- Hành trình gian truân đến miền đất hứa

10 thành phố được yêu thích nhất của nước Mỹ

Hàng triệu du khách từ khắp nơi trên thế giới đã tham gia vào cuộc bình chọn những thành phố được yêu thích nhất nước Mỹ, và New York đứng đầu trong danh sách này.

New York: Đây là thành phố đông dân nhất nước Mỹ. Du lịch đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển của New York, với khoảng 47 triệu du khách ghé thăm hàng năm. Ảnh: Reggioalliance.

Những điểm đến chính của thành phố có thể kể tới tòa nhà Empire State, đảo Ellis, sân khấu kịch Broadway, các bảo tàng như Metropolitan Museum of Art, cùng các địa điểm hấp dẫn khác như Công viên Trung tâm, công viên Washington Square, Trung tâm Rockefeller, Quảng trường Thời đại, tượng Nữ Thần Tự Do. Ảnh: Ibid.

Chicago: Chicago là thành phố đông dân thứ 3 của Mỹ, với khoảng 9,5 triệu người. Nổi tiếng là thành phố với những tòa nhà chọc trời, dịch vụ giải trí và du lịch của Chicago cũng rất phát triển, thành phố là nơi có nhiều công viên nổi tiếng thế giới như Grant, Millennium, Lincoln, Burnham, Jack… Ảnh: Chicagoraffaello.

Thành phố cũng có những con phố, khu chợ của người Việt rất phát triển. Ảnh: Chicagolymphoma.

Charleston: Charleston là thành phố lớn thứ 2 thuộc bang Nam Carolina. Thành phố xinh đẹp và yên bình này được nhiều du khách bình chọn là điểm đến thân thiện nhất nước. Charleston còn nổi tiếng với những khách sạn tuyệt đẹp và ẩm thực đa dạng, nên không có gì ngạc nhiên khi nơi này đứng thứ 2 trong danh sách những thành phố du lịch được yêu thích nhất thế giới năm 2014. Ảnh: Andrewpinckneyinn.

Ảnh: Huffington Post.

Las Vegas: Thành phố nghỉ dưỡng, đánh bạc và ẩm thực nổi tiếng được mệnh danh là “thủ đô giải trí thế giới”, hay “thành phố ánh sáng”. Du khách tới đây sẽ được tận hưởng bầu không khí ăn chơi sôi động suốt cả ngày. Các khách sạn cũng rất đặc biệt. Chi phí phòng ngủ và đồ ăn ở Las Vegas rẻ hơn nhiều so với những thành phố khác, bởi nguồn thu chủ yếu của thành phố đến từ các sòng bạc. Ảnh: Flippins.

Ảnh: Mixxedfit.

Seattle: Seattle là một thành phố cảng biển ở vùng Tây Bắc Thái Bình Dương, phát triển mạnh về trung tâm công nghệ thông tin, hàng không, kiến trúc và các ngành công nghiệp du lịch giải trí. Ảnh: Emiratesairlines.

Những điểm du lịch nổi tiếng của thành phố phải kể đến như nhà máy sản xuất Boeing, bảo tàng hàng không, công viên Kerry. Ngoài ra thành phố còn có rất nhiều hội chợ, các lễ hội hàng năm, liên hoan phim Seattle, các sự kiện âm nhạc và nghệ thuật nổi tiếng thế giới. Ảnh: Fergystravel.

San Francisco: San Francisco là một trung tâm văn hóa và tài chính hàng đầu của Bắc California và vùng vịnh San Francisco. Nhiều du khách có chung một nhận xét là chưa viếng thăm San Francisco thì như chưa đến Mỹ, bởi nơi đây được mệnh danh là thành phố quyến rũ nhất bờ Tây, có rất nhiều điểm đến để du khách tham quan. Thành phố còn nổi tiếng với khu Chinatown của người Hoa, hay khu Little Saigon của người Việt. Ảnh: Sanfrancisco.travel.

Du khách tới đây có thể tham quan chiêm ngưỡng những địa danh nổi tiếng như quảng trường Độc Lập, nhà quốc hội, Nhà Trắng… Ảnh: Hotelhelix.



New Orleans: New Orleans là thành phố lớn nhất thuộc tiểu bang Louisiana, cũng là một trung tâm công nghiệp, hay thành phố cảng lớn của nước Mỹ. New Orleans không chỉ lôi cuốn du khách bởi những món ăn ngon, thành phố này có nhiều hoạt động giải trí hấp dẫn. Ảnh: Bossierpress.

Thành phố này vốn coi âm nhạc như là linh hồn, bởi vậy rất nhiều sự kiện âm nhạc hay những lễ hội lớn tầm cỡ quốc tế diễn ra tại đây, thu hút rất đông đảo du khách quốc tế. Ảnh: Dongshao737.

Palm Springs: Palm Springs là một thành phố sa mạc ở quận Riverside County, California. Tuy gắn liền với sa mạc, nơi đây lại là một khu nghỉ mát nổi tiếng của giới thượng lưu Mỹ, bởi phong cảnh đẹp như tranh. Ảnh: Loveyourrv.

Đi xe đạp, chơi golf, leo núi, cưỡi ngựa, bơi lội, quần vợt, giải trí trong khu vực sa mạc và núi là những hình thức giải trí chủ yếu. Không những vậy nơi đây còn có nhiều trung tâm mua sắm, nhà hàng, khách sạn, resort, club đêm thu hút hoạt động. Ảnh: Ksgnsplashbash.

San Diego: San Diego là một thành phố duyên hải miền Nam bang California, phía bắc biên giới Mexico. Thành phố không chỉ thu hút du khách bởi những bãi biển dài tuyệt đẹp, nơi đây còn tạo nên cảm giác bí ẩn, ham muốn khám phá nét cổ kính quyến rũ của bất kỳ du khách nào đặt chân đến. Với khí hậu ấm áp quanh năm, San Diego từng được bình chọn là thành phố đáng sống nhất của nước Mỹ. Ảnh: Plazaresearch.
An Ngọc

Trước khi Tổng thống Donald Trump xây dựng bức tường biên giới Mỹ - Mexico, nhiều người sẵn sàng trả mọi giá để đến gần đường biên giới giữa 2 quốc gia và vượt qua nó.


Biên giới Mỹ - Mexico dài hơn 3.000 km và đi qua 4 bang California, Arizona, New Mexico, Texas của Mỹ. Một phần của biên giới được dựng hàng rào từ những năm 1990.



Nhiếp ảnh gia Alessandro Grassani dành nhiều ngày ghi lại hành trình của một nhóm người nhập cư. Họ đi bộ từ Guatemala và Honduras, qua Mexico và có ý định vượt biên giới vào Mỹ.


Những bức ảnh được chụp tại thị trấn Tijuana ở của Mexico, nơi có đường biên với Mỹ. Trải qua hàng nghìn km đường bộ, nhiều người tỏ ra mệt mỏi. Họ phải chờ đợi "thời cơ" để có thể vượt qua biên giới.


Một đoạn hàng rào biên giới giữa hai quốc gia. Theo nhà chức trách, mỗi ngày, hàng trăm người từ Mexico, bao gồm nhiều quốc tịch khác nhau, tìm cách vượt qua những hàng rào này.


Lực lượng an ninh luôn canh gác nghiêm ngặt quanh khu vực biên giới, vì vậy hy vọng thường chỉ đến với những người di cư vào ban đêm. Trong ảnh, họ đang chán nản ngồi nghỉ trước khi tiếp tục cuộc hành trình.


Hầu hết người di cư không mang hành lý hay bất cứ đồ đạc gì nhiều, bởi chúng có thể trở thành gánh nặng và cản trở họ đặt chân tới "miền đất hứa". Khi tới sát khu vực biên giới, họ sẵn sàng vứt bỏ lại mọi thứ.


Biên giới Mỹ - Mexico đi qua nhiều loại địa hình, từ đồi núi cho đến sông, biển. Sông là biên giới tự nhiên và cũng là nơi giao thương giữa hai nước phát triển mạnh mẽ.


Ngay khi ông Trump tuyên bố ý định xây dựng bức tường biên giới, nhiều người lập tức đổ xô đến Mexico nhằm nhập cư trái phép vào Mỹ. Tuy nhiên, không phải tất cả trong số họ đều thành công. Ảnh chụp hai người đàn ông mệt mỏi trên hành trình tới "miền đất hứa".


Bàn chân một người di cư tróc da trên hành trình gian khổ để vào Mỹ. Khi Bức tường Berlin sụp đổ, có 15 hàng rào biên giới giữa các quốc gia. Ngày nay, 63 hàng rào đang tồn tại. Thế giới hiện đại và toàn cầu hóa đang tạo nên nhiều bức tường rào hơn bao giờ hết.


Theo znews
Phim cùng chủ đề: SA MẠC NHUỐM MÁU DESIERTO - 2016)



8 lý do khiến người Mỹ rất yêu nước Mỹ, còn người nước ngoài luôn muốn di cư đến nơi này


Không dùng những bài học tư tưởng chính trị để giáo dục người dân yêu nước; cũng không dùng súng ống và tay sai để cưỡng ép người dân yêu nước. Trái lại, nước Mỹ luôn dùng hành động thực tế để cảm hóa người dân mình yêu nước từ trong tâm…
1. Bảo vệ sinh mạng công dân
Năm 1988, trong thảm họa rơi máy bay Lockerbie, phần lớn hành khách là người Mỹ. Chính phủ Mỹ đã sử dụng hàng nghìn chuyên gia kỹ thuật, từ trong mấy triệu mảnh vụn của máy bay mà tìm ra thủ phạm là những phần tử khủng bố Libya. 
Cuối cùng, nước Mỹ cứng rắn ép buộc chính quyền Tổng thống Gaddafi khi ấy giao nộp phần tử khủng bố. Chính phủ Mỹ đồng thời chi ra 2,7 tỷ đô-la tiền bồi thường cho nạn nhân vụ tai nạn này, gia đình mỗi nạn nhân nhận được 10 triệu đô-la (hơn 227 tỷ VNĐ).  
Trong chiến tranh vùng Vịnh lần thứ hai (nổ ra vào tháng 3/2003), quân Mỹ huy động lực lượng quân sự lớn mạnh tấn công tầm xa trong sa mạc. Quân đội của nhà độc tài Saddam Hussein binh bại như núi đổ, nhếch nhác bỏ chạy. Lúc này, trong cát bụi mịt trời, một chiếc xe vận tải của quân Mỹ mất phương hướng, lạc vào trận địa của quân địch.
Người lái xe là một nữ quân nhân tên Lira, bị thương và bị địch bắt giữ làm con tin để uy hiếp quân Mỹ. Cô bị nhốt ở một nơi hẻo lánh bí mật và bị canh giữ sát sao. Vì để cứu Lira, quân Mỹ đã huy động đội đột kích Hải Báo tấn công mãnh liệt khiến quân địch mất phương hướng, hoảng loạn tan vỡ.
Chỉ trong thời gian mấy phút, quân Mỹ đã giải cứu thành công Lira. Cô nhanh chóng được đưa về hậu phương điều trị. Chiến tranh kết thúc, Lira cùng với hai binh sĩ Mỹ từng bị bắt giữ khác trở về quê nhà và được chào đón như những người anh hùng.

Bảo vệ sinh mạng công dân. (Ảnh dẫn theo tuoitre.vn)

2. Nâng đỡ người nghèo khổ
Thước đo nghèo khổ của nước Mỹ là thu nhập bình quân của cá nhân dưới 11.139 đô-la Mỹ (khoảng 253 triệu VNĐ) mỗi năm, không bao gồm trợ cấp về thực phẩm và nhà ở. Nếu dựa theo tiêu chuẩn này, Trung Quốc ít nhất có 1 tỷ người đang sống dưới mức nghèo khó. Nói là người nghèo khó, nhưng ở Mỹ họ đều được hưởng tiền trợ cấp và nhiều phúc lợi như: Điều trị miễn phí, con cái hưởng giáo dục miễn phí và bữa cơm trưa dinh dưỡng miễn phí. 
Ở nước Mỹ, người dân có bệnh thì bệnh viện cần phải điều trị trước, sau đó mới gửi hóa đơn viện phí đến nhà bệnh nhân. Nếu bạn không gánh nổi khoản tiền trị liệu thì các tổ chức từ thiện hoặc chính phủ sẽ ‘ra mặt’ giải quyết. Trong trường hợp người nghèo khó chỉ vì không có tiền chi trả viện phí mà bệnh viện ngưng điều trị thì những người có liên quan sẽ bị chất vấn và nhận chế tài của pháp luật.
Chính phủ Mỹ đầu tư mạnh cho giáo dục đối với trẻ em từ 0 đến 5 tuổi. Chính phủ cũng cung cấp các lớp học trên mạng cho học sinh vùng nông thôn cũng như đầu tư 2 tỷ đô-la để xây dựng hệ thống giáo dục đào tạo trực tuyến trên Internet trong 2 năm tới, cung cấp phục vụ mạng lưới băng thông rộng và vô tuyến cho hơn 20 triệu học sinh. 

Hình ảnh cảnh sát Mỹ tặng áo cho người vô gia cư. (Ảnh dẫn theo Pinterest)

3. Bảo vệ người yếu thế
Ca sĩ Madonna từng nhổ nước bọt vào mặt một bà cụ, lập tức tòa án Liên bang phán quyết cô phải bồi thường 5 triệu đô-la Mỹ (khoảng 113 tỷ VNĐ) cho bà lão.
Quan tòa nói, sở dĩ mức phạt nặng như vậy không phải bởi miếng nước bọt đó đã mang đến tổn thương lớn ngần nào cho bà cụ. Lý do là với những người có tiền như Madonna nếu chỉ phạt bồi thường 50 nghìn đô-la, lần sau cô ấy chắc chắn sẽ tái phạm. Có thể cô ấy cũng sẽ gây tổn thương cho hơn 10 người khác nữa.
Như vậy, các phán quyết đưa ra không chỉ bởi mức độ thương tổn người bị hại gánh chịu, mà còn vì muốn răn đe, ngăn ngừa các hành vi tái diễn tương tự. 
Thành phố Seattle của nước Mỹ có một em bé tên Leo, mắc phải chứng bạch tạng mắt. Thị lực của em không được tốt, chỉ có thể nhận dạng bố mẹ bằng cách sờ tay lên râu, lên mặt. Một công ty kính mắt của Mỹ đã đặc biệt thiết kế một chiếc mắt kính cho Leo. Sau khi đeo lên, em đã vô cùng xúc động bởi cuối cùng cũng nhìn thấy gương mặt mẹ cha.
Sự vĩ đại của lòng lương thiện chính là ở chỗ chân thành, vô tư giúp đỡ những người yếu thế mà không cầu lợi lộc gì. Đảm bảo sự bình đẳng cho một sinh mệnh chính là điều khó làm được nhất trên thế gian này. 
Ngày 29/12/2002, sau Lễ Tạ ơn, người dân khắp nước Mỹ đều bận rộn với việc mua sắm. Đây cũng là ngày bận rộn nhất trong năm của các siêu thị. Tại một siêu thị ở thành phố Pittsburg, bang Florida, một bé gái 5 tuổi tên Kerriana cùng mẹ và hai anh cùng đi trên một thang máy có tay vịn tự động đi xuống.
Ở lối ra của thang cuốn, chiếc dép nhỏ của bé Kerriana không may bị mắc kẹt ở giữa tấm sàn và bậc thang, cô bé theo bản năng đã cúi mình xuống dùng tay nhặt chiếc dép lên, kết quả tay phải cũng bị kẹp vào trong, cuối cùng ba ngón tay của bé bị kẹp đứt hoàn toàn.
Trong quá trình giải cứu con gái, mẹ của bé cũng bị gãy xương ngón tay. Kết quả, tòa án phán quyết siêu thị phải bồi thường cho bé Kerriana 11,2 triệu đô-la (khoảng 255 tỷ VNĐ), bồi thường cho người mẹ 3,8 triệu đô-la, tổng cộng là 15 triệu đô-la. 

Nghị sĩ Donald M. Payne Jr., đến từ bang New Jersey phát biểu tại buổi mít-tinh ngày 17/07/2014 ở Toà Quốc hội Hoa Kỳ, lên án cuộc đàn áp Pháp Luân Công ở Trung Quốc. (Ảnh: Minghui.org)

4. Bảo vệ quyền trẻ em
Nước Mỹ coi trẻ em là tài sản quý báu của quốc gia, trẻ em được pháp luật che chở cẩn thận. Nếu bạn không có tiền gửi con ở nhà trẻ, chính phủ sẽ chi trả, hoặc không có tiền mua sữa bột, chính phủ cũng sẽ chu cấp. Ngoài ra còn có nhiều chính sách đặc biệt trợ cấp cho phụ nữ mang thai, sản phụ thu nhập thấp và trẻ em chưa đến 5 tuổi.
Các gia đình thu nhập thấp có thể nhận được bữa cơm dinh dưỡng sáng và trưa miễn phí. Nếu bạn không có tiền thuê nhà, chính phủ sẽ chi trả, hơn nữa quy định trẻ nhỏ cần phải có phòng ngủ riêng. Ở nước Mỹ, bạn sẽ không bao giờ bắt gặp hình ảnh trẻ em đi xin ăn. 
Có một bà mẹ mải mê bận rộn việc nhà, nhất thời không để ý trông con. Đứa con chẳng may ngã xuống bể bơi chết đuối. Trong lúc người mẹ đang đau khổ không thôi thì bất ngờ nhận được giấy triệu tập của tòa án.
Lý do mà tòa án đưa ra vô cùng đơn giản, bà đã không làm hết trách nhiệm của một người giám hộ nên sẽ phải đối mặt với việc bị tuyên án. Điều đó cũng giúp cảnh tỉnh ý thức chăm sóc con trẻ cho hàng triệu người mẹ khác. 
Người Mỹ quan niệm, một đứa trẻ trước hết thuộc về bản thân nó. Đứa trẻ đó mang theo vô số quyền lợi sống vốn có trong xã hội này. Không kể là bản thân nó có ý thức được hay không, không kể là nó có thể lớn lên thành người hay không, xã hội này có tầng tầng pháp luật để bảo vệ nó. 

Nước Mỹ coi trẻ em là tài sản quý báu của quốc gia. Ảnh dẫn theo KeywordSuggest.org

5. Bảo vệ tự do ngôn luận
Ở Mỹ, không có một hãng truyền thông nào thuộc về chính phủ. Bởi vì pháp luật nước Mỹ quy định, không thể lấy tiền của dân chúng để dát vàng cho mình mà lừa mị, mê hoặc dân chúng.
Kênh truyền thông duy nhất mà chính phủ Mỹ bỏ vốn làm chủ là đài phát thanh VOA của Mỹ, nhưng nó không được phép phát sóng trên đất Mỹ. Trong con mắt của người Mỹ, dư luận nên phải là tự do, nhiều nguồn, muôn hình muôn vẻ, thậm chí là mâu thuẫn lẫn nhau. 
Năm 1984, Đảng Cộng hòa tổ chức Đại hội Đại biểu toàn quốc ở bang Texas, đã có một nhóm nhân sĩ phản đối đến tổ chức hoạt động kháng nghị. Một người đàn ông tên là Johnson đã nhóm lửa đốt lá cờ vốn được treo lên để chúc mừng đại hội này. Vì thế, Jonhson bị tuyên phán có tội. 
Nhưng tòa án phúc thẩm hình sự bang Texas đã định tội đối với ông, cho rằng hành vi đốt cờ của Jonhson là thuộc về “ngôn luận mang tính biểu tượng”, được bảo hộ bởi điều khoản tự do ngôn luận trong Hiến pháp Mỹ.
Văn kiện đính chính thứ nhất trong Hiến pháp của Mỹ quy định: Quốc hội Mỹ không được lập ra pháp luật hạn chế tự do ngôn luận của công dân. Dựa theo quy định này, bất cứ cơ cấu chính phủ nào đều không thể hạn chế quyền tự đo ngôn luận của công dân. 

Nước Mỹ bảo vệ quyền tự do ngôn luận của công dân. (Ảnh dẫn theo visadinhcuuytin.com)

6. Nước Mỹ có thật sự bị người giàu thao túng không? 
Nhiều người cho rằng nước Mỹ bị giới quyền quý thao túng. Thật ra, 20% người có thu nhập cao nhất nước Mỹ đã đóng trả 67% tiền thuế. Những người có thu nhập vừa và thấp chiếm 49% căn bản không phải đóng thuế, hơn nữa còn được hưởng các đãi ngộ miễn phí về mặt giáo dục, vệ sinh, phòng cháy chữa cháy, y tế…
Điều quan trọng hơn cả là một nửa những người không đóng thuế này lại có quyền bỏ phiếu giống như những nhân vật thượng lưu như Bill Gates, Warren Buffett, Mark Zuckerberg, Clinton… 
Sự khác biệt giữa các triệu phú Trung Quốc và Mỹ là rất lớn. Các triệu phú nước Mỹ phần lớn đều là tự gây dựng sự nghiệp làm giàu, còn triệu phú Trung Quốc phần nhiều đều là dựa vào mối quan hệ mà ăn nên làm ra. Triệu phú nước Mỹ trốn thuế là chuyện cực hiếm, còn đa số triệu phú Trung Quốc đều có hành vi này trong đời ít nhất một lần. 
Các triệu phú nước Mỹ rất hiếm việc bỏ làm ăn kinh doanh để chạy theo chính trị, còn các triệu phú Trung Quốc phần đông đều vừa là thương nhân, vừa chính trị gia, hoặc là quan thương câu kết.
Triệu phú nước Mỹ phần lớn đều hứng thú với sự nghiệp từ thiện, còn triệu phú Trung Quốc phần đông lại hứng thú với việc tẩu tán tài sản ra nước ngoài. Triệu phú nước Mỹ không có một người di cư sang Trung Quốc, còn các triệu phú Trung Quốc phần đông đều thích di cư sang Mỹ. 
Nước Mỹ có thật sự bị người giàu thao túng không? Ảnh dẫn theo xaluan.com

7. Nền tảng lập quốc của nước Mỹ 
Điều được giảng trong “Tuyên ngôn độc lập” của Mỹ không phải là quần thể, quốc gia, thậm chí không hề giảng đến dân chủ. Điều được giảng là 3 quyền lợi lớn: quyền sống, quyền được tự do và mưu cầu hạnh phúc. Ba quyền lợi này đều là quyền lợi của cá nhân, không phải là quyền lợi của quần thể hay quốc gia. 
Chính nền tảng văn hóa ấy đã khiến một quốc gia lớn mạnh thật sự. Sự lớn mạnh của nước Mỹ vốn không chỉ vỏn vẹn là sự lớn mạnh về quân sự, kinh tế, lãnh thổ, mà điều căn bản nhất chính là sự lớn mạnh trong tư tưởng, tinh thần. 
Nguyên tắc cơ bản của nước Mỹ là chủ nghĩa cá nhân. Nói cách khác, nước Mỹ được kiến lập trên nền tảng “mỗi cá nhân đều có quyền lợi không thể tước đoạt được”. Những quyền lợi này là vô điều kiện, là quyền mà mỗi cá nhân được có và được hưởng, là thuộc về cá nhân, chứ không thuộc về đoàn thể.
Những quyền lợi này có được ngay từ khi công dân Mỹ vừa mới sinh ra, chứ không phải do ai ban tặng. Mặt khác, những quyền lợi này có thể bảo vệ cá nhân, khiến họ không phải chịu đựng sự xâm hại của bất cứ ai. Chỉ có kiến lập trên cơ sở quyền lợi cá nhân, mọi người mới có thể có được một xã hội tự do chính nghĩa, tôn nghiêm và bình đẳng. 
Nước Mỹ quả thực đang có được chế độ dân chủ tiên tiến nhất mà nhân loại từng phát minh ra cho đến nay. Họ có được kỹ thuật tân tiến nhất, đỉnh cao nhất về mặt quân sự, dân dụng, thương dụng, hàng không… trên thế giới. Họ cũng có tiềm lực sáng tạo lớn mạnh nhất và bảo vệ quyền sở hữu hoàn thiện nhất.
Ở Mỹ, đất đai đâu đâu cũng đều có thể trồng trọt, chỉ riêng sản lượng nông nghiệp một năm của bang California đã vượt quá tổng số sản lượng nông sản cả năm của Trung Quốc. Nước Mỹ là siêu cường quốc trên thế giới, chính là giống như đế quốc Anh đã từng xưng bá thế giới 300 năm. Nước Mỹ không phải là thiên đường, nhưng lại là nơi gần với thiên đường nhất nơi cõi người. 
Nền tảng lập quốc của nước Mỹ . Ảnh dẫn theo KUSI News

8. Văn hóa Mỹ và Trung Quốc khác biệt ra sao?
Thời hiện đại bây giờ, ở Trung Quốc, nếu như bạn nói lời chân thật, người khác sẽ nói bạn ngốc. Mỗi người đều bị buộc phải đi cửa sau, mọi người đều bị buộc phải dùng mánh lới thủ đoạn, đào sâu vào lỗ hổng. Còn ở Mỹ, nói dối là một vấn đề nghiêm trọng. Người nói dối một khi bị đánh một vết đen vào hồ sơ lý lịch, sau này dù có làm việc gì cũng đều rất khó khăn. 
Hai loại văn hóa khác nhau dẫn đến hai loại hết cục khác nhau: một bên thì dối trá lộng hành, không giảng quy tắc, đạo đức bại hoại, tố chất thấp kém; một bên thì chính khí tràn trề, có phong thái của bậc quân tử.  
Rất nhiều người Trung Quốc đã bày tỏ sự ngưỡng mộ sâu sắc đối với xã hội Âu Mỹ. Trái ngược với những tuyên truyền một chiều của chính phủ Trung Quốc về một nước Mỹ xấu xí, bất ổn, thì người dân Mỹ vẫn có thể đường hoàng sống với những tiêu chuẩn rất cao mà ở đây chỉ tạm liệt kê ra vài điều nổi bật: 
– Có thể tự do phê bình chính phủ;– Làm việc không cần phải luồn lách quan hệ;– Không ai dám cưỡng chế, sách nhiễu;– Chỉ cần bản thân có thực lực là có thể thăng chức;– Gần như không có thực phẩm độc hại, quang cảnh nước biếc trời trong;– Vật giá rẻ, thu nhập cao, phúc lợi tốt;– Chăm lo người già, trẻ em, khám bệnh, giáo dục phần lớn đều là do chính phủ gánh vác;– Nếu như có quan chức không làm tròn trách nhiệm thì có thể bỏ phiếu phản đối;– Quan niệm mọi người bình đẳng đều đã ăn sâu vào lòng người;– “Con ông cháu cha” không dám ngông cuồng hống hách.
Người Mỹ bận bịu với việc liên kết thế giới thành một khối, từ thành lập Liên Hợp Quốc cho đến phát minh ra mạng Internet. Người Mỹ tin tưởng rằng chiến tranh của nhân loại bắt nguồn từ gián cách giữa hai bên. Nếu như các nước trên thế giới có thể hiểu rõ nhau hơn, tin tưởng lẫn nhau và cùng theo đuổi giá trị chung, tự khắc xung đột, chiến tranh sẽ giảm đi. 
Còn người Trung Quốc thì lại bận rộn với việc phong tỏa mạng lưới nghiêm ngặt để chia cắt thế giới, lừa gạt người dân rằng hy sinh tự do là vì để không trở thành nô lệ mất nước. 
Trung Quốc dùng những bài học tư tưởng chính trị để giáo dục người dân yêu nước. Bắc Triều Tiên là dùng súng ống và tay sai để cưỡng ép người dân yêu nước. Nước Mỹ thì trái lại luôn dùng hành động thực tế để cảm hóa người dân mình yêu nước từ trong tâm, thử hỏi ai hay ai dở?
Thật ra, bạn chỉ cần làm rõ hai câu hỏi dưới đây thì có thể cảm giác được ngay:
Thứ nhất, nước Mỹ là nước Mỹ của người dân Mỹ, Trung Quốc là Trung Quốc của ai? Thứ hai, tại sao các tham quan Trung Quốc o bế Bắc Triều Tiên như vậy nhưng lại không một ai di cư sang Bắc Triều Tiên, trái đều lại thi nhau di dân sang Mỹ?

Theo Secret China - Vũ Dương biên dịch
Tại sao người Mỹ không yêu cầu người khác “tôn trọng” mình?

Gần đây, một bài viết lưu truyền trên mạng có tựa đề “Vì sao người Mỹ không yêu cầu người khác ‘tôn trọng’ mình?” Bài viết này đăng tải lần đầu hồi tháng Tư năm nay trên diễn đàn Kdnet, tác giả bài viết có nickname là 5fivesticks.

Tác giả viết: “Mỹ có thể chính là quốc gia phải chịu nhiều công kích và nhục mạ nhất trên thế giới”, nhưng người Mỹ chẳng bao giờ giống như “một nước lớn”, khi có công kích ngôn luận diễn ra liền thể hiện “sự thịnh nộ của đại quốc” yêu cầu người ta phải tôn trọng mình, mà lại hành xử hết sức lý tính. Người Mỹ vì sao lại không yêu cầu người nước khác “tôn trọng” mình? Tác giả đã phân tích và đưa ra cách nhìn nhận của mình trong bài viết.

Sau đây là phần tóm lược nội dung bài viết:

Mỹ có thể chính là quốc gia phải chịu nhiều công kích và chửi bới nhất trên thế giới, ai mà tâm trạng không tốt đều có thể thuận miệng công kích nước Mỹ vài câu, cũng không phải lo lắng sẽ phải gánh chịu hậu quả gì. Trên các kênh truyền thông thế giới, những lời xúc phạm như nước Mỹ tà ác, nước Mỹ hủ bại, nước Mỹ địa ngục, nước Mỹ ma quỷ… thực tế xuất hiện quá nhiều. Thậm chí còn có nước còn nói sẽ dùng vũ khí hạt nhân để oanh tạc nước Mỹ, chính phủ Mỹ cũng tựa như không có phản ứng gì. Xem ra, người Mỹ không đặt nặng hay yêu cầu các nước khác phải “tôn trọng” bản thân mình, ít nhất là cũng không có phản ứng trước việc mọi người phải “tán dương hay phê bình” điều gì.
Sự lý tính của người Mỹ rất mạnh mẽ, họ từ trước đến nay không hề vì những ngôn luận công kích mà bộc phát “cơn thịnh nộ của một nước lớn”. Trái lại, Mỹ hết sức thản nhiên trầm tĩnh quan sát hành động của những nước khác, căn cứ vào động thái thực tế của họ mà đưa ra phản ứng hồi đáp nhanh chóng. Dựa vào tính hiện thực mà nói, phản ứng của người Mỹ trên hành động là vô cùng mau lẹ dứt khoát. Cũng chính là nói, người Mỹ “không rảnh” lãng phí tinh lực đi yêu cầu nước khác phải “tôn trọng” mình, cũng không quan tâm việc người ta đàm tiếu những lời khó nghe thế nào về mình, Mỹ chỉ đặt sự chú ý vào tính hiện thực của sự việc. Loại “chú ý” này không phải là dùng súng giải quyết vấn đề, mà cách nhìn nhận vấn đề chính là biểu hiện của sự thành thục về mặt tâm lý.

Tại sao người Mỹ không yêu cầu người khác “tôn trọng” bản thân họ?

 (Ảnh: Pixabay)

Chính vì người Mỹ vốn vô cảm với việc người khác có “tôn trọng” mình hay không, cho nên bạn căn bản đừng hy vọng có thể nhờ việc tán dương nước Mỹ mà thu được lợi ích nào đó. Cho dù bạn đến trước Nhà Trắng để ca ngợi nước Mỹ, hoặc giả đăng bài trên tạp chí New York Times để ca tụng Mỹ, bạn cũng đừng mơ là có được bất kỳ phần thưởng nào, ngược lại còn hao tổn chi phí đi lại và quảng cáo.
Tại sao lại có thể như vậy? Tại sao người Mỹ lại vô cảm trước những biểu hiện “tôn trọng” hay “ca tụng” gì đó? Điều này có liên quan đến vấn đề tâm lý văn hóa. Có hai nhân vật có ảnh hưởng rất lớn đến người Mỹ, đó là nhà tâm lý học- triết học John Dewey và nhà triết học thực chứng Bertrand Russell. Chịu ảnh hưởng bởi những học thuyết của hai tác giả này, mô thức tình cảm của người Mỹ đã hiện đại hóa đến mức cao độ, lý tính của họ phát triển đến một trình độ rất cao, cơ bản là không thể bị điều khiển bởi cảm xúc. Những lời mắng nhiếc hay ca ngợi kỳ thực đều là những cảm xúc có chút cực đoan không thể nào chạm tới họ.

Đối với mô thức tình cảm của một người hiện đại mà nói, bạn mắng nhiếc họ, họ cũng không cảm thấy bị tổn thương, bạn ca ngợi họ, họ cũng không cảm thấy hạnh phúc hơn bao nhiêu. Tâm lý của họ đã trưởng thành vượt qua giai đoạn cảm xúc này, đây chính là biểu hiện tâm lý thành thục. Cho dù là trước cá nhân, tổ chức hay là quốc gia, thì biểu hiện của người Mỹ sẽ đều đồng dạng như nhau.


Mỹ có một ưu thế tuyệt đối về mặt quân sự, có một kho vũ khí khổng lồ đủ sức tiêu diệt cả địa cầu, nếu như người Mỹ giữ nguyên mô thức tình cảm truyền thống, thì nhất định phải mong muốn có “uy lực của nước lớn”, nếu như có ai đó “phạm phải tôn nghiêm của nước lớn, nhất định phải trừng phạt thích đáng”.
Nhưng rõ ràng là Mỹ không theo đuổi những giá trị này. Dù có ưu thế tuyệt đối về mặt quân sự, Mỹ vẫn đến đàm phán và hiệp thương với toàn thế giới, nước nào mà mắng nhiếc nhiều nhất, thì Mỹ lại càng tìm cách để đàm thoại hòa bình nhiều nhất, thậm chí còn tiến hành đàm phán điều khoản, nhượng bộ và cam kết với các bộ tộc nhỏ. Nếu nhìn xét vấn đề từ giá trị văn hóa truyền thống, có thể nói rằng, uy tín của Mỹ đã hoàn toàn tiêu mất, một chút “uy nghiêm” cũng không có.
Chính phủ Mỹ thường xuyên bị các lực lượng trên toàn thế giới chỉ trích, phê bình và mắng nhiếc về đủ các phương diện. 
Đến người dân trong nước cũng không tiếc lời chỉ trích, có vấn đề không hài lòng liền tiến hành tụ họp biểu hình phản đối. Một nghệ thuật gia người Mỹ còn làm một bức tượng khỏa thân của tổng thống Trump, mang xuống đường diễu hành nhằm chế giễu và làm nhục ông. Trong tình huống này, ông Trump vẫn giữ một tâm thái ổn định, không có phản ứng đặc biệt gì.
Kết luận lại, người Mỹ không yêu cầu người khác phải tôn trọng bản thân mình, rốt cuộc là bởi văn hóa của họ đã phát triển đến giai đoạn lý tính cao độ, mô thức tình cảm đã vô cùng thành thục rồi. Do đó, với những thông tin mang tính kích phát cảm xúc sẽ không tác động gì tới họ. 
Trong giá trị quan của người Mỹ, những điều này cũng tự nhiên sẽ bị tiêu trừ. Thực tế mà xét, những nội dung chỉ trích này vốn dĩ không có giá trị gì cả, nếu như tâm lý và tình cảm không giữ vững thì có thể sẽ để tâm và coi trọng, nhưng suy xét lý tính sẽ thấy được là đối với lợi ích và thực tiễn thì nó không có tác dụng gì. Có lẽ cũng chính nhờ loại bỏ được những chướng ngại tâm lý này, Mỹ mới phát triển thành một quốc gia hùng mạnh nhất thế giới. Nếu như nói chúng ta muốn học con đường trở thành cường quốc của Mỹ, thì vấn đề mấu chốt không nằm tại việc phát triển khoa học kỹ thuật, mà chính là cần phải có năng lực tâm lý mạnh mẽ tràn đầy lý tính.
Blog 5fivestick





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét