tu sĩ ở trong rừng đều tụng kinh này để được bảo vệ khỏi các ma quỷ và thú vật như rắn rít.

8- Theo lời dạy của Đức Phật thì vì không biết sợ hãi luân hồi (samsāra), chúng ta lang bạt luân hồi trong vô minh và đắm chìm trong tham ái. Ta cần hiểu về nỗi sợ hãi luân hồi cho đúng. Chỉ khi đó ta mới có thể tìm thấy những biện pháp khắc phục thực sự cho căn bệnh này. Đức Phật nói: Vô thỉ là luân hồi, này các Tỷ-kheo, khởi điểm không thể nêu rõ đối với lưu chuyển luân hồi của các chúng sanh bị vô minh che đậy, bị tham ái trói buộc…(15) Nếu biết kinh sợ luân hồi, ta đã không bám chấp vào mọi thứ và sống như thể ta không chết. Vì tất cả chúng ta đều đối mặt với cái chết, kinh sợ cái chết, chúng ta càng nên làm nhiều việc tốt hơn để được tái sanh vào các cõi lành. Chúng ta càng phải hành thiện nhiều hơn để có được một cuộc hành trình vào luân hồi an bình và hạnh phúc. Như thế, biết được bản chất của luân hồi cũng chính là một cách để xua tan sự sợ hãi trong kiếp sống mang nhiều đau khổ

9- Trong Tăng chi bộ (Anguttara Nikaya) khi nhắc đến sự sợ hãiĐức Phật thuyết, người phàm phu đã nói thế nào về ba thứ làm chia rẽ mẹ và con mà họ sợ (sợ bị chia rẽ). Họ nói đó là sự kinh sợ hỏa tai lớn, lụt lội lớn, và giặc cướp rừng nổi lên. Tuy nhiênĐức Phật nói rằng có những nỗi kinh sợ khác:
 - Có ba sợ hãi này, này các Tỷ-kheo, làm chia rẽ mẹ con. Thế nào là ba? 
Sợ hãi về già, sợ hãi về bệnh, sợ hãi về chết.
Này các Tỷ-kheo, mẹ không muốn con mình bị già: “Ta nay bị già, mong rằng con Ta không bị già!”. Hay người con không muốn mẹ mình bị già: “Ta nay bị già, mong rằng mẹ Ta không bị già!”. 
Này các Tỷ-kheo, mẹ không muốn con mình bị bệnh: “Ta nay bị bệnh, mong rằng con Ta không bị bệnh!”. Hay con không muốn mẹ mình bị bệnh: “Ta nay bị già, mong rằng mẹ Ta không bị bệnh!”. 
Này các Tỷ-kheo, mẹ không muốn con mình bị chết: “Ta nay bị chết, mong rằng con Ta không bị chết!”. Hay người con không muốn mẹ mình bị chết: “Ta nay bị chết, mong rằng mẹ Ta không bị chết!”. Đây là ba sợ hãi, này các Tỷ-kheo, làm chia rẽ mẹ con.(16

Vậy thì phải làm sao? Không thể làm gì hơn là phải càng thông minhtrí tuệChánh niệm về bản chất của vô thường. Không có gì bất biến. Mọi thứ đều thay đổi, mọi thứ đều không hoàn hảo, và mọi thứ đều không có thực thể hay linh hồn. Với sự hiểu biết này, ta có thể phá vỡ, chế ngự nỗi sợ hãi đang có mặt và sợ hãi có thể phát khởi trong tương lai. Đó là phương cách thứ chín. 

10- Đức Phật đã thuyết về năm loại sợ hãi. Ngài đã chỉ ra rõ ràng rằng khi nào ta chưa chế ngự năm loại sợ hãi thì ta chưa được an toàn vì ta vẫn còn khuynh hướng bị tái sinh vào ác thúngạ quỷ, hay các cõi đọa khác như địa ngục. Đó là nỗi kinh sợ trong luân hồi. Không ai có thể thoát khỏi nỗi sợ này, sự nguy hiểm này nếu họ chưa thấu đạt Tứ diệu đếĐức Phật đã nói với gia chủ Anāthapindika rất rõ ràngsúc tích rằng:

Khi nào, này gia chủ, vị Thánh đệ tử nhiếp phục được năm sợ hãihận thù, khi nào được đầy đủ bốn Dự lưu chi, khi nào Thánh lý (nāya) nhờ trí tuệ được khéo thấy, được khéo thâm nhập, khi ấy, vị ấy nếu muốn, có thể tự mình tuyên bố cho mình: “Ta là người đoạn diệt được địa ngụcđoạn diệt được bàng sanhđoạn diệt được ngạ quỷđoạn diệt được cõi dữ, ác thú, đọa xứ. Ta là bậc Dự lưu, ta không còn bị đọa lạc, ta đã được quyết địnhChánh Đẳng Giác là mục tiêu tối hậu của ta”.­(17) 

Đó là các phương cách giúp ta bước vào trạng thái vô úy. Để hoàn thành sứ mệnh cuối cùng, còn có ba giai đoạn phải hoàn mãn, đó là Nhất laiBất lai và A-la-hán quả (arahantship). Vị A-la-hán là phàm phu đã hoàn toàn diệt trừ sợ hãi và đã đạt được trạng thái vô úy (abhaya). Vị đó không còn sợ các uế nhiễm tham, sân và si. Đức Phật của chúng ta là bậc Vô úy tối thượng trên thế gian, Người đã mang trạng thái vô úy đến cho cả vũ trụ. Vì thế, chúng ta hãy tìm hiểu bản chất của sợ hãi và phương cách để chế ngự sợ hãi hầu đạt được trạng thái vô úy như Đức Phật đã dạy. Đó là quan điểm của Phật giáo mà Đức Phật đã khéo dạy trong giáo lý của Ngài. 

Tóm tắt 

Sợ hãi phát sinh do tham ái và chấp. Theo Phật giáo, có mười phương cách để chế ngự sợ hãi mà ta có thể ứng dụng:
1 - Hãy có đủ thông minh để hiểu sự việc cho đúng. 
2 - An trú trong giây phút hiện tại.
3 - Áp dụng sáu đặc tính vào bất cứ thứ gì xảy ra trong tâm qua các giác quan
4 - Quán chiếu sự việc để hiểu nhân và quả của điều gì đang xảy ra. 
5 - Phát triển tâm biết đủ hay bằng lòng (santutthi).
6 - Hiểu sợ hãi là tà hạnh (agati) và tránh nó. 
7 - Niệm và tưởng nhớ ân đức của Phật, Pháp và Tăng. 
8 - Thấu hiểu nỗi kinh sợ luân hồi và nhanh chóng thoát khỏi sự hiện hữu trong luân hồi
9 - Thấu hiểu ba cái khổ của già, bệnh và chết. 
10 - Cố sức diệt trừ năm sự sợ hãi hận thù bất mãn để đạt được trạng thái bước vào dòng (nhập lưu) và giác ngộ tối thượng để ta có thể xóa bỏ hoàn toàn sợ hãi. Cầu mong mọi chúng sanh được an vui, hạnh phúc! Cầu mong tất cả không còn sự sợ hãi! Cầu mong tất cả sống lâu trong an lạc!  
Bhante T.Seelananda
Diệu Liên Lý Thu Linh 
dịch 
(Chuyển ngữ theo How to Overcome Fear, Bhavana Society Forest Monastery, High View, WV, USA, 2 October, 2018) 
_______________
(*) Tỳ-kheo Seelananda sinh ra và lớn lên tại Tích Lan. Sư tu theo truyền thống Nguyên thủy. Sư và các huynh đệ thành lập trung tâm thiền tại Edmonton, Canada. Từ tháng 1, năm 2011, Trưởng lão Thiền sư Henepola Gunaratana đã chỉ định Sư Seelananda làm Phó trụ trì và Phó Chủ tịch của Trung tâm Bhavana tại Virginia, Hoa Kỳ.  
(1) Tất cả các trích dịch kinh Pháp cú (Dhammapada) đều theo bản dịch Việt ngữ của Hòa thượng Thích Minh Châu. 419. Ai hiểu rõ hoàn toàn Sanh tử các chúng sanh, Không nhiễm, khéo vượt quaSáng suốt chân giác ngộ, Ta gọi Bà-la-môn. 
(2) 129. Mọi người sợ hình phạt, Mọi người sợ tử vong. Lấy mình làm ví dụ Không giết, không bảo giết. 
(3) 216. Tham ái sinh sầu ưu, Tham ái sinh sợ hãi. Ai thoát khỏi tham ái, Không sầu, đâu sợ hãi
(4) S.N. I. 67 (7). Ensnared. Tương ưng bộ
(5) Kinh Pháp cú, kệ 188-192. 
(6)M.N. No. 4. Bhayabherava Sutta (Kinh Sợ hãi và khiếp đảm). 
(7) M.N. No. 115. Bahudhatuka Sutta (Kinh Đa giới). 
(8) Kinh Pháp cú, kệ 348. 
(9) Kinh Pháp cú, kệ 317. 
(10) M.N. No. 4. Bhayabherava Sutta (Kinh Sợ hãi và khiếp đảm). 
(11) Sutta Nipata. 5. 2. Ajita’s Questions. Kinh Tập (Sutta Nipata), chương Năm, phẩm Con đường đến bờ bên kia
(12) Kinh Pháp cú, kệ 204. Không bệnh: Lợi ích xiết bao! Vừa lòng, biết đủ: Phú hào bảo châu! Tín thành: Quyến thuộc hàng đầu Niết-bàn: An lạc, nhiệm mầu tối tôn! (Kinh Lời vàng, Minh Đức Triều Tâm Ảnh thi hóa Pali-Việt). 
(13) A.N. 4. 18 (8). Wrong Courses.  
(14) The Book of Protection. Venerable Piyadassi Thero. Kandy, Buddhist Publication Society, 1999. https://phatphapbuddhadhamma.com/cam-nang-tung-niem-cua-phat-tu-mien-dien.  
(15)Tương ưng bộHòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt, tập II, thiên Nhân duyên, chương IV, Tương ưng vô thỉ (Anamatagga): “Vì sao? Vô thỉ là luân hồi, này các Tỷ-kheo, khởi điểm không thể nêu rõ đối với lưu chuyển luân hồi của các chúng sanh bị vô minh che đậy, bị tham ái trói buộc.”
(16) Tăng chi bộ, chương Ba pháp, phẩm Lớn - 62: Các sợ hãi
(17) Tương ưng bộHòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt - tập II, phẩm Gia chủ thứ năm, Năm hận thù sợ hãi.
 

 

FEAR AND HOW TO OVERCOME FEAR: A BUDDHIST PERSPECTIVE

Bhante T. Seelananda, Bhavana Society Forest Monastery, High View, WV, USA

Fear is an unpleasant emotion that arises mainly because of craving. Craving and attachment are the causes for many unwholesome, unpleasant, and evil things in life. It is because of these two that we wander in samsāra, the cycle of birth and death. In contrast, fearlessness is the state of perfect peace, tranquility, and the highest bliss that which is possible to be achieved by us all.

Naturally, all beings experience fear. They all are afraid of either of their present, past or future. All beings are called beings (satta) because they all are clinging to the five aggregates: form, feelings, perception, volitional formations, and consciousness. As long as we are clinging to these five aggregates, we have fear. Only arahants are entirely freed from fear. They have achieved the state of fearlessness. That is why they are called non-beings (asatta)[1] We cling not only to the five aggregates of existence, but also to many other material and immaterial things around us. Therefore, as long as we attach, grasp, and cling to things we have no escape from fear.

Why Fear?

With this short article I intend to clarify the Buddhist perspective on fear and how to achieve the state of fearlessness. If one were able to observe and read our mentality right now, one would be able to see that we all are like  spiders entangled in our own woven webs. We wove our webs of attachment and expectations and got trapped. That is why we are suffering from fear of getting lost and fear of many different things about us and around us. For instance, as we see here in the West, many parents are fearful of things such as their children's moving out after they turn 18, job security, mortgage payments, debts, credit card bills, etc. which contribute to constant distress. At the same time, children themselves fear for their parents' insecurity, such as fear of aging, sickness, and death. Then, at least for some extent, because of their untrustworthiness both husband and wife may fear that the other one could leave them at anytime. Likewise, regarding many other factors contribute to the rise fear in individuals. Fear does not arise by itself alone, but in combination with other factors, such as suspicion, presumption, jealousy, misleading information, vanity, and hostility.

The Greatest Fear

In daily life, most people fear separation from their family members temporarily or permanently. The Buddha said, "Separation from loved ones is sorrow." Not only actual separation, but even thinking of their future or past, based on the experience they have gained, most people undergo unutterable agony and create anxiety and worry. Mainly, because they do not think of  and are not ready to accept the fact that all animate or inanimate things are changing (anicca) they have fear and suffer. As the Buddha taught us, nothing is certain or permanent. In other words, nothing remains the same. That is one of the fundamental teachings of the Buddha. Most people simply go with the flow, but they themselves do not know that it means that they are simply floating. The teachings of the Buddha is not to simply float along in the river of existence. It is to strive and get out of the river of existence to the state of non-existence where there is no fear, sorrow, lamentation, pain, grief, or dispair at all because it is not an existence. Those who have achieved that experience enjoy that bliss.

Fear of Death

As the Buddha said, "All beings die, but death is not the end of all things. Death is only the end of one life." Thereafter, one will have to go according to the volitional actions (kamma) done while living here, in this world. We all experience fear of facing death. Actually, for the worldlings, their greatest fear is death. That is why even the Buddha said, "All tremble at violence; all fear death. Putting oneself in the place of another, one should neither kill nor cause another to kill."

(Sabbe tasanti dandassa- Sabbe bhāyanti maccuno 
Attānam upamam katvā-Na haneyya na ghātaye
[2]

However, if we get ready for that we can face death bravely. The Buddha's instruction for that is to develop and cultivate mindfulness. This is the way to the state of fearlessness as well.

How to Face Fearful and Stressful Situations

The old saying goes "every dark cloud has a silver lining." Even beyond the fear of death with the guidance of the teachings of the Buddha in our daily lives we can find positive results or aspects of the fearful and dreadful situations we encounter. With fear of future uncertainties about their own jobs, mortgage, children's schooling, college or university entrance or exams and so on, day and night people are suffering from boundless fear to achieve these so-called goals. However, unexpectedly fear arises and collapes the mansion of hope. What should be done then? Nothing but coming to the present moment to understand the situation mindfully and make up your own mind to face it more positively, productively, and rewardingly.

The best thing to do is seek the cause of the problem objectively. That means removing the focus on individuals. Strive to find the root of the situation as not his, her, or their faults, but as based on conditions. Then seek the cause and remove the cause of the action. If you can remove the cause you can definitely remove the fear, perhaps to a certain degree or even completely. Unfortunately, human nature is to panic, suffer or obsess over every single unachievable target. Whatever your targets they should be achievable, goals should be realistic, expectations should be real, worthy to achieve. Always be positive and strive to understand the benefits you have gained from blessings in disguise rather being in a panic.

Suppose you are laid off – think of your own quality time with the family and friends. It could be a wonderful opportunity to teach your culture, language, mediation, dhamma to your kids, to limit your children’s screen time in order to save their eyes, teach them how to cook, give the essential life skills, improve themselves with meditation, learn the dhamma, original discourses of the Buddha, and enjoy the free time visiting a nearby park with the friends and family. Parents, creating memorable experiences with your family is more important than having money. Kids grow up quickly, so it is worthwhile to spend time with the kids when they are young. They feel it, enjoy it, appreciate it. When you hear the news "laid off," parents and kids get the message differently. While the kids may celebrate it, parents will take it as it is the end of the world. Although you need money, if the given situation cannot be changed, you have to learn how to turn the bad news or bad period to an advantage. Positive mindset is important. Learning Buddha's teaching will definitely guide you to see and accept the facts and the situation positively.

Fear and Emotion

As an emotional arousal fear arises in the mind as a mental state. When there is fear, our mind is directly connected to our heart. Therefore, by that time, both our brain and heart are guided not by intelligence but by emotion. Emotion is always harmful. Emotions are based on greed, hatred, and delusion. This is why one has to develop intelligence and wisdom by developing  the intellectual aspect of mind and perceptional aspect of mind through mental development(bhāvanā). Emotion and fear are interdependently existing like a cycle. Where there is fear there is emotion and where there is emotion there is fear. Therefore, as long as fear exists emotions exist and vise-a-versa. However, when we are intelligent and wise enough to understand and control our emotions we can come to the state of peacefulness and calmness of mind.

Fear is caused by the belief that someone or something is dangerous or likely to cause pain or a threat. According to the teachings of the Buddha, all those who have not yet completely eradicated their defilements are under the influence of fear. That means only the Enlightened Ones are entirely be free from fear. With their enlightenment they come to the state of fearlesness (abhaya or akutobhaya).

Fear Directly Springs from Craving

As the Buddha very clearly and comprehensively said in the Dhammapada, fear arises because of craving (tanhā).He said, "From craving springs grief, from craving springs fear. For him who is wholly free from craving there is no grief, whence then fear?

(Tanhāya jāyati soko-Tanhāya jāyati bhayam
Tanhāya vippamuttassa-Natthi soko kuto bhayam) 
[3]

One should not forget that the cause of all dukkha, unsatisfactoriness is craving. Once the Buddha himself said that the world is ensnared by craving (Tanhāya uddito loko). [4] In accordance with the teachings of the Buddha craving should be tamed and entirely eliminated by mindfulness. This is why the Buddha taught us the technique of Samatha-Vipassana meditation to understand the real refuge and to go to the real refuge, rather going to refuge of many things in the world blindly. It is because of fear they go to many a refuge. We have to understand the real refuge and go to the real refuge. Refuge is never found in another person.

The Real Refuge for Fearlessness

In the Dhammapada, the Buddha pointed out what happens when fear arises in the minds of uninstructed, worldly people, average persons. Since they have fear of many things, they search for safety. Therefore, they go to many a refuge. The Buddha explains,

They go to many a refuge,
Those who have been struck by fear:
They go to the mountains and forests,
To parks and trees and shrines.

But none of these is a secure refuge:
None is the refuge supreme.
Not by relying on such a refuge
Can one be freed from all suffering.

But one who has gone for refuge
to the Buddha, Dhamma, and Sangha,
Sees with perfect wisdom,
The Four Noble Truths

Suffering, the arising of suffering,
The transcending of suffering,
And the Noble Eightfold Path
That leads to suffering's final end.

This is the refuge that is secure:
This is the refuge that is supreme.
By relying on such a refuge as this,
One is released from all suffering. [5]

Personalization and Depersonalization

In accordance with the above explanation, when fear strikes one cannot understand things clearly. Therefore, one does not know what is to be done and what is not to be done. As a consequence, they go to many a refuge without understanding the real refuge. Not only that, with their perverted perception, they grasp things as mine, me, and myself and then they take whatever is impermanent as permanent, unsatisfactory as satisfactory and selfless as self. That is the danger in them. Therefore, seeking to allay their fear they start to do many types of rites and rituals. This is because of their fear of losing of what they have grasped with delusion. As a result, they are entirely engaged in personalization, doubt, and rites and rituals (sakkāya ditthi, vicikiccā, silabbataparāmāsa). In such away they are tightly fettered to the cycle of birth and death (samsāra). Hence, for them depersonalization is impossible. Moreover, due to their fear, they believe that there is a permanent entity as a soul or self that needs to be protected and will save them from fear. They mistakenly think that this form is myself, feeling is myself, perception is myself, volitional formations are myself, and consciousness is myself. In such a way, they grasp five aggregates into four ways (5x4=20 ways) thinking, "This is my form, this is myself, my self is in my form or my form is in myself." Such thinking is called personalization or personality belief. With that they have doubt about themselves referring to the past, future, and the present. For them there is no way to come to the path of fearlessness at all. As the Buddha said one has to cut off the above three fetters first and follow the path to fearlessness based on the only real refuge which is the Four Noble Truths.

Fear and the Three Modes of Good Conduct

The Buddha has talked about fear even before his enlightenment. According to the discourse titled "Fear and Dread" in the Majjhima Nikaya [6] he clearly said that fear and dread arise because of impurity of bodily conduct, verbal conduct, and mental conduct. He said,

I considered thus: Whenever recluses or brahmins unpurified in bodily conduct resort to remote jungle-thicket resting places in the forest, then owing to the defect of their unpurified bodily conduct these good recluses and brahmins evoke unwholesome fear and dread. But I do not resort to remote jungle-thicket resting places in the forest unpurified in bodily conduct. I am purified in bodily conduct. I resort to remote jungle-thicket resting places in the forest as one of the noble ones with bodily conduct purified. Seeing in myself this purity of bodily conduct, I found great solace in dwelling in the forest. ... in verbal conduct... in mental conduct...

In this manner, it is clear that fear arises because of impurity or imperfections of mind as well such as covetousness, lust, ill will, hate, sloth and torpor, envy, avarice, restlessness and un-peacefulness of mind, and doubt. In short, as long as we have attachment by any means, we have fear. Again, it is clear the words of the Buddha, “Attachment arises because of craving and fear arises because of craving. Those who have no craving have no attachment and no fear.”

How to Overcome Fear

1. Overcoming of fear is not that easy. First and foremost, it is very clear that in order to overcome fear one has to remove the cause of fear. That is the most practical method. Once the Buddha said,

Bhikkhus, whatever fears arise, all arise because of the fool, not because of the wise man; whatever troubles arise, all arise because of the fool, not because of the wise man; whatever calamities arise, all arise because of the fool, not because of the wise man. Just as a fire that starts in a shed made of rushes or grass burns down even a house with a peaked roof, with walls plastered inside and outside, shut off, secured by bars, with shuttered windows; so too, bhikkhus, whatever fears arise … all arise because of the fool, not because of the wise man. Thus the fool brings fear, the wise man brings no fear; the fool brings trouble, the wise man brings no trouble; the fool brings calamity, the wise man brings no calamity. No fear comes from the wise man, no trouble comes from the wise man, no calamity comes from the wise man. Therefore, bhikkhus, you should train thus: 'We shall be wise men, we shall be inquirers'. [7]

Those who find the way to overcome fear should understand this as a fact. So in short, fear arises because of foolishness. Being wise we can keep fear at bay. No doubt that if we are wise enough we can understand many things regarding fear and we do not want to be fools to fear anything material or immaterial. So let us be wise enough and strive to find the cause of fear. That is the first method to overcome fear.

2Secondly, we must understand that as long as we are under the influence of fear we cannot understand that we are dwelling either in the past or in the future. The problem is nothing but this. That itself is the cause for insecurity. You are not dwelling in the present moment. You are full of delusion, full of expectations, this means either brooding over the past or delving into the future. If you come to the present moment you see what is going on right now. You see what you have grasped as your own is rapidly changing and vanishing. The Buddha said, "All what is dear and delight to you is in the nature of changing and vanishing. This is to be repeatedly collected upon by monks, nuns, lay women or lay men." Therefore, in order to dispel, remove, and completely relinquish your fear the Buddha's instruction is to dispel the darkness of delusion, illusion, ignorance through which you are shrouded from head to toe and come to the present moment which is the precious moment. He says, "Let go of the past, let go of the future, let go of the present, and cross over to the farther shore of existence. With mind wholly liberated, you shall come no more to birth and death." [8] Once the Buddha said, "Those who see something to fear where there is nothing to fear, and see nothing to fear where there is something to fear upholding false views, they go to states of woe." [9]

(Abhaye bhayadassino
bhaye cābhayadassino
micchāditthi samādānā
sattā gacchanti duggatim)

In short, one should dwell in the present moment, be aware of what is going on now. Then, one can dispel the darkness of fear. That is the second method we introduce for the overcoming of the arisen fear.

3. Let us come to the third method. Apply the six factors to any object whether animate or inanimate that comes to your mind through the six senses. What are the six factors? Giving full attention and understanding the object as something conditioned, fragile and dependently arisen, mentally repeat, "This is not mine, not I am (not me), not myself. This is impermanent, unsatisfactory, and not self." This is how one comes to understand reality as it is -- to see things as they really are. Then, you can abandon the arisen fear because you see the uselessness and meaninglessness of grasping things as your own.

4. The fourth method is this. For this purpose one has to understand cause and effect or causal conditionality. One has to reason out things, rationalize things with a clear mind applying wise attention. This is the way to overcome fear. The Buddha, even before his enlightenment as an unenlightened Bodhisatta, practiced the same thing while he was at the palace and while practicing as an ascetic in the woods. He said,

And while I dwelt there [in the woods], a wild animal would come up to me, or a peacock would knock off a branch or the wind would rustle the leaves. I thought: What now if this is the fear and dread coming?‟ I thought: Why do I dwell always expecting fear and dread? What if I subdue that fear and dread while keeping the same posture that I am in when it comes upon me? While I walked, the fear and dread came upon me; I neither stood nor sat nor lay down till I had subdued that fear and dread. While I stood, the fear and dread came upon me; I neither walked nor sat nor lay down till I had subdued that fear and dread. While I sat, the fear and dread came upon me; I neither walked nor stood nor lay down till I had subdued that fear and dread. While I lay down, the fear and dread came upon me; I neither walked nor stood nor sat down till I had subdued that fear and dread. ... There are, brahmin, some recluses and brahmins who perceive day when it is night and night when it is day. I say that on their part this is an abiding in delusion. But I perceive night when it is night and day when it is day. Rightly speaking, were it to be said of anyone: A being not subject to delusion has appeared in the world for the welfare and happiness of many, out of compassion for the world, for the good, welfare, and happiness of gods and humans, it is of me indeed that rightly speaking this should be said.  [10]

That is how he dispelled the arisen fear with a clear mind, wise attention and a firm determination. When the people are plagued with delusion and fear they are certainly deluded and perceive things in a distorted way, perhaps completely upside down.

5. One day a certain brahmin ascetic named Bawari sent his sixteen disciples to the Buddha in order to see the Buddha and ask a particular question based on ignorance. As they went to the Buddha as instructed by their teacher they first asked questions mentally and then asked the question on ignorance. Thereupon, the Buddha gave the right answer. Being satisfied and gladdened, they then asked their personal questions as well.One disciple named Ajita asked the following questions first. He asked,

Bhante, the world, by what it's wrapped?
and why it shines not forth?
say too with what it's smeared?
and what's its greatest fear? [The world here means 'person'.]

Then the Buddha answered.

The world is wrapped by ignorance;
It shines not forth due to doubt and negligence;
It’s smeared by longing,
And suffering is its greatest fear. [11]

According to this expression it is clear that the greatest fear for humans is dukkha or unsatisfactoriness. People are almost always unsatisfied with what they have. This itself is a cause for fear. Therefore, the remedy for this is developing contentment or satisfactoriness. The Buddha pointed out clearly that contentment or satisfaction is the greatest wealth (santutthi paramam dhanam). [12] Therefore, this is the fifth method for overcoming fear.

6. The Buddha taught that one should not follow wrong courses (agati). Therefore, he taught us four types of wrong courses. We need to remember that one of them is fear. He said, “Bhikkhus, there are these four ways of taking a wrong course. What four? One takes a wrong course because of desire, because of hatred, because of delusion, or because of fear. These are the four ways of taking a wrong course.” What really happens if one takes these four, wrong courses?

If through desire, hate, fear, or delusion
one transgresses against the Dhamma,
One’s fame diminishes like the moon
in the dark fortnight.

If one does not transgress the Dhamma
through desire, hate, fear, or delusion,
One’s fame becomes full like the moon
in the dark fortnight. [13]

So if one does not take the wrong course of fear, that itself is a way to remove the fear of going off course (agati). When one takes these wrong courses one does evil deeds.

7. For our mental protection, the Buddha expounded many different protective discourses (paritta). Specifically, for the protection from fear and worry he delivered several discourses. Among these discourses, there is one particular called "The Discourse on Banner Protection" (Dhajagga Sutta) where the Buddha said,

Monks, I shall relate a former incident. There arose a battle between the Devas (gods) and Asuras.Then Sakka, the Lord of the devas, addressed the devas of the Tāvatimsa heaven thus: “Happy ones, if the devas who have gone to the battle should experience fear or terror or suffer from hair standing on end, let them behold the crest of my own banner. If you do so, any fear, terror or hair standing on end arising in you will pass away. If you fail to look up to the crest of my banner, look at the crest of the banner of Pajāpati, King of gods. If you do so, any fear, terror or hair standing on end arising in you will pass away. If you fail to look up to the crest of Pajāpati, King of the gods, look at the crest of the banner of Varuna, King of the gods. If you do so, any fear, terror or hair standing on end arising in you will pass away.” “Monks, any fear, terror or hair standing on end arising in them who look at the crest of the banner of Sakka… The Lord of the gods, of Pajāpati… of Varuna… of Isāna, the King of the gods, any fear terror or hair standing on end, may pass away, or may not pass away. What is the reason for this? Sakka, the Lord of gods, O monks, is not free from lust, not free from hate, not free from delusion, and is therefore liable to fear, terror, fright and flight. I also say unto you O monks — if any fear, terror or hair standing on end should arise in you when you have gone to the forest or to the foot of a tree, or to an empty house (lonely place), then think only of me thus: “Such indeed is the Blessed One, Arahant (Consummate One), supremely enlightened, endowed with knowledge and virtue, welcome being, knower of worlds, the peerless trainer of persons, teacher of gods and men, the Buddha, the Blessed One.” Monks, if you think of me, any fear, terror, or standing of hair on end that may arise in you will pass away. If you fail to think of me, then think of the Dhamma (the Doctrine) thus: “Well expounded is the Dhamma by the Blessed One, a Dhamma to be realized by oneself and gives immediate results, a Dhamma which invites investigation and leads up to Nibbāna, a Dhamma to be understood by the wise each for himself.” Monks, if you think of the Dhamma, any fear, terror or hair standing on end that may arise in you, will pass away. If you fail to think of the Dhamma, then think of the Sangha (the Order) thus: “Of good conduct is the Order of Disciples of the Blessed One, of upright conduct is the Order of Disciples of the Blessed One, of wise conduct is the Order of Disciples of the Blessed One, of dutiful conduct is the Order of Disciples of the Blessed One. This Order of Disciples of the Blessed One — namely those four pairs of persons, the eight kinds of individuals is worthy of offerings, is worthy of hospitality, is worthy of gifts, is worthy of reverential salutations, is an incomparable field of merit for the world.” Monks, if you think of the Sangha, any fear, terror or hair standing on end that may arise in you, will pass away. What is the reason for this? The Tathāgata, O monks, who is Arahant, supremely enlightened, is free from lust, free from hate, is free from delusion, and is not liable to fear, terror, fright or flight. [14]

This is another method to dispel your fear. Recollect the qualities of the Buddha, Dhamma and the Sangha. This works very well. All monastics dwelling in the woods do this for their protection from various spirits and creatures like snakes.

8. According to the teachings of the Buddha it is because of not knowing the fear of samsāra we are wondering in samsāra hindered by ignorance and fettered by craving. This samsāric fear is to be understood properly. Only then, we can find the real remedy for this malady. The Buddha says, "Monks, thissamsāra is without discoverable beginning. A first point is not discerned of beings roaming and wandering on hindered by ignorance and fettered by craving. [15] If we know this samsāric fear we do not cling to things and strive to live as if we are not dying. Since we all have to face death, having fear of death, we should do more and more good deeds in order to be reborn in good destinations. We should do more and more good deeds for the happy and peaceful samsāric journey as well. So knowing the malady of this samsāra itself is a way to dispel the fear of existence which brings us suffering.

9. In the Anguttara Nikaya (Numerical Discourses), referring to fear or peril the Buddha said how the uninstructed worldling speaks when there are three type of perils where mother and son will be separated (fear of separation). As they say, they are the peril of a great conflagration, a great deluge, and a time of perilous turbulence in the wilderness. However, the Buddha himself pointed out some other times of peril or fear. The Buddha says,

There are, monks, these three perils that separate mother and son. What three? The peril of old age, the peril of illness, and the peril of death. When the son is growing old, the mother cannot fulfill her wish: ‘Let me grow old, but may my son not grow old!’ And when the mother is growing old, the son cannot fulfill his wish: ‘Let me grow old, but may my mother not grow old!’ “When the son has fallen ill, the mother cannot fulfill her wish: ‘Let me fall ill, but may my son not fall ill!’ And when the mother has fallen ill, the son cannot fulfill his wish: ‘Let me fall ill, but may my mother not fall ill!’ “When the son is dying, the mother cannot fulfill her wish: ‘Let me die, but may my son not die!’ And when the mother is dying, the son cannot fulfill his wish: ‘Let me die, but may my mother not die!’ “These are the three perils that separate mother and son. [16]

So what is to be done? Nothing can be except to be more and more intelligent and wise. Be aware of the nature of change. Nothing is unchanging. Everything is changing, everything is unsatisfactory, and everything is without a core, substance or soul. With this understanding you can dispel and overcome existing fear and fear that may arise in future. That is the ninth method.

10. The Buddha delivered a special discourse on five types of fearful animosities. Here, the Buddha clearly pointed out that as long as one has not subduded the five types of fear one is not safe because one still has tendencies to be born in the animal realm, hungry ghost realm, or other woeful states such as hells. That is the fear in samsāra. No one can escape from this fear, this danger if they have not realized the Four Noble Truths. Addressing the householder, Anāthapindika, very clearly and positively the Buddha said,

Householder, when five fearful animosities have subsided in a noble disciple, and he possesses the four factors of stream-entry and he has clearly seen and thoroughly penetrated with wisdom the noble method, if he wishes he could by himself declare of himself: "I am one finished with hell, finished with the animal realm, finished with the domain of ghosts, finished with the plane of misery, the bad destinations, the nether world. I am a stream-enterer, no longer bound to the nether world, fixed in destiny, with enlightenment as my destination. [17]

That is how one enters the state of fearlessness. In order to complete his or her final mission there are three more stages to accomplish, namely the once returner, non-returner, and arahantship. The arahant is the real person who has completely cut off fear and attained the state of fearlessness (abhaya). He or she has no fear at all of the defilements greed, hatred, and delusion. The Buddha is the most excellent Fearless One in the world who brings fearlessness to the whole world. In this manner, let us understand the nature of fear and how to overcome fear to attain a state of fearlessness as the Buddha has taught. That is the Buddhist perspective the Buddha well expounded in his teachings.

Summary

Fear arises because of craving and attachment. According to Buddhism in order to overcome fear the following ten methods can be applied:

  1. Be wise enough to understand things properly
  2. Dwell in the present moment
  3. Apply the six factors to anything that comes to your mind through senses
  4. Investigate the situation to understand the cause and effect of what is happening
  5. Develop contentment or satisfaction (santutthi)
  6. Understand fear as a wrong course (agati) and avoid it
  7. Remember and recollect the qualities of the Buddha, Dhamma, and Sangha
  8. Understand samsāric fear and make haste to escape from samsāric existence
  9. Understand the three perils of old age, illness, and death; and finally
  10. Strive to eradicate the five fears and animosities to attain the state of stream entry and full enlightenment so that it is possible to completely eradicate fear.

May You Be Well, Happy, And Peaceful!

May All Fear Cease For You!

May You Live Long In Peace!


[1]  Dhammapada. Verse 419.

[2]  Dhammapada. Verse 129.

[3]  Dhammapada. Verse 216.

[4]  S.N. I. 67 (7). Ensnared.

[5]  Dhammapada. Verses 188-192.

[6]  M.N. No. 4. Bhayabherava Sutta.

[7]  M.N. No. 115. Bahudhatuka Sutta.

[8]  Dhammapada. Verse 348.

[9]  Dhammapada. Verse 317.

[10]  M.N. No. 4. Bhayabherava Sutta.

[11]  Sutta Nipata. 5. 2. Ajita's Questions.

[12]  Dhammapada. Verse 204.

[13]  A.N. 4. 18 (8). Wong Courses.

[14]  The Book of Protection. Venerable Piyadassi Thero. Kandy, Buddhist Publication Society, 1999.

[15]  S.N. 15. Anamatagga Samyutta.

[16]  A.N. III. 62 (2). Perils.

[17]  S.N. 12. 41 (1). Five Fearful Animosities.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét