Đức Huy
Theo đánh giá của PPS, đối với bất kì cộng đồng dân cư nào, các khu phố luôn là một trong những không gian công cộng quan trọng nhất.
Trong dự án mang tên Streets as Places (tạm dịch: Biến các khu phố thành những điểm đến) do nhóm nghiên cứu này khởi xướng, PPS lấy các cộng đồng dân cư làm trọng tâm, từ đó xây dựng các khu phố dựa trên những điểm mạnh, những nguyện vọng, và những tiềm năng của cộng đồng đó, và kết quả sẽ là những khu phố góp phần to lớn trong việc đảm bảo sức khỏe cũng như nâng cao đời sống người dân.
Trong quá trình nghiên cứu, PPS đã rút ra 8 nguyên tắc giúp các khu phố khai thác được tiềm năng sẵn có của mình, xây dựng cộng đồng dân cư phát triển bền vững và thu hút người qua lại.
Nguyên tắc 1: Khu phố phải có những hoạt động và điểm đến thu hút
Theo PPS, con người ta đi đâu hay ở đâu đều phải có lý do. Như vậy, nếu một khu phố có nhiều hoạt động phong phú, khu phố đó sẽ thu hút được nhiều đối tượng người dân - yếu tố tối quan trọng trong việc xây dựng một khu phố năng động.
PPS cũng đề cập đến khái niệm Power of 10 (tạm dịch: Phải 10 mới đủ). Họ cho rằng một khu phố muốn thành công phải có ít nhất 10 loại hình hoạt động phục vụ người dân, hoặc nếu không đủ 10 thì phải có một hay vài loại hình hoạt động đủ sức thu hút.
Bên cạnh đó, PPS nhấn mạnh, mỗi khu phố cần có sự cân bằng giữa các hoạt động bên trong và bên ngoài.
Những cửa hiệu hay nhà hàng hút khách không thôi chưa đủ, cần có những hoạt động thu hút trên vỉa hè, hay thậm chí cả dưới lòng đường trong những dịp đặc biệt.
Nguyên tắc 6: Khác biệt
Những khu phố đẹp nhất trên thế giới không copy y nguyên mô hình những khu phố khác, chúng có những nét đặc trưng riêng. Theo PPS, một khu phố phải có bản sắc thì mới có thể tạo được ấn tượng lâu dài trong tâm trí người qua lại.
Một thực trạng hiện nay là quá nhiều khu phố nhìn giống hệt nhau, từ vỉa hè, bố trì đèn, đến biển hiệu không khác gì nhau. Như thế người ta chỉ đi qua chứ không ở lại, và một lần là quên, không có ấn tượng gì về khu phố này.
PPS cho rằng mỗi cộng đồng dân cư phải định ra một góc tiếp cận cụ thể mà họ muốn thiết kế khu phố của mình.
Sau đó, có rất nhiều cách để họ thể hiện góc tiếp cận đó, có thể thông qua cách thiết kế tòa nhà, xây cảnh quan, thiết kế hoa văn vỉa hè, tổ chức các sự kiện văn hóa đặc biệt,...
Nguyên tắc 8: Linh hoạt
Nhu cầu của khu dân cư tại một khu phố có thể thay đổi trong thời gian ngắn. Một khu phố nội thành trong tuần có thể dày đặc xe cộ, nhưng đến cuối tuần lại trở thành phố đi bộ cho người dân.
Như vậy, một khu phố thành công phải là một khu phố linh hoạt, có thể thay đổi để đáp ứng được nhu cầu của đám đông trong mọi điều kiện.
Nghiên cứu của tổ chức Dự án Không gian Công cộng (PPS) tại Mỹ cho thấy, các khu phố cần đáp ứng đủ 8 nguyên tắc dưới đây để thu hút người qua lại.
Theo đánh giá của PPS, đối với bất kì cộng đồng dân cư nào, các khu phố luôn là một trong những không gian công cộng quan trọng nhất.
Trong dự án mang tên Streets as Places (tạm dịch: Biến các khu phố thành những điểm đến) do nhóm nghiên cứu này khởi xướng, PPS lấy các cộng đồng dân cư làm trọng tâm, từ đó xây dựng các khu phố dựa trên những điểm mạnh, những nguyện vọng, và những tiềm năng của cộng đồng đó, và kết quả sẽ là những khu phố góp phần to lớn trong việc đảm bảo sức khỏe cũng như nâng cao đời sống người dân.
Trong quá trình nghiên cứu, PPS đã rút ra 8 nguyên tắc giúp các khu phố khai thác được tiềm năng sẵn có của mình, xây dựng cộng đồng dân cư phát triển bền vững và thu hút người qua lại.
Nguyên tắc 1: Khu phố phải có những hoạt động và điểm đến thu hút
Theo PPS, con người ta đi đâu hay ở đâu đều phải có lý do. Như vậy, nếu một khu phố có nhiều hoạt động phong phú, khu phố đó sẽ thu hút được nhiều đối tượng người dân - yếu tố tối quan trọng trong việc xây dựng một khu phố năng động.
PPS cũng đề cập đến khái niệm Power of 10 (tạm dịch: Phải 10 mới đủ). Họ cho rằng một khu phố muốn thành công phải có ít nhất 10 loại hình hoạt động phục vụ người dân, hoặc nếu không đủ 10 thì phải có một hay vài loại hình hoạt động đủ sức thu hút.
Bên cạnh đó, PPS nhấn mạnh, mỗi khu phố cần có sự cân bằng giữa các hoạt động bên trong và bên ngoài.
Những cửa hiệu hay nhà hàng hút khách không thôi chưa đủ, cần có những hoạt động thu hút trên vỉa hè, hay thậm chí cả dưới lòng đường trong những dịp đặc biệt.
Phố Stroget ở thủ đô Copenhagen (Đan Mạch) mỗi ngày thu hút hàng nghìn người đi bộ qua lại.
Không chỉ là một trung tâm mua sắm, Stroget cũng là điểm đến ưa thích của người dân địa phương. Cứ mỗi mùa đông về, một khu chợ mua sắm Giáng sinh lại được dựng lên tại khu phố này.
Phố số 8, thành phố Holland, bang Michigan (Mỹ) là nơi tập trung nhiều cửa hiệu mua sắm và nhà hàng phong phú.
Không chỉ vậy, nơi đây còn tổ chức nhiều triển lãm nghệ thuật và các hoạt động lễ hội quanh năm. Lễ hội mùa đông truyền thống người Hà Lan (Winterfest) luôn thu hút nhiều khách du lịch tới thăm.
Nguyên tắc 2: An toàn
Không ai muốn tới một nơi không an toàn. Đối với các khu phố, xe cộ phóng nhanh là mối đe dọa lớn nhất, bên cạnh đó là nguy cơ từ các loại hình tội phạm.
Có mấy ai dám ngồi nhâm nhi cafe tán gẫu với bạn bè trên một khu phố mà bên cạnh họ là những chiếc xe phóng 70-80 km/h, hay lúc nào cũng phải nơm nớp sợ bị cướp giật?
Theo PPS, do tốc độ xe cộ qua lại là yếu tố gây nguy hiểm lớn nhất trên các khu phố, việc áp đặt tốc độ tối đa ở mức thấp sẽ là giải pháp không chỉ giúp cho người dân cảm thấy an tâm hơn, mà còn đảm bảo an toàn cho khu phố.
Về vấn đề tội phạm cướp giật, móc túi, thì theo nhà nghiên cứu Jane Jacobs, nguyên tắc "càng nhiều con mắt trên phố càng tốt" sẽ là giải pháp tốt nhất để giảm thiểu và ngăn ngừa tình trạng nói trên.
Bà cho rằng, nếu một khu phố có thể thu hút nhiều người tới đây ngồi tán gẫu, ăn tối cùng nhau, hay trò chuyện qua một tách cafe thì khả năng tội phạm dám hành động trước nhiều con mắt như vậy sẽ là rất thấp.
Như vậy, một khu phố thu hút được nhiều người đi bộ qua lại thì vô hình trung cũng sẽ tăng cường trị an cho cộng đồng dân cư.
Nguyên tắc 2: An toàn
Không ai muốn tới một nơi không an toàn. Đối với các khu phố, xe cộ phóng nhanh là mối đe dọa lớn nhất, bên cạnh đó là nguy cơ từ các loại hình tội phạm.
Có mấy ai dám ngồi nhâm nhi cafe tán gẫu với bạn bè trên một khu phố mà bên cạnh họ là những chiếc xe phóng 70-80 km/h, hay lúc nào cũng phải nơm nớp sợ bị cướp giật?
Theo PPS, do tốc độ xe cộ qua lại là yếu tố gây nguy hiểm lớn nhất trên các khu phố, việc áp đặt tốc độ tối đa ở mức thấp sẽ là giải pháp không chỉ giúp cho người dân cảm thấy an tâm hơn, mà còn đảm bảo an toàn cho khu phố.
Về vấn đề tội phạm cướp giật, móc túi, thì theo nhà nghiên cứu Jane Jacobs, nguyên tắc "càng nhiều con mắt trên phố càng tốt" sẽ là giải pháp tốt nhất để giảm thiểu và ngăn ngừa tình trạng nói trên.
Bà cho rằng, nếu một khu phố có thể thu hút nhiều người tới đây ngồi tán gẫu, ăn tối cùng nhau, hay trò chuyện qua một tách cafe thì khả năng tội phạm dám hành động trước nhiều con mắt như vậy sẽ là rất thấp.
Như vậy, một khu phố thu hút được nhiều người đi bộ qua lại thì vô hình trung cũng sẽ tăng cường trị an cho cộng đồng dân cư.
Đại lộ 16/9, thủ đô Mexico City (Mexico) đã được tái thiết vào năm 2014 để ưu tiên người đi bộ.
Nhà chức trách đã mở rộng vỉa hè, đặt tốc độ tối đa cho xe cộ ở mức thấp, lắp cột chắn xe dọc vỉa hè, qua đó tăng số lượng người đi bộ qua lại và giảm tỉ lệ tội phạm tại khu dân cư này.
Đại lộ Broadway, New York (Mỹ) luôn là một điểm đến hút khách du lịch nhưng vẫn bị đánh giá là một khu dân cư thiếu an toàn.
Đến năm 2009, các nhà chức trách New York đã quyết định sửa lại gần 3km đường trên đại lộ, cụ thể là giảm số làn đường, lắp biển cấm rẽ ở một số điểm, mở rộng vỉa hè cũng như mở riêng một làn cho xe đạp. Và đây là kết quả.
Nguyên tắc 3: Thẩm mỹ
Những khu phố đẹp là kết tinh của nhiều tiểu tiết liên quan đến thiết kế các tòa nhà, thiết kế cảnh quan, hoa văn trên vỉa hè,... "Đi dạo trên một khu phố đẹp người ta gọi là tản bộ, còn đi dạo trên một khu phố xấu người ta gọi là lết qua" - PPS viết.
Các nghiên cứu đều cho thấy, những khu phố với nhiều đặc tính thiết kế thú vị với độ tinh xảo cao trong các tiểu tiết sẽ luôn thu hút nhiều người qua lại.
Nguyên tắc 3: Thẩm mỹ
Những khu phố đẹp là kết tinh của nhiều tiểu tiết liên quan đến thiết kế các tòa nhà, thiết kế cảnh quan, hoa văn trên vỉa hè,... "Đi dạo trên một khu phố đẹp người ta gọi là tản bộ, còn đi dạo trên một khu phố xấu người ta gọi là lết qua" - PPS viết.
Các nghiên cứu đều cho thấy, những khu phố với nhiều đặc tính thiết kế thú vị với độ tinh xảo cao trong các tiểu tiết sẽ luôn thu hút nhiều người qua lại.
Phố Larimer, Denver, Colorado (Mỹ). Đây không phải là khung cảnh Larimer trong mùa lễ hội, mà tối nào nó cũng như vậy.
Phố Quay, thành phố Galway (Ireland).
Khu phố của những quán cà phê, nhà hàng, quán rượu này luôn thu hút nhiều người đi bộ qua lại nhờ thiết kế mặt tiền mở đầy tính "mời mọc".
Con người ta thường dành thời gian ở lại những nơi họ cảm thấy thoải mái, những nơi có các đặc điểm khiến họ chú ý, những nơi họ có thể giúp họ giải quyết những nhu cầu tối thiểu - như một chặng nghỉ chân cho người đi bộ thấm mệt, hay một quán nước, một quán ăn, một nơi trú nắng, trú mưa...
Một khu phố thành công cần đáp ứng được những nhu cầu này của con người.
Những người khác đi qua thấy nhiều người nán lại trên một khu phố cũng tự nhiên sẽ cảm thấy muốn tới khu phố đó hơn.
Tương tự như khi bạn đi ăn ngoài hàng, bạn sẽ không muốn vào những quán vắng tanh, mà sẽ chọn những nơi đã có sẵn một vài thực khách.
Nguyên tắc 4: Khiến người ta muốn ở lại, chứ không phải chỉ đi qua
Theo PPS, khả năng lôi cuốn người ở lại là một trong những thước đo quan trọng nhất để đánh giá liệu một khu phố có thể được coi là một không gian công cộng thành công hay không.Con người ta thường dành thời gian ở lại những nơi họ cảm thấy thoải mái, những nơi có các đặc điểm khiến họ chú ý, những nơi họ có thể giúp họ giải quyết những nhu cầu tối thiểu - như một chặng nghỉ chân cho người đi bộ thấm mệt, hay một quán nước, một quán ăn, một nơi trú nắng, trú mưa...
Một khu phố thành công cần đáp ứng được những nhu cầu này của con người.
Những người khác đi qua thấy nhiều người nán lại trên một khu phố cũng tự nhiên sẽ cảm thấy muốn tới khu phố đó hơn.
Tương tự như khi bạn đi ăn ngoài hàng, bạn sẽ không muốn vào những quán vắng tanh, mà sẽ chọn những nơi đã có sẵn một vài thực khách.
Phố Espanola, thành phố Miami, bang Florida (Mỹ) luôn chật cứng người qua lại, bởi đây là nơi tập hợp nhiều quán café, quán ăn vỉa hè, và các hoạt động như khiêu vũ trên phố. Gam màu sáng và đèn trang trí tạo cho Espanola một không gian đầy lãng mạn.
Đại lộ Champs-Élysées.
Dù luôn có 10 làn xe di chuyển liên tục, nhưng với hai bên vỉa hè rộng rãi, những hàng cây xanh trải dọc, và nhiều lựa chọn chỗ ngồi, nơi đây luôn thu hút một lượng lớn người đi bộ qua lại.
Nguyên tắc 5: Tạo điều kiện cho tương tác giữa người với người
Một đặc trưng trong tư duy quy hoạch cơ sở hạ tầng của PPS là việc đặt trọng tâm vào các khuôn viên công cộng có khả năng tạo điều kiện cho tương tác giữa người với người.
Trong các không gian công cộng, thì các khu phố là nơi có khả năng tạo tương tác vượt trội hơn cả.
"Tình yêu với một khu phố được hình thành dần dần, từ những tương tác nhỏ như gọi một cốc bia ở quán bar, hỏi ý kiến cô bán tạp hóa, mách nước anh chủ quầy báo" - nhà nghiên cứu Jane Jacobs viết.
Theo PPS, một khu phố có thể xây dựng tương tác giữa người với người bằng nhiều cách khác nhau. Bản chất của giao dịch tại các của hàng cửa hiệu sẽ tạo ra tương tác, nhưng các khu phố thành công sẽ tạo điều kiện cho những tương tác khác.
Tại những khu phố này, người qua lại sẽ cùng nhau nhận xét về một đoạn nhạc đang được bật, chia sẻ quan điểm nghệ thuật về một bức điêu khắc được đặt ở giữa khu phố, hay gật gù đọc một tấm biển ghi lại lịch sử về nơi họ đang đứng.
Nguyên tắc 5: Tạo điều kiện cho tương tác giữa người với người
Một đặc trưng trong tư duy quy hoạch cơ sở hạ tầng của PPS là việc đặt trọng tâm vào các khuôn viên công cộng có khả năng tạo điều kiện cho tương tác giữa người với người.
Trong các không gian công cộng, thì các khu phố là nơi có khả năng tạo tương tác vượt trội hơn cả.
"Tình yêu với một khu phố được hình thành dần dần, từ những tương tác nhỏ như gọi một cốc bia ở quán bar, hỏi ý kiến cô bán tạp hóa, mách nước anh chủ quầy báo" - nhà nghiên cứu Jane Jacobs viết.
Theo PPS, một khu phố có thể xây dựng tương tác giữa người với người bằng nhiều cách khác nhau. Bản chất của giao dịch tại các của hàng cửa hiệu sẽ tạo ra tương tác, nhưng các khu phố thành công sẽ tạo điều kiện cho những tương tác khác.
Tại những khu phố này, người qua lại sẽ cùng nhau nhận xét về một đoạn nhạc đang được bật, chia sẻ quan điểm nghệ thuật về một bức điêu khắc được đặt ở giữa khu phố, hay gật gù đọc một tấm biển ghi lại lịch sử về nơi họ đang đứng.
Phố Pearl, thành phố Boulder, bang Colorado (Mỹ) nổi tiếng với những bức tượng kì quái đến hài hước, những bãi cát, những viên đá cho trẻ em leo trèo vui đùa, và một vòi phun nước.
Đây là khuôn viên lý tưởng cho trẻ em vui chơi, kết bạn.
Voies sur Berges dọc sông Seine, thủ đô Paris (Pháp) vào năm 2013 đã được các nhà chức trách "biến hóa" thành Les Berges de Seine, một khu phố đi bộ dài hơn 2km với nhiều hoạt động vui chơi giải trí cho người qua lại.
Nguyên tắc 6: Khác biệt
Những khu phố đẹp nhất trên thế giới không copy y nguyên mô hình những khu phố khác, chúng có những nét đặc trưng riêng. Theo PPS, một khu phố phải có bản sắc thì mới có thể tạo được ấn tượng lâu dài trong tâm trí người qua lại.
Một thực trạng hiện nay là quá nhiều khu phố nhìn giống hệt nhau, từ vỉa hè, bố trì đèn, đến biển hiệu không khác gì nhau. Như thế người ta chỉ đi qua chứ không ở lại, và một lần là quên, không có ấn tượng gì về khu phố này.
PPS cho rằng mỗi cộng đồng dân cư phải định ra một góc tiếp cận cụ thể mà họ muốn thiết kế khu phố của mình.
Sau đó, có rất nhiều cách để họ thể hiện góc tiếp cận đó, có thể thông qua cách thiết kế tòa nhà, xây cảnh quan, thiết kế hoa văn vỉa hè, tổ chức các sự kiện văn hóa đặc biệt,...
Phố Insadong, thủ đô Seoul (Hàn Quốc) phác họa lịch sử văn hóa nước này bằng những chiếc ghế đá khắc trên mình nhiều câu chuyện lịch sử, cùng với đó là những viên gạch đen truyền thống của Hàn Quốc trên vỉa hè.
Một số sự kiện đặc biệt như viết thư pháp hay biểu diễn nhảy pansori cũng thường xuyên được tổ chức trên khu phố lịch sử này.
Điền Tử Phường, Thượng Hải (Trung Quốc) là một khu phố với nhiều ngóc ngách, đồng thời cũng là một trung tâm nghệ thuật.
Nghệ nhân và các nhà thiết kế sinh sống và làm việc tại đây. Những studio, gallery, cửa hiệu đồ thủ công kết hợp với những quán café, nhà hàng đã biến Điền Tử Phường trở thành điểm đến không thể bỏ qua cho du khách tới Thượng Hải.
Nguyên tắc 7: Đi lại thuận tiện
Không chỉ hấp dẫn về hình thức, một khu phố thành công còn phải là một khu phố mà người dân có thể dễ dàng đặt chân tới bằng xe "căng hải", bằng xe đạp, hay bằng phương tiện công cộng.
Ngoài ra, nếu có thể tạo điều kiện cho những người có hoàn cảnh đặc biệt như người khuyết tật, khu phố đó sẽ tạo cảm giác chào đón và thu hút nhiều người từ khắp các tầng lớp trong xã hội qua lại.
Nguyên tắc 7: Đi lại thuận tiện
Không chỉ hấp dẫn về hình thức, một khu phố thành công còn phải là một khu phố mà người dân có thể dễ dàng đặt chân tới bằng xe "căng hải", bằng xe đạp, hay bằng phương tiện công cộng.
Ngoài ra, nếu có thể tạo điều kiện cho những người có hoàn cảnh đặc biệt như người khuyết tật, khu phố đó sẽ tạo cảm giác chào đón và thu hút nhiều người từ khắp các tầng lớp trong xã hội qua lại.
Đại lộ Pennsylvania, thủ đô Washington, D.C. (Mỹ) vào năm 2010 đã có một sự thay đổi lớn, khi các nhà chức trách quyết định mở 2 làn dành cho xe đạp ở ngay giữa đại lộ, giúp người muốn tham quan Nhà Trắng và các điểm đến xung quanh có thêm một lựa chọn di chuyển văn minh. Ngoài ra, các "đảo trú chân" cho người đi bộ cũng được xây dựng để cải thiện an toàn.
Nguyên tắc 8: Linh hoạt
Nhu cầu của khu dân cư tại một khu phố có thể thay đổi trong thời gian ngắn. Một khu phố nội thành trong tuần có thể dày đặc xe cộ, nhưng đến cuối tuần lại trở thành phố đi bộ cho người dân.
Như vậy, một khu phố thành công phải là một khu phố linh hoạt, có thể thay đổi để đáp ứng được nhu cầu của đám đông trong mọi điều kiện.
Buổi sáng, Rue Mouffetard, thủ đô Paris (Pháp) là nơi họp chợ của người dân địa phương.
Khi tan chợ, đến lượt các nhà hàng và quán café vỉa hè xuất hiện. Các mái hiên, lều bạt được dựng lên để phục vụ cả các sạp rau quả buổi sáng cũng như các nhà hàng buổi tối.
Tương tự, phố chợ Temple ở Hong Kong mỗi đêm sẽ chuyển mình trở thành một khu chợ đêm sầm uất, với hàng trăm sạp hàng từ đồ ăn, quần áo cho đến trang sức hay đồ thủ công.
Từ 2h chiều, khu phố này bắt đầu cấm xe cộ qua lại để các chủ hàng có thể bắt đầu bày biện.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét