- Thân phận thứ hai của bạn là gì?

Xem xong…tất cả mọi người đều im lặng
 Người đăng bài viết: Nhuận tâm bình

Nếu như nói học vị, chức vụ đại biểu cho thân phận một người… thì tu dưỡng và thói quen, chính là thân phận thứ hai của người đó. Và điều này cần được ươm mầm từ những chi tiết nhỏ nhặt trong cuộc sống.


Nam du học từ Anh quốc trở về, mấy người bạn chúng tôi đã tổ chức một buổi tiệc ‘tẩy trần’ chào đón anh. Trong bữa tiệc, lời lẽ khiếm nhã của một người bạn khiến anh ấy cảm thấy không vui, mấy lần thể hiện rõ ra sự chán ghét. Tiệc tan, trên đường tiễn Nam về nhà, tôi thay người bạn kia giải thích, thay người bạn kia giải thích, nói rằng những lời lẽ đó bất quá chỉ là nói quen miệng thôi, không ám chỉ đến ai, nghe quen rồi cũng không cảm thấy gì.

Nam im lặng một lúc rồi nói: “Mình sẽ kể cho cậu một chút về kinh nghiệm mà mình học hỏi được từ lúc mới đến Anh”.
Cũng như đại đa số du học sinh khác ở Bristol, mình cũng ở nhờ một hộ dân cư nơi đó, vừa tiết kiệm, điều kiện đời sống cũng tốt.

Chủ nhà tên là Campbell, là một đôi vợ chồng già. Vợ chồng họ đối xử với mọi người nhiệt tình, hào phóng, họ chỉ thu của mình mấy Bảng Anh coi như tiền cho thuê nhà, họ còn kiên quyết “đoạt” mình khỏi tay nhà hàng xóm về nhà của họ. Có một du học sinh ngoại quốc ở trong nhà, đối với họ mà nói là một sự việc rất đáng tự hào. Họ không chỉ nói cho cả cộng đồng ở đó biết, mà còn gọi điện báo cho con gái xa ở Manchester và London.

Để mình thực hiện được giấc mơ xuất ngoại du học, cha mẹ đã mắc khoản nợ mấy trăm triệu. Mình đương nhiên vô cùng quý trọng cơ hội học tập không dễ gì mà có được này. Ngày nào cũng vậy, buổi tối ở thư viện một mạch cho đến khi thư viện đóng cửa mới chịu quay về.

Cũng may là gặp được chủ nhà tốt bụng, mình có thể tập trung tinh thần học tập, không phải lo lắng nhiều tới cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Mỗi ngày mình về “nhà”, những món ăn ngon lành đang chờ đợi mình; cách bốn năm ngày, bà Campbell bắt mình thay quần áo, sau đó đem quần áo bẩn đi giặt ủi sạch sẽ. Có thể nói, họ đối đãi với mình giống như con cái trong nhà vậy.

Thế nhưng, không lâu sau, mình cảm thấy ông Campbell đối với mình có chút lạnh nhạt, ánh mắt nhìn mình có chút khác thường. Nhiều lần ăn cơm, ông Campbell dường như muốn có lời gì muốn nói với mình, nhưng khi nhìn vợ, ông lại nuốt những lời ấy vào trong. Lúc đầu mình đoán rằng, họ có phải là chê tiền thuê nhà của mình quá ít, muốn tăng thêm nhưng ngại không biết nói sao.

11 giờ một đêm nọ, mình từ trường học trở về, rửa mặt xong vừa định thay đồ đi ngủ, ông Campbell rón rén bước vào phòng mình. Sau khi hỏi chuyện đôi ba câu, ông Campbell ngồi vào ghế, trong tư thế nói chuyện có vẻ nghiêm túc. Xem ra rốt cục ông ấy cũng muốn nói những lời cất giấu trong lòng. Trong đầu mình đã sớm có sự chuẩn bị, chỉ cần mình có thể chấp nhận được, ông ấy tăng tiền thuê nhà lên mình cũng đồng ý, dù sao người chủ nhà như vậy cũng không phải dễ mà tìm được.

“Con trai“, ông Campbell bắt đầu nói, “Ở nhà con bên kia, lúc con nửa đêm về nhà, mặc kệ cha mẹ con có ngủ hay không, con đều dùng sức mà đóng cửa ầm ầm và cất tiếng ho lớn tiếng sao?”

Mình ngẩn cả người, chẳng lẽ đây là những gì nghẹn trong lòng ông ấy muốn nói sao?

Mình nói: “Con không rõ, có lẽ…

Thật sự, lớn nhường này chưa từng có người nào hỏi mình vấn đề như vậy, chính mình cũng không chú ý những “chi tiết” này.

“Ta tin là con không cố ý”, ông Campbell mỉm cười nói, “Vợ ta có chứng mất ngủ, mỗi buổi tối con đi về nhà đều đánh thức bà ấy, mà bà ấy một khi tỉnh lại sẽ rất khó ngủ tiếp; vì vậy, về sau nếu con có về trễ như thế, nếu như có thể chú ý nhẹ nhàng một chút, ta sẽ rất vui”.

Ông Campbell dừng lại một chút rồi nói: “Kỳ thực, ta đã muốn sớm nhắc nhở con chú ý, chỉ là vợ ta sợ sẽ làm con tự ái, một mực không cho ta nói; con là một người hiểu chuyện, con sẽ không vì thiện ý nhắc nhở của ta mà thấy tổn thương chứ?”

Mình miễn cưỡng gật đầu. Không phải là mình thấy ông ấy nói không đúng, cũng không phải là mình tự ái, mà chỉ là cảm thấy ông ấy có chút tính toán chi li nhỏ nhặt. Mình sống cùng cha mẹ hơn 20 năm nay, họ chưa bao giờ so đo với mình chuyện này. Nếu như vì vậy mà mình quấy rầy họ, họ cũng sẽ nhất định dễ dàng bỏ qua, nhiều nhất cũng đóng chặt cửa phòng ngủ của mình mà thôi. Trong lòng mình nghĩ: Rốt cục cũng không phải nhà của mình!

Đương nhiên, cho dù trong lòng mình có chút bực tức, nhưng mình vẫn tiếp nhận lời nhắc nhở của ông Campbell, mỗi buổi tối trở về đều rất chú ý nhẹ nhàng mọi thứ.

Thế nhưng, một buổi chiều không lâu sau, khi mình từ trường học trở về, vừa vào đến chỗ của mình, ông Campbell lại bước vào. Mình chú ý thấy mặt ông ấy có chút sa sầm.

“Con trai, có lẽ con không vui, nhưng mà ta vẫn phải hỏi; lúc con đi tiểu, có phải là không nhấc cái đệm lót bồn cầu lên không?”

Trong lòng mình “lộp bộp” một tiếng. Mình thừa nhận, có lúc mình đi tiểu gấp, hoặc là lười biếng, khi tiểu cũng có không xốc miếng đệm lót bồn cầu lên”.

“Dạ… thỉnh thoảng…” mình lúng túng.

“Như vậy sao được?” ông Campbell lớn tiếng nói, “Chẳng lẽ con không biết như vậy sẽ làm nước tiểu văng tung tóe lên đệm sao? Cái này không chỉ là vệ sinh, mà còn là không tôn trọng người khác, nhất là đối với người phụ nữ”.

Mình giải thích: “Con hoàn toàn không có ý không tôn trọng người khác, chỉ là không…”

“Ta đương nhiên là tin tưởng cháu không có ý đó, nhưng điều này không nên trở thành một lý do như vậy”.

Nhìn ông Campbell đỏ mặt lên, mình lầm bầm: “Chuyện nhỏ như vậy, không đến nỗi làm cho ông tức giận như vậy”.

Ông Campbell càng thêm kích động: “Nghĩ cho người khác, để trong tâm và tôn trọng người khác, đây là điều tu dưỡng tối thiểu nhất, mà chân chính của việc tu dưỡng là thể hiện từ việc nhỏ nhất.

Con trai, thi đậu học vị hay có một chức vị gì đó tuy trọng yếu, nhưng những thói quen tu dưỡng khi ở cùng người khác cũng vô cùng quan trọng. Nếu như nói học vị, chức vụ đại biểu cho thân phận một người… thì tu dưỡng và thói quen, chính là thân phận thứ hai của người đó, cũng như thế, mọi người sẽ từ đó mà phán đoán một con người”.

Mình không thể nào kiên nhẫn lắng nghe, tiện tay cầm một quyển sách lật lung tung cả lên. Mình cảm thấy ông Campbell vô cùng hà khắc, việc này nếu như là ở trong nước, cũng có thể bị để tâm đến như vậy sao?

Buổi tối, nằm trên giường, mình cân nhắc rất lâu và quyết định rời khỏi nhà của ông Campbell. Họ đã không vừa mắt với mình, thì mình tìm một nhà khác có thể “khoan dung” hơn mà ở.

Ngày hôm sau, mình liền nói lời từ biệt với vợ chồng ông Campbell, hoàn toàn không để ý rằng họ cực lực muốn giữ mình lại. Thế nhưng, chuyện xảy ra tiếp sau đó làm cho mình chuẩn bị không kịp.

Mình liên tiếp đi đến 5, 6 gia đình, họ đều tiếp đãi mình với một câu hỏi giống nhau: “Nghe nói cậu lúc đi tiểu không xốc cái đệm bồn cầu lên phải không?”

Cái khẩu khí ấy, thần sắc ấy…Mình đâu thể nào tưởng tượng nổi sự việc này lại nghiêm trọng đến như vậy đối với bọn họ. Cuối cùng, mình chỉ biết xấu hổ đầy mình mà bỏ đi.

Đến tận giờ, mình mới hiểu được lời của ông Campbell nói: “Thói quen và tu dưỡng là thân phận thứ hai của một con người”.

Trong mắt mọi người, mình chính là đang tiếp thụ trình độ giáo dục cao đẳng, vậy mà lại nông cạn, thiếu khuyết tu dưỡng hàng ngày.

Mình tuyệt nhiên không trách vợ chồng ông Campbell đã đem “thói xấu” của mình truyền khắp nơi, trái lại, lâm vào tình cảnh như vậy, đối với mình, oán giận lại biến mất, thậm chí còn vô cùng cảm kích. Nếu như không có họ, không có đoạn kinh nghiệm xấu hổ kia, mình cũng không thể biết được làm như vậy sẽ khiến người ta khó chịu đến thế. “Không câu nệ tiểu tiết”, câu này ngoài miệng có vẻ là tốt nhưng cũng cần chú ý biết chừng nào.

Kể xong câu chuyện, Nam trầm mặc một lúc…

Bồi dưỡng những sinh hoạt tập quán hàng ngày… những điều này vốn nên nằm trong chương trình học tập của thiếu niên thời đại này, nhưng tại sao lại để đến lúc trưởng thành về sau, khi đến một quốc gia khác tha hương mới học được chứ? Thậm chí, nếu như nhân vật Nam trong câu chuyện không nghe được những lời của ông Campbell thì cả đời cũng không học được những thứ “nhỏ nhặt” ấy. Giáo dục bên trong chúng ta, quả là thiếu thốn biết bao nhiêu thứ!

Mai Mai, dịch từ kannewyork.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét