- CHẾT ĐI VỀ ĐÂU?


Hỏi lại mình 
Hỏi tâm, tâm tĩnh lặng chưa?
Hỏi lòng đã mặc nắng, mưa chuyện đời?
Hỏi trăng, hỏi gió, hỏi trời
Hỏi mây phiêu lãng, hỏi đời phù du ...

Bước đi trong cõi sương mù, 
Hỏi đầu gậy trúc, thiên thu quê nhà
Hỏi trời, hỏi đất bao la
Sao cho tâm tịnh, sao qua Niết Bàn?

- Cần gì phải hỏi mênh mang,
Bình an Tự tính thênh thang xưa giờ!
Chỉ ta không biết, không ngờ.
Ngày đêm chung sống, hững hờ, cách xa!

Vô minh là lỗi tại ta!
Tuệ tri, buông bỏ, "quê nhà" tại đây!

CHẾT ĐI VỀ ĐÂU ?
Một hôm Ngài A Nan hỏi Đức Phật ?
Bạch Đức Thế Tôn, sau khi một chúng sanh qua đời họ sẽ tái sanh về đâu?
Đức Phật ôn tồn trả lời;
Này A Nan, cũng như một cái cây, nếu nghiêng về phía nào, thì khi người ta đốn ngã nó sẽ đỗ về phía đó (trọng lực), một chúng sanh sau khi chết cũng sẽ theo nghiệp mà đi như thế ấy.
- Một người ham thích ăn nhậu, thì nơi lui tới là quán xá.
Một người thường hay đánh bài thì thường lui tới sòng bài,
Một người thường hay trộm cắp, nơi lui tới những chỗ sơ hở......
Một người thích hành thiền nghe pháp, nơi lui tới là tu viện.
Người thích bố thí cúng dường, nơi lui tới là những mảnh đời bất hạnh, những nơi đặt bát,......

Như vậy khi chết mọi người đều đi theo nghiệp (hay sở thích) của chính mình, chúng ta không thể tụng kinh niệm Phật để kéo họ ra khỏi những cảnh giới nghiệp lực của họ. 

(Trừ khi lúc còn sống do uống rượu bị ung thư gan rồi quyết tâm bỏ rượu, người đánh bài bị tán gia bại sản, trộm cắp... bị tù đày, giam hãm, vợ con khốn đốn, gia đình toang hoang,  sớm nhận biết quay đầu, giác ngộ, thay đổi thì nghiệp quả tạm dừng nhưng nhân xấu đã gieo thì quả lành trái ngọt  tùy thuộc vào công đức tại kiếp luân hồi mà được "ân xá" tốt dần lên ...) 
Một cánh duy nhất mà họ có thể sớm thoát nạn là họ phải cải tạo cho tốt thì nhanh được giải thoát ra khỏi cảnh khổ .
Do đó KHỔ LÀ BÀI HỌC GIÁC NGỘ CHO MỖI CHÚNG SANH.
Đừng mong cầu cúng bái để họ có thể thoát nạn trong lúc sống cũng như sau khi chết

- Người biết tu sẽ hỏi mình trong cuộc sống hằng ngày chúng ta sống được bao nhiêu phút với tâm chánh niệmtâm trí tuệ, tâm vô thamvô sânChúng ta giữ được bao nhiêu giới trong sạchchúng ta hành thiền được bao nhiêu giờ mỗi ngày , chúng ta bố thíkham nhẫnphục vụ được bao nhiêu % ......
 Ngược lại, con người đa số thường bị đời lôi kéo theo danh lợi địa vịtài sắc danh thực thuỳ.... thường dẫn đến tham ,sân, si, ích kỉ, ganh tỵ, sát phạt, dẫn đến đả thương bằng tay, khẩu chiến bằng miệng .....dẫn đến phá giới, tạo nhiều tâm bất thiện, tâm tư thường hay giận buồn, thương ghét, oán trách, thù nghịch ....
Như vậy, những người nào nặng nghiệp với đời, bị đời lôi kéo, bị đời chi phối đa số sau khi chết thường tái sanh vào cảnh khổ, nếu sanh vào cõi người thường hay bị bất hạnh, khổ đau.

Ngược lại một người sống an vui trong giáo pháp, thường giữ giới hành thiền, bố thícung kínhkham nhẫnphục vụnghe pháp, tuỳ hỷ, hồi hướngtrí tuệ .... khi sống cũng đã được an vui hạnh phúc sau khi chết nhất định sẽ tái sanh vào cảnh giới an vui hạnh phúc .

 “Ai sống một trăm năm,
Lười nhác không tinh tấn,
Tốt hơn sống một ngày
Tinh tấn tận sức mình.”
 “Ai sống một trăm năm,
Không thấy pháp sinh diệt,
Tốt hơn sống một ngày,
Thấy được pháp sinh diệt.”
(Kinh Pháp Cú 112 & 113)


https://thuvienhoasen.org/a35439/gioi-dinh-hue-sach-song-ngu-vietnamese-english-pdf-

Ba Giới – Bốn Loài

*    Ba giới: Dục giới, sắc giới, vô sắc giới.

1-    Dục giới có 11 cõi

2-    Sắc giới có 16 cõi

3-    Vô sắc giới có 4 cõi

Tam giới gồm có 31 cõi là nơi tạm trú của chúng sinh.

1-     Dục giới có 11 cõi như sau:

*     4 cõi ác giới:

–     Cõi địa ngục có tuổi thọ không nhất định.

–     Cõi atula có tuổi thọ không nhất định.

–     Cõi ngạ quỷ có tuổi thọ không nhất định.

–     Cõi súc sinh có tuổi thọ không nhất định.

*     7 cõi thiện giới:

–     Cõi người có tuổi thọ không nhất định.

–     Cõi trời Tứ Đại Thiên Vương có tuổi thọ 500 năm trời, bằng 9 triệu năm cõi người (bởi vì 1 ngày 1 đêm ở cõi trời này bằng 50 năm cõi người).

–     Cõi trời Tam Thập Tam Thiên có tuổi thọ 1.000 năm trời, bằng 36 triệu năm cõi người (bởi vì 1 ngày 1 đêm ở cõi trời này bằng 100 năm cõi người).

–     Cõi trời Dạ Ma Thiên có tuổi thọ 2.000 tuổi trời, bằng 144 triệu năm cõi người (bởi vì 1 ngày 1 đêm ở cõi trời này bằng 200 năm cõi người).

–     Cõi trời Đẩu Xuất Đà Thiên có tuổi thọ 4.000 tuổi trời, bằng 576 triệu năm cõi người (bởi vì 1 ngày 1 đêm ở cõi trời này bằng 400 năm cõi người).

–     Cõi trời Hóa Lạc Thiên có tuổi thọ 8.000 tuổi trời, bằng 2.304 triệu năm cõi người (bởi vì 1 ngày 1 đêm ở cõi trời này bằng 800 năm cõi người).

–     Cõi trời Tha Hóa Tự Tại Thiên có tuổi thọ 16.000 tuổi trời, bằng 9.216 triệu năm cõi người (bởi vì 1 ngày 1 đêm ở cõi trời này bằng 1.600 năm cõi người)

2-     Sắc giới có 16 cõi chia theo quả của 4 bậc thiền hữu sắc như sau:

*     Quả đệ nhất thiền hữu sắc có 3 cõi:

–     Cõi Phạm Chúng Thiên có tuổi thọ 1/3 a-tăng-kỳ kiếp trụ [1] .

–     Cõi Phạm Phụ Thiên có tuổi thọ 1/2 a-tăng-kỳ kiếp trụ.

–     Cõi Đại Phạm Thiên có tuổi thọ 1 a-tăng-kỳ kiếp trụ.

*     Quả đệ nhị thiền hữu sắc có 3 cõi:

–     Cõi Thiểu Quang Thiên có tuổi thọ 2 đại kiếp [2] . 

–     Cõi Vô Lượng Quang Thiên có tuổi thọ 4 đại kiếp.

–     Cõi Quang Âm Thiên có tuổi thọ 8 đại kiếp.

*     Quả đệ tam thiền hữu sắc có 3 cõi:

–     Cõi Thiểu Tịnh Thiên có tuổi thọ 16 đại kiếp.

–     Cõi Vô Lượng Tịnh Thiên có tuổi thọ 32 đại kiếp.

–     Cõi Biến Tịnh Thiên có tuổi thọ 64 đại kiếp.

*     Quả đệ tứ thiền hữu sắc có 7 cõi:

–     Cõi Quảng Quả Thiên có tuổi thọ 500 đại kiếp.

–     Cõi Vô Tưởng Thiên có tuổi thọ 500 đại kiếp.

–     Cõi Phước Sinh Thiên có 5 cõi dành riêng cho bậc Thánh Bất Lai chứng đắc đệ tứ thiền hữu sắc:

+    Cõi Vô Phiền Thiên có tuổi thọ 1.000 đại kiếp.

+    Cõi Vô Nhiệt Thiên có tuổi thọ 2.000 đại kiếp.

+    Cõi Thiện Hiện Thiên có tuổi thọ 4.000 đại kiếp.

+    Cõi Thiện Kiến Thiên có tuổi thọ 8.000 đại kiếp.

+    Cõi Sắc Cứu Cánh Thiên có tuổi thọ 16.000 đại kiếp.

3-     Vô sắc giới có 4 cõi tuần tự theo quả của 4 bậc thiền vô sắc như sau:

–     Đệ nhất thiền vô sắc là không vô biên xứ thiền cho quả tái sinh (hóa sinh) lên cõi Không Vô Biên Xứ Thiên có tuổi thọ 20.000 đại kiếp.

–     Đệ nhị thiền vô sắc là thức vô biên xứ thiền cho quả tái sinh (hóa sinh) lên cõi Thức Vô Biên Xứ Thiên có tuổi thọ 40.000 đại kiếp.

–     Đệ tam thiền vô sắc là vô sở hữu xứ thiền cho quả tái sinh (hóa sinh) lên cõi Vô Sở Hữu Xứ Thiên có tuổi thọ 60.000 đại kiếp.

–     Đệ tứ thiền vô sắc là phi tưởng phi phi tưởng xứ thiền cho quả tái sinh (hóa sinh) lên cõi Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ Thiên có tuổi thọ 84.000 đại kiếp lâu dài nhất trong tam giới.

*    Bốn loài: Thai sinh, noãn sinh, thấp sinh, hóa sinh.

1-    Thai sinh: Chúng sinh sinh từ bụng mẹ như loài người; loài gia súc: Trâu, bò, v.v…

2-    Noãn sinh: Chúng sinh được sinh 2 lần: Trước tiên sinh từ bụng mẹ ra bằng trứng và tiếp theo sau nở từ trứng ra thành con như các loài gia cầm: Gà, vịt,…; các loài chim, v.v…

3-    Thấp sinh: Chúng sinh được sinh từ nơi ẩm thấp như con giun, con dòi, v.v…

4-    Hóa sinh: Chúng sinh được hiện hữu đầy đủ ngay tức khắc, không theo quá trình tăng trưởng như 3 loài chúng sinh trên. Các chúng sinh ấy là chư thiên trong cõi trời dục giới, phạm thiên trong cõi trời sắc giới, cõi trời vô sắc giới; chúng sinh trong địa ngục, chúng sinh loài atula, chúng sinh loài ngạ quỷ. Và đặc biệt loài người xuất hiện đầu tiên trên trái đất cũng thuộc chúng sinh hóa sinh.

Chúng sinh còn có vô minh tối tăm, vì chưa chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, còn có tham áinhư sợi dây cột cổ dẫn dắt tái sinh kiếp nhỏ, kiếp lớn trong vòng tử sinh luân hồi trong ba giới bốn loài từ vô thủy không sao biết được.

Ngoại trừ 5 cõi trời Tịnh Cư Thiên chỉ dành cho các bậc Thánh Bất Lai chứng đắc đệ tứ thiền hữu sắc ra, còn lại 26 cõi khác trong tam giới, chúng sinh đều đã từng tái sinh trong các cõi ấy; nhưng có lẽ cõi mà chúng sinh tái sinh nhiều lần, nhiều kiếp nhất đó là 4 cõi ác giới: Địa ngục, atula, ngạ quỷ, súc sinh.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét