=> ĐẠI LÃO HT-TS THÍCH NHẤT HẠNH VIÊN TỊCH

"KHÔNG CẦN XÂY THÁP CHO THẦY"

https://thuvienhoasen.org/a37157/di-huan-cua-thien-su-thich-nhat-hanh
“Thầy không muốn sau này quý vị xây cho Thầy một ngôi tháp ở Tổ Đình. Xây tháp như thế sẽ không có ý nghĩa gì nếu ngày hôm nay quý vị không nối tiếp được những gì Thầy đang trao truyền.
Thầy rất không thích chuyện lấy một mớ tro từ hình hài của Thầy rồi bỏ vào trong một cái hũ, rồi đặt vào trong tháp. Thầy không phải là cái nắm tro đó. Không có lý Thầy chỉ là cái nắm tro ấy hay sao?!
Thầy là một thực tại linh động, đang sống, đang có mặt khắp nơi. Trong các sư chú và các sư cô đều có Thầy, trong các vị cư sĩ quen biết đều có Thầy. Ở chỗ nào mà có thiền hành, thiền toạ, có pháp đàm, có ăn cơm yên lặng, có Sám Pháp Địa Xúc là có Thầy!
Không được nhốt Thầy, bỏ Thầy vào trong một cái hũ nhỏ rồi đặt Thầy vào trong một cái tháp. Thầy không muốn Thầy có một cái tháp. Tốn đất chùa vô ích. Sư Thầy Đàm Nguyện đã xây cho Thầy một cái tháp ở chùa Đình Quán. Đã lỡ xây rồi thì phải ghi lên trước tháp mấy chữ: “Trong này không có gì.” Thầy không nằm trong tháp ấy đâu.
“There is nothing inside”. Nếu người ta vẫn chưa hiểu thì ghi thêm một câu nữa “Ngoài kia cũng không có gì.” Và nếu vẫn còn chưa hiểu thì ghi thêm một câu chót là “Nếu có gì thì nó có trong bước chân và hơi thở của bạn.” Đó là điều Thầy căn dặn các Thầy các sư cô ở chùa Đình Quán Hà Nội và ở Tổ Đình.
Đừng phí thì giờ nghĩ đến chuyện tìm đất xây tháp cho Thầy. Đó không phải là điều Thầy nghĩ tới.
Nếu có một tảng đá có sẵn thì để vào trong hốc đá bản thảo của một cuốn sách của Thầy như cuốn Phép Lạ Của Sự Tỉnh Thức thì tảng đá đó có Thầy nhiều hơn là một cái tháp trong đó có một nắm tro. Đem tro mà rải hết ra ngoài để nuôi cây nuôi cỏ, cho cỏ cho cây lớn lên. Đừng có ngăn ngừa sự tiếp nối của nắm tro ấy…”

Ht-Ts. Thích Nhất Hạnh.

"Những Hình Ảnh Hoài Niệm Về Ht-Ts"

Thiền sư Thích Nhất Hạnh - Sư Ông Làng Mai - là một bậc thầy hướng dẫn tâm linh được cho là có ảnh hưởng lớn trên khắp thế giới, và cũng như nhiều người đã nhận định, có sức ảnh hưởng ngang tầm với đức Đạt Lai Lạt Ma.

Thiền sư Thích Nhật Hạnh sinh năm Bính Dần (1926) tại làng Thành Trung, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, là con kế út trong gia đình có sáu anh chị em.


Năm 1942, ông xuất gia tại Tổ đình Từ Hiếu với thiền sư Thanh Quý Chân Thật, được ban pháp danh Trừng Quang.

Thiền sư Thích Nhật Hạnh dạy trẻ em đọc và viết bằng một bài hát về Bồ Tát, năm 1964.

Theo trang web Làng Mai, năm 1961, Thiền sư rời Việt Nam sang Mỹ để nghiên cứu về đề tài "Tôn giáo học so sánh" (Comparative Religion) tại đại học Princeton, sau đó giảng dạy và nghiên cứu về đạo Bụt tại đại học Columbia.


Khi về lại Việt Nam vào đầu những năm 60, Thiền sư đã thành lập Viện Đại học Vạn Hạnh, nhà xuất bản Lá Bối, tuần san Hải Triều Âm và Trường Thanh Niên Phụng Sự Xã hội - một tổ chức hỗ trợ tái thiết nông thôn với mười ngàn tác viên, hoạt động dựa trên nguyên tắc bất bạo động và từ bi của đạo Bụt. Ngoài ra, ông còn thành lập Dòng tu Tiếp Hiện dành cho cả tu sĩ và cư sĩ Phật giáo vào năm 1966, với tinh thần đem đạo Bụt đi vào cuộc đời.

Cuộc đời Sư ông Làng Mai gắn liền với các hoạt động vì hòa bình. Tháng 6/1965, Thiền sư viết thư cho nhà hoạt động nổi tiếng Mỹ Martin Luther King Jr. để kêu gọi ông công khai chống lại Chiến tranh Việt Nam.
Thiền sư Thích Nhất Hạnh bên Tiến sĩ Martin Luther King Jr. trong một cuộc họp báo ở Chicago (Mỹ), tháng 5/1966

Một năm sau, hai người lần đầu tiên gặp nhau tại Chicago, thảo luận về hòa bình, tự do và cộng đồng. Khi đề cử Thiền sư cho Người cho giải Nobel Hòa bình vào năm 1967, Martin Luther King đã gọi Thiền sư là "một tông đồ của hòa bình và bất bạo động".

Năm 1966, ông lập ra dòng tu Tiếp Hiện đồng thời thành lập nhiều trung tâm thực hành và thiền viện trên khắp thế giới. Thiền sư là một trong những người tiên phong đem đạo Bụt, đặc biệt là pháp môn chánh niệm, đến với xã hội Tây phương và góp phần xây dựng một cộng đồng Phật giáo dấn thân cho thế kỷ XXI.


Năm 1975, Thiền sư Thích Nhất Hạnh thành lập một cộng đồng tu học gần Paris có tên là Phương Vân Am. Đến năm 1982, Phương Vân Am trở nên quá nhỏ cho số người muốn đến tu học, vì vậy tăng thân đã chuyển đến một địa điểm mới ở vùng Dordogne, miền Nam nước Pháp. Nơi này về sau có tên là Làng Mai.

Những ngày đầu của Làng Mai
Sau gần 40 năm, Làng Mai nay đã trở thành một tu viện Phật giáo lớn nhất và phát triển năng động nhất ở châu Âu, với hơn 200 xuất sĩ thường trú và hơn 10 ngàn thiền sinh từ khắp nơi trên thế giới tìm đến Làng Mai mỗi năm để học "nghệ thuật sống chánh niệm".

Pháp môn chánh niệm đến xã hội phương Tây và góp phần xây dựng một cộng đồng Phật giáo dấn thân với gần 1.250 đệ tử xuất gia, hàng triệu đệ tử tại gia và độc giả trên khắp năm châu.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh tới thuyết giảng tại Sydney, Úc tháng 10/1966

Đức Đạt Lai Lạt Ma và Ts. Thích Nhất Hạnh

Trong mười năm qua, Thiền sư đã thành lập các trung tâm tu học theo truyền thống Làng Mai tại California, New York, Mississippi, Việt Nam, Paris, Hồng Kông, Thái Lan, Úc và Viện Phật học Ứng dụng châu Âu (EIAB) tại Đức.

Thiền sư đã có những buổi chia sẻ về chánh niệm tại Quốc hội các nước như Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, Ireland, Ấn Độ và Thái Lan.

Tại Hội nghị Tôn giáo thế giới được tổ chức tại Melbourne, Úc (năm 2009), cũng như tại Hội nghị của UNESCO tại Paris (năm 2006), Thiền sư đã lên tiếng kêu gọi thế giới cần có những hành động cụ thể để thay đổi tình trạng bạo động, chiến tranh và biến đổi khí hậu toàn cầu.

Thiền sư đã có những buổi hướng dẫn về thực tập chánh niệm tại trụ sở Ngân hàng Thế giới (World Bank), tháng 9 năm 2013

Trong chuyến hoằng pháp tại Mỹ năm 2013, Thiền sư đã có những buổi hướng dẫn về thực tập chánh niệm tại trụ sở của Google, Ngân hàng thế giới và Đại học Y tế Cộng đồng của Harvard.

Trước khi Thiền sư Thích Nhất Hạnh từ Thái Lan trở về Tổ đình Từ Hiếu nơi ông xuất gia tu học vào ngày 28/10/2018, Sư Ông Làng Mai về Việt Nam tổng cộng 4 lần: năm 2005, năm 2007 và 2008 và năm 2017.
Đây cũng là nơi ông viên tịch vào lúc 00:00 giờ ngày 22/01, năm 2022, trong sự thương tiếc và đưa tiễn của nhiều người.




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét